Tin tức Tư vấn thiết kế mặt bằng căn hộ chung cư cao tầng

songnam1986

Thành Viên [LV 0]
Tư vấn thiết kế được xem là một trong những bước quan trọng nhất của công trình xây dựng. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa càng phát triển nên các căn hộ chung cư cao tầng được mọc lên như nấm tại các thành phố lớn.

Để có được một mặt bằng vừa phù hợp với cảnh quan xung quanh vừa phải có tính thẩm mỹ cao thì sự đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật đều phải hết sức chặt chẽ và cụ thể, từ đó đem lại giá trị sống cho dân cư. Có 04 kiểu dạng hình bố trí khi tư vấn thiết kế mặt bằng cho căn hộ chung cư cao tầng.

1. Tư vấn thiết kế dạng hành lang

Gồm hai biến thể hành lang giữa và hành lang bên. Trong đó, dạng hành lang giữa có cấu trúc của các căn hộ chạy dọc theo một trục hành lang ở chính giữa. Tuy nhiên, dạng này chỉ dung cho các chung cư tiêu chuẩn thấp.

Ưu điểm: Giá thành xây dựng rẻ, kết cấu đơn giản, dễ thi công.

Nhược điểm: Khả năng thông gió trực tiếp kém. Ngoài ra, hướng mở của các chức năng bếp, vệ sinh thường ở phía hành lang nên thường ảnh hưởng đến vấn đề thông gió.

2. Tư vấn thiết kế dạng tháp

Trước đây vào những năm 1980. Hình dáng mặt bằng của chung cư cao tầng dạng tháp và dạng hành lang giống nhau tương đối. Hành lang là lối đi chính để lên xuống, mỗi tầng có thể có đến mười mấy căn hộ, về sau số lượng căn hộ giảm xuống còn 6 đến 8 căn hộ chung cư một lõi thang hoặc ít hơn, 4 hộ/lõi thang.

Ưu điểm: Bố cục của mặt bằng có thể kiểm soát khả năng lấy ánh sáng từ mặt trời.

Nhược điểm: Hình dáng căn hộ của cùng một mặt bằng không đồng đều, điều này khiến những căn hộ có diện tích càng lớn càng khó lấy sáng.

-----------------------------------
Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769861168

Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM - Tel: + (84.28) 3848 4995
Email: [email protected]
Web: songnam.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Song Nam đã không ngừng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ công tác thiết kế, thi công nội thất bao gồm: Phòng thiết kế, Xưởng mộc và trang trí nội thất, kho vật liệu xây dựng, các đội thi công ...

Tiếp sau công tác thi công xây dựng công trình, chúng tôi còn thực hiện công tác thiết kế và thi công trọn gói trang trí nội thất cho biệt thự, nhà ở, căn hộ, shop, trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn.

Song Nam đã không ngừng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ công tác thiết kế, thi công nội thất bao gồm: Phòng thiết kế, Xưởng mộc và trang trí nội thất, kho vật liệu xây dựng, các đội thi công ...

Với đội ngũ tư vấn thiết kế, kiến trúc sư, họa sỹ, họa viên đã thiết kế các công trình từ nhà ở, cửa hàng cho đến văn phòng, căn hộ chung cư, ... Đội ngũ kiến trúc sư được đào tạo chính quy, được bổ sung kiến thức qua các chuyến đi học tập, tham quan nước ngoài; cùng lực lượng công nhân xây dựng cơ hữu được tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện chu đáo theo hướng chuyên môn hóa cao, được giáo dục thường xuyên về ý thức chất lượng công trình, kỹ thuật và an toàn lao động.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cây xanh đô thị được nói đến nhiều nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ. Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như công viên cây xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly… sẽ khai thác được tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị.

Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị

Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.

Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.

Thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau.

Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng mươi năm gần đây trong giới thiết kế và các công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển.

Công viên là một phần không thể thiếu trong các thành phố lớn, đây là những mảng xanh của thành phố, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành phần tất yếu của công viên là cây xanh. Nhưng cây xanh không là chưa đủ để tạo nên một công viên vừa xanh mát vừa hữu dụng cho các hoạt động của con người. Đây là lúc cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên.

Để thiết kế nên một cảnh quan công viên là điều không hề đơn giản. Chúng ta cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên. Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.
 
Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/2000 là gì?

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là quá trình làm cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch 1/2000 gồm: bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, quy hoạch giao thông.

