DPS - Distributed Pumping Scheme - Hệ Thống Bơm Phân Phối HVAC của Grundfos

Đình Sơn - DPS

Thành Viên [LV 0]
- Đối với một tòa nhà thương mại, trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng hay Khách sạn và thậm chí là các nhà máy sản xuất, đều có sự đóng góp của hệ thống HVAC, giúp tạo ra một môi trường không khí mát mẻ hơn.
- Tuy nhiên, các hệ thống điều hòa không khí như Chiller, thường sẽ sử dụng các Van Cân Bằng và Van Điều Khiển để điều khiển lưu lượng nước lạnh đến từng thiết bị cấp gió như AHU, FCU. Việc này tạo ra vấn đề về cân bằng hệ thống và điều tiết dòng chảy kém, dẫn đến việc gây lãng phí năng lượng không cần thiết và tạo ra một môi trường không khí kém thoải mái.

- Đó là một trong các lý do mà Distributed Pumping Scheme - (DPS) - Hệ Thống Bơm Phân Phối Nước của Grundfos ra đời nhằm tối ưu hóa việc cân bằng hệ thống và điều tiết dòng chảy hiệu quả hơn.

- DPS giúp tối ưu hệ thống Chiller nhờ:
+ Loại bỏ các Van Cân Bằng và Van Điều Khiển ra khỏi hệ thống
+ Giảm công suất bơm sơ cấp và loại bỏ bơm thứ cấp ra khỏi hệ thống (với các hệ Chiller dùng cấu hình Bơm sơ cấp - thứ cấp)
+ Tạo ra Lượng nước lạnh Chính Xác đến từng thiết bị đầu cuối như AHU, FCU hay Chiller Beam,...
+ Tạo và duy trì áp lực tại nơi cần và chỉ khi cần thiết
+ Tự động cân bằng hệ thống
+ Cải Thiện Delta T


- Từ đó giúp:
+ Tiết kiệm năng lượng
+ Cải thiện khí hậu trong nhà
+ Cấu hình hệ thống linh động và dễ dàng
+ Giảm chi phí và thời gian Testing and Commissioning
+ Giảm chi phí bảo trì với công nghệ bơm chạy ướt tích hợp của Grundfos


Distributed Pumping Scheme (DPS) là một giải pháp cải tiến thông minh trong hệ thống HVAC giúp tạo ra các tòa nhà có hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng tối đa. DPS đến từ hãng bơm nổi tiếng thế giới thuộc Top ngành bơm công nghiệp là Grundfos (từ Đan Mạch).

DPS hiện đang được AppliancZ VN phân phối độc quyền tại việt nam có cả chi nhánh ở Tp HCM và Tp HN. AppliancZ là công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong hệ thống HVAC như Chiller, Cooling Tower, AHU, FCU, Bơm, hệ thống BMS và các giải pháp tích hợp tòa nhà khác. AZ là nhà phân phối của các hãng nổi tiếng thế giới như York, BAC, Grundfos, Johnson Controls, Trion,...

Để hiểu rõ hơn về giải pháp DPS và các sản phẩm khác trong HVAC, Các Anh/Chị vui lòng liên hệ Em Sơn theo thông tin bên dưới nhé.
Tên: Mr Trần Đình Sơn
Sdt/Zalo/Whatsapp: 093.339.9695
Email: [email protected]


Rất mong nhận được sự phản hồi và hợp tác từ phía Các Anh/Chị trong nhóm ạ!
Mọi người có thắc mắc hay câu hỏi gì về DPS thì cứ thoải mái liên hệ Em Đình Sơn nhé.
Em sẽ hỗ trợ mọi người 24/7.
 

Đính kèm

  • 01. Distributed Pumping System Brochure - VN.pdf
    2.2 MB · Xem: 63
Hoan nghênh Bài viết giới thiệu của Bạn.
Mình đọc lướt qua thì chỉ mới lĩnh hội được sơ qua về Giải pháp Bơm phân phối (biến tần?) của bên bạn có nhiều ưu điểm vượt trội (về Năng lượng) so với Giải pháp cổ điển phân phối Lưu lượng theo mong muốn bằng Hệ thống các Van cân bằng.
Tuy nhiên chưa hiểu thấu đáo về chi tiết
Gía như Bạn có thể cung cấp 2 Bản vẽ TK minh họa qua đó có thể đối chiếu so sánh ưu nhược điểm của 2 Giải pháp phân phối cổ điển (dùng Van cân bằng) với 2 Giải pháp phân phối tiên tiến (dùng Bơm DPS của bên bạn) thì hay quá.
Cảm ơn Bạn
 
Chào Bạn "alone160162".
Cảm ơn Bạn đã quan tâm đến bài viết về Giải Pháp DPS của Mình.

