Tin tức Định nghĩa ăn chay và nguồn gốc ăn chay như thế nào

sydt1102

Thành Viên [LV 0]
Có lẽ bây giờ không ai còn xa lạ với khái niệm ăn chay nữa. Tuy nhiên, kể cả những người đang thực hiện ăn chay trường hoặc ăn chay kì cũng chưa thực sự hiểu được đâu là cốt lõi vấn đề. Vậy, ăn chay là gì và nó có nguồn gốc từ đâu?
1. Ăn chay là gì?
Ăn chay, hay còn gọi là trai giới, ăn lạt hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là chỉ sử dụng các nguyên liệu từ thực vật, tránh xa các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.



an chay la gi ?
Nên hiểu rằng, ăn chay khác với ăn kiêng. Ví dụ một vài tôn giáo có quan niệm “cử cái húp nước”, hoặc Thiên chúa giáo có một ngày chay trong tuần vào thứ 6, vào ngày này, các tín đồ chỉ ăn cá, trứng mà không sử dụng thịt. Và họ cũng gọi đó là ăn chay. Hoặc cũng có một số người kiêng ăn một vài món nào đó vì mục đích chữa bệnh. Đó không phải là ăn chay.








Vậy, ăn chay là gì? Đó là thuần khiết chỉ sử dụng thức ăn từ thực vật, tuyệt nhiên không sử dụng bất kì nguyên liệu động vật nào. Người ăn chay xuất phát từ tấm lòng từ bi với động vật nên không ăn thịt chúng.

Ăn chay gồm các hình thức:

  • Ăn chay trường: ăn chay suốt đời
  • Ăn chay kỳ: ăn vào 4 ngày trong tháng hoặc một vài tháng trong năm.
2. Ăn chay có nguồn gốc như thế nào?
Việc ăn chay có thể vì nhiều lý do khác nhau như: Đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Tuy nhiên, nói đến nguồn gốc ăn chay phải kể đến tôn giáo, trong đó, Phật giáo chính là cái nôi đầu tiên của ăn chay.

Những bằng chứng cổ xưa nhất đã chứng minh rằng, việc ăn chay xuất phát từ Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại, vào thế kỉ 6 TCN. Việc ăn chay có liên quan mật thiết đến ý tưởng không giết mổ động vật, vì Phật tin rằng: Mỗi chúng sanh trên đời đều bình đẳng như nhau. Lòng từ bi với chúng sanh đã khiến Người ăn chay và phát tâm ăn chay đến Phật tử. Cũng vì vậy mà, đạo Phật còn được gọi là đạo Từ Bi, cốt để chỉ vấn đề này vậy. Ăn chay mùng 1 và ngày rằm là 2 ngày được ăn chay nhiều nhất trong tháng.



Ăn chay có nguồn gốc từ đạo Phật, xuất phát từ tâm từ bi với mọi chúng sanh trên đời

Trải qua rất nhiều thăng trầm, việc ăn chay không những trở thành truyền thống của đạo Phật, mà nó còn mở rộng duyên lành đến hàng triệu chúng sanh đang sống trên cõi đời. Bằng nhiều cách khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau, mọi người ăn chay để tâm hồn thanh tĩnh, để bảo vệ sức khỏe, để tâm an yên tránh được nhiều tội lỗi sát sinh, và đơn giản, chỉ là để tin rằng cuộc sống này sẽ ngày càng đẹp hơn nếu mọi người bỏ bớt tham sân si để hướng về những điều thiện lành.

3.Ăn chay trở thành ẩm thực chay như thế nào?
Ăn chay là gì? Là ăn rau củ quả. Rất đơn giản. Nhưng cùng với thời gian, ăn chay đã trở thành ẩm thực chay với vô vàn sự thay đổi trong thực đơn và cách chế biến.



Ăn chay đã trở thành ẩm thực chay đa dạng phong phú

Ngày nay, không khó để chúng ta bắt gặp những nhà hàng thuần chay và rất được mọi người yêu thích. Khi ăn chay đã trở nên phổ biến, thì nó cũng đã trở thành một nét ẩm thực được dày công nghiên cứu và sáng tạo. Từ những Đồ chay ngon, đơn giản đến cả một buổi tiệc chay hoành tráng, thực phẩm chay đã từng bước chứng minh cho thế giới thấy được sự quyến rũ ngọt ngào của mình.

Lạc bước vào thế giới món chay đầy sắc màu, đậm đà mà vẫn thanh tao đến từng hương vị. Ăn chay đã trở thành tinh hoa, được nhiều người biết đến và yêu mến. Mối duyên lành nhà Phật đã đưa chúng ta đến với ăn chay và biến nó thành một tinh hoa ẩm thực, đó chẳng phải là điều rất tuyệt vời và ý nghĩa sao
 
Back
Bên trên