Giai đoạn này thực chất là quy hoạch mang tính định hướng cho cả khu đô thị (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch….) với mục đích quản lý xây dựng.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ...)

Trong giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất cứ công trình kiến trúc cụ thể nào.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 do cơ quan nào thực hiện?

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực, nếu các dự án mới ở các khu vực cho quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải thực hiện.

Sau khi quy hoạch của dự án được phê duyệt thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực đô thị đó.

Quy hoạch 1/2000 khác quy hoạch 1/500 ở điểm nào?

Khái niệm

Quy hoạch 1/2000: Giai đoạn 1 trong quy hoạch.

Đây là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Quy hoạch 1/2000 cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/500: Giai đoạn 2 trong quy hoạch.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể.

Nội dung

Đối với quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

Còn quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…

Người thực hiện đối với quy hoạch 1/2000 là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư. Còn người thực hiện ở quy hoạch 1/500 là chủ đầu tư.

Mục đích

Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị. Còn quy hoạch chi tiết 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Để các bước trong thiết kế nhà xưởng diễn ra theo quy trình và chất lượng cần phải có chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm.​

Vì nó đòi hỏi phải tính toán bố cục, phối trí các chức năng, hồ sơ kết cấu, bê tông cốt thép, phương án công nghệ…

Thi công nhà máy bia Sapporo


Thi công nhà máy bia Sapporo

Có 2 bước căn bản để thực hiện thiết kế nhà xưởng:

Bước 1: Thiết kế cơ sở. Bước này bao gồm thuyết minh và hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung tóm tắt địa điểm xây dựng , phương án thiết kế, tổng mặt bằng công trình, phương án tuyến công trình đối với các công trình xây dựng theo tuyến, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình, kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án vỡi hạ tầng kỹ thuật của khu vực bên ngoài nhà xưởng.

Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình nhà xưởng. Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo định. Tạo danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng khi thiết kế nhà xưởng.

Về phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến. Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ của mỗi xưởng. Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc. Và bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.

Tư vấn thiết kế nhà máy Woodpellet


Tư vấn thiết kế nhà máy Woodpellet

Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Ngoài ra, thiết kế nhà xưởng có 3 tiêu chí quan trọng mà khách hàng cần chú ý:

Đầu tiên. Bố trí tổng mặt bằng phù hợp với sơ đồ công nghệ hiện tại và kế hoạch mở rộng của chủ đầu tư hoặc phân kỳ đầu tư của dự án.

Thứ 2. Am hiểu vật tư và lựa chọn phù hợp với từng đặc điểm của nhà xưởng để sản xuất : Như nhà xưởng sản xuất thuốc, thực phẩm và nhà xưởng sản xuất sơn, cơ khí.
Cuối cùng. Luôn thực hiện tính toán nhiều sơ đồ tính, nhưng chọn ra phương án hợp lý nhất về tiết kiệm và phù hợp nhu cầu sử dụng thiết kế xưởng.
 
Trước hết, cần phải hiểu Quản lý dự án (Project Management – PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

Xem chi tiết: songnam.net/quan-ly-du-an-cung-la-mot-nghe
 
Thiết kế kiến trúc cảnh quan “Landscape Architecture” là một lĩnh vực chuyên môn khoa học tổng hợp ứng dụng các nguyên lý về khoa học và nghệ thuật, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa…) nhằm giải quyết những vấn để tổ chức môi trường nghỉ ngơi — giải trí, thiết lập và cải tạo môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc nhằm mang lại mối quan hệ tổng hòa giữa Thiên nhiên — Con người — Kiến trúc.

Các nhà hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan ứng dụng kỹ năng, kỹ tuật và sáng tạo, khoa học, các hiểu biết về chính trị và văn hóa xã hội trong việc bố trí có ý đồ cho các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt trái đất, trong đó có sự quan tâm tới việc quản lý và bảo tồn nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo. Các giá trị môi trường sẽ đáp ứng các mục đích công năng, thẩm mỹ, an toàn và hưởng thụ cho con người.

Thiết kế kiến trúc cảnh quan chính là những không gian bên ngoài công trình kiến trúc nhằm phục vụ cho nhu cầu tất yếu và ngày càng cao của con người và xã hội. Con người không chỉ còn quan tâm đến vấn đề phát triển công trình kiến trúc cũng như nội thất tiện nghi bên trong công trình, việc hình thành các không gian cảnh quan ngoài nhà nhằm tạo lập một tổng thể công trình hoàn mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, ngành Kiến trúc cảnh quan đang ngày càng được quan tâm của toàn xã hội.

