cần giúp đỡ

sinhviennl

Thành Viên [LV 1]
ở hệ thống lạnh trung tâm nước sủ dụng FCU dùng honeywell điều khiển 3 tốc độ quat (h,m,l) và điều khiển đóng mở van điện từ cấp nước lạnh . cho em hỏi FCU này có sesor cảm biến nhiệt độ ko và nó đặt ở vị trí nào (em cố gắng tìm mà FCU đặt ở vị trí tối và cao nên em không nhìn thấy sensor đâu cả , hỏi anh thợ đi làm nhưng họ dấu nghề ) . nếu không thì honeywell cắt điện van điện từ dựa vào đâu. đây là vấn đề đơn giản nhưng em chua được tự tay tháo honeywell nen hỏi ý kiến các bác làm rồi . em cám ơn nhiều
 
Ðề: cần giúp đỡ

chính cái hone của em làm nhiệm vụ senso lạnh đó.
cấu tạo nó là 1 bầu thuỷ ngân và có cần đẩy vào tiếp điểm đóng điện. khi nóng nó nở ra và đóng tiép điểm, khi lạnh co lại và nhả tiếp điểm ra
 
Ðề: cần giúp đỡ

Chào bạn !
Trước hết bạn phải hiểu, Honeywell chỉ cung cấp DDC thôi ( chỉ nói trong BMS nhé), còn FCU thì cũa hãng nào cũng được. Để dùng cho FCU thì hay dùng VLC-550 hoặc VLC-660R .
Các FCU bạn nói chắc lắp ở trong phòng ,nên nó lấy luôn nhiệt độ trong phòng. Thường thì sensor nhiệt độ gắn ở trên Thermostat. Dùng tín hiệu nhiệt độ này để điều khiển Valve điện từ ( Valve này có đk On/Off hoặc dạng Floating)
Thân ái !
 
Ðề: cần giúp đỡ

Hi all!
Bạn bk2012 trả lời tương đối đầy đủ rồi. Mình bổ sung chút xíu thôi.
Thông thường FCU là khâu cuối cùng đưa gió trực tiếp vào phòng (với AHU thì chưa chắc vì công suất của AHU lớn nên muốn đưa gió vào phòng nhỏ họ dùng thêm khâu VAV).
Như vậy bạn để ý 4 góc tường trong gian phòng, kiểu gì cũng phải có bảng panel to bằng bàn tay lắp ngang tầm mình đứng. Bên hãng em gọi là Neo panel.
Bản chất Neo Panel có chứa sẵn sensor nhiệt độ bên trong để đo nhiệt độ thực của phòng, ngoài ra nó cũng cho phép đặt nhiệt độ setpoint, tăng giảm 3 cấp tốc độ quạt (h.m.l), thao tác chỉnh mùa (winter/summer),... Cũng có những trường hợp sensor nhiệt độ đứng độc lập ở trong cùng phòng.
Bên trong hộp FCU được lắp đặt bộ điều khiển FCU controller (của honeywell hoặc bất kỳ hãng nào cung cấp BMS như Yamatake bên mình). FCU controller nhận tín hiệu từ Neo Panel để điều khiển valve nước lạnh. Có 2 kiểu điều khiển tương đương 2 kiểu valve: đk on/off đơn thuần và đk tỉ lệ (phải xem thiết kế của honeywell với loại valve mà họ chọn). Còn quạt 3 cấp tốc độ đã được order từ bên sản xuất rồi, tức là đã có sẵn cầu đấu 3 cấp tốc độ rồi (nếu muốn tự chế thì đọc lại động cơ điện, mắc thêm trở, cụ thể thì mình quên rồi). Tất cả chỉ có vậy thôi.
Chúc vui vẻ.
 
