Ngoài Thông số (đặc điểm Phụ tải) về dải Nhiệt độ Range R= (T
hot-T
cool), Có 2 cách chọn Tháp giải nhiệt (Cooling Tower) CT khác nhau ở chỗ Thông số TK yêu cầu Bạn nhé.
1- Chọn theo Công suất nhiệt yêu cầu Q
rejection, khi cần quan tâm đến Tổng lượng nhiệt thải phải giải nhiệt, nghĩa là Công suất thải nhiệt của Phụ tải mà Tháp phải phục vụ - Ví dụ như là Nhiệt thải (Heat Rejection) ra tại Bầu ngưng tụ Condenser CDS của 1 Máy lạnh Packaged hay Chiller giải nhiệt nước chẳng hạn (đây là Đối tượng phụ tải hay gặp nhất của Tháp).
2- Chọn theo Lưu lượng Dòng chảy yêu cầu của Phụ tải G
cw khi cần phải quan tâm đến Điều kiện đảm bảo về Hệ số truyền nhiệt tối thiểu tại Bộ trao đổi nhiệt (như Bầu CDS) của Phụ tải.
Hai cách chọn này thực ra là như nhau vì đều liên quan nhau bởi Công thức thực dụng trao đổi nhiệt (về phía nước Water side) của Tháp: Q
rejection= G
cw.C
cw.∆T

Chỉ có điều lưu ý là, trên thực tế, vì lý do tiện dụng cho người dùng, các Nhà chế tạo Tháp thường hay định danh (gọi tên theo dãy chế tạo) Sản phẩm Tháp (chế tạo hàng loạt) của mình, không phải theo CS thải nhiệt Q
rejection mà theo CS Lạnh Danh định Q
o của Thiết bị ĐHKK Phụ tải tương thích với Thực thể (Model) Tháp.
(Ở Chế độ Làm việc ĐHKK của Thiết bị lạnh thì) mối liên hệ giữa chúng là: Suất năng lượng (cho 1 đơn vị Dòng chảy Môi chất) q
rejection= (qo + acom) ≈ 1.3 qo trong đó a là Công nén
Nói thêm chút: Công thức tính Công suất giải nhiệt (về phía nước) của Tháp

nói trên là CT thực dụng để tính CHỌN Tháp cho Người khai thác, sử dụng Tháp. Con đối với các Nhà chế tạo Tháp người ta sẽ phải đi sâu vào Công thức THIẾT KẾ tính Công suất giải nhiệt (về phía gió) có dạng tích phân phức tạp hơn nhiều!
Và điều cuối cùng cần lưu ý định hướng trong suốt quá trình tính toán Mạch giải nhiệt, là Bạn vẫn phải chọn (Thông số chính của) các Thiết bị ngoại vi (như Tháp CT và Bơm giải nhiệt) theo Đối tượng phục vụ là Chiller nhé.
Bạn tham khảo Bảng hướng dẫn Cách chọn Tháp CT theo Bảng tra của Hãng Chế tạo nhé.