DPS xuất phát từ việc nhận ra rằng việc điều khiển lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ bơm sẽ hiệu quả hơn là so với việc điều khiển các modulating van. Từ đó, các giải thuật và phương pháp điều khiển lưu lượng trong hệ Chiller cũng thay đổi theo để mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống.

Hiểu đơn giản thì Giải pháp DPS thay thế các Van Cân Bằng và Van Điều Khiển bằng các Bơm Thông Minh của Grundfos tích hợp tính năng điều khiển tốc độ động cơ trên bản thân con bơm đó luôn (có thể hiểu là Bơm + Biến Tần ) và giảm công suất của bơm sơ cấp. Để đáp ứng về mặt thay đổi thiết bị, đòi hỏi các giải thuật điều khiển cũng phải cải tiến theo.

Bạn có thể tham khảo thêm về DPS trên youtube qua link này nhé:

Mình có đính kèm file bản vẽ cấu hình cơ bản của DPS trong hệ Chiller so với hệ Chiller thông thường.

Để hiểu rõ hơn, Bạn hãy kết bạn Zalo hoặc liên hệ mình nhé.
Mr Đình Sơn - 093.339.9695
 

Đính kèm

  • DPS typical installation template-Model.pdf
    243.9 KB · Xem: 42
Chào Bạn "alone160162".
Cảm ơn Bạn đã quan tâm đến bài viết về Giải Pháp DPS của Mình.

DPS xuất phát từ việc nhận ra rằng việc điều khiển lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ bơm sẽ hiệu quả hơn là so với việc điều khiển các modulating van. Từ đó, các giải thuật và phương pháp điều khiển lưu lượng trong hệ Chiller cũng thay đổi theo để mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống.

Hiểu đơn giản thì Giải pháp DPS thay thế các Van Cân Bằng và Van Điều Khiển bằng các Bơm Thông Minh của Grundfos tích hợp tính năng điều khiển tốc độ động cơ trên bản thân con bơm đó luôn (có thể hiểu là Bơm + Biến Tần ) và giảm công suất của bơm sơ cấp. Để đáp ứng về mặt thay đổi thiết bị, đòi hỏi các giải thuật điều khiển cũng phải cải tiến theo.

Bạn có thể tham khảo thêm về DPS trên youtube qua link này nhé:

Mình có đính kèm file bản vẽ cấu hình cơ bản của DPS trong hệ Chiller so với hệ Chiller thông thường.

Để hiểu rõ hơn, Bạn hãy kết bạn Zalo hoặc liên hệ mình nhé.
Mr Đình Sơn - 093.339.9695
Hi bạn, mình cũng đang tìm hiểu hệ thống này và có 1 số thắc mắc nhờ bạn giải đáp giúp:
1. Công suất bơm secondary tối đa đc bao nhiêu là còn tối ưu? (độ ồn, lắp đặt,...)
2. Trường hợp lắp bơm cho 1 nhóm FCU thì có cần dự phòng bơm không?
3. Chi phí đầu tư của phương án DPS so với các phương án khác có cao hơn và có tính được thời gian hoàn vốn khoảng bao lâu cho từng quy mô dự án không bạn?
4. Việc sử dụng nhiều biến tần như vậy có sinh ra sóng hài vượt mức quy định không bạn?
 
Chào bạn Mai Thanh Triều, rất cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của bạn về Hệ Thống Bơm Phân Phối của Grundfos (DPS).
Bạn xem thông tin mình chia sẻ như bên dưới nhé:

1. Như mình đã đề cập, nếu dùng DPS thì sẽ không cần đến các bơm thứ cấp (secondary pump) nữa. Tức là DPS chỉ có Bơm Sơ Cấp và Bơm Phân Phối thôi. Về công suất giảm tối đa của bơm sơ cấp sẽ phụ thuộc vào cấu hình hệ thống. Ví dụ hệ thống van thông thường, bơm sơ cấp phải có công suất khoảng 45kW để đạt Cột Áp là 50m chẳng hạn, nhưng với DPS, bơm sơ cấp chỉ cần công suất 15kW để đạt cột áp 20m thôi vì các mức cột áp còn lại sẽ do bơm phân phối đáp ứng.