Liên hệ Tư vấn thiết kế:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
Hotline: + 84 769 861 168
Điện thoại: + (84.28) 3848 4995
Email: [email protected]
Website: songnam.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tư vấn giám sát ( TVGS ) công trình xây dựng có nhiệm vụ chính là giúp chủ đầu tư giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường trong thi công xây dựng công trình theo nhiệm vụ thỏa thuận với chủ đầu tư trong hợp đồng kinh tế. Chủ thể tư vấn giám sát không trực tiếp làm ra sản phẩm công trình xây dựng, nhưng lại là một nhân tố quan trọng quyết định việc kiểm soát chất lượng của một công trình xây dựng.


Chưa bám sát hiện trường


Thực trạng công tác tư vấn giám sát trong nước hiện nay đang còn tồn tại nhiều bất cập ở các khâu đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, mức thu nhập, năng lực chuyên môn, quyền hạn và trách nhiệm trong công việc, xử lý vi phạm đối với các hành vi tiêu cực.


Architectural



Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn giám sát chưa đồng đều, nhất là kiến thức chuyên môn đối với các hạng mục công việc có tính chất kỹ thuật phức tạp. Công tác đào tạo trong việc hành nghề hoạt động xây dựng nói chung hiện nay tại một số tổ chức chưa tốt, hoạt động mang tính hình thức còn nặng về lợi nhuận, không chú trọng vào công tác chất lượng đào tạo.

Công tác cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát được giao cho các địa phương thực hiện, tuy nhiên việc quy định điều kiện để cấp chứng chỉ còn hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để đảm bảo người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề. Hệ thống đăng tải thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn giám sát mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa vận hành hiệu quả.


Việc đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, trong nhiều trường hợp tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án.


Một số tổ chức, cá nhân ( TVGS ) chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định, cá biệt có trường hợp còn phụ thuộc vào chủ đầu tư và nhà thầu dẫn đến không thể nâng cao vai trò trách nhiệm trong công việc.


Mức thu nhập thực nhận đối với những cá nhân tham gia công tác ( TVGS ) đang còn thấp, chưa tương xứng khi làm việc trong lĩnh vực “nhạy cảm” này. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận đội ngũ ( TVGS ) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ở một số trường hợp còn có hành vi tiêu cực, thông đồng, thỏa thuận với nhà thầu thi công làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công và xây dựng công trình.


Chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát chưa được quy định cụ thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm, do đó làm giảm tính răn đe và hiệu lực quản lý của pháp luật đối với hoạt động ( TVGS ).
 

Đính kèm

  • banner.png
    banner.png
    190.2 KB · Xem: 78
Chỉnh sửa lần cuối:
Quy định rõ hành vi vi phạm

Để hạn chế những tồn tại, bất cập nêu trên, bài viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước với hoạt động tư vấn giám sát ( TVGS ).

1. Cơ quản quản lý nhà nước cần hoàn thiện và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử quản lý cơ sở dữ liệu về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TVGS, kể cả nhà thầu và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm thông tin về chữ ký cá nhân, hồ sơ lý lịch, quá trình học tập và công tác, vi phạm pháp luật, kỷ luật, khen thưởng của cá nhân hành nghề tư vấn giám sát; thông tin về năng lực của tổ chức hành nghề TVGS…)

tư vấn giám sát


Yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải bắt buộc đăng ký trước khi tham gia hành nghề tư vấn giám sát. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để các chủ đầu tư căn cứ kiểm tra thông tin và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp thực hiện công tác tư vấn giám sát.

2. Cần quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn giám sát, từ đó ban hành chế tài xử lý vi phạm cụ thể, trong đó quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt đủ mạnh (bao gồm phạt tiền, cấm hành nghề, các trường hợp xử lý hình sự đối với tổ chức, cá nhân TVGS) và có biện pháp tổ chức thực hiện nghiêm để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát công trình xây dựng.

3. Có cơ chế thích hợp như khen thưởng, ưu tiên nhận thầu… để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát thực hiện tốt quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình; thực hiện giám sát các công trình đạt chất lượng cao.

