CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

canon

HVACR Staff
Chào tất cả AE!
Mình xin đại diện cho box Đ-ĐK mở topic này. Đ-ĐK là một thành phần rất quan trọng trong hệ thống HVACR, người ta ngày càng yêu cầu tối đa sự tiện nghi, \"thông minh\" của hệ thống do vậy trách nhiệm của mãng Đ-ĐK ngày càng cao. Nhưng không phải cứ bất kì anh KS điều khiển nào cũng có thể làm đk cho HVAC, bởi một lý do đơn giản là anh KS này đâu có được học HVAC kéo theo là ảnh chả hiểu gì để điều khiển. Do vậy những KS điều khiển như bọn tớ khi vào làm cho HVAC phải mất ít nhất vài năm mới có thể thiết kế, thi công cho nó.

Mình mong rằng box Đ-ĐK trong diễn đàn này sẽ giúp hai chuyên ngành HVAC và Đ-ĐK xích lại gần nhau. Giảm thời gian khi ae điện nghiên cứu HVAC. Giảm thời gian ae HVAC tìm hiểu về ĐK.

Và từ bây giờ, trong luồng này mời tất cả các AE có quan tâm đến vấn đề nêu trên chúng ta đóng góp cho box Đ-ĐK theo các ý sau:

- Đặt hàng các bài viết mang tính chất nghiên cứu.
- Cập nhật thêm nhiều thông tin sản phẩm mới.
- Tích cực giải thích về Đ-ĐK cho các ae HVAC.
- ......
Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến.
Chúc vui!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Thực ra có rất nhiều điều hay trong điện - điều khiển. Chẳng qua là chúng ta chưa bao giờ nghĩ về điều khiển một cách nghiêm túc mà thôi!
Với mạch điện dùng các relay trung gian, bạn có thể làm khá nhiều việc nhưng số relay tăng lên rất nhiều. Với việc điều khiển điện tử, bạn giảm kích thước rất nhiều, tính năng hiện đại hơn, tiện nghi hơn!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Anh em HVACR thân mến!
Chúng ta đều biết điện - điện tử điều khiển là thành phần cực kỳ quan trọng trong bất kỳ hệ thống nào.
Đối với hệ thống lạnh và nhiệt thì hệ thống điều khiển tự động mà nhất là điều khiển tự động bảo vệ là vô cùng quan trọng.
Hiện nay theo mình thấy kỹ sư nhiệt lạnh chúng ta phần lớn đi sâu vào phần cơ chứ ít nghiên cứu về phần điều khiển tự động hệ thống. Đây là một thiệt thòi hay nói đúng hơn là thiếu sót.
Điều khiển tự động thông qua mạch điện với các thiết bị như rơ le, contacto,... đã gần như lạc hậu so với hiện tại. Mạch điện quá phức tạp, rắc rối, chằng chịch...khó kiểm soát, khó sữa chữa khi hỏng hóc. Các thiết bị dễ bị hư tiếp điểm do đóng ngắt cơ khí.
Do đó hiện nay người ta thường sử dụng PLC để điều khiển tự động cho hệ thống lạnh và các hệ thống khác.
Điểm của PLC là tính ổn định cao, nhỏ gọn, có khả năng lập trình được do đó khả năng tự động hoá rất cao.
Vấn đề ở đây là chúng ta phải học cách lập trình cho PLC, cách kết nối thiết bị và các phụ kiện. Vấn đề này không phải đơn giản vì mỗi loại PLC có cách lập trình cũng sử kết nối riêng đòi hỏi chúng ta phải tìm tòi nghiên cứu.
Tuy nhiên mình tin rằng đây cũng là một mảng để chúng ta quan tâm phát triển, nếu chịu khó đầu tư thì lợi ích mang lại là không nhỏ.
Phải lấy lại mảnh đất này từ tay của dân điện-điện tử.
Chúc anh em thành công
Chào thân ái!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

