Thảo luận Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

gavrotte

HVACR Staff
Hi all,
Gavrotte lập topic này để mọi người chia sẻ những vấn đề gặp phải khi làm commissioning hệ BMS hoặc HVAC Control của các hãng Siemens, Johnson Controls, Honeywell...
Mọi người tham gia nhiệt tình nhé!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Chao Gavrotte!
minh dang tim hieu he thong BMS cho mot cong trinh khach san, dang thiet ke ht BMS cho no nhung ma minh van chua hieu gi ve ht nay lam. ban co the chia se nguyen ly chung cua he thong bms cho minh co duoc khong?
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Về mặt BMS cho công trình khách sạn, hình như là họ không dùng nhiều lắm! Tuy nhiên nếu là ý muốn của chủ đầu tư thì rất hay. Bạn trước tiên là cần xác định BMS làm cái gì và theo dõi cái gì. Khi đó bạn sẽ có một bảng danh sách các thiết bị cần điều khiển và theo dõi. Tôi xin ví dụ nhé:
- Hệ thống chiller
- Hệ thống các bơm của hệ lạnh
- Hệ thống các AHU, FCU của hệ lạnh
- Hệ thống bơm cấp nước sinh hoạt
- Hệ thống bơm nước thải và xử lý nước
- Hệ thống bơm nước mưa
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống bơm chữa cháy
- Hệ thống các hồ chứa nước
- Hệ thống đo đếm điện năng
- Hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng
v.v và ...
Sau khi có danh sách liệt kê các thiết bị cần thiết, bạn sẽ qua giai đoạn phân tích xem là mỗi thiết bị nên điều khiển hay chỉ giám sát nó. Qua giai đoạn phân tích này xong bạn sẽ có một bảng điểm các thiết bị cần điều khiển và giám sát.
Bấy giờ, bạn phải chú ý thực địa xem là các thiết bị nào có thể kết hợp với nhau trong cùng một tủ DDC và từ đó bạn sẽ lập ra được các bảng điểm trong các tủ DDC. Sau đó là chọn hệ thống truyền thông cho hệ BMS. Bạn có thể chọn truyền thông theo lontalk, Bacnet, IP solution tùy theo thiết bị mà bạn muốn.
Nói những điều này ra để thấy thiết kế một hệ thống BMS không đơn giản nếu đi theo mức system. Tất nhiên là có thể tham khảo công trình khác nhưng không nên dâp khuôn hệ thống BMS vì BMS là một hệ thống đặc thù cho công trình và nó là hệ thống không phải công trình nào cũng giống nhau. Mấy ý kiến đóng góp cho bạn Hero và các bạn trong diễn đàn!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

tham khảo thì cos sao đâu các bác, vì có những cái tương đương thì nhặt luôn cho nhanh, khỏi tính. tuy vậy, cũng khó đấy, vì có thể cống suất lạnh tương đương, nhưng ống dài hơn và ngoằn nghoeo hơn thì bơm phải khác.
vậy là vẫn phải tính rồi, vẫn đau đầu rồi.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Dear All.

nói về vấn đề hệ thống BMS cho toà nhà thì mọi người cần phải biết BMS là cái gì và nhiệm vụ của nó là làm gì?chứ bây giờ ai cũng BMS hết mà ko biết BMS là cái gì.
để thiết kế hệ thống BMS thì phải cần sự tư vấn của nhà cung cấp về giải pháp thiết kế.
cách đơn giản nhất là ta đưa ra 1 dòng sản phẩm tương đối phổ biến đó là siemen để cùng bàn luận.
đây là cái sơ đồ nguyên lý của BMS cho hệ thống HVAC.
hiện nay thì các hãng BMS đã phát triển lên 1 số dòng có thể tích hợp các hệ thống vào BMS theo chuẩn TCP/IP,...
1 - lighting
2 - Substation Feeder
3 - Security
4 - Alarm system
5 - Elevator
6 - HVAC
7 - Pump system
8 - other
 

Đính kèm

  • BMS CONTROL-Model.jpg
    BMS CONTROL-Model.jpg
    47.9 KB · Xem: 287
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Chao Gavrotte!
minh dang tim hieu he thong BMS cho mot cong trinh khach san, dang thiet ke ht BMS cho no nhung ma minh van chua hieu gi ve ht nay lam. ban co the chia se nguyen ly chung cua he thong bms cho minh co duoc khong?
Để tìm hiểu về BMS thì trong diễn đàn này và nhiều diễn đàn khác cũng đã có một vài chuyên mục. Để tránh loãng cho topic chính thì mọi người muốn tìm hiểu về BMS thì có thể lập một topic khác hoặc tham khảo trên các diễn đàn khác nhé.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Để tìm hiểu về BMS thì trong diễn đàn này và nhiều diễn đàn khác cũng đã có một vài chuyên mục. Để tránh loãng cho topic chính thì mọi người muốn tìm hiểu về BMS thì có thể lập một topic khác hoặc tham khảo trên các diễn đàn khác nhé.

