Hệ thống phun sương tăng ẩm cho nhà xưởng.

Tay-mơ

Thành Viên [LV 0]
Chào các anh.
Hiện e đang gặp 1 hệ thống phun sương nước lạnh cho nhà máy. Hiểu đơn giản là nước được Chiller làm lạnh vào bồn chứa, nước lạnh này sẽ được bơm cao áp bơm tới khu vực sản xuất để phun sương. Các anh có thể định hướng tính toán cho e, để tính được cần lượng nước bao nhiêu để tăng được độ ẩm đạt yêu cầu, và công suât lạnh thiết bị chiller được không ạ. Theo hướng e suy nghĩ thì công suất lạnh thiết bị thì tính như máy lạnh bình thường và lượng nước cần phun thì lấy lượng nước có trong không khí theo độ ẩm yêu cầu trừ lượng nước có trong không khí theo độ ẩm hiện tại. Không biết như vậy có đúng không. Em cảm ơn
 
Chào các anh.
Hiện e đang gặp 1 hệ thống phun sương nước lạnh cho nhà máy. Hiểu đơn giản là nước được Chiller làm lạnh vào bồn chứa, nước lạnh này sẽ được bơm cao áp bơm tới khu vực sản xuất để phun sương. Các anh có thể định hướng tính toán cho e, để tính được cần lượng nước bao nhiêu để tăng được độ ẩm đạt yêu cầu, và công suât lạnh thiết bị chiller được không ạ. Theo hướng e suy nghĩ thì công suất lạnh thiết bị thì tính như máy lạnh bình thường và lượng nước cần phun thì lấy lượng nước có trong không khí theo độ ẩm yêu cầu trừ lượng nước có trong không khí theo độ ẩm hiện tại. Không biết như vậy có đúng không. Em cảm ơn
Việc tính toán cho Mô hình này đòi hỏi Bạn phải nắm vững Kiến thức về Không khí ẩm nhé.
Mình chỉ khái quát sơ bộ. Có gì bạn tìm hiểu thêm nhé
Các bước tính toán cơ bản như sau:
1. Xác định các điều kiện yêucầu thiếtkế (các điểm Trạngthái của Khôngkhí ngoàinhà và trongnhà): OA (DBoa,WBoa), IA (DBia,WBia). và doa, dia (g/kg)
2. Xác định nhiệt độ [thấp nhất (lý tưởng - ideal nhất) mà thiết bị làm mát bay hơi có thể tạo ra được] từ việc cho bay hơi nước của Không khí ngoài trời OA)
[tsamin= WBoa]= DBoa - Δtideal;
Nói chữ “lý tưởng” là để ám chỉ Qúa trình (tự) bay hơi xảy ra hoàn toàn (theo đường quá trình Enthalpy I=const) cho đến khi đạt tới Trạng thái bão hòa ẩm (trên đường bão hòa ẩm φ%=100%).
3. Xác định nhiệt độ (bầu khô) thực của không khí thổi vào phòng:
(tsa ≡ DBsa) = DBoa – ΔtEquip = DBOA – ΔtidealEquip * ηS trong đó ηS (<1) là Hiệu suất bay hơi của Thiết bị
4. Xác định độ chênh lệch trạng thái không khí (giữa Không khí vào OA và ra SA) tại thiết bị làm mát (Equipment)
Δt(Equip) = DBoa – DBsa = DBoa – WBoa * ηoa
Δd(Equip) = doa – dsa
5. Xác định độ chênh lệch trạng thái không khí tại phòng xử lý R (Room).
ΔtR = DBr - DBsa
ΔdR = dr – dsa
5. Xác định Công suất lạnh cần thiết của thiết bị làm mát khôngkhí (nếu cần): Công suất lạnh này QEquip là để biến đổi trạng thái (làm mát) không khí ngoàitrời từ OA (DBoa,doa) thành SA (DBsa,dsa) với nộinăng Enthalpy đủ thấp để đưa vào xử lý không khí trong phòng. Mục đích của thiết bị làm mát là để tạo ra trạng thái không khí “hữu ích – useful” SA làm phương tiện xử lý để đưa vào phòng.
CS Nhiệt hiện QSEquip = G * C * ΔtEquip
CS Nhiệt ẩn QLEquip = G * r * ΔdEquip
6. Xác định [(công suất lạnh hữu ích) của (quy trình xử lý làm biến đổi trạng thái không khí tại phòng cần làm mát)]:
Nhiệt hiện QSR = G * CKK * ΔtR
Nhiệt ẩn QLR = G * rKK * ΔdR
7. Tính toán phụ tải nhiệt ẩn cho phòng làm mát tại điều kiện thiết kế trong nhà IA (DBia, dia)
Ta tính ra được các giá trị hàm Phụ tải Phòng:
QSLoad= ƒ(DBia,dia) ; QLLoad= ƒ(DBia,dia)
8. Suy ra số lượng thiết bị làm mát cần thiết yêu cầu:
nSensible = QSLoad : QSR
nLatent = QLLoad : QLR
Số lượng máy làm mát cần thiết sẽ lấy bằng số lớn nhất trong 2 số nói trên:
n = max (nS, nL)