Ðề: cần giúp đỡ

ở hệ thống lạnh trung tâm nước sủ dụng FCU dùng honeywell điều khiển 3 tốc độ quat (h,m,l) và điều khiển đóng mở van điện từ cấp nước lạnh . cho em hỏi FCU này có sesor cảm biến nhiệt độ ko và nó đặt ở vị trí nào (em cố gắng tìm mà FCU đặt ở vị trí tối và cao nên em không nhìn thấy sensor đâu cả , hỏi anh thợ đi làm nhưng họ dấu nghề ) . nếu không thì honeywell cắt điện van điện từ dựa vào đâu. đây là vấn đề đơn giản nhưng em chua được tự tay tháo honeywell nen hỏi ý kiến các bác làm rồi . em cám ơn nhiều

"Trăm nghe không bằng một thấy". Bạn cứ thử tháo nắp nó ra là thấy ngay thôi mà. Có lẽ loại thermostat bạn nói là loại cơ lắp trong phòng (Mechanical room thermostat). Cảm biến nhiệt độ nằm ngay bên trong thermostat. Nó thường là 1 bầu bên trong chứa gas giãn nở nhạy theo nhiệt độ (có thể là gas lạnh, chứ bây giờ chắc người ta không dùng thủy ngân nữa). Một số khác dùng cảm biến nhiệt là 1 thanh lưỡng kim. Còn loại điện tử thì dùng biến trở nhiệt.
 
Ðề: cần giúp đỡ

Hi all!
Bạn bk2012 trả lời tương đối đầy đủ rồi. Mình bổ sung chút xíu thôi.
Thông thường FCU là khâu cuối cùng đưa gió trực tiếp vào phòng (với AHU thì chưa chắc vì công suất của AHU lớn nên muốn đưa gió vào phòng nhỏ họ dùng thêm khâu VAV).
Như vậy bạn để ý 4 góc tường trong gian phòng, kiểu gì cũng phải có bảng panel to bằng bàn tay lắp ngang tầm mình đứng. Bên hãng em gọi là Neo panel.
Bản chất Neo Panel có chứa sẵn sensor nhiệt độ bên trong để đo nhiệt độ thực của phòng, ngoài ra nó cũng cho phép đặt nhiệt độ setpoint, tăng giảm 3 cấp tốc độ quạt (h.m.l), thao tác chỉnh mùa (winter/summer),... Cũng có những trường hợp sensor nhiệt độ đứng độc lập ở trong cùng phòng.
Bên trong hộp FCU được lắp đặt bộ điều khiển FCU controller (của honeywell hoặc bất kỳ hãng nào cung cấp BMS như Yamatake bên mình). FCU controller nhận tín hiệu từ Neo Panel để điều khiển valve nước lạnh. Có 2 kiểu điều khiển tương đương 2 kiểu valve: đk on/off đơn thuần và đk tỉ lệ (phải xem thiết kế của honeywell với loại valve mà họ chọn). Còn quạt 3 cấp tốc độ đã được order từ bên sản xuất rồi, tức là đã có sẵn cầu đấu 3 cấp tốc độ rồi (nếu muốn tự chế thì đọc lại động cơ điện, mắc thêm trở, cụ thể thì mình quên rồi). Tất cả chỉ có vậy thôi.
Chúc vui vẻ.

cám ơn các bác nhiều , nhờ các bác giải thích em đã hiểu được vấn đề rồi. ở toà nhà viettinbank 108 Trần Hưng Đạo hà nội .honeywell của máy hãng trane lắp đặt nó không lắp ở từng phòng mà một tầng có khoảng 10 fcu ở các phòng được đặt tất vào 1 xó góc cầu thang thế nó chẳng bao giờ cảm biến đúng nhiệt độ của fcu rồi
 
Ðề: cần giúp đỡ

các bác cho em hỏi khi kích tụ máy nén or quạt ta nên đấu tụ mới nối tiếp hay song song với tụ cũ . ưu nhược điểm mỗi loại . cám ơn các bác nhiều
 
Ðề: cần giúp đỡ

các bác cho em hỏi khi kích tụ máy nén or quạt ta nên đấu tụ mới nối tiếp hay song song với tụ cũ . ưu nhược điểm mỗi loại . cám ơn các bác nhiều

tụ kích chỉ mỗi cách đấu song song, nhưng kích 1 cái bỏ ngay, chứ để ngâm lại là hỏng máy đấy bạn ạ
 