HI nguyen Phi hung,

- Rất cảm ơn sự quan tâm của bác cho topic này. Mình có vài ý muốn trao đổi thêm với bác và các ae quan tâm vấn đề này.
- Trong chuyên ngành ĐK mình tạm chia thành hai khối:
1. Nghiên cứu đối tượng điều khiển: Robot, máy công cụ, HVAC, truyền thông.....
2. NGhiên cứu các phương tiện điều khiển: Thiết kế mạch, PLC, PLD, DDC, Controller, máy tính.
- Cái mà dân điều khiển được học nhiều trong trường là số 2. Ra đi làm đụng môi trường nào thì mới nghiên cứu cái số 1. Và cái số 1 là lĩnh vực của chuyên môn khác ( cơ khí, HVAC,xây dựng,...)do vậy nghiên cứu để hiểu thôi cũng không đơn giản bởi vì không có kiến thức căn bản. Đa số dân điều khiển muốn hiểu hệ thống thì phải lăn lộn 2-3 năm đó.
- Việc bạn đề cập đến PLC khá lý thú, những điều bạn nói trong giới đk đã trải qua khá lâu. PLC ra đời ban đầu để phục vụ cho các bác điện cơ, giúp cho các bác này nhét các mạch relay vào ( thấy cách lập trình của nó giống không) Tiếp sau đó là các bác cơ khí nhét các cơ cấu quá trình vào, các bác này chỉ cần học PLC 1 thời gian rất ngắn là có thể lập trình PLC một cách trơn tru. Và đến giờ vẫn còn nhiều bác cơ khí lập trình PLC cho máy công cụ đó. Nói như thế không có nghĩa là dân cơ khí thông thạo hệ thống sẽ lập trình tốt. PLC ngày càng phát triển chúng không dừng lại ở những chương trình On/off, tuần tự nữa. PLC ngày càng tích hợp cao hơn, được nhúng các thuật toán thông minh. Và đến lúc này thì các bác cơ khí phải bó tay trước những thuật toán như PID, Fuzy...thế là các bác cơ khí nhiều kinh nghiệm phải ngồi lại đặt yêu cầu cho dân đk làm.

- Vấn đề đặt ra là chuyên môn hóa + phối hợp. Dân ĐK bọn mình chắc hiếm ai không biết điều khiển nhiệt từ điện trở. Nhưng bảo sử dụng cây điện trở ấy để khử ẩm cho 1 phòng thì bó tay. Bởi có biết mối quan hệ nhiệt/ẩm ra làm sao đâu. Đến đây thì phải cần nghe sự giải thích và đặt yêu cầu của các bác HVAC rồi.
- Việc các bác HVAC mà nghiên cứu cả PLC để lập trình cho nó thì rất tốt. NHưng các bác sẽ gặp vô số vấn đề tiếp theo: Xử lý tín hiệu analog, thuật toán, truyền thông...Rồi đến BMS sẽ đụng: mạng, giao thức,...những cái này dân điều khiển chính gốc còn mù mờ nữa đó. Xa hơn tí nữa cơ sở dữ liệu cho HVAC phải có bác IT thì mới ổn.
- Rất nhiều câu hỏi đặt ra: Tại sao lại dùng DDC cho HVAC mà không dùng PLC. Tại sao không dùng Scada cho HVAC mà lại là BMS.
- Một vài dòng trao đổi với bác mong có nhiều ý kiến phản hồi cho vấn đề này. Tất cả nhằm mục đích làm sao cho các hệ thống của chúng ta được tự động hóa với mức độ cao nhất.