Bạn xem lại Phần hướng dẫn này nhé.
Các Bài viết trên mạng về đề tài đa phần chỉ tập trung vào định hướng mua bán thương mại chứ không đi sâu vào Lý thuyết chuyên ngành.
Quy trình này mỉnh cũng tham khảo nhiều nguồn Tư liệu để viết ra (cũng đã lâu lắm rồi) với mong muốn có được 1 định hướng Giáo khoa tương đối có Logic bài bản, vì vậy có thể còn só sai sót. Vì vậy khi áp dụng Bạn cũng nên tham khảo thêm nhiều nguồn khác nữa nhé.
Sau khi nắm vững mình sẽ trao đổi thêm xíu về phần làm lạnh (thêm) cho nước cấp vào (Dàn Cooling Pad) để giúp giảm hạ (hơn nữa) Nhiệt độ xử lý không khí.
Thân ái
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việc tính toán cho Mô hình này đòi hỏi Bạn phải nắm vững Kiến thức về Không khí ẩm nhé.
Mình chỉ khái quát sơ bộ. Có gì bạn tìm hiểu thêm nhé
Các bước tính toán cơ bản như sau:
1. Xác định các điều kiện yêucầu thiếtkế (các điểm Trạngthái của Khôngkhí ngoàinhà và trongnhà): OA (DBoa,WBoa), IA (DBia,WBia). và doa, dia (g/kg)
2. Xác định nhiệt độ [thấp nhất (lý tưởng - ideal nhất) mà thiết bị làm mát bay hơi có thể tạo ra được] từ việc cho bay hơi nước của Không khí ngoài trời OA)
[tsamin= WBoa]= DBoa - Δtideal;
Nói chữ “lý tưởng” là để ám chỉ Qúa trình (tự) bay hơi xảy ra hoàn toàn (theo đường quá trình Enthalpy I=const) cho đến khi đạt tới Trạng thái bão hòa ẩm (trên đường bão hòa ẩm φ%=100%).
3. Xác định nhiệt độ (bầu khô) thực của không khí thổi vào phòng:
(tsa ≡ DBsa) = DBoa – ΔtEquip = DBOA – ΔtidealEquip * ηS trong đó ηS (<1) là Hiệu suất bay hơi của Thiết bị
4. Xác định độ chênh lệch trạng thái không khí (giữa Không khí vào OA và ra SA) tại thiết bị làm mát (Equipment)
Δt(Equip) = DBoa – DBsa = DBoa – WBoa * ηoa
Δd(Equip) = doa – dsa
5. Xác định độ chênh lệch trạng thái không khí tại phòng xử lý R (Room).
ΔtR = DBr - DBsa
ΔdR = dr – dsa
5. Xác định Công suất lạnh cần thiết của thiết bị làm mát khôngkhí (nếu cần): Công suất lạnh này QEquip là để biến đổi trạng thái (làm mát) không khí ngoàitrời từ OA (DBoa,doa) thành SA (DBsa,dsa) với nộinăng Enthalpy đủ thấp để đưa vào xử lý không khí trong phòng. Mục đích của thiết bị làm mát là để tạo ra trạng thái không khí “hữu ích – useful” SA làm phương tiện xử lý để đưa vào phòng.
CS Nhiệt hiện QSEquip = G * C * ΔtEquip
CS Nhiệt ẩn QLEquip = G * r * ΔdEquip
6. Xác định [(công suất lạnh hữu ích) của (quy trình xử lý làm biến đổi trạng thái không khí tại phòng cần làm mát)]:
Nhiệt hiện QSR = G * CKK * ΔtR
Nhiệt ẩn QLR = G * rKK * ΔdR
7. Tính toán phụ tải nhiệt ẩn cho phòng làm mát tại điều kiện thiết kế trong nhà IA (DBia, dia)
Ta tính ra được các giá trị hàm Phụ tải Phòng:
QSLoad= ƒ(DBia,dia) ; QLLoad= ƒ(DBia,dia)
8. Suy ra số lượng thiết bị làm mát cần thiết yêu cầu:
nSensible = QSLoad : QSR
nLatent = QLLoad : QLR
Số lượng máy làm mát cần thiết sẽ lấy bằng số lớn nhất trong 2 số nói trên:
n = max (nS, nL)
Bạn xem lại Phần hướng dẫn này nhé.
Các Bài viết trên mạng về đề tài đa phần chỉ tập trung vào định hướng mua bán thương mại chứ không đi sâu vào Lý thuyết chuyên ngành.
Quy trình này mỉnh cũng tham khảo nhiều nguồn Tư liệu để viết ra (cũng đã lâu lắm rồi) với mong muốn có được 1 định hướng Giáo khoa tương đối có Logic bài bản, vì vậy có thể còn só sai sót. Vì vậy khi áp dụng Bạn cũng nên tham khảo thêm nhiều nguồn khác nữa nhé.
Sau khi nắm vững mình sẽ trao đổi thêm xíu về phần làm lạnh (thêm) cho nước cấp vào (Dàn Cooling Pad) để giúp giảm hạ (hơn nữa) Nhiệt độ xử lý không khí.
Thân ái
Em xin cảm ơn ạ,bài viết rất hay giúp ích rất nhiều trong việc định hướng tính toán ạ.
 