2. Trường hợp bơm lắp cho 1 nhóm FCU thì không cần bơm dự phòng bạn nhé.

3. Về chi phí ban đầu sẽ cao hơn 10-20% so với hệ thống van thông thường tùy quy mô hệ thống và thời gian hòa vốn sẽ thấp hơn 2 năm. Khi có dự án cụ thể, mình sẽ báo cáo tính toán và so sánh được mức chi phí đầu tư ban đầu cũng như tiêu hao năng lượng giữa DPS và hệ van thông thường. Từ đó, có thể thấy được DPS tiết kiệm năng lượng như thế nào.

4. DPS sẽ không vượt mức sóng hài bạn nhé. Vì,
- Công suất bơm phân phối rất bé chỉ từ 0.3kW ~ 1.5kW lên sóng hài hầu như là không đáng kể
- Khoảng cách các bơm (giữa các thiết bị xử lý không khí như AHU hoặc FCU) là khá xa nhau.

Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về DPS.
Bạn có thể liên hệ mình theo số điện thoại 093.339.9695 để trao đổi thêm nhé.
 
Chào Bạn "alone160162".
Cảm ơn Bạn đã quan tâm đến bài viết về Giải Pháp DPS của Mình.

DPS xuất phát từ việc nhận ra rằng việc điều khiển lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ bơm sẽ hiệu quả hơn là so với việc điều khiển các modulating van. Từ đó, các giải thuật và phương pháp điều khiển lưu lượng trong hệ Chiller cũng thay đổi theo để mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống.

Hiểu đơn giản thì Giải pháp DPS thay thế các Van Cân Bằng và Van Điều Khiển bằng các Bơm Thông Minh của Grundfos tích hợp tính năng điều khiển tốc độ động cơ trên bản thân con bơm đó luôn (có thể hiểu là Bơm + Biến Tần ) và giảm công suất của bơm sơ cấp. Để đáp ứng về mặt thay đổi thiết bị, đòi hỏi các giải thuật điều khiển cũng phải cải tiến theo.

Bạn có thể tham khảo thêm về DPS trên youtube qua link này nhé:

Mình có đính kèm file bản vẽ cấu hình cơ bản của DPS trong hệ Chiller so với hệ Chiller thông thường.

Để hiểu rõ hơn, Bạn hãy kết bạn Zalo hoặc liên hệ mình nhé.
Mr Đình Sơn - 093.339.9695
Hi Bạn
Cảm ơn Bạn đã phản hồi hỗ trợ.
Mình chưa có đủ TG để lĩnh hội hết cái hay của Gia3i pháp của Bạn nhưng trước hết cũng đồng ý về nguyên tắc với Bạn là: để ĐK Lưu lượng và CS Bơm thì Giải pháp dùng Biến tần là có lợi về Năng lượng hơn rất nhiều so với việc điều chỉnh Áp bơm bằng các loại Van. Vấn đề này thì Lý thuyết đã chứng minh.
Qua Bản vẽ minh họa của Bạn, Cá nhân mình thấy giải pháp DPS của Bạn:
1- Nếu dùng cho FCU (mới chỉ là 1 nhánh vài FCU song song thôi nhé), thì mình thấy vẫn còn phải sử dụng Van ĐK (và cân bằng), chứ đâu đã bỏ được đâu?!!! Trong khi lại phải bỏ tiền ra mua thêm 1 Con bơm biến tần S-PUMP, chỉ phục vụ được riêng cho nhánh các FCU đó!!! Còn với các nhánh TỔ HỢP
vài FCU tương tự thì sao? Lắp thêm Bơm nữa à?!
1707291045610.png

2- Nếu dùng cho AHU (ở hình vẽ là chỉ 1 AHU duy nhất), và cần phải có RIÊNG 1 Bơm DPS cho nó? Cứ cho là đạt yêu cầu về ĐK đi, còn nếu xét về mặt Kinh tế (đầu tư BAN ĐẦU First Cost) thì sẽ như thế nào nếu so với giải pháp cũ chỉ tốn có 2 cái Van (cân bằng và ĐK)?!
Ngoài ra, khi dùng Bơm phân phối S-PUMP cho 1 TB đầu cuối AHU thì lại còn phải tốn thêm 1 Van 1 chiều NRV (để chống dội ngược dòng khi Áp ngoài từ Bơm sơ cấp cao hơn Áp của Bơm phân phối lúc Phụ tải AHU nhỏ)?
Và có phải chăng Giải pháp DPS của Bạn luôn đòi hỏi 1 Bơm phân phối cho mỗi AHU (để thay cho bộ Van Cân bằng và ĐK)?!