Chúc vui.
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Theo tôi phần điện và điều khiển là phần quá lớn cho một chuyên mục của một diễn đàn. Bản thân điện là một ngành học lớn. Việc tính toán các thông số điện rất chi li không khác gì các hệ thống khác như HVAC và Plumbing,...
Về điều khiển thì có rất nhiều vấn đề để các bạn có thể nêu câu hỏi. Tôi xin ví dụ các bạn có thể hỏi có 2 bơm nước 1 chạy, 1 dự phòng nhưng vận hành theo kiểu bơm A chạy, bơm B nghỉ. Sau đó thì bơm B chạy và bơm A nghỉ. Vậy thì làm các nào để cho giá thành hợp lý nhất mà vẫn hoạt động tốt.
Thực tế qua quan sát ở diễn đàn, các bạn hỏi những điều rất cao siêu như thuật ngữ chẳng hạn mà ít đặt các câu hỏi về giải pháp. Một diễn đàn chỉ có thể phát huy tác dụng của nó nếu nó đề ra được các giải pháp tốt cho các bạn.
Ngoài ra, việc tính toán các thông số của hệ thống điện hình như các bạn cũng không chuẩn bị tốt. Tối đã từng nêu một vấn đề rất thực tế trong thi công là phải dùng cáp điện nào, vì sao mà hình như các bạn xem vấn đề đó rất nhẹ.
Do vậy, để anh em có thể tham gia góp ý tìm giải pháp, các bạn cần phải nêu vấn đề một cách cụ thể rõ ràng.
Tôi thấy, các anh em đều rất thích thú với BMS và coi nó như một cái gì đó tuyệt đối tuyệt vời. Thực ra nếu phân tích kỹ thì BMS cũng như các thiết bị của nó cũng là một hệ thống điều khiển dựa trên đường truyền ổn định mà thôi. Khái niệm hệ BACnet, hệ C-Bus, MODBUS, EIB, LONwork,... chỉ mang tính chất truyền thông. Chúng là cơ sở để thiết lập các RTU (Remote Terminal Unit) cần thiết cho hệ thống điều khiển mà thôi. Đây là những khái niệm. Tối mong các bạn hỏi nhiều tới giải pháp khiển ví dụ việc chỉnh thông số nhiệt độ và độ ẩm thì sensor nào quyết định và phương pháp khiển nên chọn là như thế nào.
Theo tôi nếu có thể, các bạn nên chia phần điện và điều khiển thành các mục sau đây: Các hệ thồng an ninh và truyền thông (như CCTV, điện thoại, MATV, CATV, PA, FA,...), Hệ thống điện, Hệ thống điều khiển thông minh (dành cho các hệ thống BMS, lighting control dành chuyên cho các dạng giao thức như BACnet, Lonwork, EIB,...)
Có như thế, các anh em tham gia diễn đàn mới cởi mở hơn, nêu vấn đề để tìm hiểu sâu sắc hơn.
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Một đặc điểm chung của các diễn đàn hiện nay là cùng nhau thảo luận 1 vấn đề rất cục bộ không mang tính hệ thống. Ví dụ có bạn không biết lắp đặt cảm biến áp suất thì post lên hỏi cách lắp, ae nào biết trả lời vài dòng >>> về lắp >>>xong. Chứ ít ai đề cập và bàn bạc 1 vấn đề mang tính tổng quát để từ đó phân tích cặn kẽ. Điều này làm giảm đi hiệu quả của diễn đàn rất nhiều ( chung tay đóng góp mà ) Và những người tham gia sau rất khó tiếp thu.

Theo mình không nhất thiết là phải có những bài viết chỉnh chu như trên các tạp chí khoa học, cần nhất là các bạn viết ra những gì mình đã biết, đã trãi nghiệm. Cô đọng lại các tài liệu theo hướng ae cần. Và những thành viên như thế trên diễn đàn này không ít nhưng vẫn ít người làm vì lý do gì?

- Không có thời gian.
- KHông có khả năng diễn đạt bằng văn bản.
- Ngại ae chê khen.
- Giữ cho riêng mình.
- Không đi theo hướng thiết kế, lý thuyết nên không tìm hiểu sâu.

Theo mình để chuyên mục Đ-ĐK hay các chuyên mục khác trong diễn đàn phát triển tốt, cần sự đóng góp của các ae. Lập thành 1 nhóm thảo luận mỗi người góp 1 ý sau đó có người tổng hợp lại thành 1 bài viết hoàn chỉnh.

CÓ CHO LÀ CÓ NHẬN.
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Chào các anh chị,:laugh:

Em cũng mới gia nhập diễn đàn và xin góp một vài ý kiến sau:
Nói về lĩnh vực điện điều khiển cho hệ thống HVAC thì bao la không thể nào mà ngồi liệt kê ra cho hết được.
Theo ý kiến của em thì diễn đàn nên chia ra trong phần điện điều khiển nhiều topic con để nội dung được tổng hợp bao quát khi anh em nào cần thì dễ dàng cập nhật.
Ví dụ như: Điều khiển và giám sát hệ thống thông gió; Điều khiển và giám sát hệ thống nước thải; Điều khiển và giám sát hệ thống chiller...
Ngoài ra còn cần có những topic hướng dẫn giải đáp thắc mắc về hệ thống, các loại giao tiếp mạng truyền thông dùng trong HVAC ...
Nhân tiện đây các anh chị nào có tài liệu về BACnet, Modbus, C-bus, J-bus, FLN... cho em xin :cheer:
Xin chân thành góp ý nếu có gì sai xót xin các anh chị tha thứ!!!!:laugh:
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Rất đồng ý với ý kiến của bạn ncd1979. Một diễn đàn mạnh cần phải như thế!
Còn về các chuẩn thì minh không biết bạn muốn mức độ thế nào. Hiện nay các chuẩn truyền thông chia làm nhiều loại. Loại cho công nghiệp và loại cho tòa nhà. Loại cho công nghiệp rất nhiều như MOD-Bus, J-Bus, Profibus,... Loại cho tòa nhà là: BAC-net, Lon-work, EIB,... Một số trang web về chuẩn để bạn tìm hiểu là:
MOD-Bus: http://www.modbus.org/
C-Bus: http://www.cbus-enabled.com/what-cbus.htm
EIB: http://www.knx.org/
BAC-net: http://www.bacnet.org/
Lonwork: http://www.echelon.com/training/
Ngoài ra còn rất nhiều chuẩn truyền thông khác nữa. Bao giờ có dịp gặp nhau, chúng ta sẽ trao đổi về các chuẩn truyền thông này nhiều hơn!
Chúc bạn đạt nhiều thành đạt!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Bây giờ em có một vấn đề nhờ các bác chỉ cho nên bắt đầu như thế nào. Em học về chuyên ngành nhiệt lạnh nên mảng điện điều khiển thì em chẳng biết mù tịt gì cả em chỉ biết là engineering data nó nói thế nào thì em làm thế. Vậy em muốn học thêm để hiểu một cách đơn gian về điều khiển thì nên bắt đầu từ đâu (cụ thể là từ tài liệu nào?). Mong ae chỉ giáo!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Trong HVAC phần quan trọng nhất và làm việc thường xuyên nhất đó chính là động cơ. Do vậy nếu muốn tìm hiểu theo mình nên bắt đầu nghiên cứu động cơ. Phân loại động cơ, các chế độ khởi động....

Và nên bắt đầu từ các mạch relay, contactor, các chế độ bảo vệ.

Tiếp sau nữa là tìm hiểu nguyên lý các loại cảm biến, cơ chế hoạt động của các bộ controller kèm theo. Tín hiệu tương tự ( analog), tín hiệu số ( Digital). Rồi sau nữa là đến thuật toán đk, các chuẩn truyền thông. Những điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp, thiết bị trong muôn trùng sản phẩm hiện nay.

Một điều cốt lõi là \" Xây dựng chế độ hoạt động của hệ thống\" từ cơ sở hiểu hệ thống. Xong phần việc này thì mọi thứ đơn giản hơn bởi vì chỉ việc gắn thiết bị vào thôi.
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Bạn red85_bk ạ!
Theo mình thì bạn nên đọc kỹ các quy trình lạnh, những hiện tượng có thể xảy ra khi vận hành hệ thống điều hòa không khí. Khi đó bạn hãy suy nghĩ xem quy trình vận hành sẽ như thế nào. Khi đã tìn hiểu hết các bước như trên, việc điều khiển với bạn sẽ trở nên lý thú hơn rất nhiều. Tôi xin nói một ví dụ về quy trình nhé.
- Hệ thống chiller với lưu lượng nước là không đổi. Lượng nước này sẽ cấp cho các PAU, AHU, FCU,... hoạt động. Các tải AHU, PAU, FCU sẽ vận hành và sẽ có lúc phải ngừng cấp lạnh. Khi đó lưu lượng nước của hệ chiller sẽ phải thay đổi. Tuy nhiên bơm bạn chọn lại có cột áp và lưu lượng nhất định. Nếu xảy ra trường hợp này, áp lực thành hệ thống sẽ tăng lên rất cao. Vậy làm cách nào để giảm áp lực thành ống xuống?
- Rõ ràng vấn đề tôi nêu ra đây nói lên sự cần thiết phải có hệ By-pass valve trong hệ thống chiller. Tuy nhiên có phải hệ chiller nào cũng cần phải có By-pass Valve?
- Thực ra có một hệ thống chiller 2 vòng sơ cấp và thứ cấp cũng giải quyết hiện tượng này rất ổn!
Vậy xin nói để bạn hiểu rằng bạn nên tìm hiểu rất kỹ hệ thống HVAC và tất cả các khả năng có thể xảy ra của hệ thống trước đã. Sau đó, bạn sẽ thiết lập được quy trình vận hành hệ thống và sau cùng sẽ là các mạch điều khiển. Mạch điều khiển theo cách nói riêng chỉ là \"đầy tớ\" cho hệ thống HVAC của bạn mà thôi. Hệ HVAC được quy trình hoá tốt thì mạch điều khiển sẽ vô cùng tiện dụng đấy bạn ạ! Chúc bạn gặp nhiều thành công nhé!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Chào bạn red85_bk ,