Chào các anh.
Hiện e đang gặp 1 hệ thống phun sương nước lạnh cho nhà máy. Hiểu đơn giản là nước được Chiller làm lạnh vào bồn chứa, nước lạnh này sẽ được bơm cao áp bơm tới khu vực sản xuất để phun sương. Các anh có thể định hướng tính toán cho e, để tính được cần lượng nước bao nhiêu để tăng được độ ẩm đạt yêu cầu, và công suât lạnh thiết bị chiller được không ạ. Theo hướng e suy nghĩ thì công suất lạnh thiết bị thì tính như máy lạnh bình thường và lượng nước cần phun thì lấy lượng nước có trong không khí theo độ ẩm yêu cầu trừ lượng nước có trong không khí theo độ ẩm hiện tại. Không biết như vậy có đúng không. Em cảm ơn
Bạn có thể cho mình biết lý do tại sao lại phải phun sương bằng nước lạnh không?
Vì, nếu để làm mát thì việc phun nước lạnh có hiệu quả cao hơn không đáng kể so với phun nước ở nhiệt độ phòng.
 
Bạn có thể cho mình biết lý do tại sao lại phải phun sương bằng nước lạnh không?
Vì, nếu để làm mát thì việc phun nước lạnh có hiệu quả cao hơn không đáng kể so với phun nước ở nhiệt độ phòng.
Bạn có thể chia sẻ thêm phần Lý thuyết giải thích điều "...việc phun nước lạnh có hiệu quả cao hơn không đáng kể so với phun nước ở nhiệt độ phòng" giúp không ạ? Cảm ơn
 
Bạn có thể chia sẻ thêm phần Lý thuyết giải thích điều "...việc phun nước lạnh có hiệu quả cao hơn không đáng kể so với phun nước ở nhiệt độ phòng" giúp không ạ? Cảm ơn
Xin trả lời bác một cách sư bộ thế này:
1710237405502.png


Nhìn trên ẩm đồ hình trên, giả sử không khí trong phòng có nhiệt độ/ độ ẩm là 25oC/50%RH thì việc phun nước tăng ẩm có thể đi theo 3 đường quá trình (Đỏ - Xanh lá - Xanh lam), trong đó:
- Đỏ: phun nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường (25 độ), enthalpy không khí không đổi (enthalpy = constant)
- Xanh lam: phun nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ đọng sương. Theo đường này thì độ ẩm không khí không đổi.
- Xanh lá: phun nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường và cao hơn nhiệt độ đọng sương. Theo đường này, độ ẩm không khí tăng còn nhiệt độ giảm.