4. Điều chỉnh lại định mức chi phí cho công tác tư vấn giám sát. Hiện nay chi phí tư vấn giám sát cho các dự án được thực hiện giám sát bởi các đơn vị tư vấn trong nước, nhất là công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách phần lớn được thực hiện theo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009. Nhìn chung mức thu nhập của các cá nhân tham gia công tác giám sát còn thấp, dẫn đến phát sinh các hiện tượng tiêu cực. Nên đối với lĩnh vực TVGS cần tăng định mức chi phí.

5. Tăng cường rà soát, kiểm tra công tác đào tạo TVGS. Đổi mới việc cấp chứng chỉ hành nghề theo hướng tổ chức sát hạch để công tác cấp chứng chỉ hành nghề đảm bảo thực chất và tránh tiêu cực.

Để giải quyết được những vấn nêu trên, cần sửa đổi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng… để trình Chính ban hành và ban hành theo thẩm quyền và sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động TVGS trong hoạt động xây dựng hiện nay.
 
Khác với báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung tư vấn đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần: thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế kiến trúc tiếp theo

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÀ GÌ?


Căn cứ theo Khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, khái niệm của dự án đầu tư xây dựng được giải thích như sau: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình, nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng của công trình, dịch vụ hoặc sản phẩm trong thời hạn, chi phí xác định.

Ở giai đoạn chuẩn bị, dự án đầu tư xây dựng cần được thể hiện qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hay Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Trong đó, hoạt động xây dựng sẽ gồm các công việc theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 gồm:

– Khảo sát xây dựng;
– Thiết kế xây dựng;
– Lập quy hoạch xây dựng;
– Thi công xây dựng;
– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Giám sát xây dựng;
– Quản lý dự án;
– Lựa chọn nhà thầu;
– Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì;
– Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.


Dự án đầu tư xây dựng là gì?


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


Về nguồn vốn:

Khi đầu tư xây dựng công trình, trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn cũng có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

Thời gian đầu tư:

Thời gian đầu tư thường tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư.
 
Quy trình thiết kế “đường 1 chiều”

Dự án bắt đầu khi chủ đầu tư gặp kiến trúc sư (KTS) thảo luận về mục tiêu của dự án, đặt ra các yêu cầu về công năng, không gian… KTS tiến hành phác thảo mặt bằng, phối cảnh, và khi đã được chủ đầu tư đồng ý, phát triển thành thiết kế cơ sở. Sau khi được thẩm định, việc phát triển kỹ thuật và chuyên sâu hơn bắt đầu được thực hiện với sự tham gia của kỹ sư và họa viên. Nhiều nội dung trong thiết kế cơ sở như hướng tuyến công trình, giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình, phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình … có quyết định rất lớn đến các giải pháp kỹ thuật, đi đôi với vấn đề hiệu năng, vận hành công trình, hiệu quả và chi phí đầu tư.

Tuy nhiên, các kỹ sư được giao “đề bài” từ KTS như một việc đã rồi, miễn sao đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, ít khi có cơ hội trao đổi ý kiến, so sánh giữa các giải pháp nhằm chọn ra một thiết kế tối ưu. Việc tối ưu hóa, nếu có, chỉ được gói gọn trong phạm vi, thẩm quyền chuyên môn của mỗi kỹ sư (ví dụ tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng, hệ thống HVAC…). Khi tối ưu hóa ở phạm vi từng hệ thống biệt lập như vậy, dự án thường sẽ gặp phải vấn đề là: muốn hiệu suất (efficiency) càng cao thì chi phí đầu tư càng cao. Đến đây, do áp lực về thời gian, tiến độ và ngân sách, các mục tiêu tối ưu hóa về hiệu năng, nếu có, thường sẽ bị cắt bỏ hoặc thực hiện không triệt để.

Chưa hết, toàn bộ quá trình thiết kế từ cơ sở đến kỹ thuật đều ít khi có sự trao đổi ý kiến với các đơn vị nhà thầu, thi công (lúc này có thể còn chưa được xác định). Đến khi thi công thực tế, các xung đột về tiến độ, khả năng thi công, ngân sách … càng khiến các giải pháp tối ưu hóa về hiệu năng rơi vào nhóm bị loại bỏ đầu tiên.