Mình đồng ý với ý kiến của bác canon là bạn nên tìm hiểu về động cơ và mạch điều khiển của nó trước đã. Sau đó bạn mới tìm hiểu làm thế nào hệ thống ĐHKK hoạt động tự động và giám sát được trạng thái của hệ thống ( ví dụ: làm sao biết được nhiệt độ nước cấp hay hồi -> cảm biến nhiệt, làm sao biết trạng thái của bơm nước -> nhờ tiếp điểm khô (dry contact) của tủ điều khiển động cơ....) sau đó còn rất nhiều điều khác nữa...
Vì sao mình không đề cập đến việc phải tìm hiểu qui trình lạnh là do bạn đã học nhiệt lạnh nên rõ hơn mình rồi :cheer:
Thân ái!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

chào tất cả các anh em!
theo quan điểm của bác @nguyenledung từ đầu bài viết "xây dựng cho box điện - điều khiển"
mình thấy rất hợp lý!
khi mà quan tâm đến hệ thống điện-điều khiển thì nó có rất nhiều loại!chỉ nói đơn giản là hệ thống BMS; HOMENET, CCTV, FA (FIRE ALARM)... trong phần M&E là cũng đủ mệt rồi chứ đừng nói tới cái khác!
và điều đặc biệt khi mọi người tham gia vào diễn đàn box điện- điều khiển thì phải có cái kiến thức cơ sở trước đã."có 1 số bác vào hỏi giống như mất căn bản"
- Hiện nay mình đang thi công dự án " Xi reverview palace" thì trong dự án này có sử dụng hệ thống BMS,CCTV,FA,HOMENET,COMMUNICATION... riêng hệ thống FA là cái cực kì phức, khó. mình mất hơn 1 tháng để mà tìm hiểu nguyên lý thiết kế hệ thống này!
theo mình nghĩ thì nên chia theo từng phần mà bàn luận và đưa ra các giải pháp tốt nhất!
- cái chính của diễn đàn là thảo luận,đưa ra giải pháp thi công tối ưu nhất.
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

VÌ diễn đàn này còn khá mới mẻ, box Đ-ĐK còn ít ae tham gia. Vả lại đây là diễn đàn chuyên HVACR nên theo mình trước mắt Box Đ-ĐK nên có định hướng chuyên sâu những vấn đề chuyên HVACR. Những mãng còn lại của Đ-ĐK mình nên gom chung lại.
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Xin chào các bạn!

Mình là thành viên mới, xin có 1 câu hỏi nhỏ: các bạn nào có thể post lên cho các anh em cùng xem SDNL 1 hệ thống điều khiển BMS của bất cứ công trình nào để các anh em cùng phân tích và học hỏi không?

Cám ơn các bạn.
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Chào bạn vv_vv757,

Mình có một cái sơ đồ nguyên lý của một công trình nhỏ post lên cho anh em cùng thảo luận nha :


http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/BMS_SCHEMATIC.pdf
Cái SDNL này là sơ đồ điển hình của Siemens cho Building làm văn phòng cho thuê. Toà nhà này có 13 lầu :eek:hmy: (số xui) nên làm thêm một tầng mái (roof) và 1 hầm (basement) :unsure: . Hệ thống server BMS nằm ở tầng hầm 1, chiller nằm ở tầng mái. Các bộ DDC đặt ở các tầng (bao gồm bộ trung tâm và các bộ mở rộng). Trên tầng mái ngoài tủ DDC cho chiller còn có DDC cho bơm nước cấp (và bơm tăng áp), DDC cho hệ thống tạo áp cầu thang khi có cháy.
Khi nhìn bên phải bản vẽ ta còn thấy hệ thống chiếu sáng tự động Lighting Control. Hệ thống này có thể chiếu sáng theo lịch trình (schedule) hoặc dùng công tắc PSM (Programable Switch Module).
Trên đây là sơ lược hệ thống, mời các bạn cùng thảo luận thêm để mình cùng học hỏi và phát triển.
Thân ái :laugh:
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Bạn ncd1979 oi!

Sao minh mo file cua ban ko dc. Ban up lai nha.

