DDC controller và UPS

nmtoan

Thành Viên [LV 0]
Dear các bác!

Em có vấn đề này muốn hỏi các bác xem thế nào. Vốn là sếp em bảo rằng: Trong khi thiết kế các bác tư vấn nhà ta thường không bao giờ vẽ cho mỗi bộ DDC thêm một bộ UPS để lưu điện khi mất điện, nhưng thực tế thi công lại rất cần thiết.

Vì vậy em muốn hỏi: Có cần thêm một bộ UPS không? Vấn đề này cần thiết không và các bác tư vấn có bóp chẹt nhà thầu cái này không nhỉ?

Cái vấn đề thứ 2 nữa là các bác chỉ giúp em: Giao tiếp bậc cao giữa BMS với các thiết bị khác. Ví dụ: Giao tiếp bậc cao giữa Máy phát và BMS là thế nào?
 
Trả lời: DDC controller và UPS

1.Van de 1:Thuc te UPS la can thiet, va phai co thiet ke.
2.He thong BMS va Thiet bi khac.

Thuc te BMS thuong duoc phan chia nhu sau: Air-cond System control
Plumping System control
Electric System control
Mantainance Control(Lift,...)
Spinkler System (Fire alarm).
Moi 1 he thong deu co thong qua 1 hay nhieu soft wave rieng, duoc control thong qua moi may tinh chu rieng Va duoc cap power qua USP.
Con He thong Diesel (may phat)On or off la duoc control bang hardwave, phan softwave chi bao la rieng biet.

???Van De nay rat la rong. neu can thi ban hay hoi cu the nhe!
 
Trả lời: DDC controller và UPS

Nhân tiện đây các bác cho em hỏi. tủ DDC thì thông số đầu vào là gì và thông số đầu ra là gì mong các bác chỉ em với. Thanks
 
Trả lời: DDC controller và UPS

Chào Hero,

Bác hỏi gì em chả hiểu gì hết vậy, DDC là bộ điều khiển lập trình được thôi mà. Ngõ vào ngõ ra là gì thì tùy theo yêu cầu hệ thống của bác chứ. Tùy yêu cầu thế nào mà bác chọn DDC, module cho nó.

chúc vui
 
Trả lời: DDC controller và UPS

Chào Hero,

Bác hỏi gì em chả hiểu gì hết vậy, DDC là bộ điều khiển lập trình được thôi mà. Ngõ vào ngõ ra là gì thì tùy theo yêu cầu hệ thống của bác chứ. Tùy yêu cầu thế nào mà bác chọn DDC, module cho nó.

chúc vui
 
Trả lời: DDC controller và UPS

nmtoan viết:
Dear các bác!

Em có vấn đề này muốn hỏi các bác xem thế nào. Vốn là sếp em bảo rằng: Trong khi thiết kế các bác tư vấn nhà ta thường không bao giờ vẽ cho mỗi bộ DDC thêm một bộ UPS để lưu điện khi mất điện, nhưng thực tế thi công lại rất cần thiết.

Vì vậy em muốn hỏi: Có cần thêm một bộ UPS không? Vấn đề này cần thiết không và các bác tư vấn có bóp chẹt nhà thầu cái này không nhỉ?

Cái vấn đề thứ 2 nữa là các bác chỉ giúp em: Giao tiếp bậc cao giữa BMS với các thiết bị khác. Ví dụ: Giao tiếp bậc cao giữa Máy phát và BMS là thế nào?
Về quan điểm thì tôi nghĩ cần hay không cần UPS thì đơn vị thiết kế sẽ quyết định thôi. Vấn đề là hệ thống BMS se nhận được gì khi các DDC mất điện. Tất nhiên là dữ liệu đường truyền bị gián đoạn. Nếu công trình có hệ thống máy phát dự phòng thì sau 2 phút, việc khôi phục đường truyền thông sẽ diễn ra và hệ thống hoạt động bình thường. Vấn đề là các bác thiết kế đánh giá 1 phút dữ liệu vàng ngọc của hệ thống có quan trọn hay không thôi. Về ý riêng của mình thì tôi nghĩ không cần lắp UPS cho các DDC cũng là điều chấp nhận được vì hệ thống BMS là hệ thống hoạt động trên thời gian dài và 1 phút vàng ngọc kia cũng không gây thiệt hại nhiều lắm! Mấy ý kiến góp vui cho các bạn nhé!
Còn về vấn đề giao tiếp bậc cao giữa máy phát và BMS thì theo tôi bạn nên tìm hiểu về hệ thống BMS kỹ hơn. Thường thì BMS không có các function cho máy phát tức là BMS không điều khiển máy phát. Về giám sát máy phát thì BMS có thể monitor rằng máy phát có chạy hay không qua một số sensor bình thường. Thường Generator controller có chuẩn truyền thông khác với BMS, khi đó bạn phải tìm một gateway để chuyển đổi từ mã khá đắt đó!
Nói chung theo mình thì chỉ cần BMS monitor máy phát là đủ rồi!
 