Ở đây là mình cứ giả sử là xét về mặt ĐK BMS (tính giá tiền theo số điểm ĐK Control Point - Point List) thì chi phí cho Bơm (mới) và Van (cũ) bằng như nhau đi!!! Trên thực tế thì việc ĐK Bơm thường là tiêu tốn Tài nguyên của HT ĐK BMS nhiều hơn việc ĐK Van.
3- Ngoài ra, muốn hỏi thêm Bạn, khi lắp Bơm (phân phối) DPS này thì Biến ĐK và Tiêu chí ĐK là gì ạ? Là Áp suất nước hay Trang thái hiện hữu của Van ĐK cho Dàn lạnh FCU/AHU hay là Trạng thái Nhiệt độ Phụ tải Room Temperature? Mà khi Bơm có nhiều Phụ tải (FCU?) thì lấy theo Phụ tải nào? hay lấy Trung bình của các Tín hiệu?
4- Nếu mình không nhầm thì trong Bản vẽ của Bạn có dùng từ ngữ bị nhầm (mình xin phép sửa lại bằng chữ đỏ)
1707291504838.png

5- Trong mạch ĐK Bơm DPS dùng cho CHILLER, của Bạn, mình có thấy có 1 TB mang tên MPC có phải là Master Pump Controller không ạ?
Và cũng vẫn 1 câu hỏi với Chiller, giống như với các TB lạnh đầu cuối (Terminal unit) như FCU/AHU: Đã dùng thêm Bơm Lạnh sơ cấp thông minh S-PUMP (CHWP-01) rồi mà lại vẫn phải sử dụng Van ĐK cũ MV Motorised Valve?!
6- Van BFV nghĩa là gì? Có phải là Van By-pass BP hay không? Khi dùng từ BFV ở vị trí trong cụm Van By-pass ở đầu nhánh phân phối thì nó ám chỉ Van tay (Hand) hay Van điện (Motorised)?
1707291602368.png

7- Trong Bản vẽ Bạn dùng từ DECOUPLER là ám chỉ cho cái gì? Cụm bơm thứ cấp (Secondary) trong Mô hình Bơm Chiller? Vậy thì ở trong Mô hình Cổ điển chỗ cụm Van By-pass bạn cũng dùng từ này, là với ám chỉ gì?
1707292109832.png


1707291716012.png


8- Bơm DPS của Bạn có áp dụng cho Mạch nước giải nhiệt Cooling Water không? Nếu có thì với Biến ĐK nào?
1707291753168.png

9- Nói chung là với Bản vẽ Bạn đưa lên, mình thấy còn có nhiều điểm cần có thêm lời giải thích của Bạn. Cho Anh Em được tường tận. Mình phát biểu trên tinh thần tham luận Kỹ thuật đòi hỏi chính xác và chặt chẽ, chứ nếu đây là Bài viết Quảng cáo cho Trang Sale Page thương mại thì mình xin phép rút lại các Ý kiến trên.
10- Với 1 HT tổng thể có rất nhiều Phụ tải lạnh, cả FCU và AHU, thì để ĐK được chúng như mong muốn (linh hoạt theo Phụ tải lạnh FCU, AHU) thì giải pháp của Bạn sẽ cần bao nhiêu con Bơm thông minh S Pump, và Tiêu chí ĐK Bơm (nếu chỉ có 1 hay 1 ít Bơm phân phối cho rất nhiều Phụ tải lạnh) sẽ là như thế nào???
11- Để thấy được ưu điểm mang tính Cách mạng của Giải pháp Bơm thông minh (theo đúng nghĩa của nó), có lẽ theo mình Bạn nên đưa ra 1 Sơ đồ Hệ thống nước với Thông số mang tính tổng thể của cả 1 Công trình để làm minh họa thì mới có đủ tính thuyết phục được.
Xin phép có vài ý kiến phản biện cùng bạn để mọi người cùng thấy được tính Tiên tiến của Giải pháp DPS này.
Có gì hiểu chưa tới xin Bạn bỏ qua, và Mong nhận được phản hồi từ Bạn.
Cảm ơn Bạn.
 