Ý của bạn gavrotte rất hay đấy! Tuy nhiên mình thấy cũng khó lòng nói ra đấy. Thực sự thì cũng ít ai đã từng vận hành một hệ thống BMS một cách toàn vẹn cả. Trong quá trình thiết kế, có nhiều vấn đề được đặt ra như giao diện thân thiện thế nào, giao tiếp thế nào giữa các hệ với nhau. Những cái này đôi khi cũng rất khó trình bay trong cơ sở một topic.
Xin một ví dụ thế nay, EIB liên kết với BMS thế nào? Có lẽ nói ra cũng thấy khó rồi. Tuy nhiên cũng có hệ thống BMS cập nhật thông số của hệ EIB được. Vấn đề này nói chung rất cần một sự cố và chúng ta cùng mổ sẻ thì hay hơn!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Cùng quan điểm với mọi người vì mục chia xẻ kinh nghiệm. Theo quan điểm của em nên bàn luận về mô hình điều khiển chung của hệ thống, phân tích kỹ thuật ghép nối từng cấp thiết bị, chuẩn giao tiếp. Các thiết bị nên đi cùng trong một hãng, vấn đề tích hợp mức cao của các hãng với nhau sẽ bàn bạc sau. Hệ thống điều khiển nên dựa theo phương thức điều khiển các điêm DI, DO, AI, AO lấy hệ HVAC (hệ điển hình nhất và quan trọng nhất) để cùng phân tích.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Xin giới thiệu mọi người hệ điều khiển BMS của hãng Schneider dựa trên nền gia tiếp Bacnet
4146882303


Cấu trúc hệ thống gồm 3 cấp điều khiển:
1. Cấp trường : bao gồm các bộ DDC giao tiếp ngõ đầu ra tín hiệu DI, DO, AO, AI cấp tín hiệu điều khiển và nhận tín hiệu tình trạng hoạt động, tín hiệu đo sensor.
2. Cấp điều khiển : Lưu giữ thuật toán điều khiển thiết bị, thực hiện ghép nối hệ thống. Các hệ BMS hoạt động theo mô hình DCS, các thiết bị cấp điều khiển thực hiện điều khiển chuyên môn hoá hệ thống.
3. Cấp giám sát : máy tính chủ server tại phòng điều khiển trung tâm.
Thông thường việc giao tiếp giữa cấp giám sát và cấp dk được thực hiện qua phương tiện vật lý là mạng LAN của toà nhà, cấp điều khiển và cấp trường sử dụng giao thức điều khiển khác hoặc phương tiện truyền dẫn khác. Vd : Lon : 2 dây; Bacnet: RS 485
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Cái này rất hay đó các bác.
Đề nghị các bác tiếp tục phát triển mạnh luồng này.
Đồng ý mang giải pháp BMS của Schneider TAC ra mổ xẻ.
Vì theo đánh giá chủ quan của em, giải pháp này rất hay và toàn diện.
Em cũng xin trình bày chút ý kiến: luồng thảo luận này ta nên bàn sâu về các sự cố, vấn đề gặp phải khi T&C và cả các thuật toán điều khiển.
Chứ không nên bàn luận về khái niệm BMS chung chung vì đã có rất nhiều luồng nói về vấn đề này rồi.
Bác hoangaut tiếp tục khởi xướng cho a e tham gia.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Cái này rất hay đó các bác.
Đề nghị các bác tiếp tục phát triển mạnh luồng này.
Đồng ý mang giải pháp BMS của Schneider TAC ra mổ xẻ.
Vì theo đánh giá chủ quan của em, giải pháp này rất hay và toàn diện.
Em cũng xin trình bày chút ý kiến: luồng thảo luận này ta nên bàn sâu về các sự cố, vấn đề gặp phải khi T&C và cả các thuật toán điều khiển.
Chứ không nên bàn luận về khái niệm BMS chung chung vì đã có rất nhiều luồng nói về vấn đề này rồi.
Bác hoangaut tiếp tục khởi xướng cho a e tham gia.
Gửi các bác, vừa rồi em đã trình bày tổng quát chung về mô hình hệ BMS, Vấn đề điều khiển Chiller cũng đã được các bác thảo luận và giúp đỡ trong một topic vửa qua. Vấn đề tiếp theo em mong muốn cùng thảo luận với các bác về vấn đề điều khiển hệ thống bơm nước lạnh, hệ thống điều khiển quạt gió tháp giải nhiệt:
4152082305