Trả lời: DDC controller và UPS

có phài ta ưu tiên mức 1 cho thiết bị quan trọng như MF..còn ưu tiên 2,3 cho các thiết bị còn lại. khi đó thiết bị ưu tiên cao nhầt 1 sẽ được polling nhiều nhất. nó dc thực thi bằng phần mền thì phải???
 
Trả lời: DDC controller và UPS

spk53 viết:
có phài ta ưu tiên mức 1 cho thiết bị quan trọng như MF..còn ưu tiên 2,3 cho các thiết bị còn lại. khi đó thiết bị ưu tiên cao nhầt 1 sẽ được polling nhiều nhất. nó dc thực thi bằng phần mền thì phải???
Thực ra không phải là thế. Một công trình bất kỳ thì các thiết bị đều sử dụng năng lượng điện cả và do đó giải pháp dùng máy phát điện dự phòng là nguồn nuôi cho các thiết bị an ninh và quan trong là việc bình thường. Tuy nhiên khi mất điện thì cũng phải mất từ 10 giấy đến 2 phút thì công trình mới có điện lại. Khi đó, một số hệ thống bị gián đoạn từ 10-120 giây. Vì vậy ý nghĩa là có nên quan trọng hóa vấn đề gián đoạn khoảng 2 phút hay không? Cái này thuộc về tư vấn thiết kế và ý chí của chủ đầu tư nữa. Nhiều công trình mức độ an ninh không cần thiết 100% thì gián đoạn khoảng 2 phút không có ý nghĩa. Tuy nhiên một số nơi quan trọng như ngân hàng, kho bạc chẳng hạn thì cái này rõ ràng ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngày nay, một số tư vấn thiết kế cũng như tư vấn giám sát không cần biết đến tính chất của công trình mà họ hay áp đặt ý tưởng của mình mà nhiều khi không cần thiết lắm. Đó mới là điều nguy hiểm. Do đó, nếu bạn là giám sát hay thiết kế, điều đầu tiên bạn phải hiểu về công trình và tính chất của nó trước khi nói về sử dụng thiết bị gì, sử dụng như thế nào!
 
Trả lời: DDC controller và UPS

Thanks bác nguyenledung, bác trả lời hay quá!

Em cũng đang chập chững bước vào tìm hiểu BMS nên còn có nhiều vấn đề mắc mớ lắm. Theo bác nguyenledung thì có những tài liệu nào hay về BMS (Đầy đủ, súc tích, dể hiểu..) chỉ giúp em tham khảo với.(Hình như bac nguyenledung dang làm cho Việt Can thì phải:laugh: ?). Các bác Herot, Canon, spk5 cũng vậy, các bác thấy có tài liệu nào hay chỉ giúp cho thằng em với!

Chúc các bác sức khỏe!
 
Trả lời: DDC controller và UPS

thảo luận về nguyên lý của bms đi các bác. em up lên các bác tham gia cho vui nha.
 
Trả lời: DDC controller và UPS

thảo luận về nguyên lý của bms đi các bác. em up lên các bác tham gia cho vui nha.
 
Re: Trả lời: DDC controller và UPS

Chào các Bạn,


Mình gửi các Bạn hình ảnh Graphic BMS do Cty TNHH KT & TM Năng Lượng Xanh (GEE) lấy dữ liệu từ các DDC Controller điểu khiển Chiller, AHU...nhe.

Ngoài ra bên Cty TNHH KT & TM Năng Lượng Xanh (GEE) còn có bán các VAV box, VAV Controller, cảm biến độ ẩm, cảm biến nhiệt độ, cảm biến khí CO, cảm biến áp suất, cảm biến lưu lượng, hệ thống BMS, hệ thống quản lý năng lượng EMS, power meter giống đồng hồ tủ điện Selec, PM710 Schneider, Nemo 72 IME, network Modbus RTU Power Meter, Bacnet Power Meter...Elnet LT, Elnet LTE, Elnet PQ, Elnet GR, Elnet LTC...

Sản phẩm bộ điều khiển mới dùng giám sát và điều khiển hệ thống lạnh Công Nghiệp... qua Internet hoặc qua điện thoại, gủi email các Alarm trong hệ thống.

Đặc biệt hơn là bộ điều khiển lạnh công nghiệp có tích hợp thẻ nhớ ghi nhiệt độ theo thời gian gống như hộp đen, người vận hành không phải đi ghi nhiệt độ, áp suất hút/nén mỗi giờ...mà chỉ cần lấy thẻ nhớ từ bộ điều khiển đưa lên máy tính là có thể xem lại quá trình vận hành của hệ thống thông qua quá trình dao động nhiệt độ này, tiết kiệm chi phí vận hành và mang lại độ chính xác cao trong quá trình theo dõi hệ thống.

