Chọn lưu lượng bơm cho chiller

Anh ơi Anh

Thành Viên [LV 0]
Chào mọi người, e muốn chọn bơm cho chiller nhưng đang không rõ là chọn theo lưu lượng yêu cầu của chiller hay tổng lưu lượng của chiller và tất cả lưu lượng của FCU ạ. Hệ em đang nhắc tới là kín, có 1 bơm kéo cho toàn bộ đường nước lạnh .
Ví dụ như chiller yêu cầu là 50m3/h, tổng các dàn lạnh là 36m3/h,vậy e chọn bơm có lưu lượng là 50 hay 50+36= 86m3/h.
Rất mong được mọi người chỉ dẫn ạ.
 
Chào mọi người, e muốn chọn bơm cho chiller nhưng đang không rõ là chọn theo lưu lượng yêu cầu của chiller hay tổng lưu lượng của chiller và tất cả lưu lượng của FCU ạ. Hệ em đang nhắc tới là kín, có 1 bơm kéo cho toàn bộ đường nước lạnh .
Ví dụ như chiller yêu cầu là 50m3/h, tổng các dàn lạnh là 36m3/h,vậy e chọn bơm có lưu lượng là 50 hay 50+36= 86m3/h.
Rất mong được mọi người chỉ dẫn ạ.
Đã từ lâu rồi mình đã vấp phải câu hỏi này. Mà tìm Tài liệu hướng dẫn cũng không thấy nói.
Và sau khi mày mò cũng như tham vấn nhiều Anh Em và đồng sự, mình rút ra Nhận định sau. Xin trao đổi để (các) Bạn tham khảo nhé
Trong mối tương quan về ngôi vị giữa các Thành phần Đối tượng trong Hệ thống nước lạnh Chiller Plant, thì khi xem xét ta phải dựa trên việc đánh giá xem Đối tượng nào là Chủ thể cần phải được ưu tiên (chính là Đối tượng phục vụ) xem xét.
Ở đây có 2 cặp Đối tượng Thiết bị:
1- Xét cặp Chiller với các Dàn lạnh (AHU/FCU) thì Đối tượng phục vụ chính (Thành phần chủ đạo) là các Dàn lạnh Phụ tải để Sử dụng Lạnh cung cấp cho Yêu cầu TK, còn Chiller chỉ là Thành phần thứ yếu tạo ra lạnh nhằm phục vụ cho Dàn lạnh.
Vì vậy, khi xác định chọn Lưu lượng TK cho HT (LL cho Bơm lạnh) ta sẽ phải chọn theo (Tổng) LL (Danh định) Gahu của tất cả các Dàn lạnh, chứ không phải theo LL Danh định của Chiller Gchiller. Và khi thực hiện chạy thử Hệ thống (Công tác TC Work) cũng phải thực hiện ở Chế độ Dòng chảy Danh định này. Tuy nhiên, trong Trường hợp mà Gía trị Gahu nhỏ hơn Gchiller thì cũng phải đối chiếu và bảo đảm rằng Gahu không được nhỏ hơn Gía trị cực tiểu cho phép của Chiller Gchiller-min.
Cũng cần chú ý hiệu chỉnh lại 1 chút Công suất và Chế độ chạy của Chiller khi mà cho nó vận hành, hoạt động ở Chế độ không phải là (khác với) (Lưu Lượng Danh định) của nó. Và cũng nên tham vấn với Nhà SX Chiller về những khác biệt và những giới hạn cho phép khi làm việc ở Chế độ không Danh định này
2- Xét cặp Chiller với Tháp giải nhiệt Cooling Tower CT: Trong mối tương quan này thì Vai trò có sự thay đổi.
Chiller từ Vị trí thứ yếu lại trở thành quan trọng, và là Đối tượng được phục vụ, trong khi Tháp giải nhiệt phải phục vụ cho nó.
Và như vậy ta sẽ phải chọn Lưu lượng của Mạch giải nhiệt của Hệ thống (LL Bơm giải nhiệt) theo LL Danh định yêu cầu của Chiller, và rồi cũng phải hiệu chỉnh lại Thông số TK, vận hành của Tháp CT theo Gía trị Lưu lượng này
Đến đây chắc Bạn đã thấu hiểu được cách tính và lý do chọn (theo quan điểm của mình) Thông số TK cho Hệ thống Chiller Plant rồi chứ
Mong các Bạn đóng góp thêm ạ
 
