Cần giúp Bác nào LẠNH thì giúp em cái

Thang19189

Thành Viên [LV 0]
Tình hình là thế này
Em thì học điện nhưng làm ở công ty bia, em muốn hỏi các bác, công ty e có mấy con máy lạnh em chưa rõ lắm về vấn đề áp suất hút của nó bao nhiêu thì là đạt công ty em cứ tầm 2 Bar là bảo ổn. em muốn hỏi nếu lớn hơn chạy có vấn đề gì không.

Câu 2: Trong công ty có hệ thống thu hồi Co2 các quá trình khác em biết nhưng đến quá trình hóa lỏng, mọi người hay đặt áp 17,2 Bar thì máy Lạnh (bitzer) mới chạy để hóa lỏng và xuống khoảng 16,5 thì dừng. em muốn hỏi tại sao phải dùng áp suất này lớn hơn hay nhỏ hơn có được không.

:D:D:D:D:D:D
 
Chào bạn!
Mình xin trả lời 2 câu hỏi của bạn như sau:
Câu 1:
Máy của bạn là máy nén cao áp đúng không vậy?
Thường máy nén cao áp ở cấp nén 2 và nén 3 cả máy sẽ có để áp suất giời hạn đầu vào. Việc này thường liên quan đến hệ thống giải nhiệt khí nén của máy nén đó bạn.
Theo công thức hằng số khí lý tưởng: P.V=n.R.T
Dầu vào khí bị nén sẽ được cố định tức thể tích V không đổi.
Khi nhiệt độ T tăng thì áp suất của khí sẽ tăng theo. Do đó, hãng máy nén cao áp sẽ đặt mức giới hạn của áp suất cũng như dầu vào nhiệt độ đầu vào của cấp nén 2-3. Đồng nghĩa với việc sẽ giáp sát hiệu quả giải nhiệt của dòng khí nén, nếu dòng khí nén không được giải nhiệt tốt, áp suất và nhiệt độ sẽ tăng cao hơn mức giới hạn khi đó bạn cần xem lại hệ thống giải nhiệt của máy.
Câu 2:
Thường quá trình nén làm tăng áp suất sẽ kèm theo quá trình tăng nhiệt độ.
Ở nhiệt độ cao, khí sẽ khó bị hóa lỏng, do đó, sau khi nén xong thường khí nén sẽ qua một hệ thống trao đổi nhiệt để làm giảm nhiệt độ của khí nén, Khi nhiệt độ giảm thì kèm theo áp suất sẽ giảm, đồng thời quá trình ngưng tụ (hóa lỏng) sẽ xảy ra. Khi khí đã hoàn toàn hóa lỏng thì áp suất sẽ không đổi, vì chất lỏng không chịu nén. Do đó, áp suất sẽ giữ ở đúng áp suất hóa lỏng của chất khí.
 
Chào bạn!
Mình xin trả lời 2 câu hỏi của bạn như sau:
Câu 1:
Máy của bạn là máy nén cao áp đúng không vậy?
Thường máy nén cao áp ở cấp nén 2 và nén 3 cả máy sẽ có để áp suất giời hạn đầu vào. Việc này thường liên quan đến hệ thống giải nhiệt khí nén của máy nén đó bạn.
Theo công thức hằng số khí lý tưởng: P.V=n.R.T
Dầu vào khí bị nén sẽ được cố định tức thể tích V không đổi.
Khi nhiệt độ T tăng thì áp suất của khí sẽ tăng theo. Do đó, hãng máy nén cao áp sẽ đặt mức giới hạn của áp suất cũng như dầu vào nhiệt độ đầu vào của cấp nén 2-3. Đồng nghĩa với việc sẽ giáp sát hiệu quả giải nhiệt của dòng khí nén, nếu dòng khí nén không được giải nhiệt tốt, áp suất và nhiệt độ sẽ tăng cao hơn mức giới hạn khi đó bạn cần xem lại hệ thống giải nhiệt của máy.
Câu 2:
Thường quá trình nén làm tăng áp suất sẽ kèm theo quá trình tăng nhiệt độ.
Ở nhiệt độ cao, khí sẽ khó bị hóa lỏng, do đó, sau khi nén xong thường khí nén sẽ qua một hệ thống trao đổi nhiệt để làm giảm nhiệt độ của khí nén, Khi nhiệt độ giảm thì kèm theo áp suất sẽ giảm, đồng thời quá trình ngưng tụ (hóa lỏng) sẽ xảy ra. Khi khí đã hoàn toàn hóa lỏng thì áp suất sẽ không đổi, vì chất lỏng không chịu nén. Do đó, áp suất sẽ giữ ở đúng áp suất hóa lỏng của chất khí.

Bác trả lời thế này thì bạn đó làm sao hiểu được. Bạn ấy học điện mà bác giải thích thuần túy về lý thuyết thế này thì đánh đố bạn ấy
Đơn giản thế này nhé
Câu 1: Với hệ thống lạnh NH3, áp suất hút ở 2 bar là chuẩn, tương đương với nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh (NH3) là -8 độ C. đây là nhiệt độ trong thiết bị trao đổi nhiệt (dàn hoặc bình bay hơi). Bạn không nên để thấp quá hay cao quá, thường chỉ nên trong khoảng 1,6 - 2,4 bar là OK
Câu 2: Với tính chất của CO2, còn tùy thuộc vào hệ thống lạnh hóa lỏng của bạn làm việc đến nhiệt độ nào. Thường với hệ thống lạnh 1 hoặc 2 cấp, nhiệt độ bay hơi khoảng tầm -30 đến -50 độ C thì áp suất nén sau cấp 2 của CO2 ở khoảng 15 - 16 bar. Với áp suất bạn nói là 16,5 - 17,2 bar thì máy nén lạnh hóa lỏng của bạn có lẽ sẽ ko đạt được -30 độ C. đấy là thực tế bạn nhé
 
Back
Bên trên