:kiss:
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Hậu quả của BK VN để lại :
- Kỹ sư ra trường chưa làm nên trò trống gì.
- Kỹ sư điện ra trường rồi chưa tkế, chế tạo, lắp đặt hoàn chỉnh cho một cái động cơ 3 pha đổi nối sao - tam giác đơn thuần, thậm chí có em cá bằng kỹ sư điện không đọc nổi ký hiệu trên bản vẽ điện dân dụng ( máy phát, biến áp, thiết bị đóng cắt...) Tôi phỏng vấn tuyển nhân sự cho cty cả trăm em mỗi năm, chả biết nói thế nào với mấy em như vậy.
- Kỹ sư nhiệt lại không học, không làm được việc cấp điện, điều khiển cho máy lạnh chạy !
- Kỹ sư cơ khí lại kém điện, kém nhiệt nên lại thiếu kiến thức về M & E chung.
- Kỹ sư điện thì tịt về lạnh, nhiệt, biết ít về cơ khí.

Vậy khi ra trường làm M & E nói chung gồm rất nhiều thứ gọi là cơ điện lạnh và vv thì làm sao ? Học lại từ đầu và phải có đam mê công nghệ, không ngại khó, ko ngại vất vả và phải biết không sỹ diện hão. Người làm khoa học hay công nghệ nói riêng phải dẹp bỏ tất cả hào nhoáng ban đầu, đi lên từ con bulon, cái bóng đèn và luôn mốn biết thêm về ... phân, nước thải, lumen, Btu/h, Hz, và cuối cùng là phương án tối ưu kỹ thuật, kinh tế.

Kinh nghiệm cá nhân của mình là phải sau khi làm 10 năm, được va nhiều dự án to, mới thấy tự tin và khi đã money.

Thời đại hiện nay có nhiều thuận lợi cho a e làm M & E được cơ hội học ko mất tiền nhiều, thư viện trên mạng miễn phí ( vô giá). Không nên chỉ nghĩ là với cái bằng tốt nghiệp BK của VN đã đủ kiếm ăn. Còn phải học rất nhiều, liên tục và cày như trâu.
Chúc a e M & E năm trâu mạnh như Trâu, kiên nhẫn và thông minh tìm cho mình minh chủ để làm việc, cộng tác, học hỏi.

[email protected]
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Không biết anh pc737 đã già chưa? Thực ra các kỹ sư theo chuyên ngành thì chuyên ngành của họ mà kiếm ăn thôi! Không cần lo quan tâm đến kiến thức ngành khác. Chỉ khi có vấn đề liên quan thì có thể tìm anh bên ngành đó đọc và học hỏi thêm. Tôi thấy nhiều người biết tất cả nhưng thực ra chẳng biết gì cả cũng nhiều lắm đó. Quá trình học ở trường, nếu các anh em nắm được tốt lý thuyết chuyên ngành của mình đã là quý rồi! Ra trường còn phải đi tìm hiểu máy móc trong thực tế mới có cái nhìn cơ bản về lĩnh vực mình đang làm.
Theo tôi đừng đổ lỗi việc học hành của anh em kỹ sư trong nhà trường. Cái quan trọng khi ra trường, anh em có chịu đọc lại những kiến thức mà mình đã học qua để đúc kết chúng lại với điều kiện thực tế làm việc hay không thôi!
Nói chung tôi mong anh chàng pc737 bớt đi một chút sự khắt khe. Chính anh cũng đã từng trải qua giai đoạn giống họ mà thôi!
 
Trả lời: CÙNG ĐÓNG GÓP CHO BOX ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN.

Chào bạn lenguyendung,
Mình còn trẻ thôi, mới U50 mà ( 40,5). Mình phụ trách M & E cho 1 cty của Mỹ từ 10 năm nay, tuyển ks M & E quanh năm nên chán các em ks đã làm 5 7 năm rồi mà vẫn chưa có kinh nghiệm. Sách vở ai cũng có thể mua được nếu có tiền nhưng kiến thức và kinh nghiệm thì không thể mua được.
Mình làm nghề M & E này từ khi tay trắng về HN năm 86 học và kiếm từng đồng đi học, sau đó ra trường thề chỉ làm cho nước ngoài. HIện nay mìnhđã có gia đình con csi đông đúc, mua nhà đất và xe hơi cho gd bằng M & E rồi.
Mong rằng các bạn ks trẻ được cơ hội làm các dự án qui mô to để có kinh nghiệm và cùng nhau trao đổi chân tình trên diễn đàn để cùng tăng thêm thuowng hiệu chung của a e M & E.
Cho dù nghề xây dựng nói chung và M & E nói riêng chỉ đứng thứ 12 trong top 12 nghề hot nhưng mình đảm bảo là bất kỳ kỹ sư M & E nào giỏi đều làm giàu được từ nghề.

Chúc a e M & E luôn yêu nghề và sống đẹp !
PC737.
 
Back
Bên trên