Đã từ lâu rồi mình đã vấp phải câu hỏi này. Mà tìm Tài liệu hướng dẫn cũng không thấy nói.
Và sau khi mày mò cũng như tham vấn nhiều Anh Em và đồng sự, mình rút ra Nhận định sau. Xin trao đổi để (các) Bạn tham khảo nhé
Trong mối tương quan về ngôi vị giữa các Thành phần Đối tượng trong Hệ thống nước lạnh Chiller Plant, thì khi xem xét ta phải dựa trên việc đánh giá xem Đối tượng nào là Chủ thể cần phải được ưu tiên (chính là Đối tượng phục vụ) xem xét.
Ở đây có 2 cặp Đối tượng Thiết bị:
1- Xét cặp Chiller với các Dàn lạnh (AHU/FCU) thì Đối tượng phục vụ chính (Thành phần chủ đạo) là các Dàn lạnh Phụ tải để Sử dụng Lạnh cung cấp cho Yêu cầu TK, còn Chiller chỉ là Thành phần thứ yếu tạo ra lạnh nhằm phục vụ cho Dàn lạnh.
Vì vậy, khi xác định chọn Lưu lượng TK cho HT (LL cho Bơm lạnh) ta sẽ phải chọn theo (Tổng) LL (Danh định) Gahu của tất cả các Dàn lạnh, chứ không phải theo LL Danh định của Chiller Gchiller. Và khi thực hiện chạy thử Hệ thống (Công tác TC Work) cũng phải thực hiện ở Chế độ Dòng chảy Danh định này. Tuy nhiên, trong Trường hợp mà Gía trị Gahu nhỏ hơn Gchiller thì cũng phải đối chiếu và bảo đảm rằng Gahu không được nhỏ hơn Gía trị cực tiểu cho phép của Chiller Gchiller-min.
Cũng cần chú ý hiệu chỉnh lại 1 chút Công suất và Chế độ chạy của Chiller khi mà cho nó vận hành, hoạt động ở Chế độ không phải là (khác với) (Lưu Lượng Danh định) của nó. Và cũng nên tham vấn với Nhà SX Chiller về những khác biệt và những giới hạn cho phép khi làm việc ở Chế độ không Danh định này
2- Xét cặp Chiller với Tháp giải nhiệt Cooling Tower CT: Trong mối tương quan này thì Vai trò có sự thay đổi.
Chiller từ Vị trí thứ yếu lại trở thành quan trọng, và là Đối tượng được phục vụ, trong khi Tháp giải nhiệt phải phục vụ cho nó.
Và như vậy ta sẽ phải chọn Lưu lượng của Mạch giải nhiệt của Hệ thống (LL Bơm giải nhiệt) theo LL Danh định yêu cầu của Chiller, và rồi cũng phải hiệu chỉnh lại Thông số TK, vận hành của Tháp CT theo Gía trị Lưu lượng này
Đến đây chắc Bạn đã thấu hiểu được cách tính và lý do chọn (theo quan điểm của mình) Thông số TK cho Hệ thống Chiller Plant rồi chứ
Mong các Bạn đóng góp thêm ạ
Bác Alone trả lời dễ hiểu quá. Bác cho em hỏi thêm chút nhé. Vậy từ lưu lượng nước của Chiller mình có thể tính chọn được lưu lượng nước của Tháp không ạ hay lưu lượng nước của tháp sẽ tính từ công suất của tháp. Và nếu như vậy thì công suất của tháp mình tính như thế nào khi đã có công suất lạnh của Chiller rồi ạ.
 
Ngoài Thông số (đặc điểm Phụ tải) về dải Nhiệt độ Range R= (Thot-Tcool), Có 2 cách chọn Tháp giải nhiệt (Cooling Tower) CT khác nhau ở chỗ Thông số TK yêu cầu Bạn nhé.
1- Chọn theo Công suất nhiệt yêu cầu Qrejection, khi cần quan tâm đến Tổng lượng nhiệt thải phải giải nhiệt, nghĩa là Công suất thải nhiệt của Phụ tải mà Tháp phải phục vụ - Ví dụ như là Nhiệt thải (Heat Rejection) ra tại Bầu ngưng tụ Condenser CDS của 1 Máy lạnh Packaged hay Chiller giải nhiệt nước chẳng hạn (đây là Đối tượng phụ tải hay gặp nhất của Tháp).
2- Chọn theo Lưu lượng Dòng chảy yêu cầu của Phụ tải Gcw khi cần phải quan tâm đến Điều kiện đảm bảo về Hệ số truyền nhiệt tối thiểu tại Bộ trao đổi nhiệt (như Bầu CDS) của Phụ tải.
Hai cách chọn này thực ra là như nhau vì đều liên quan nhau bởi Công thức thực dụng trao đổi nhiệt (về phía nước Water side) của Tháp: Qrejection= Gcw.Ccw.∆T (*)
Chỉ có điều lưu ý là, trên thực tế, vì lý do tiện dụng cho người dùng, các Nhà chế tạo Tháp thường hay định danh (gọi tên theo dãy chế tạo) Sản phẩm Tháp (chế tạo hàng loạt) của mình, không phải theo CS thải nhiệt Qrejection mà theo CS Lạnh Danh định Qo của Thiết bị ĐHKK Phụ tải tương thích với Thực thể (Model) Tháp.
(Ở Chế độ Làm việc ĐHKK của Thiết bị lạnh thì) mối liên hệ giữa chúng là: Suất năng lượng (cho 1 đơn vị Dòng chảy Môi chất) qrejection= (qo + acom) ≈ 1.3 qo trong đó a là Công nén
Nói thêm chút: Công thức tính Công suất giải nhiệt (về phía nước) của Tháp (*) nói trên là CT thực dụng để tính CHỌN Tháp cho Người khai thác, sử dụng Tháp. Con đối với các Nhà chế tạo Tháp người ta sẽ phải đi sâu vào Công thức THIẾT KẾ tính Công suất giải nhiệt (về phía gió) có dạng tích phân phức tạp hơn nhiều!
Và điều cuối cùng cần lưu ý định hướng trong suốt quá trình tính toán Mạch giải nhiệt, là Bạn vẫn phải chọn (Thông số chính của) các Thiết bị ngoại vi (như Tháp CT và Bơm giải nhiệt) theo Đối tượng phục vụ là Chiller nhé.
Bạn tham khảo Bảng hướng dẫn Cách chọn Tháp CT theo Bảng tra của Hãng Chế tạo nhé.

1694381598878.png
 
Back
Bên trên