Tính chọn lưu lượng gió cấp cho FCU trong hệ thống Water Chiller.

Loser1109

Thành Viên [LV 0]
Em chào các tiền bối trong group. Em mới vào nghề, còn nhiều điều chưa rõ, mong được sự giúp đỡ của các tiền bối.
Trong hệ thống VRV khi tính tải xong, em sẽ chọn FCU dựa theo Catalouge của nhà sản xuất, từ đó xác định được lưu lượng gió theo thiết bị rồi tính chọn miệng gió, kích thước ống gió cho phù hợp. Còn trong hệ thống MVAC sử dụng Chiller, dường như trong các catalogue thương mại sẽ không thể hiện lưu lượng gió, thường thì sau khi tính tải xong, hãng sẽ chạy từ phần mềm và xuất ra Datasheet và trong đó mới thể hiện đầy đủ thông tin như lưu lượng gió, lưu lượng nước lạnh v.v. Vậy có cách nào hay công thức nào thể hiện quan hệ giữa 2 đại lượng là lưu lượng gió và tải nhiệt của phòng không ạ. VD như tải nhiệt thiết kế của phòng là 10 kW thì cần phải cấp lưu lượng gió bao nhiêu, với nhiệt độ gió vào/ra bao nhiêu để đạt đến nhiệt độ thiết kế.
Trong phần mềm tính tải Trace 700 khi xuất ra kết quả có thể hiện lưu lượng gió và nhiệt độ gió vào ra, nhưng em không biết còn cách nào khác để tính lưu lượng gió cấp cần thiết cho không gian điều hòa nữa không ạ. Nhờ các tiền bối chỉ giáo thêm ạ.
Em xin cảm ơn các tiền bối !
 
Chào Bạn
Rất thông cảm với Bạn vì Mình cũng đã từng lúng túng và mò mẫm từng bước, khi phải chuyển tiếp từ Kiến thức Giáo khoa Nhà Trường sang Bài toán Ứng dụng thực tế cụ thể. Thiếu 1 nhịp cầu nối, 1 người hướng dẫn để Vận dụng Kiến thức Lý thuyết vào Thực tế. Vậy nên xin phép làm nhịp cầu nối Kỹ thuật cho Bạn trong Bài viết này.
1) Thứ nhất, cần lưu ý với Bạn, việc Thiết kế chọn Thiết bị xử lý KK cho Phòng ĐH thông thường (gọi là ĐH tiện nghi) là chọn theo Tiêu chí (Thông số) Công suất (Nhiệt/Lạnh) Qahu của Thiết bị xử lý KK, chứ không phải là theo Lưu lượng gió và nước của nó, với Mục đích là để đáp ứng (xử lý) Phụ tải Nhiệt Ẩm tính toán (lấy bằng Phụ tải cực đại/đỉnh Qr-peak) của Phòng (mà đúng ra là của Hệ thống Qs-peak, bao gồm cả Phụ tải gió tươi Qfa). Thông số Lưu lượng gió, và nước nữa, chỉ là Hệ quả đi theo, và là cần thiết để tính toán Hệ gió và nước.
2) Đôi khi việc cứ "cắm đầu" làm việc cuốn theo Phần mềm (nhập liệu và chạy Phần mềm xuất Kết quả, như 1 người máy) mà chúng ta quên đi mất việc mình phải định tâm lại để nhìn thấy Phương pháp tính, con đường đi của Phần mềm từng bước là như thế nào.
Đây chính là Con đường dẫn dắt từ những Thông số TK yêu cầu đầu vào (như là Trạng thái TK (t,d) của KK Phòng, và Phụ tải nhiệt tính toán Qr-peak của Phòng) đi đến những Thông số TK đầu ra để chọn Thiết bị xử lý AHU (như là Công suất Qahu, Trạng thái Nhiệt độ/Độ ẩm gió cấp (t,d)sa của Thiết bị...). Các Thông số đầu ra (của Phần mềm) này chính là Cơ sở để chọn Thiết bị xử lý AHU, và từ TB AHU cụ thể này Bạn mới có Thôngsố Lưu lượng gió G. (Trong loại hình ĐH tiện nghi thì) Nó (G) là 1 Biến số phụ thuộc (theo Thiết bị và bị ràng buộc bởi CS xử lý Qahu và Chênh nhiệt độ delta t) chứ không phải là Thông số tính toán ra nhé
Điều mà Bạn quan tâm muốn hỏi, phải chăng là 1 Công thức tính toán để liên hệ giữa Biến đầu vào (Phụ tải Phòng Qr-peak) với Hàm đầu ra (CS TB AHU Qahu)?
Xin thưa rằng, cho đến nay, chưa có Công thức tường minh nào để Diễn đạt mối Hàm quan hệ này, mà người ta chỉ có thể diễn đạt nó bằng Phương pháp Đồ thị trên Đồ thị (t,d) (Giản đồ trắc thấp) cho từng Mô hình/Sơ đồ gió cụ thể như là Tuần hoàn 1 cấp hay 2 cấp. Các CS được thể hiện bằng các Đoạn quá trình biến đổi Trạng thái KK trên Đồ thị này.
Công việc tính toán mà các Phần mềm thực hiện cũng dựa theo Nguyên tắc này thôi, chỉ có cái là Phần mềm sẽ lựa chọn các Điểm tính Tổng (các Thành phần) Phụ tải cực đại theo Thời gian ngày (bằng PP Lượng tử từng điểm) để có được Gía trị Phụ tải đỉnh tính toán (Peak Load) 1 cách hợp lý.
Trên đây mình đã trình bày để bạn nắm được Mối quan hệ giữa các Biến TK và Con đường tính toán của việc Thiết kế, cho dù là tính tay (theo PP Đồ thị) hay sử dụng Phần mêm.
Hy vọng nó sẽ hữu ích với Bạn.
Thân ái.
 
