10 tranh cãi lớn nhất lịch sử FIFA World Cup

Nam bá đạo

Thành Viên [LV 0]
Nhìn lại chiều dài lịch sử, FIFA World Cup đã nảy sinh rất nhiều tranh cãi. Hãy cùng Bóng đá số điểm lại 10 sự cố đáng chú ý nhất.
10. Nhận thẻ vàng thứ 3 mới bị đuổi khỏi sân (2006)

Sự cố trên thuộc về sai lầm của trọng tài nổi tiếng người Anh, Graham Polll. Ở trận đấu thuộc vòng bảng World Cup 2006 giữa Croatia và Australia, vị vua sân cỏ người Anh đã "quên" rút thẻ đỏ đuổi hậu vệ Josip Simunic khỏi sân dù đã rút 2 thẻ vàng. Đến khi rút chiếc thẻ vàng thứ 3 cho hậu vệ Croatia, ông mới nhận ra sai lầm.
180607_104432_432.jpg

Ngay sau sự cố này, Graham Poll đã bị loại khỏi giải đấu. Sau đó, ông cũng tuyên bố giải nghệ ở cấp độ quốc tế.
9. Tây Ban Nha may mắn (1982)
Trong quá khứ, các đội chủ nhà World Cup luôn nhận được sự ưu ái của các trọng tài. Tây Ban Nha ở World Cup 1982 là minh chứng điển hình. Họ thi đấu rất tệ nhưng vẫn lọt vòng bảng thứ 2 nhờ nhận được các quyết định có lợi từ các vị vua sân cỏ.
180607_104416_535.jpg

Trận đấu gây tranh cãi nhất của TBN chính là trận thứ 2 vòng bảng đầu tiên với Nam Tư. Trước đối thủ được đánh giá cao hơn, TBN đã để lọt lưới chỉ sau 10 phút thi đấu. Nhưng sau đó, trọng tài đã mắc sai lầm lớn khi cho TBN được hưởng phạt đền dù điểm phạm lỗi xảy ra ngoài vòng cấm một cách rõ ràng. Cộng với nhiều quyết định thiên vị khác của ông vua sân cỏ, TBN đã giành chiến thắng với tỷ số 2-1.
8. Bắt tay nhau đi tiếp (1982)
Ở World Cup 1982, các trận đấu cuối cùng của vòng bảng vẫn chưa được tổ chức cùng giờ. Vì vậy mới có chuyện Áo và Đức cùng nhau sắp xếp để có thể đoạt vé đi tiếp.
180607_104400_913.jpg

Chẳng là ở loạt trận cuối cùng vòng bảng, Algeria đã bất ngờ đánh bại Chile với tỷ số 3-2. Vì vậy, ở trận đấu sau đó, nếu Tây Đức vượt qua Áo với 1-2 bàn thì cả 2 đội cùng giành vé đi tiếp. Tây Đức đã tấn công dữ dội và sớm có bàn mở tỷ số ở phút thứ 10 nhờ công của Hrubesch. Nhưng sau đó, cả 2 đội lại bất ngờ đi bộ trên sân. Sự dàn xếp quá lộ liễu này đã buộc FIFA phải thay đổi luật chơi ở VCK World Cup sau đó.
7. Trận chiến Santiago (1962)
World Cup 1962 không được nhớ đến nhiều bởi yếu tố chuyên môn hay công tác tổ chức, mà nổi bật hơn cả là việc giải đấu bị phủ lên bóng đen của những màn ẩu đả và bạo lực. Trận đấu giữa đội chủ nhà Chile và Italia ở vòng bảng được coi là một trong những trận đấu “xấu xí” nhất lịch sử World Cup, thậm chí nó còn được đặt tên riêng là “Battle of Santiago”.
180607_104345_386.jpg

Ngay giây thứ 12 của trận đấu, ẩu đã xảy ra với một pha chơi xấu của cầu thủ Ý. Đến phút thứ 12, tuyển Ý chỉ còn chơi với 10 người sau khi Giorgio Ferreri bị mời khỏi sân. Các phút tiếp theo của trận đấu diễn ra với kịch bản tương tự với những tình huống chơi xấu liên tục của cả 2 đội. Dù bị coi là trận đấu "xấu xí" nhất lịch sử các kỳ World Cup, Trận chiến Santiago lại không giữ kỷ lục nào về số thẻ phạt. Lý do vì thời điểm đó, sáng kiến về việc rút thẻ vẫn chưa ra đời.
Phải đến kỳ World Cup 1970, những chiếc thẻ vàng và thẻ đỏ mới được đưa vào sử dụng. Người đã đưa ý tưởng này vào thực tiễn, lại chính là vị trọng tài người Anh Ken Aston, người đã bắt chính trong Trận chiến Santiago.
6. Cú thiết đầu công của Zidane (2006)
World Cup 2006 là kì World Cup cuối cùng của Zinedine Zidane. Ở giải đấu đó, anh đã ghi đậm dấu ấn, đưa ĐT Pháp đến trận chung kết với Italia. Nhưng ở khoảnh khắc cuối của sự nghiệp, Zizou lại để lại hình ảnh xấu xí với cú húc đầu vào ngực trung vệ Materazzi và phải rời sân. Sau đó, Pháp để thua Italia trên loạt đấu súng cân não.
180607_104327_294.jpg

