Thảo luận Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Giới thiệu bạn hoangaut trang web sau:
http://www.moeller.net/en/support/wiring_manual.jsp
Đây là trang web nói về nối dây nhiều thiết bị điều khiển khác nhau của hãng Moeller (Đức). Trang sách có đề cập cách dùng nguồn 0-10VDC đổi thành 0-20mA như thế nào và ngược lại. Ngoài ra, còn rất nhiều thiết bị cơ bản khác. Bạn cứ đọc sách và tìm hiểu nhé!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Cảm ơn bác Dũng đã chia xẻ tài liệu bổ ích. Hôm trước chúng ta đã thảo luận về cách thức kiểm tra quạt gió. Với cooling tower làm sao có thể biết đc quạt làm mát nước giải nhiệt hoạt động, mời các bác cho ý kiến.
 
Ðề: BMS điều khiển hệ thống HVAC

Mình là thành viên mới của diễn đàn, xin các tiền bối chỉ giúp mình với. Mình đang làm đề tài về BMS điều khiển hệ thống HVAC, anh chị nào có tài liệu hoặc hướng giải quyết giúp mình với
xin cảm ơn
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Ý của bạn gavrotte rất hay đấy! Tuy nhiên mình thấy cũng khó lòng nói ra đấy. Thực sự thì cũng ít ai đã từng vận hành một hệ thống BMS một cách toàn vẹn cả. Trong quá trình thiết kế, có nhiều vấn đề được đặt ra như giao diện thân thiện thế nào, giao tiếp thế nào giữa các hệ với nhau. Những cái này đôi khi cũng rất khó trình bay trong cơ sở một topic.
Xin một ví dụ thế nay, EIB liên kết với BMS thế nào? Có lẽ nói ra cũng thấy khó rồi. Tuy nhiên cũng có hệ thống BMS cập nhật thông số của hệ EIB được. Vấn đề này nói chung rất cần một sự cố và chúng ta cùng mổ sẻ thì hay hơn!

Về vấn đề chuẩn EIB (trước kia) và hiện nay là KNX giao tiếp thế nào với BMS thì còn cần phải xác định BMS đó, ở cấp quản lý (management level) đang triển khai trên nền giao thức thông tin nào? BACnet hay Lonworks hay Modbus?

Nếu đang triển khai trên nền BACnet (phần lớn thường sẽ dùng BACnet ở cấp này) thì mọi thứ trở nên đơn giản hơn với KNX, do trong phiên bản BACnet version 2006 đã quy định rõ KNX như là một phần của nó.

Nếu triển khai trên nền Lonworks và Modbus thì KNX vẫn có thể giao tiếp được nếu KNX được nâng cấp bản KNX Ethernet/IP. Qua nền IP, dữ liệu truyền đi sẽ dễ tương thích ở cấp quản lý. Phần còn lại sau đó là phụ thuộc vào software. Software quản lý cấp cao này cần được lập trình để đọc và giao tiếp được với các thiết bị KNX. (cần check lại thực tế thêm...)

Tất nhiên là với gateway phù hợp thì mọi chuẩn đều có thể giao tiếp được với nhau. Tuy nhiên luôn luôn có hạn chế. Từng hãng sản xuất cũng chỉ hạn chế các points nhất định được "pass" qua gateway chứ không phải tất cả.
 
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG ĐĂNG KHOA (DKA)

Công ty CP Công Nghệ Tự Động Đăng Khoa (DKA) chuyên cung cấp và lắp đặt trọn gói hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống BMS, Access Control, SCADA tự động trong công nghiệp và dân dụng...
DKA là đại lí chính thức của Siemens tại thị trường Việt Nam chuyên tư vấn, thiết kế và thi công các hạng mục thuộc lĩnh vực BMS.

Hệ thống BMS (Building Management System) là một hệ thống điều khiển và giám sát kỹ thuật. Hệ thống này mang tính tổng thể cao trong điều khiển và giám sát các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà.

Hệ thống BMS Siemens thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ điều khiển vận hành hệ thống, là môi trường thu nhận, quản lý toàn bộ các thông số kỹ thuật của thiết bị của các hệ thống kết nối tới. Thông qua trao đổi thông tin, BMS điều khiển vận hành các thiết bị chấp hành của từng hệ thống kỹ thuật khác nhau hoạt động theo yêu cầu của người quản lý, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố an toàn, an ninh…

Một hệ thống BMS cơ bản có thể kết nối để điều khiển và giám sát các hệ thống của tòa nhà như:

- Hệ thống điều hòa, thông khí: FCU, AHU, PAU, Hệ thống quạt…

- Hệ thống Access Control.

- Hệ thống điều khiển chiếu sáng.

- Hệ thống đo đếm năng lượng: BTU Meter.

- Thang máy.

- Hệ thống điện.

- Hệ thống chữa cháy.

* Lợi ích của hệ thống BMS:

- Đơn gián hóa vận hành: các thủ tục, các chức năng có tính lặp đi lặp lại được chương trình hóa để vận hành tự động.

- Tiết kiệm năng lượng: Trong 1 building lạnh chiếm 60% năng lượng, chiếu sáng chiếm 20% năng lượng, Hệ thống BMS focus vào những phần này để giúp hệ thống vận hành 1 cách hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

- Giảm thời gian đào tạo cho nhân viên vận hành: Do có các chỉ dẫn trực tiếp trên màn hình cũng như giao diện trực quan của tòa nhà.

- Phản ứng nhanh đối với các đòi hỏi của khách hàng và các sự cố.

- Giảm chi phí năng lượng: quản lý tập trung việc điều khiển và quản lý năng lượng.

- Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà: nhờ vào hệ thống dữ liệu lưu trữ, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo các cảnh báo.

- Linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở rộng.

- Cải tiến hệ thống vận hành bằng việc tích hợp hệ thống phần mềm và phần cứng của nhiều hệ thống con khác nhau như: báo cháy, an toàn, điều khiển truy nhập hay điều khiển chiếu sáng, hệ thống bơm và cung cấp nước sinh hoạt.

2012_10_11_00_02_17_87.jpg


Các dự án điển hình:

- HAGL Myanmar Center;
- Pandora;
- Pullma Sài Gòn;
- Parkhyatt Sài Gòn;
- Vietinbank Đà Nẵng;
- Vietinbank Hồ Chí Minh;
- Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM;
- Bênh viện Bà Rịa;
- Bệnh viện Ung Bứu Đà Nẵng,...


Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật!

Mr. Tuyên: 01669.122.392
 
Back
Bên trên