Chào bạn,
Tính lưu lượng gió:
+Đối với phòng sạch sẽ phải tính dựa trên bội số tuần hoàn gió (ACH)
+Đối với điều hòa không khí thông thường sẽ dựa vào công thức: Qh= G.c_p. DeltaT
DeltaT là hiệu nhiệt độ kk trong phòng và kk thổi vào phòng. nhiệt độ thổi vào phòng phải tuân thủ theo quy định về đảm bảo tiện nghi. Thông thường DeltaT ~ 10 độ C.
 
Chào bạn,
Tính lưu lượng gió:
+Đối với phòng sạch sẽ phải tính dựa trên bội số tuần hoàn gió (ACH)
+Đối với điều hòa không khí thông thường sẽ dựa vào công thức: Qh= G.c_p. DeltaT
DeltaT là hiệu nhiệt độ kk trong phòng và kk thổi vào phòng. nhiệt độ thổi vào phòng phải tuân thủ theo quy định về đảm bảo tiện nghi. Thông thường DeltaT ~ 10 độ C.
Chào Bạn. Bạn có thể Giải thích giùm mình vài ý trong Bài viết của Bạn.
1- Đại lượng Qh trong Công thức của Bạn là gì không? Vá cách tính toán nó thế nào?
2- Gỉa sử phải Thiếtkế 1 Phòng ĐHKK và tính ra được giá trị Qh= G.c_p. DeltaT (*) nhất định. Bây giờ xem xét thử 2 Tình huống Ứng dụng.
a- Ứng dụng ĐHKK tiện nghi thông thường, Bạn sẽ tính ra được Lưu lượng gió yêu cầu G=Qh/Cp.DeltaT nào đó nhất định tương ứng với 1 Gía trị DeltaT (nhỏ hơn 10oC) nào đó phù hợp với Tiêu chí tiện nghi
b- Ứng dụng ĐHKK công nghệ (như Phòng sạch), như bạn nói, phải chọn G dựa trên Bội số tuần hoàn ACH. Mà đối với Phòng sạch thì yêu cầu G thường là rất lớn, nhất là đối với các Phòng có Cấp độ sạch cao (có khi gấp vài chục lần so với Phòng ĐHKK thông thường).
Trong Trường hợp này, cho Phòng sạch, Bạn sẽ xử lý Bài toán Thiết kế - Phương trình (*) về Địnhlượng như thế nào, với 1 Gía trị Qh nhất định (vừa phải như 1 Phòng ĐH thôngthường). Bạn sẽ chọn ấn định Gía trị Lưu lượng G rất lớn, và phải chấp nhận giảm DeltaT cho thật nhỏ đi, có khi là về gần bằng với 0 (nghĩa là Nhiệt độ KK thổi vào sẽ gần như là bằng với KK Phòng), hay là có cách nào khác?
Mong được Bạn giải thích ạ.
Trân trọng
 