Cú "thiết đầu công" của Zidane đã đi vào lịch sử FIFA World Cup. Tranh cãi ở chỗ nhiều người tỏ ra thông cảm với danh thủ người Pháp cho dù đây là hình ảnh xấu xí trong bóng đá. Lý do là ở trận đấu này, trung vệ Materazzi đã có nhiều lời lẽ khích bác, thóa mạ Zizou trên sân cỏ.
5. Bàn thắng bị từ chối của Lampard (2010)
Một trong những sự cố gây tranh cãi nhất ở World Cup 2010 chính là pha lập công không được công nhận của Frank Lampard ở trận đấu thuộc vòng 1/8 với ĐT Đức. Cựu tiền vệ Chelsea đã thực hiện cú sút xa đưa bóng dội xà ngang và đi qua vạch cầu môn. Nhưng sau đó, bóng lại dội ra ngoài. Do không kịp quan sát tình huống nên trọng tài đã không công nhận bàn thắng cho ĐT Anh.
180607_104306_351.jpg

Sau sự cố đáng tiếc này, FIFA đã phải áp dụng công nghệ đường biên điện tử ở World Cup 2014. Nhưng với Lampard, bàn thắng của anh vẫn mãi chỉ là sự nuối tiếc.
4. Pha cứu thua nổi tiếng của Suarez (2010)
Một trong những vết nhơ lớn nhất trong sự nghiệp của Suarez có lẽ là tình huống dùng tay phá bóng cứu thua cho tuyển Uruguay ngay trên vạch vôi trong hiệp phụ trận đấu với Ghana tại tứ kết World Cup 2010. Với hành vi này, El Pistolero đã phải nhận thẻ đỏ rời sân, còn Ghana được hưởng phạt đền.
180607_104246_90.jpg

Tuy nhiên, trên chấm 11m, Ghana đã không thể tận dụng cơ hội. Vì vậy, Suarez đã có màn ăn mừng điên cuồng bên ngoài đường biên. Nhờ sự cố này, Uruguay đã thoát thua và sau đó giành chiến thắng trên loạt đấu súng cân não.
3. Sự cố Hàn Quốc (2002)
World Cup 2002 là giải đấu đầu tiên được tổ chức trên 2 quốc gia là Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở giải đấu đó, Hàn Quốc đã tạo nên cơn địa chấn khi giành vé vào tới bán kết. Tuy nhiên, trên hành trình đó, đội bóng xứ sở kim chi đã gây ra quá nhiều tranh cãi liên quan tới các quyết định của trọng tài.
180607_104215_400.jpg

Đặc biệt, ở trận đấu giữa Hàn Quốc và Italia ở vòng 1/8, trọng tài Byron Moreno đã đưa ra rất nhiều quyết định mang tính thiên vị đội chủ nhà. Kết quả, đội bóng xứ sở kim chi đã giành chiến thắng trong hiệp phụ.
2. Bàn thắng ma của Geoff Hurst (1966)
Phút thứ 11 của hiệp phụ trận chung kết World Cup 1966, Alan Ball chuyền bóng để tiền đạo Geoff Hurst xoay người dứt điểm. Bóng đập trúng mép dưới xà ngang và bật xuống, trước khi một hậu vệ Đức phá ra. Sau khi tham khảo ý kiến trợ lý, trọng tài Gottfried Dienst quyết định rằng đó là 1 bàn thắng cho đội chủ nhà, khi ngay cả các khán giả xem truyền hình cũng không chắc bóng đã qua vạch vôi chưa.
180607_104148_669.png

Những CĐV người Anh ngồi ở vị trí thuận lợi khẳng định bóng đã qua vạch vôi. Người Đức cho rằng bóng chỉ ngang vạch vôi, và bóng chưa đi qua hoàn toàn vạch vôi để tạo thành 1 bàn thắng theo luật. Sau này, một cuộc nghiên cứu của đại học Oxford chỉ ra rằng, bóng còn phải lăn 6cm nữa mới hoàn toàn qua vạch vôi.
Kết quả cuối cùng, Anh thắng Đức 4-2 sau 120 phút thi đấu. Geoff Hurst là người hùng ở trận đấu này với một hat-trick (18', 101' và 120').
1. Bàn tay của Chúa (1986)
Ở trận tứ kết World Cup 1986 giữa Anh và Argentin, khi tỉ số đang là 0-0, phút thứ 51, từ một pha phá bóng của một cầu thủ ĐT Anh, Diego Maradona băng lên tranh bóng với thủ môn Peter Shilton, do chiều cao hạn chế hơn nên anh quyết định dùng tay đập bóng vào lưới trước sự sững sờ của toàn bộ hơn 114.000 khán giả và thậm chí là cả đồng đội. Không ngờ trọng tài lại công nhận bàn thắng trên.
180607_104032_252.jpg

Ngay lập tức các cầu thủ ĐT Anh chạy lại bao vây trọng tài và phản ứng quyết liệt. Trong buổi họp báo sau trận đấu, khi được phóng viên hỏi về bàn về bàn thắng của mình, ông đã thốt ra một câu nói rất nổi tiếng: "Tôi đã ghi bàn bằng cái đầu của tôi và bàn tay của Chúa".
 
Back
Bên trên