CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG

Langmaster Careers

Thành Viên [LV 1]
Giới thiệu bản thân là phần quan trọng không thể thiếu trong mọi buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm để trình bày phần giới thiệu về bản thân một cách đầy đủ và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Cùng Langmaster khám phá cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thật chuyên nghiệp qua bài viết nhé!

1. Tầm quan trọng của giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Phần giới thiệu bản thân ở đầu buổi phỏng vấn thường sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cách nhà tuyển dụng đánh giá sơ lược về bạn ở vị trí một ứng viên. Sau đây sẽ là một vài lý do cụ thể vì sao việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn lại quan trọng:

1.1 Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Mở đầu bằng việc tự giới thiệu về bản thân trong buổi phỏng vấn sẽ giúp ứng viên dễ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng hơn. Thông qua lời chào hỏi, giới thiệu khái quát về bản thân, bạn sẽ giúp người phỏng vấn có đánh giá sơ bộ, cũng như muốn tiếp tục khai thác nhiều hơn các thông tin về bạn ở phần tiếp theo.

null


1.2 Lấy lại sự bình tĩnh, tự tin

Một số ứng viên khi tham gia phỏng vấn có thể cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Với phần trình bày về bản thân một cách lưu loát, bạn sẽ dần lấy lại được sự bình tĩnh cũng như cảm thấy tự tin hơn. Một tâm lý thoải mái cũng giúp bạn có thể tiếp tục thể hiện bản thân tốt hơn ở những phần tiếp theo.

Xem thêm:

=> 100+ CÂU PHỎNG VẤN XIN VIỆC BẰNG TIẾNG ANH THEO NGÀNH CỰC ẤN TƯỢNG

=> ĐI PHỎNG VẤN MANG THEO GÌ ĐỂ THỂ HIỆN SỰ CHUYÊN NGHIỆP?

1.3 Tạo nên sự khác biệt

Việc giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn cũng chính là cơ hội để bạn thể hiện được những điểm mạnh cũng như sự khác biệt của mình so với các ứng viên cạnh tranh khác. Nhà tuyển dụng có thể sẽ vì ấn tượng ban đầu này mà đánh giá bạn có phải là người phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng hay không.

2. Nội dung phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Khi giới thiệu về bản thân trong buổi phỏng vấn, ứng viên cần đảm bảo trình bày một số nội dung quan trọng, bao gồm:

  • Lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng,
  • Giới thiệu tên tuổi, trình độ học vấn,
  • Kinh nghiệm làm việc,
  • Điểm mạnh, điểm yếu
  • Mục tiêu và nguyện vọng của bản thân

2.1 Lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng

Trước khi bắt đầu giới thiệu về bản thân, bạn nên gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội được tham gia phỏng vấn. Điều này tuy nhỏ nhưng rất hiệu quả nếu bạn muốn tạo thiện cảm từ lần gặp đầu tiên.

Khi nhà tuyển dụng thấy được sự tôn trọng, họ sẽ dành cho ứng viên đó nhiều lời đánh giá tích cực. Ngoài ra, việc gửi lời cảm ơn trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu còn cho thấy bạn là một ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và khéo léo.

null


2.2 Giới thiệu đầy đủ tên tuổi

Đây là phần chắc chắn bạn sẽ phải đề cập đến khi giới thiệu về bản thân. Hãy giới thiệu đầy đủ và rõ ràng về họ tên, tuổi, bí danh (nếu có) của bạn trước khi giới thiệu chi tiết về các kỹ năng, trình độ học vấn và những thông tin khác. Việc ứng viên giới thiệu tên tuổi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết cách xưng hô sao cho phù hợp. Đồng thời cũng giúp họ nắm được một số thông tin cơ bản về ứng viên.

2.3 Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn

Mặc dù các thông tin về trình độ học vấn, chuyên môn của bạn đều đã được viết trong CV nhưng khi giới thiệu về bản thân, bạn vẫn nên đề cập một lần nữa để giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn về những điểm này.

Ngoài ra, không phải lúc nào ứng viên cũng có thể trình bày được hết những điểm nổi bật của mình trên CV. Do đó, đây cũng chính là cơ hội để bạn thể hiện trình độ chuyên môn của bản thân nhằm gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2.4 Giới thiệu kinh nghiệm làm việc

Hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của các ứng viên. Do đó, khi giới thiệu về bản thân, bạn cũng cần chọn lọc những kinh nghiệm đáp ứng cho vị trí công việc ứng tuyển. Hạn chế trình bày dài dòng, lan man sẽ khiến nhà tuyển dụng không nắm được thông tin quan trọng bạn muốn truyền tải.

null


Nếu là sinh viên vừa mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể mạnh dạn kể về các hoạt động xã hội đã từng tham gia và rút ra những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với công việc đang ứng tuyển. Đây sẽ là một điểm cộng rất lớn vì bạn đang thể hiện rằng bản thân là người cầu tiến, không ngại học hỏi.

Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm làm việc thì có thể bắt đầu trình bày về vị trí gần đây nhất của mình. Một số thông tin cần đề cập như: tên của công ty bạn từng làm, chức vụ, vai trò đảm nhận và các nhiệm vụ chính, thành tựu đạt được… giúp củng cố lòng tin và sự lựa chọn của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

2.5 Đề cập điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Nhà tuyển dụng có thể dựa vào điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên để đánh giá người này có thật sự phù hợp với công việc hay không. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ bản thân có những ưu điểm, nhược điểm nào và trình bày ngắn gọn, cụ thể để nhà tuyển dụng nắm được những tiềm năng và hạn chế của bạn.

Đây được xem là phần khá cần thiết đối với những bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc và đánh giá khách quan về mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc.

2.6 Đưa ra thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển

Trước khi đi phỏng vấn, ứng viên cần nghiên cứu kỹ về JD cho vị trí muốn ứng tuyển. Hãy nhớ khéo léo đưa những thông tin phù hợp với vị trí công việc để nâng cao cơ hội được nhà tuyển dụng lựa chọn.
Ví dụ, trong JD có mô tả công việc của nhân viên marketing là xây dựng content tiếng Anh. Do đó, khi giới thiệu bản thân bạn có thể linh hoạt chia sẻ mình là người thành thạo 4 kỹ năng hoặc có chứng chỉ tiếng Anh tương ứng.

2.7 Nói đến mục tiêu của bản thân

Giới thiệu về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được ứng viên liệu có mong muốn gắn bó với doanh nghiệp hay không. Việc thể hiện rõ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn còn cho thấy được tầm nhìn và sự chuyên nghiệp của ứng viên đó.

2.8 Nêu nguyện vọng với công việc

Thông qua các nguyện vọng liên quan đến công việc như môi trường làm việc, các khóa đào tạo, cơ hội thăng tiến,... nhà tuyển dụng có thể cân nhắc được ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần thể hiện cho họ thấy nguyện vọng với vị trí làm việc cũng như mong muốn được tuyển dụng.

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP 35 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP KHI ĐI XIN VIỆC

=> NHỮNG KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VIỆC BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

3. Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho từng đối tượng

Những bạn trẻ mới ra trường hay người đã có kinh nghiệm làm việc, với mỗi đối tượng thì nên giới thiệu như thế nào để tạo điểm nhấn và thu hút nhà tuyển dụng?

null


3.1 Cách giới thiệu bản thân cho người chưa có kinh nghiệm

Đối với các bạn mới ra trường chưa có hoặc ít kinh nghiệm, khi giới thiệu bản thân trước Nhà tuyển dụng đa phần thường khá bối rối và dễ mắc sai sót. Khi bị hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, không có quá nhiều thông tin để chia sẻ, ứng viên cần khéo léo điều chỉnh phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn theo cách sau nhé!

3.1.1 Mở đầu lời giới thiệu bản thân

Sau lời giới thiệu về họ tên, tuổi, bí danh (nếu có), ứng viên nên đề cập trực tiếp đến nền tảng học vấn, kỹ năng nổi bật của bản thân để có thể tạo ấn tượng ngay lập tức với nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

“Em là Nguyễn Thị B, 22 tuổi. Em vừa tốt nghiệp Cử nhân Marketing tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Em là một người năng động, yêu thích công việc liên quan đến chuyên ngành Marketing bởi tính sáng tạo, đòi hỏi tư duy mới mẻ…”


3.1.2 Nhấn mạnh điểm mạnh, thành tích của bản thân

Vì mới ra trường chưa có kinh nghiệm, ứng viên có thể chia sẻ về thành tích, tập trung vào các điểm mạnh và kỹ năng bản thân đã tích lũy được từ các hoạt động xã hội hay hoạt động tình nguyện mình từng tham gia. Lưu ý rằng hãy liên hệ các trải nghiệm thực tế này với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ:

“Trong khoảng thời gian còn học đại học, em đã từng tham gia làm cộng tác viên viết tin bài cho các website giáo dục như Langmaster. Ngoài ra, em còn chủ động đăng ký tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ ở các event, truyền thông sự kiện cho công ty ABC. Những trải nghiệm này đã giúp em trang bị thêm các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, xử lý tình huống, lập kế hoạch,...”


