Thảo luận Hệ thống giáo dục ở Nhật có điểm gì khác ở Việt Nam?

Jellyfishvn

Thành Viên [LV 0]
Ai ai cũng biết, Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống giáo dục tân tiến nổi tiếng hàng đầu thế giới. Nhưng những bạn có mong muốn du học Nhật Bản có biết hệ thống giáo dục ở Nhật có điểm gì khác ở Việt Nam không? Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thống giáo dục giữa 2 đất nước Nhật Bản - Việt Nam nhé.

1 - SO SÁNH NỀN GIÁO DỤC GIỮA VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Theo số liệu từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá về chất lượng giáo dục, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 3 thế giới (chỉ sau Mỹ và Anh), còn Việt Nam đứng ở vị trí 67 tại khu vực Asean. Điều gì đã khiến nền giáo dục Việt Nam kém xa nền giáo dục Nhật Bản như vậy? Các bạn cùng theo dõi bảng so sánh hệ thống giáo dục giữa 2 đất nước dưới đây nhé

so-sanh-he-thong-giao-duc-viet-nam-va-nhat-ban.jpg

Trong hệ thống giáo dục ở bảng trên, hệ thống giáo dục ở Việt Nam được 5 cấp chính: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học và Sau đại học. Hệ thống giáo dục của Nhật cũng được chia thành 5 cấp nhưng có sự khác biệt về thời gian học, bao gồm: Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học, Đại học và Sau đại học.

2 - CHI TIẾT SỰ KHÁC NHAU Ở CÁC BẬC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

a) Mẫu giáo

Bậc mẫu giáo là 1 trong 5 cấp bậc đào tạo chính ở Nhật Bản, tuy nhiên ở Việt Nam thì không được xem là cấp bậc giáo dục chính. Ở Nhật, cấp bhệ ậc mẫu giáo sẽ được đào tạo trong 02 năm cho các bé từ 4 - 6 tuổi, trong thời gian này, các cô sẽ dạy các bé chơi các trò chơi để kích thích sự phát triển trí não ở trẻ. Ở Việt Nam, do một số vùng khó khăn không có điều kiện cho con đi học mẫu giáo, nên Mẫu giáo vẫn chưa được xem là cấp bậc chính thức trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

b) Tiểu học

Cấp bậc tiểu học ở Nhật bản được đào tạo trong 06 năm. Do hệ thống chữ viết tượng hình khó, nên từ lớp 1 đến lớp 3, các cô sẽ không dạy học sinh viết chữ mà chỉ dạy cho các cháu những bài học về ý thức, cách chào hỏi, cảm ơn, lễ phép với người lớn, ... Trong các giờ học, học sinh chủ yếu tự học và chơi là chính, giáo viên chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, kích thích sự tò mò, sáng tạo từ trẻ. Đến lớp 3, học sinh mới bắt đầu có bài kiểm tra riêng, ưu tiên dạy thực hành nhiều hơn lý thuyết. Điểm lý thú trong cách giáo dục ở Nhật là nhà trường sẽ cho trẻ thực hành rất nhiều mảng: trồng lúa, trồng rau, ...

Còn ở Việt Nam, từ lớp 1 trẻ sẽ bắt đầu được học viết chữ và học những bài học về ý thức, sự lễ phép với thầy cô, cha mẹ, ông bà, ... Điểm khác biệt là Việt Nam sẽ chú trọng dạy trẻ thiên về lý thuyết còn Nhật Bản thì ngược lại chú trọng đào tạo thiên về thực hành nhiều hơn.

c) Bậc trung học

Việc học tiểu học và trung học tại Nhật được coi là bắt buộc. Với những gia đình có con đủ tuổi học tiểu học và trung học sẽ nhận được thông báo từ Cơ quan quản lý của Nhà nước trên khu vực địa bàn.

Tại Nhật không phân quá rõ ràng giữa trung học cơ sở và trung học phổ thông như ở Việt Nam, và thời gian cho tất cả bậc trung học chỉ trong 05 năm. Lượng kiến thức cho học sinh bậc trung học được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá dễ hơn kiến thức ở bậc giáo dục trung học phổ thông của Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, những kiến thức học sinh được học đều sẽ được áp dụng và thực hành thực tiễn thay vì chỉ học trên lý thuyết. Lên đến các bậc học cao hơn học sinh vẫn sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học trước đó ở trường. Điều đó đã khiến nền giáo dục Nhật Bản được đánh giá rất cao và được xếp hạng thứ 3 trên toàn thế giới.

3 - PHÂN LOẠI TRƯỜNG HỌC VÀ KỲ NGHỈ TẠI NHẬT

a) Phân loại trường học

Tại Nhật, các trường học được phân thành 3 loại chính:

  • Trường quốc lập: do nhà nước thành lập và quản lý
  • Trường công lập: do tổ chức hoặc địa phương thành lập và quản lý
  • Trường tư lập: do cá nhân, tập thể thành lập và quản lý

Số lượng trường công lập tại Nhật không nhiều và muốn được học trường công lập thường phải đăng ký trước và có thành tích học tập cao. Vì vậy mà những trường công lập tại Nhật Bản trở thành mục tiêu mà rất nhiều học sinh trong nước Nhật và du học sinh quốc tế.

b) Đặc trưng các học kỳ và kỳ nghỉ tại Nhật

Đa số các trường học tại Nhật chia năm học thành 3 học kỳ

  • Học kỳ 1: Từ tháng 4 đến tháng 7
  • Học kỳ 2: Từ tháng 9 đến tháng 12
  • Học kỳ 3: Từ tháng 1 đến tháng 3

Giữa các học kỳ thường sẽ có kỳ nghỉ dài khoảng 40 ngày, kỳ nghỉ đông và kỳ nghỉ xuân khoảng 2 tuần. Người Nhật cho rằng, việc chia năm học thành 3 kỳ sẽ giúp học sinh có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không quá áp lực việc học sẽ có kết quả học tập tốt hơn.
 
Back
Bên trên