Mọi nhu cầu xin liên hệ:


Tien Nguyen


Technical & Sales Manager
------------------------------------------------------
CTy TNHH KT & TM Nang Luong Xanh
Green Energy Engineering Trading Company
HVACR & Building Control Solutions
Add: 119/5 Da Nam street, Ward-3, Dist-8, HCM city
Phone: 08 6673 4997 Fax: 08 6299 1827
Mobile: 0913 166447
Email: [email protected]
Website: www.gee.com.vn


http://www.johnsoncontrols.com/content/us/en.html


http://kmccontrols.com/products/casestudies2.aspx?#LEED & ENERGY STAR


http://www.youtube.com/watch?v=hgpbjRWHGzY&feature=related


http://www.youtube.com/watch?v=ZnAraCRmT1E&feature=relmfu

BIGC TAN PHU-CHILLER-KMC CONTROLS.jpgAHU BMS SYSTEM - KMC Controls-USA  by www.gee.com.vn.jpgAHU-04 MEBIPHA PHARMA-BMS-CONTROL APPLICATION-ISRAEL.jpgSUPERBRAIN ADVANCED 3D GRAPHIC COLOR 2 CHILLER WHITE  TIEN 0913 166447.PNG
 
Re: Trả lời: DDC controller và UPS

Quan tâm cái bộ điều khiển cho phép kết nối GSM, gửi tin nhắn, gọi điện và kết nối internet để monitoring.

Công nghệ ngày nay cho phép operator dùng smartphone của mình để theo dõi mọi quá trình thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. COntroller còn có thể tức thời gửi alarm đến cho operator khi có bất thường. Và còn có thể tự động action khi cần thiết.

Sản phẩm bên anh Tiến hiệu gì nhỉ, giá tốt ko?
 
Dear nmtoan,
Thông thường khi mất điện thì các thiết bị mà bộ DDC điều khiển và giám sát cũng mất điện theo nên bộ DDC có được cấp nguồn qua UPS cũng không giải quyết được vấn đề gì. Khi các có điện trở lại thì các bộ DDC vẫn lưu các chương trình được lập trình sẵn nên không ảnh hưởng gì đến hoạt động.
Bộ UPS cần thiết đối với các thiết bị thuộc phòng điều khiển trung tâm của hệ thông BMS để tăng tuổi thộ và không bị mất dữ liệu do mất nguồn đột ngột nhiều lần thôi
Đối với vân đề kết nối với máy phát thì có hai cách: Kết nối mức thấp và mức cao.
- Đối với kết nối mức thấp: Chỉ giám sát được những trạng thái cơ bản như: trạng thái On/Off, trạng thái báo lỗi
- Đối với kết nối mức cao: Thông dụng nhất vẫn là sử dụng giao thức MODbus RTU, Khi đấy BMS sẽ giám sát được rất nhiều thông số của máy phát như: Trạng thái hoạt động, Công suất, Điện áp, Dòng điện, Nhiệt độ dầu, Áp suất dầu....

Với máy phát thì chỉ nên giám sát mà không cần điều khiển
Thanks all
NguyenChuong_BMS
098 345 2446
Công ty cổ phần hệ thống Ban Mai
http://www.bmscorp.com.vn
email:[email protected]
 
Thực chất là UPS rất cần thiết cho các thiết bị Core trong hệ thống : Máy tính ( Workstation/ Server ) và DDC cho Chiller. Khi hệ thống mất điện, các thiết bị điều khiển cũng mất điện theo. Nhưng khi hệ thống có điện lại nếu không có UPS, DDC đang nhớ các giá trị trước đó thì lập tức thực hiện tất cả các thao tác cùng một lúc mà không thể đưa hệ thống về trạng thái an toàn để khởi động lại ( do ngẫu nhiên chương trình đang quét ở một vị trí bất kỳ nào đó ). Ví dụ : Trước lúc cúp điện Chiller đang chạy, bơm đang chạy, valve đang mở. Khi có điện lại DDC đang ngậm trạng thái mở Chiller, bơm, valve thì các thiết bị điều khiển lập tức khởi động lại mà không theo chu trình kiểm tra. Do đó nếu sử dụng UPS, khi phát hiện cúp điện, máy tính đưa các DDC chủ đạo về trạng thái an toàn ( UPS phải cấp cho DDC ).
Ngoài ra cũng có các xử lý cho hiện tượng này mà không cần dùng UPS là viết chương trình đưa DDC về trạng thái an toàn khi vừa có điện lại. Nghĩa là DDC không làm gì khi có điện lại. Người vận hành sẽ thao tác tay lại để vận hành hệ thống từ BMS.
Một số dòng sản phẩm có thể reset lại I/O trở về trạng thái ban đầu khi xảy ra mất điện. Một số khác có thể ngậm trạng thái như trước lúc mất điện nhưng không làm gì.
 
Thông thường người ta thiết kế UPS tổng sau đó dẫn nguồn song song với nguồn của DDC. Khi mất điện UPS hoạt động sẽ cấp điện cho bộ DDC hoạt động nhất là phòng giám sát trung tâm. THông thường mất điện sẽ chuyển ngay qua máy phát. Hệ thống điều khiển tránh các hiện tượng mất điện đột ngột.
 
Back
Bên trên