Nhiệt ẩn, nhiệt hiện là

dạ mấy anh chị có thể giải thích ngắn gọn về khái niệm nhiệt ẩn, nhiệt hiện được không ạ. Tại em đọc cái cái khái niệm trên mạng em không hiểu ạ
Mình cố gắng giải thích cho Bạn bằng những ngôn từ dân dã và nôm na nhất, nhưng vì đây là những Khái niệm Kỹ thuật, nên phải với điều kiện là Bạn cũng phải biết hay tìm hiểu để biết sơ về nó.
Cái nền tảng đầu tiên mà Bạn phải có là biết về Năng lượng và hiểu rằng Nhiệt là 1 Dạng của Năng lượng.
Điều tiếp theo là Bạn phải hiểu rằng, mỗi quá trình Vật lý xảy ra thường đi kèm với 1 Định lượng biến đổi của Năng lượng từ dạng này sang dạng khác, hay là không thay đổi dạng nhưng lại truyền từ Vật/Đối tượng này sang Vật/Đối tượng khác, từ thí dụ như là từ Cơ năng thành Nhiệt năng hay là Nhiệt năng truyền từ Vật nóng hơn sang Vật lạnh hơn...
Đối với các chất khí như (Hỗn hợp) Không khí (có chứa hơi ẩm) luôn có hàm chứa Nhiệt năng (Nội năng=Enthalpy còn gọi là Hàm nhiệt của Chất khí - là Nhiệt năng chứa trong 1 Đơn vị Khối lượng của Không khí), mỗi khi có quá trình trao đổi Trạng thái Vật lý thường kèm theo thay đổi về các Thông số quá trình Enthalpy cùng với Nhiệt độ và Độ ẩm của nó.
Và người ta chia Nhiệt hàm Q của Chất khí, cụ thể ở đây là Không khí, ra làm 2 Thành phần:
1- Nhiệt hiện Qs Sensible là Thành phần của Nhiệt hàm (chỉ) thay đổi theo Nhiệt độ t (oC) của Không khí.
2- Nhiệt ẩn Ql Latent là Thành phần của Nhiệt hàm (chỉ) thay đổi theo Độ ẩm của không khí, chính xác là Độ chứa hơi nước d (g nước/kg không khí khô)
Cố gắng giải thích sơ bộ như vậy. Có thể chưa chuẩn xác lắm
Mong rằng Bạn có thể dễ hiểu hơn cho Bạn.
Chúc Bạn tinh tấn
 
dạ mấy anh chị có thể giải thích ngắn gọn về khái niệm nhiệt ẩn, nhiệt hiện được không ạ. Tại em đọc cái cái khái niệm trên mạng em không hiểu ạ
Nhiệt hiện, nhiệt ẩn là kiến thức cơ bản và quan trọng nhất với kỹ sư nhiệt, chi tiết như bác Alone160162 đã giải thích, còn hình ảnh hơn thì có thể lấy việc đun nước làm ví dụ.
Khi đun nước sẽ trải qua 2 giai đoạn:
- GD1: lnhiệt độ nước tăng dần đến nhiệt độ sôi (100oC), cái này do tác dụng của nhiệt hiện (làm thay đổi nhiệt độ cảm nhận của vật chất hay nói đơn giản là cảm giác nóng/ lạnh).
- GD2: bay hơi. Giai đoạn này nước vẫn được cấp năng lượng (bếp đun) nhưng nhiệt độ nước không đổi (100 oC) và bắt đầu bay hơi mãnh liệt, cái này gọi là nhiệt ẩn (đặc trưng cho năng lượng cần để chất lỏng bay hơi). Thực tế không cần phải đun thì nước vẫn bay hơi nhưng lấy ví dụ này cho dễ hình dung.
Kết luận,
- Nhiệt hiện (nhìn thấy/ cảm thấy được) là năng lượng làm thay đổi nhiệt độ vật chất.
- Nhiệt ẩn (không nhìn thấy/ không cảm thấy được) là năng lượng làm cho vật chất bay hơi hay thay đổi độ ẩm.
 
Back
Bên trên