Cần giúp Nguyên tắc và cách tính toán dung tích và kích thước bình chưa cao áp?

daiphu_05bk

Thành Viên [LV 0]
dear members !
Có anh nào biết về '' nguyên tắc và cách tính toán dung tích và kích thước bình chưa cao áp không'' nếu có xin chỉ giúp dùm em.
Em mới ra trường nên chưa co nhiều kinh nghiệm,nhờ máy anh chỉ giúp
([email protected])
0973825575
 
Ðề: Nguyên tắc và cách tính toán dung tích và kích thước bình chưa cao áp?

dear members !
Có anh nào biết về '' nguyên tắc và cách tính toán dung tích và kích thước bình chưa cao áp không'' nếu có xin chỉ giúp dùm em.
Em mới ra trường nên chưa co nhiều kinh nghiệm,nhờ máy anh chỉ giúp
([email protected])
0973825575
Nếu trình bày một cách bài bản và đầy đủ thì e rằng phạm vi bài viết không thể nói hết được. Tuy nhiên có một nguyên tắc bất di bất dịch cho việc tính chọn bình chứa cao áp trong hệ thống lạnh mà bạn cần ghi nhớ như sau ( tôi sẽ nói theo ngôn ngữ bình dân bằng ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung ) : Gỉa sử bạn biết được lượng gas trong hệ thống của mình là 80 lít thì dĩ nhiên điều bắt buột là bình chứa cao áp của bạn tối thiểu phải chứa được 80 lít đúng không nè, nhưng để chọn thì phải chọn bình có thể tích tối thiểu lớn hơn 20% thể tích gas. Cụ thể là 80 lít x 1,2 sẽ có được thể tích bình chứa. Tại sao phải chọn bình có thể tích lớn hơn là bởi vì tránh nổ bình do thể tích giản nở của gas. Còn để tính toán bài bản, theo công thức thì kết quả có khác biệt chút xíu nhưng vẫn trong giới hạn đó. Cái này là kinh nghiệm thực tế 10 năm qua đi lắp đặt các nhà máy đông lạnh muốn chia sẽ với bạn. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên nên tìm tòi sách vở và tính toán bài bản chứ đừng theo cách của mình.
Vài lời cùng bạn. Nếu có chổ nào ko đúng mong nhận được sự chia sẽ của mọi người.
 
banj này trả lời như không, ai chẳng biết như vậy, vấn đề là làm sao biết được thể tích dàn lạnh bao nhiêu, hay tài liệu nào để tính thì nói rõ để mọi người cùng biết chứ.
 
dear members !
Có anh nào biết về '' nguyên tắc và cách tính toán dung tích và kích thước bình chưa cao áp không'' nếu có xin chỉ giúp dùm em.
Em mới ra trường nên chưa co nhiều kinh nghiệm,nhờ máy anh chỉ giúp
([email protected])
0973825575
Chào bạn!
Mình bên đội thi công cơ điện lạnh Hoàng Phong. Bên mình cũng đã từng thi công và thiết kế rất nhiều kho lạnh. Nên mình trả lời câu hỏi của bạn như sau : Về mặt nguyên tắc thì bình chứa cao áp đặt ngay sau dàn ngưng để chứa môi chất lạnh ở áp suất cao, và duy trì cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu, có các ống hơi và lỏng cân bằng áp suất với dàn ngưng. Bình chứa cao áp phải chứa được 30% thể tích hệ thống bay hơi. Khi vận hành mức chứa khoảng 50% thể tích bình. Thể tích bình chứa cao áp = 0,7 *pi*(d^2)*L/4. Với d là đường kính của ống thép mà môi chất chứa trong dàn bay hơi, L là chiều dài tổng của ống thép trong dàn bay hơi. Tính xong thể tích bình chứa cao áp, bạn chỉ việc tra bảng là chọn được các thông số chiều dài, chiều cao, đường kính, cân nặng của bình. Bảng này thì nhiều công ty có riêng, nhưng bạn mới ra trường thì cứ tra trong sách hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh của thầy Lợi là ok. Làm như vậy là cũng lược nhiều, nếu bạn làm thuyết minh cho chủ đầu tư thì cứ việc thêm mắm muối, rau củ quả vào cho có hương vị và bày biện cho nhiều mâm... Heehe...:tongue:=P~=;
 
Chào các bác,
Nói về tính toán bình chứa cao áp, có một hiện tượng rất hay gặp là : nhiều máy to đùng không hề có bình chứa, nhiều máy tí con thì lại có. Taị sao vậy?

Giải thích về việc này sơ lược như sau: bình chứa cao áp, ngoài việc tính toán để có thể thu gom môi chất toàn hệ thống, còn phải tính toán sao cho đủ cho chu kỳ cấp dịch. Nói một cách dễ hiểu là : không bao giờ bình bị khô. Bình chứa là bộ đệm để cho hệ thống hoạt động ổn định.

Trường hợp kho lạnh có nhiều kho cấp lỏng bằng van điện từ lúc mở lúc đóng, hay một máy đièu hòa tuy chỉ có 1 giàn lạnh nhưng phải chạy ở các chế độ nhiềt độ ngoải trời từ -10 độ C đến 45 độ C, việc tính kiểm tra đủ môi chất lỏng cấp cho chu kỳ lạnh là rất quan trọng.

Ngoài việc tính các ngưỡng ( threshold) còn phải phối hợp với các phương pháp điều khiển khác như thay đổi tốc độ quạt dàn nơng, dùng van điểu áp dàn nóng.. thì mới đạt được mục đích.
 
Về nguyên tắc tính dung tích bình chứa cao áp, cũng như các bình áp lức khác trong hệ thống, bạn có thể tìm đọc:
1. Industrial Refrigeration Handbook - Wilbert F. Stoecker - chương 10
2. Ashare (kinh điển mà)
Nếu bạn thất sự thiết kế thì nên đọc.

Còn thiết kế bình chứa cao áp cho hệ thống lạnh:nguyên tắc 85% thể tích bình chứa được hết dịch trong hệ thống lạnh, bao gồm: phụ tải lại, đường ống, bình thấp áp,... cái này lý thuyết thui, thực tế tùy trường hợp mà có khác nhau.

Tính toán lượng dịch trong hệ thống lạnh:
1. Phụ tải lạnh:
Tuy tinh chat phu tai lạnh:
- Dàn ống trao đổi nhiệt.
- Trao đổi nhiệt dàn plate.
....
Phương pháp cấp dịch:
- Bơm dịch. (thể tích chứa dịch lên đến 75-80% thể tích phụ tải.
- Trống tràn (gravity) ==> thể tích chứa dịch thấp hơn bơm dịch.
- Tiết lưu nhiệt (dx)==> thể tích chứa dịch rất thấp <20% thể tích phụ tải)
Nhiệt độ bay hơi của môi chất

Từ đó kết hợp với thế tích chứa dịch của phụ tải tính ra lượng dịch chứa ở phụ tải khi hoạt động.
2. Đường ống:
Tính lượng dịch chứa trong ống: cấp dịch, hồi dịch,...
3. Bình thấp áp, trung gian,....
4. Các thiết bị khác nếu có (VD: dàn ngưng bay hơi).

==> Từ đó cộng được lượng dịch cần thiết cho cả hệ thống và tính toán bình chứa cao áp.

Thân.
 
Back
Bên trên