Do đầu bài yêu cầu tăng độ ẩm nên nhiệt độ nước phun bắt buộc phải cao hơn nhiệt độ đọng sương, nếu thấp hơn sẽ xảy ra quá trình giảm ẩm do hơi nước sẽ ngưng tụ theo hạt nước lạnh phun vào.
Ở đây, để đơn giản hóa bài toán, ta giả sử thêm yêu cầu cần tăng ấm chỉ đến 70% RH (phù hợp cho mộ số ngành yêu cầu độ ẩm cao như dệt may chẳng hạn).
Với giả thiết như vậy, nhiệt độ phòng có thể giảm đến mức thấp nhất là 19.6oC (theo đường xanh lam) và cao nhất là 21.7oC theo đường đỏ. Chênh lệch 2 mức giảm này ~ 2.1oC, mức chênh này khá nhỏ để cảm nhận rõ rệt sự sai lệch về nhiệt độ trong khi chi phí để xử lý làm lạnh nước là rất lớn.
Do đó, nếu không yêu cầu nhiệt độ không khí quá thấp thì nên sử dụng nước bình thường để phun ẩm là đủ.

Bác có thể tham khảo vấn đề này kỹ hơn trong sách "Cơ sở kỹ thuật ĐHKK" của thầy Nguyễn Quân & thầy Hà Đăng Trung.
 
Xin trả lời bác một cách sư bộ thế này:
View attachment 50738

Nhìn trên ẩm đồ hình trên, giả sử không khí trong phòng có nhiệt độ/ độ ẩm là 25oC/50%RH thì việc phun nước tăng ẩm có thể đi theo 3 đường quá trình (Đỏ - Xanh lá - Xanh lam), trong đó:
- Đỏ: phun nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường (25 độ), enthalpy không khí không đổi (enthalpy = constant)
- Xanh lam: phun nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ đọng sương. Theo đường này thì độ ẩm không khí không đổi.
- Xanh lá: phun nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường và cao hơn nhiệt độ đọng sương. Theo đường này, độ ẩm không khí tăng còn nhiệt độ giảm.

Do đầu bài yêu cầu tăng độ ẩm nên nhiệt độ nước phun bắt buộc phải cao hơn nhiệt độ đọng sương, nếu thấp hơn sẽ xảy ra quá trình giảm ẩm do hơi nước sẽ ngưng tụ theo hạt nước lạnh phun vào.
Ở đây, để đơn giản hóa bài toán, ta giả sử thêm yêu cầu cần tăng ấm chỉ đến 70% RH (phù hợp cho mộ số ngành yêu cầu độ ẩm cao như dệt may chẳng hạn).
Với giả thiết như vậy, nhiệt độ phòng có thể giảm đến mức thấp nhất là 19.6oC (theo đường xanh lam) và cao nhất là 21.7oC theo đường đỏ. Chênh lệch 2 mức giảm này ~ 2.1oC, mức chênh này khá nhỏ để cảm nhận rõ rệt sự sai lệch về nhiệt độ trong khi chi phí để xử lý làm lạnh nước là rất lớn.
Do đó, nếu không yêu cầu nhiệt độ không khí quá thấp thì nên sử dụng nước bình thường để phun ẩm là đủ.

Bác có thể tham khảo vấn đề này kỹ hơn trong sách "Cơ sở kỹ thuật ĐHKK" của thầy Nguyễn Quân & thầy Hà Đăng Trung.
e cảm ơn ,phần giải thích
rất dễ hiểu ạ
 
Bên chỗ e sếp cũng vừa thử nghiệm xong, diện tích khoảng 25m2, dùng 1 máy làm lạnh nước 3hp phun nước lạnh vào thì nhiệt độ giảm xuống chỉ được 29 độ C, độ ẩm 80 %.Không khác lắm so với phun nước nhiệt độ môi trường
 
Back
Bên trên