Ðề: cần giúp đỡ

các bác cho em hỏi khi kích tụ máy nén or quạt ta nên đấu tụ mới nối tiếp hay song song với tụ cũ . ưu nhược điểm mỗi loại . cám ơn các bác nhiều
Tụ điện thường dùng cho các motor 1 pha và thường dùng để là lệch pha từ trường để tạo moment quay cho motor 1 pha. Sau một quá trình sử dụng, motor bị ma sát lớn (do vòng bi hay bạc dầu bị khô, rất khó quay). Tất nhiên lúc này cần phải thay một máy nén mới. Tuy nhiên một số thợ vẫn hay dùng tụ kích để kéo dài sự hoạt động của máy nén lên từ 6 tháng đến 1 năm. Về thực tế, tụ kích phải đấu song song với tụ lệch pha khi khởi động. Trị số điện dung của tụ kích khá lớn, thường là hơn tụ lệch pha từ 10 lấn trở lên nên nó tạo moment khởi động rất lớn và do đó sẽ thắng được lực cản rất lớn của các ổ trục motor. Tuy nhiên khi đã khởi động xong thì phải tách tụ ra khỏi mạch chạy. Có một loại relay khởi động chuyên làm việc này. Loại relay này bạn có thể mua ở các của hàng phụ tùng máy lạnh. Cách nối dây với tụ kích cũng chỉ rất rõ qua tờ giấy dán lên trên relay.
 
Ðề: cần giúp đỡ

cám ơn các bác nhiều , em thấy ở motơ bơm nước thấy mấy ông thợ nối tụ mới vào mà không cần qua role , tách tụ vẫn để 2 tụ hoạt động cả mà
 
Ðề: cần giúp đỡ

cám ơn các bác nhiều , em thấy ở motơ bơm nước thấy mấy ông thợ nối tụ mới vào mà không cần qua role , tách tụ vẫn để 2 tụ hoạt động cả mà

Nếu đúng như bạn nói thì hãy đọc trị số của tụ điện. Nếu 2 tụ có trị giá gần bằng nhau thì có thể không cần tách ra. Còn nếu lệch nhau rất lớn (khoảng 10 lần) thì motor sẽ rất dễ hỏng bắt buộc phải tách tụ kích ra. Thông thường tụ kích và tụ đề có trị số lệch nhau rất lớn!
 
Ðề: cần giúp đỡ

Nếu đúng như bạn nói thì hãy đọc trị số của tụ điện. Nếu 2 tụ có trị giá gần bằng nhau thì có thể không cần tách ra. Còn nếu lệch nhau rất lớn (khoảng 10 lần) thì motor sẽ rất dẫ hỏng bắt buộc phải tách tụ kích ra. Thông thường tụ kích và tụ đề có trị số lệch nhau rất lớn!
đúng như bacs nói rồi 2 tụ co trị số điện dung bằng nhau , cám ơn bác nhiều
 
Ðề: cần giúp đỡ

đúng như bacs nói rồi 2 tụ co trị số điện dung bằng nhau , cám ơn bác nhiều
Trường hợp này của em thì họ tăng tụ đề lên một ít để tạo lệch pha từ trường lớn hơn thôi! Như thế cả 2 tụ trên đóng vai trò như tụ đề và chạy thôi. Nó không đóng vai trò là tụ kích như mình nói. Vậy bạn hãy nhớ là đối với tụ điện dùng trong các motor 1 pha thì trị số tụ nằm trong khoảng từ 1 - 10 microFara thôi (1-10uF). Nếu có tụ nào rất lớn cỡ 100-440uF thì nó chính là tụ kích và tụ kích chỉ tham gia trong quá trình khởi động. Khi khởi động xong thì phải được tự động cắt ra khỏi mạch. Tụ kích thường sử dụng trong điều kiện motor khởi động cực khó và do đó thường được lắp trong các máy nén khí, máy nén của dàn nóng máy lạnh. Ngày nay, sau nhiều tiến bộ về công nghệ bôi trơn ổ trục, tụ kích mất đi giá trị của nó. Các thợ lạnh cũng chỉ dùng tụ kích để kéo dài tuổi thọ máy lạnh thêm từ 6 tháng đến 1 năm thôi. Sau khi thay máy nén mới, tụ kích thường cũng được tháo ra vì nó cũng là nguyên nhân gây hư hỏng máy nén nhanh hơn!
 
Back
Bên trên