Chào Bạn. Bạn có thể Giải thích giùm mình vài ý trong Bài viết của Bạn.
1- Đại lượng Qh trong Công thức của Bạn là gì không? Vá cách tính toán nó thế nào?
2- Gỉa sử phải Thiếtkế 1 Phòng ĐHKK và tính ra được giá trị Qh= G.c_p. DeltaT (*) nhất định. Bây giờ xem xét thử 2 Tình huống Ứng dụng.
a- Ứng dụng ĐHKK tiện nghi thông thường, Bạn sẽ tính ra được Lưu lượng gió yêu cầu G=Qh/Cp.DeltaT nào đó nhất định tương ứng với 1 Gía trị DeltaT (nhỏ hơn 10oC) nào đó phù hợp với Tiêu chí tiện nghi
b- Ứng dụng ĐHKK công nghệ (như Phòng sạch), như bạn nói, phải chọn G dựa trên Bội số tuần hoàn ACH. Mà đối với Phòng sạch thì yêu cầu G thường là rất lớn, nhất là đối với các Phòng có Cấp độ sạch cao (có khi gấp vài chục lần so với Phòng ĐHKK thông thường).
Trong Trường hợp này, cho Phòng sạch, Bạn sẽ xử lý Bài toán Thiết kế - Phương trình (*) về Địnhlượng như thế nào, với 1 Gía trị Qh nhất định (vừa phải như 1 Phòng ĐH thôngthường). Bạn sẽ chọn ấn định Gía trị Lưu lượng G rất lớn, và phải chấp nhận giảm DeltaT cho thật nhỏ đi, có khi là về gần bằng với 0 (nghĩa là Nhiệt độ KK thổi vào sẽ gần như là bằng với KK Phòng), hay là có cách nào khác?
Mong được Bạn giải thích ạ.
Trân trọng
Chào anh,
1. Qh là nhiệt hiện.
2. Phòng sạch thì phải tính đến phần nhiệt ẩn. và điều kiện độ ẩm phòng nữa ạ.
 
Xin trao đổi xíu với Bạn.
1- Mình có nhìn thấy chữ chân h (hiện) trong Ký hiệu Qh của Bạn.
Nhưng trong Học thuật là phải chính xác. Cho nên Mình mới hỏi là để Kiểm chứng lại xem Bạn ám chỉ có đúng Khái niệm liên quan hay không? Để tránh hiểu nhầm cho các Bạn khác trong Diễn đàn.
Nhiệt hiện chỉ là Danh từ chung. Trong Bài toán Thiết kế thí có vô số biết bao nhiêu là Nhiệt hiện, và Công thức Qh mà Bạn dùng, nếu không chỉ định đúng nó là Nhiệt hiện nào thì sẽ gây ra sự nhầm lẫn rất lớn về Định lượng dẫn đến Kết quả sai đấy Bạn ạ.
2- Đương nhiên là, nếu có yêu cầu, không chỉ là với Phòng sạch, mà tất cả những Ứng dụng có yêu cầu về Xử lý Ẩm, cũng phải tính toán đến các Phụ tải ẩm cũng như là Trạng thái độ ẩm của Phòng rồi. Xin hỏi Bạn, Bạn đã bao giờ tính toán TK ĐHKK cho Phòng sạch chưa? đã thử Tính toán Lưu lượng Gió cấp và Xác định Số liệu yêu cầu để chọn Thiết bị AHU cho Phòng sạch chưa? Nếu Bạn đã từng rồi, thí hẳn Bạn sẽ hiểu ngay cái Vấn đề khó khăn (đặc thù) về cách tính Lưu lượng gió Thiết kế mà Mình đã đề cập ở Bài viết trên.
Bạn tìm hiểu thêm nhé.
 
Back
Bên trên