Việc tối ưu hóa, thay vì chỉ được thực hiện biệt lập ở từng hệ thống riêng lẻ, nên được thực hiện từ các bước thiết kế cơ sở, với nhận thức rằng mỗi quyết định thiết kế ở một hệ thống sẽ ảnh hưởng đến khả năng tối ưu ở các hệ thống khác. Ví dụ, khi lựa chọn hướng tuyến của công trình, một loạt câu hỏi sẽ được đưa ra thảo luận với các kỹ sư trong đội dự án, như:

  • Việc lấy sáng tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Việc thiết kế cửa sổ và lựa chọn vật liệu kính sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Nhu cầu làm mát sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Từ đó ảnh hưởng như thế nào đến quy mô, thiết kế và chi phí hệ thống HVAC? v.v.
interconnectedness.png

Hình 1

Các hệ thống có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau trong một thể thống nhất. Các giải pháp tối ưu hóa cần được xét từ góc nhìn tổng thể công trình. Việc tối ưu hóa biệt lập từng hệ thống sẽ nhanh chóng gặp phải trở ngại về ngân sách, vì muốn hiệu suất càng cao thì chi phí đầu tư càng cao.
Nếu quá trình thiết kế có sự trao đổi ý kiến và đóng góp của nhà thầu, sẽ làm giảm xác suất xảy ra xung đột, dẫn đến thay đổi thiết kế, tăng chi phí, khi đó các giải pháp tối ưu hóa thiết kế sẽ dễ được thực thi theo tiết độ và ngân sách.
Đúc kết từ các kinh nghiệm thực tế, một quy trình thiết kế mới đã được hình thành và dần phổ biến với các đội dự án mong muốn triển khai thành công các dự án công trình xanh vừa đạt hiệu năng cao vừa đảm bảo yêu cầu về tiến độ và ngân sách. Đó là quy trình thiết kế tích hợp (Integrative design process).
 
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Để đạt được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà công tác giám sát được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất và có ý nghĩa quyết định.

Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong những hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi kiểm lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng đảm bảo công trình được giám sát toàn diện giúp bảo đảm chất lượng công trình mục tiêu xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giám sát thi công xây dựng công trình và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Quy trình giám sát thi công xây dựng đóng vai trò cốt lõi của một công trình, về cả chất lượng, mục tiêu và hiệu quả sử dụng sau này. Người làm vị trí giám sát thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như vấn đề an toàn cho người lao động. Đây phải là những kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình gồm một số bước cơ bản như:

Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế: Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.

Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công: Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sửa, nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.

Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công: Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.

thiet-ke-xay-dung-gom-nhung-gi.jpg


Giám sát từng hạng mục xây dựng: Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.

Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

Đảm bảo tiến độ xây dựng: Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Quản lý giá thành xây dựng: Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.

Báo cáo định kỳ: Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư. Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.

Nghiệm thu hạng mục xây dựng và toàn bộ công trình: Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng…

Thời gian qua, một số công trình quan trọng cấp Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư, cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Mô hình này là một dạng ở cấp Quốc gia của quy trình nêu trên.

Giải pháp giám sát hữu hiệu, đảm bảo chất lượng công trình

Trong những năm gần đây, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, nhất là các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng đã được các cấp, các ngành, chủ thể trong hoạt động xây dựng tích cực triển khai thực hiện thông qua việc kiểm tra công tác kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Hàng năm, có từ 40.000-50.000 các công trình được thi công xây dựng trên khắp cả nước; theo số liệu thống kê năm 2019 của các địa phương và các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các cơ quan chuyên môn về xây dựng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trên 35.000 công trình. Quá trình kiểm tra đã phát hiện ra nhiều tồn tại về chất lượng và yêu cầu Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng khắc phục trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Về cơ bản, chất lượng công trình xây dựng đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn một số ít các công trình, chủ đầu tư không thực hiện việc báo cáo thông tin, báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng có ý kiến chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định, chất lượng công trình thấp, xuống cấp nhanh như cử tri tỉnh Bến Tre phản ảnh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình chưa cao; các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe; công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa chặt chẽ.

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc Hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020; đồng thời đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật này, trong đó có những nội dung quy định cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng; nâng cao chế tài xử lý vi phạm đối với các hành vi không chấp hành các quy định của pháp luật, tự ý đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đồng thời tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng.

quy-trinh-giam-sat-doi-voi-viec-dam-bao-chat-luong-cong-trinh-xay-dung
 
Back
Bên trên