- Bơm nước lạnh đảm bảo áp suất đường nước lạnh luôn được duy trì ở một mức giới hạn. Người ta dùng cảm biến chênh áp đo tại đường cấp và đường hồi nước lạnh để điều khiển biến tần bơm nước. Nếu yêu cầu nước lạnh xuống dưới mức giới hạn, bơm nước lạnh vẫn phải được duy trì để đảm bảo lưu lượng nước tối thiểu qua chiller ( thông thường khoảng 20% công suất bơm), van bypass được mở ra. Có nhiều quan điểm thảo luận về mối liên quan giữa số lượng bơm nước lạnh chạy và số lượng chiller hoạt động.
- Bơm tháp giải nhiệt : thông thường nước giải nhiệt được bơm lưu lượng cố định.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Hi all,
Bạn hoangaut tiếp tục phát triển sâu hơn về công nghệ đi. Nếu cần thiết có thể up cả sơ đồ hệ chiller plant bất kỳ để anh em thảo luận. Tất nhiên khi đã có sơ đồ cụ thể, thì phải sử dụng một giải pháp BMS nhất định để thiết kế rồi.
Mình thấy bạn đề xuất TAC nên sử dụng giải pháp của TAC để thiết kế đi.
Có thể chia thành mấy bước như sau:
Bước 1: lên cấu hình thiết bị I/O list
Bước 2: thiết kế thi công
Bước 3: lập trình và design graphics
Tiếp đó, trong từng bước các a e sẽ thảo luận các vấn đề thường hay gặp phải, cũng như trao đổi, thảo luận phong cách thiết kế của từng hãng.
Mình nghĩ có như vậy mới có nhiều vấn đề để thảo luận. Nếu không tất cả chỉ dừng lại ở concept thôi mà.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Tiếp đó, trong từng bước các a e sẽ thảo luận các vấn đề thường hay gặp phải, cũng như trao đổi, thảo luận phong cách thiết kế của từng hãng.
Mình nghĩ có như vậy mới có nhiều vấn đề để thảo luận. Nếu không tất cả chỉ dừng lại ở concept thôi mà.

Cái này thì đúng là thế! Thực tế thì hệ thống BMS cũng giống như một cái máy thôi. Máy nào thì cũng có sự cố bất thường cả thôi. Và điều tất nhiên là các sự cố, các bất hợp lý chỉ xảy ra trong quá trình sử dụng mà thôi. Vì thế, nếu bạn là người vận hành nó (hệ thống BMS) thì bạn mới hiểu hết nó bất tiện cái gì, thuận lợi cái gì. Còn nếu chúng ta chỉ làm concept, thì dù có qua testing & comissioning tốt đi chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn chỉ ở dạng concept mà thôi. Theo thống kê thì phần lớn các hệ thống BMS đã từng lắp đặt cho các công trình tại Việt nam đều ngưng hoạt động sau 5 năm sử dụng. Phải chăng chỉ vì các thiết kế chỉ ở dạng concept?
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Theo tôi được biết toà nhà Vietcombank Hà Nội và khách sạn Hilton đều có hệ thống BMS từ năm 1997, 1998. Toà nhà HTV Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống BMS chạy trên Window98. Năm 2005, HTV có mở rộng nâng cấp hệ thống BMS nhưng vẫn giữ hệ thống cũ. Các hệ thống này giống máy giặt Electrolux ở một điểm: sau xx năm vẫn chạy tốt!!! :-D
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Theo tôi được biết toà nhà Vietcombank Hà Nội và khách sạn Hilton đều có hệ thống BMS từ năm 1997, 1998. Toà nhà HTV Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống BMS chạy trên Window98. Năm 2005, HTV có mở rộng nâng cấp hệ thống BMS nhưng vẫn giữ hệ thống cũ. Các hệ thống này giống máy giặt Electrolux ở một điểm: sau xx năm vẫn chạy tốt!!! :-D