3.1.3 Kết thúc bằng nguyện vọng, mục tiêu nghề nghiệp

Cuối cùng, ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng, mục tiêu của bản thân trong công việc. Hãy nhấn mạnh tinh thần sẵn sàng cống hiến, nỗ lực hết mình vì công ty cũng như những dự định, nguyện vọng tương lai của mình nhé!

Ví dụ:

“Sau khi tìm hiểu kỹ về vị trí công việc và môi trường làm việc nơi đây, em rất mong muốn được thử sức và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing. Đồng thời sẵn sàng đóng góp công sức vào mục tiêu chung của công ty trong thời gian tới.
Mục tiêu của em là trở thành một Content Marketing Leader trong vòng 2-3 năm tới.”


null


3.2 Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên có kinh nghiệm

3.2.1 Mở đầu giới thiệu bản thân

Với những ai đã từng đi làm, có kinh nghiệm khi phỏng vấn thì cách giới thiệu, dẫn dắt cần có sự trau chuốt hơn để tạo điểm nhấn với nhà tuyển dụng. Cụ thể, ở phần giới thiệu bản thân, ứng viên có thể đi thẳng vào những kinh nghiệm và thành tích cá nhân mà mình từng đạt được.

Ví dụ:

“Tôi đã tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Marketing 5 năm trước và trải qua nhiều vị trí Marketing Online tại một số doanh nghiệp lớn. Tôi cũng đã từng đảm nhiệm vị trí Content Marketing Leader tại Công ty S trong vòng 2 năm. Sau đó trở thành Content Marketing Manager tại Công ty JYZ cho đến nay.”


Xem thêm: CẨM NANG GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH HAY NHẤT

3.2.2 Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc

Nhằm tăng hiệu quả thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn hãy chia sẻ cụ thể về những thành tích lớn từng đạt được trước đó (biểu hiện bằng con số). Về công việc đã làm, kỹ năng và bước chuyển quan trọng trong sự nghiệp, bao gồm:

  • Quá trình thăng chức trong công việc như thế nào?
  • Những dự án nổi bật nào đã hoàn thành trước đây?
  • Sở hữu kỹ năng mới hoặc khắc phục điểm yếu ra sao?
Hãy đảm bảo những kinh nghiệm và thành tích làm việc của bản thân có sự liên quan với vai trò công việc đang ứng tuyển.

Ví dụ:

“Trong thời gian làm việc ở vai trò Content Marketing Manager, tôi đã tham gia quản lý team gồm 10 người, mang lại kết quả khả quan khi giúp tăng 50% lợi nhuận cho doanh nghiệp ở một số chiến dịch tiếp thị, truyền thông.

Ở dự án dịch vụ của doanh nghiệp, tôi đã hỗ trợ tăng hiệu quả tương tác với khách hàng lên 40%, đồng thời cải thiện tỷ lệ chuyển đổi lên 55% và tăng lưu lượng truy cập website tổng thể lên 150% trong 6 tháng. Khoảng thời gian làm việc đó đã giúp tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản trị và Marketing hiệu quả.”


3.2.3 Thể hiện rõ định hướng và tầm nhìn

Ứng viên cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng, tầm nhìn ở hiện tại và tương lai trong công việc, vị trí ứng tuyển. Đừng quên nhấn mạnh thêm các giá trị thực tiễn mà bản thân có thể mang lại cho doanh nghiệp nếu trúng tuyển.

Ví dụ:

“Tôi nhận thấy môi trường làm việc ở công ty rất năng động với nhiều cơ hội phát triển kèm mức đãi ngộ tốt. Với kinh nghiệm đã có, tôi mong muốn tiếp tục góp phần đẩy mạnh hiệu suất hơn nữa trên các nền tảng của công ty mình.

Nâng cao và duy trì tỷ lệ truy cập của khách hàng cho các chiến dịch trực tuyến ở mức khá tốt và giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ trang. Ngoài ra, thúc đẩy truyền thông và phối hợp tốt với các bộ phận trong công ty nhằm nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Quý công ty sẽ không phải hối hận khi chọn tôi.”

Nguồn: https://careers.langmaster.edu.vn/cach-gioi-thieu-ban-than-khi-phong-van-thu-hut-nha-tuyen-dung
 
Back
Bên trên