Từ vụ Caravelle: Nhà cao tầng cần cẩn thận với hầm ngầm!

hvacrvn

Thành Viên [LV 0]
Vụ cháy nổ tại hầm ngầm khách sạn Caravelle (Q.1, TP.HCM) do hiện tượng tích tụ khí mêtan (CH4) gióng lên hồi chuông báo động về tính an toàn ở các tòa nhà cao tầng.

“Chui” xuống đất, coi chừng cháy nổ

Cho đến khi vụ cháy nổ do tích tụ khí mêtan tại khách sạn Caravelle xảy ra, trước đây chưa từng có công trình khoa học nào nghiên cứu về nguy cơ này ở các tầng hầm ngầm nhà cao tầng. Kể cả trong hồ sơ thủ tục để đưa một tòa nhà vào sử dụng, cơ quan chức năng cũng chỉ tập trung thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy của tòa nhà. Còn nguy cơ cháy nổ do hiện tượng tồn tụ hỗn hợp khí chưa được đặt ra.

Trong khi đó, hiện nay tại TP.HCM, do “đất chật người đông”, nhiều chủ đầu tư có xu hướng “chui xuống mặt đất” bằng cách thiết kế xây dựng công trình có phần ngầm với công năng sử dụng rất đa dạng như tuyến xe điện ngầm, đường hầm Thủ Thiêm, bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám, hầm ngầm để xe ở các siêu thị, nhà hàng, rạp chiếu phim... Điều đáng quan ngại là những nơi này thường tập trung đông người.
Theo một báo cáo của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa chữa cháy (CS PCCC) TP.HCM, xu hướng xây dựng hầm ngầm đang ngày càng phổ biến và tăng nhanh. Thế nhưng, các tiêu chuẩn quy định và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các công trình ngầm của nước ta vẫn còn thiếu.
Báo cáo này chỉ ra: Số tầng và diện tích của công trình ngầm tăng lên thì tính chất, mức nguy hiểm về cháy nổ càng cao. Khi xảy ra cháy ở các công trình ngầm, khói nhanh chóng truyền ra khắp nơi với mật độ dày đặc. Điều kiện thoát khói ra bên ngoài rất hạn chế, nên nhiệt độ đám cháy trong các tầng hầm ngầm tăng lên rất nhanh. Nếu hệ thống thông gió hút khói, tăng áp chống khói và hệ thống thoát nạn của công trình hoạt động không hiệu quả thì mức độ thiệt hại do cháy gây ra đối với con người và tài sản rất lớn.

Trong những đám cháy ở tầng ngầm, nhân viên cứu hộ, cứu nạn, CS PCCC gặp khó khăn, phức tạp hơn nhiều lần đối với các công trình trên mặt đất vì lối tiếp cận hiện trường hạn chế; khói thoát ra nhiều che khuất tầm nhìn và nhanh chóng chiếm khoảng không gian không khí ở tầng hầm.

Theo Sở CS PCCC TP.HCM, các loại phương tiện chuyên dụng để tổ chức chữa cháy cứu nạn, cứu hộ dưới tầng ngầm chưa có. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ chưa có kinh nghiệm và chưa được huấn luyện chuyên nghiệp.
 
Back
Bên trên