Thực ra ý của mình là ý tưởng về thiết kế một hệ thống BMS là thế nào! Hiện nay có rất nhiều hãng làm BMS nhưng thực tế thì hệ thống BMS phải chuẩn hóa thế nào thì còn nhiều tranh cãi! Một phần vì giá hệ thống này khá đắt, một phần vì giải pháp đưa ra chưa thực sự đi sâu vào bản chất của hệ thống!
Một hệ thống BMS bao gồm phần cứng và phần mềm! Phần cứng được lựa chọn tinh túy thì phần mềm sẽ lập trình được nhiều cách xử lý hay. Ví dụ quạt gió, quạt gió là motor thì phải có OLR bảo vệ. Nếu OLR nhảy thì quạt bị sự cố. Tuy nhiên có rất nhiều sự cố xung quanh quạt gió như motor chạy nhưng không có gió (trường hợp motor kéo quạt bằng đai truyền động và đai truyền động này bị đứt - phải thiết kế thế nào?).
Do đó, về phương án thiết kế cũng phải suy nghĩ nhiều đến thiết bị nữa. Nếu không hiểu kỹ thiết bị mà thiết kế BMS thì cũng chỉ làm ở mức concept như bạn tungmbk đã viết thôi! Tôi đồng ý với quan điểm của bạn tungmbk và có lưu ý rằng hầu hết các tòa nhà đã bỏ hệ BMS vì hiệu quả sử dụng không nhiều lắm nhưng lại quá tốn tiền. Rõ ràng trong khâu thiết kế hệ thống BMS là có vấn đề rồi!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Vấn đề bác Dũng đưa ra là một ví dụ rất đơn giản trong việc thiết lập nên cấu hình cho hệ thống, các thiết bị điều khiển, các thiết bị kiểm tra và bảo vệ được chọn ra sao. Tuy nhiên việc chọn các thiết bị này thường bị hạn chế bởi giá thành hệ thống và người chọn lựa cuối cùng cũng không chắc đã có cái nhìn sâu hết và bản chất và yêu cầu. BMS được lắp đặt nhằm mục đích quản lý việc sử dụng năng lượng trong toà nhà cũng như tạo ra tính tập trung trong quá trình vận hành.
Thông thường trong trường hợp của bác Dũng người ta có thể chọn lựa different pressure switch để kiểm tra thực sự có gió trong ống khi quạt chạy hay không. Đây là thiết bị đơn giản, được sử dụng rộng rãi.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Vấn đề bác Dũng đưa ra là một ví dụ rất đơn giản trong việc thiết lập nên cấu hình cho hệ thống, các thiết bị điều khiển, các thiết bị kiểm tra và bảo vệ được chọn ra sao. Tuy nhiên việc chọn các thiết bị này thường bị hạn chế bởi giá thành hệ thống và người chọn lựa cuối cùng cũng không chắc đã có cái nhìn sâu hết và bản chất và yêu cầu. BMS được lắp đặt nhằm mục đích quản lý việc sử dụng năng lượng trong toà nhà cũng như tạo ra tính tập trung trong quá trình vận hành.
Thông thường trong trường hợp của bác Dũng người ta có thể chọn lựa different pressure switch để kiểm tra thực sự có gió trong ống khi quạt chạy hay không. Đây là thiết bị đơn giản, được sử dụng rộng rãi.

Đúng như bạn nói. Thiết bị sử dụng là DPS mà bạn đã nói và quan trọng nữa là tầm chỉnh từ 0-200Pa, cột áp ngược cực đại là 2kPa nữa. Nói chung vận dụng thiết bị vào hệ thống cần phải hiểu thiết bị rất nhiều. Nó là điều rất quan trọng và do đó, quá trình sử dụng hệ BMS sẽ tiện nghi hơn rất nhiều. Tuy nhiên nếu tiện nghi quá thì chủ đầu tư hết tiền và thực tế thì tầm nhìn của các chủ đầu tư hiện nay hầu như rất hạn chế. Do đó hệ BMS rất khó được thiết kế dạng toàn diện như mong muốn!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Thêm một vấn đề thắc mắc cùng giải quyết :
Môi trường toà nhà không chịu nhiều nhiễu điện từ như trong môi trường công nghiệp tuy nhiên các bộ điều khiển DDC được thiết kế không có khả năng chống nhiễu tốt như các thiết bị công nghiệp vì vậy nối đất cũng là một phương pháp quạn trọng để chống nhiễu.
1. Chống nhiễu bằng cách nối đất như thế nào cho hiệu quả.
2. Khoảng cách làm việc tối đa cho các tín hiệu điều khiển nguồn áp 0 - 10V.
3. Khoảng cách làm việc tối đa cho các tín hiệu nguồn dòng 4 - 20 mA.
Mong các bác chỉ giáo và cho ý kiến
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Thêm một vấn đề thắc mắc cùng giải quyết :
1. Chống nhiễu bằng cách nối đất như thế nào cho hiệu quả.
2. Khoảng cách làm việc tối đa cho các tín hiệu điều khiển nguồn áp 0 - 10V.
3. Khoảng cách làm việc tối đa cho các tín hiệu nguồn dòng 4 - 20 mA.
Mong các bác chỉ giáo và cho ý kiến