Đính kèm

  • 1707291191576.png
    1707291191576.png
    14.5 KB · Xem: 32
  • 1707291682256.png
    1707291682256.png
    4.2 KB · Xem: 32
  • 1707291965616.png
    1707291965616.png
    6.2 KB · Xem: 20
  • 1707291978992.png
    1707291978992.png
    6.2 KB · Xem: 24
Chỉnh sửa lần cuối:
2- Nếu dùng cho AHU (ở hình vẽ là chỉ 1 AHU duy nhất), và cần phải có RIÊNG 1 Bơm DPS cho nó? Cứ cho là đạt yêu cầu về ĐK đi, còn nếu xét về mặt Kinh tế (đầu tư BAN ĐẦU First Cost) thì sẽ như thế nào nếu so với giải pháp cũ chỉ tốn có 2 cái Van (cân bằng và ĐK)?!
Ngoài ra, khi dùng Bơm phân phối S-PUMP cho 1 TB đầu cuối AHU thì lại còn phải tốn thêm 1 Van 1 chiều NRV (để chống dội ngược dòng khi Áp ngoài từ Bơm sơ cấp cao hơn Áp của Bơm phân phối lúc Phụ tải AHU nhỏ)?
Và có phải chăng Giải pháp DPS của Bạn luôn đòi hỏi 1 Bơm phân phối cho mỗi AHU (để thay cho bộ Van Cân bằng và ĐK)?!
Do Trang hvacr giới hạn Số lượng hình ảnh đính kèm nên mình xin bổ sung thêm 1 hình cho mục 2 và 3 ở Post nói trên
2- Nếu dùng cho AHU (ở hình vẽ là chỉ 1 AHU duy nhất), và cần phải có RIÊNG 1 Bơm DPS cho nó? Cứ cho là đạt yêu cầu về ĐK đi, còn nếu xét về mặt Kinh tế (đầu tư BAN ĐẦU First Cost) thì sẽ như thế nào nếu so với giải pháp cũ chỉ tốn có 2 cái Van (cân bằng và ĐK)?!
Ngoài ra, khi dùng Bơm phân phối S-PUMP cho 1 TB đầu cuối AHU thì lại còn phải tốn thêm 1 Van 1 chiều NRV (để chống dội ngược dòng khi Áp ngoài từ Bơm sơ cấp cao hơn Áp của Bơm phân phối lúc Phụ tải AHU nhỏ)?
Và có phải chăng Giải pháp DPS của Bạn luôn đòi hỏi 1 Bơm phân phối cho mỗi AHU (để thay cho bộ Van Cân bằng và ĐK)?!
1707354655758.png

3- Ngoài ra, muốn hỏi thêm Bạn, khi lắp Bơm (phân phối) DPS này thì Biến ĐK và Tiêu chí ĐK là gì ạ? Là Áp suất nước hay Trang thái hiện hữu của Van ĐK cho Dàn lạnh FCU/AHU hay là Trạng thái Nhiệt độ Phụ tải Room Temperature? Mà khi Bơm có nhiều Phụ tải (FCU?) thì lấy theo Phụ tải nào? hay lấy Trung bình của các Tín hiệu?
1707356036934.png


1707356069644.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hi Bạn, rất cảm ơn sự quan tâm và các ý kiến chia sẻ của Bạn về Giải Pháp DPS ạ.
Mình cũng xin phép được thông tin thêm về các ý kiến của Bạn như bên dưới nhé.

1. DPS cho một nhóm FCU, số lượng FCU sẽ phụ thuộc vào chiều dài đường ống– khoảng cách giữa các FCU bạn nhé – giả sử khoảng cách các đường ống là 1m thì 1 Smart-Pump có thể cung cấp cho 10 FCU cùng lúc. Ví dụ 1 Smart-Pump sẽ cung cấp cho 10 Van Điều Khiển. Khi này các Van Cân Bằng đã được bỏ đi Bạn nhé (sorry Bạn vì sơ xuất trong bản vẽ). Nếu số lượng FCU quá nhiều thì chắc chắn phải lắp thêm Smart-Pump rồi Bạn.

