Thử nghiệm thực tế hệ thống Jetfan của Kruger

Datnguyen

Administrator
HVACR Staff
Jetfan sau khi được lắp đạt đã được cho chạy thử nghiệm thực tế bằng cách tạo ra một đám cháy giả trong hầm.
Sau 3 phút , các quạt Jetfan và hệ thống quạt cấp/hút đã thông khói hoàn toàn ra khỏi tầng hầm.
[FLV]http://hvacr.vn/data/clip/Tonghop/MophongthuctehethongJetfan.flv[/FLV]
 
Ðề: Thử nghiệm thực tế hệ thống Jetfan của Kruger

Jetfan sau khi được lắp đạt đã được cho chạy thử nghiệm thực tế bằng cách tạo ra một đám cháy giả trong hầm.
Sau 3 phút , các quạt Jetfan và hệ thống quạt cấp/hút đã thông khói hoàn toàn ra khỏi tầng hầm.
[FLV]http://hvacr.vn/data/clip/Tonghop/MophongthuctehethongJetfan.flv[/FLV]
DatNguyen co the huong dan tinh toan lua chon jetFan? Cac jetFan sao ko thay the hien thong so ap suat?
 
Ðề: Thử nghiệm thực tế hệ thống Jetfan của Kruger

Jet fan là loại quạt không nối ống gió nên không tính đến tổn thất áp suất mà người ta chỉ quan tâm đến sức đẩy gió của quạt, đơn vị tính bằng Newton (tham khảo tài liệu của hãng Systemair hoặc Fantech)
Hệ thống ống gió cổ điển sẽ mất khoảng 40 phút trong khoảng trống 5000m2 để đạt tầm nhìn 30m.
Với hệ thống thông gió không ống gió, thời gian ít hơn 20 phút (cho cùng diện tích) để đạt tầm nhìn 30m.
Cho nên sau 3 phút hút sạch khói cho tầng hầm trên đây là điều không tưởng
 
Ðề: Thử nghiệm thực tế hệ thống Jetfan của Kruger

Hi,
Đúng như bạn nói là JF chủ yếu dùng lực đẩy , tuy nhiên việc một số hãng đưa ra thông số lực Newton cho quạt JF trong câtlogue sẽ gây khó khăn cho quá trình thiết kế. Phương pháp dễ nhất là nhà sản xuất chuyển đổi luôn từ lực ra thành chiều dài mà quạt có thể đẩy được , cụ thể mỗi quạt JF sẽ có một profile biên dạng thổi với các thông số chiều dài, chiều rộng,...Biên dạng này sau khi được thực nghiệm kiểm tra sẽ được vẽ lại dưới dạng file dwg. Người thiết kế chỉ việc dùng các profile này để sắp xếp trên bản vẽ cho phù hợp với điều kiện tầng hầm.

Còn về hiệu quả của JF và của thiết kế dùng JF hiện nay , theo mình biết hiện nay chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của người thiết kế và quá trình mô phỏng bằng phần mềm CFD. Một số công trình CĐT còn yêu cầu mô phòng thực tế để kiểm nghiệm tính hiệu quả như công trình mà công ty Kruger tiến hành ở đoạn Video trên.

Thử nghiệm này được tiến hành thực tế và dưới sự chứng kiến của nhiều bên tại một KS ở Malaysia chứng minh là khói có thể được hút ra trong vòng 3 phút.

Theo mình thấy thì nó cũng khá thực tế vì trước đây cũng có một công trình ở bên Anh do công ty cung cấp quạt COLT thực nghiệm. Khói cũng được hút ra trong vòng 3 phút.Có Video nhưng khá nặng, mình không up ở đây, nhưng các bạn có thể vào website của họ để kiểm tra.

Các thông số mà bạn Docto nói ở trên mình không rõ lấy số liệu ở đâu.Nhưng mình thấy khá vô lý. Ví dụ, nếu mất 40 phút hoặc 20 phút mới hút hết khói thì người trong tầng hầm sẽ không ai sống sót nổi!!!

Ngoài ra cũng nên lưu ý là hệ thống JF có chức năng không phải hút hết khói ra tầng hầm mà chủ yếu là được kích hoạt ngay khi có cháy, tạo lực dẫn dòng khói cháy ra bên ngoài một cách nhanh nhất , theo một đường dẫn hợp lý nhất.Không để khói lan ra khắp tầng hầm.

Theo như thời gian mà bạn nói thì có lẽ bạn đang nói JF sẽ hút hết khí trong tầng hầm ra, bao gồm cả khói lẫn khí theo kiểu tính "Air change per hour". Nếu đúng như vậy thì đúng là không tưởng.

Một vài ý kiến của mình.
Thân.
 
Ðề: Thử nghiệm thực tế hệ thống Jetfan của Kruger

Bạn biết phương pháp tính toán thiết kế JetFan cho tầng hầm không?
 
Back
Bên trên