Chú em tham lam quá. Tuy nhiên những vấn đề này theo anh chẳng có gì cao siêu đâu! Tại chúng ta quá sợ hỏng thiết bị mà quên đi các kiến thức rất cơ bản mà thôi. Từng vấn đề anh sẽ hỏi em lại và trả lới nhé:
1. Nhiễu là gì? Câu hỏi này không khó trả lời. Đó là những phần tử điện tĩnh và điện trường làm ảnh hưởng thiết bị. Vậy chống nó như thế nào. Nếu tín hiệu được bọc trong một lớp vỏ 0 VDC thì rõ ràng là nó an toàn với từ trường cũng như tĩnh điện đúng không. Tuy nhiên nếu không nối vỏ vào điểm 0 VDC thì tác dụng chống nhiễu của áo giáp là con số 0 luôn! Rất nhiều trường hợp thi công đã không thèm nối áo giáp chống nhiễu dây vào vỏ máy và vỏ thiết bị, dẫn đế nhiễu loạn cào cào rồi đổ thừa tứ tung cả. Anh gặp nhiều rồi và cũng chia sẻ là phải hiểu thi công đúng là do đâu và cũng phải hiểu làm thế có tác dụng gì đúng không em!
2. Tín hiệu áp 0-10VDC, nó là áp nên cái gì ảnh hưởng đến nó. Tất nhiên là trở dây dẫn từ đầu dò đến thiết bị chuyển đổi rồi. Tuy nhiên làm cách nào để biết được ảnh hưởng này? Mỗi ngõ vào áp đều có điện trở ngõ vào rất lớn, kết quả là ảnh hưởng chỉ do trở ngõ ra của nguồn áp với dây dẫn mà thôi. Một nguồn áp luôn có sức điện động E và nội trở nguồn R0. Cho trở dây dẫn là Rd thì rõ ràng sai số áp sẽ được đánh giá bằng Rd/R0 % đúng không? Bây giờ hãy suy nghĩ đến sai số chấp nhận trong điều khiển và không chấp nhận trong điều khiển. tất cả đều có giới hạn riêng. Hãy gọi sai số này là epsilon đi nhé. Khi đó nếu Rd/R0% > epsilon thì rõ ràng việc điều khiển của chúng ta hoàn toàn không chính xác. Nói thế này hơn khó hiểu phải không? Cụ thể nhé, chúng ta cần đo 33 độ C chính xác cộng trừ 1 độ C. Nếu sai số Rd/R0 % chỉ ra sai số khoảng 5% tức là phép đo của em có sai số gần 1.8 độ C với thang 33 độ C. Nói thế này chắc em hiểu giới hạn dây dẫn của 0-10 VDC rồi phải không!
3. Tín hiệu dòng 0-20mA được nhiều người cho là khả năng chống nhiễu rất cao. Nguồn dòng có nội trở R0 khoảng 10 Ohm và cấp cho tải từ đến 1.5kOhm với công suất nguồn là 15VA. Tổng trở dây là Rd và trở tải là Rt. Khi đó công suất cấp là (R0+Rd+Rt)*I*I
với I là dòng trong khoảng 0-20mA. Bây giờ hãy quan tâm đến mức dòng 20mA thì sẽ thất tổng trở (R0+Rd+Rt) nằm trong giới hạn là: 15/(0.02*0.02) = 37.5 kOhm.
Rt thường nhỏ hơn 1.5kOhm. Do đó thành phần gây trở Rd sẽ đạt cỡ 36kOhm. Với dây đồng 0.5mm2 (thường dùng trong tín hiệu khiển) thì trở suất điện cỡ 35 Ohm/km thì rõ ràng tổng chiều dài dây đạt cỡ 1100km thì mới tới ngưỡng đó. Do dây tín hiệu luôn có 1 đôi nên chiều dài cấp nguồn của dây tín hiệu 0-20mA sẽ cỡ 5.5km. Con số không tưởng này được hiểu là tại sao tín hiệu nguồn dòng có tính chống nhiễu vô cùng cao!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm khi làm commissioning BMS và HVAC Control

Cảm ơn bác Dũng nhiều quá. Những vấn đề cơ bản bác đưa về những lý thuyết cơ bản nhất để giải thích. Bác đang ở SG ha, nếu rỗi xin mời bác bữa cafe để hậu tạ.
 
Back
Bên trên