2. DPS cho 1 AHU luôn cần 1 Smart-Pump và 1 NVR Bạn nhé và Chi Phí Đầu Tư ban đầu sẽ cao hơn so với hệ van cũ từ 5-10% tùy cấu hình AHU. Van NVR là để chống dòng chảy ngược vào AHU khi AHU ngừng hoạt động. DPS là giải pháp tự động cân bằng Áp trên hệ thống, Các Bơn Sơ Cấp cũng sẽ tự động được điều khiển qua bộ MPC để cân bằng áp suất và đảm bảm lưu lượng cung cấp cho Chiller và các Bơm Phân Phối (bơm cho các AHU, FCU). Xét về mặt điều khiển thì DPS sẽ tốn ít tài nguyên hơn so với hệ van cũ ạ, vì BMS chỉ gọi chạy AHU thôi, còn phần điều khiển lưu lượng sẽ do Smart-pump tự điều khiển. Mỗi Smart-pump đều kết nối với 1 Cảm Biến Nhiệt Độ (phòng - ống gió, tùy theo cấu hình ạ. Nếu Bạn muốn điều khiển và giám sát qua BMS, bạn hoàn toàn có thể kết nối bậc cao qua BACnet, Modbus,… với Smart-Pump và kết nối qua Bậc Cao sẽ tốn ít chi phí hơn.

3.Tiêu chí điều khiển thông thường cho AHU là nhiệt độ, có thể là phòng, có thể là gió cấp hoặc gió hồi tùy vào cấu hình AHU. Còn đối với FCU thông thường sẽ là điều khiển theo áp suất hoặc theo số lượng FCU hoạt động. Smart-Pump cung cấp rất nhiều giải thuật điều khiển theo nhiệt độ, áp suất, lưu lượng,… để đáp ứng tất cả các cấu hình hệ thống Bạn nhé.

4.Đúng rồi bạn nhé, mình copy mà quên sửa ạ.

5. Đúng rồi Bạn ơi, MPC là bộ Điều Khiển Cho các Bơm Sơ Cấp ạ. Chiller vẫn lên có một Van Điều Khiển để ngăn nước lưu thông qua Chiller khi Chiller dừng hoạt động Bạn nhé.

6. BFV là ám chỉ van By-pass Bạn nhé. Thường chỉ có van By-pass này Van Điện thôi, còn các van chặn sẽ chỉ là Van Tay thôi ạ.

7. Decoupler để ám chỉ đoạn ống để chia cắt phần Sơ Cấp và Thứ Cấp Bạn nhé. Với DPS sẽ không còn các Bơm Thứ Cấp ạ. Để phân biệt, Decoupler dùng cho DPS, còn hệ cũ sẽ dùng By-pass.

8. DPS không áp dụng cho cụm tháp giải nhiệt Bạn nhé.

9. Đúng rồi Bạn, các bản vẽ này mình phác thảo lại cho mọi người dễ hình dung DPS là gì trong HVAC thôi ạ, lên việc thiếu chính xác cũng dễ xảy ra, mong bạn thông cảm.

10.Số lượng Smart-Pump sẽ phụ thuộc vào số lượng Chiller, AHU và FCU bạn nhé. Như mình có nói ở trên, Mỗi AHU sẽ có 1 Smart-Pump. Còn FCU sẽ tùy vào khoảng cách hoặc nhóm theo mặt bằng thực tế. Giả sử mình có 3 chiller, thì Smart-Pump cho Chiller sẽ là 3 Bơm Sơ Cấp (Smart-Pump). 20 AHU thì sẽ là 20 Bơm Phân Phối AHU. 40 FCU thì sẽ là 4 Bơm Phân Phối FCU (giả sử 1 S Pump cấp cho 10 FCU). Vậy, tổng cộng hệ thống mình sẽ có 27 Smart-Pump (=3 + 20 + 4). Về Tiêu chí điều khiển thì Bơm Sơ Cấp sẽ được điều khiển qua các cảm biến nhiệt độ và áp suất trên đường Decoupler để đảm bảo Lưu lượng và áp suất cho Chiller và các Bơm Phân Phối (AHU, FCU). Còn các tiêu chí điều khiển AHU và FCU như mình đã nói ở trên.

11. Cảm ơn bạn về ý kiến này. Mình đã hoàn thành một hệ thống thực tế tại công trình tòa nhà Capital Place Hà Nội với tổng số bơm lên đến 126 bơm. Để dễ dàng trao đổi và hiểu rõ hơn về DPS, Mình sẽ sắp xếp ngồi với Bạn một vài buổi để trao đổi trực tiếp Bạn nhé.

Vừa rồi là các thông tin cơ bản về DPS, mình hy vọng các chia sẻ này sẽ giúp Bạn hiểu rõ hơn về giải pháp ạ. Cần thêm thông tin gì, Bạn cứ liên hệ mình nhé. Rất cảm ơn sự chia sẻ của Bạn.
 
Back
Bên trên