Công Nghiệp Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

rieng1goctroi

Thành Viên [LV 0]
Trong sách ĐHKK của thầy Võ Chí Chính ở phần ví dụ tính thiết kế đường ống gió bằng pp ma sát đồng đều thì cứ như hình vẽ của thầy thì đó mới chỉ là đường ống chính ,và cái miệng gió nó nối thẳng với ống mềm trên đường ống chính tổn thất cả tuyến là 1,4/1m:

Vậy ai biết rõ cho tớ hỏi là :Giả sử nếu có rẽ nhánh ,và mỗi nhánh lại rẽ thêm nhánh nữa(Cái này trong các bản vẽ là chủ yếu rẽ nhánh) thì tính tổn thất như thế nào ?Chẳng lẽ mình tính tổn thất toàn tuyến ống/1m sau đó X (Chiều dài tuyến ống+Chiều dài tương đương các co, cút)----> tổng tỗn thất :( . Như thế có khi tổn thất nó đến cả chục ngìn Pa :(

Nhờ các bác trả lời dùm nha! tôi thắc mắc là chỉ tính cho tuyến chính hay tất cả các tuyến(bao gồm cả rẽ nhánh)!
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Ta tính tổn thất cột áp cho tuyến bất lợi nhất, thường là tuyến dài nhất và lưu lượng lớn.
@a Chiến: Gõ TV có dấu đi anh kẻo bị xóa bài. :))
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Trong sách ĐHKK của thầy Võ Chí Chính ở phần ví dụ tính thiết kế đường ống gió bằng pp ma sát đồng đều thì cứ như hình vẽ của thầy thì đó mới chỉ là đường ống chính ,và cái miệng gió nó nối thẳng với ống mềm trên đường ống chính tổn thất cả tuyến là 1,4/1m:

Vậy ai biết rõ cho tớ hỏi là :Giả sử nếu có rẽ nhánh ,và mỗi nhánh lại rẽ thêm nhánh nữa(Cái này trong các bản vẽ là chủ yếu rẽ nhánh) thì tính tổn thất như thế nào ?Chẳng lẽ mình tính tổn thất toàn tuyến ống/1m sau đó X (Chiều dài tuyến ống+Chiều dài tương đương các co, cút)----> tổng tỗn thất :( . Như thế có khi tổn thất nó đến cả chục ngìn Pa :(

Nhờ các bác trả lời dùm nha! tôi thắc mắc là chỉ tính cho tuyến chính hay tất cả các tuyến(bao gồm cả rẽ nhánh)!

Trong ví dụ đó Tác giả đã tính trở lực cho đoạn AK là đoạn dài nhất 60,6m và có trở lực lớn nhất 84,84 Pa.Đây là cách tính điển hình để bạn tính cột áp cho quạt hay cho PAU ,AHU .v..v. Nhưng theo ý kiến của mình tại điểm K là điểm cuối ống gió sẽ kết nối với miệng gió nên mình phải cộng cả đoạn này:trở lực qua cửa gió thì cột áp tổng mới chính xác hơn.
Vì thế bạn cứ chọn đoạn dài nhất mà tính chắc chắn là sẽ có trở lực lớn nhất.Không tính các đoạn nhánh.
Bạn chỉ nhìn hình vẽ mà đoán được ống nhánh kết nối với miệng gió qua ống mềm ,lỡ kết nối bằng ống cứng luôn thì sao bạn.;)
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Bạn ơi, mình tư vấn cho bạn như thế này.
Để tính tổn thất trên đường ống gió, bạn cần phải xác định tuyến ống dài nhất trong toàn tuyến. Tính chiều dài ống gió, co, tê, cút qui ra chiều dài tương đương, nhớ tính cả tổn thất cho ống gió mềm & miệng gió nữa (ống gió mềm 3pa/m, 10pa/1grill), sau đó dựa vào qui tắc ma sát đồng đều 1Pa/ 1m tính được tổng tổn thất. Khi chọn cột áp quạt hay AHU, FCU nhớ nhân hệ số an toàn k=1.2 nữa đấy.
Thân chào
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Cho mình hỏi cái này nữa :
Trong sách mình chỉ thấy tính chiều dài tương đương của co ,nhưng k có cách tính chiều dài tương đương của tê,nhánh chạc 3 ,....>vậy cách nào để tính chiều dài tương đương mấy cái này .
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Sách của bạn thiếu. Bạn tìm mua sách Kỹ thuật thông gió của GS.TS. Trần Ngọc Chấn nhé. Đủ cả đấy.
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Cho mình hỏi nếu ta tính trở lực trên đường ống bằng phương pháp này thì ta chỉ cần tính trên đường cấp hay cả đường cấp và đường hồi
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Tính hết nhé. cùng 1 hệ thống thì ta tính không bỏ cái gì.
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Cho mình hỏi cái này nữa :
Trong sách mình chỉ thấy tính chiều dài tương đương của co ,nhưng k có cách tính chiều dài tương đương của tê,nhánh chạc 3 ,....>vậy cách nào để tính chiều dài tương đương mấy cái này .

Bạn đọc kỹ sách nhé,có chỉ cách tính tổn thất qua Tee,transition, hauch hết đó. tổng tổn thất cục bộ (Total pressure)= hệ số áp suất động x tổn thất áp suất động(velocity pressure)
Thân chào!
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Mình cũng có vần đề thắc mắc, nhờ các anh giúp đỡ giùm. Giả sử các thông số mà mình ví dụ dưới đây đều thỏa yêu cầu của bài toán:
+TH1: lưu lượng 100l/s; ống gió 100x100 suy ra được vận tốc 10.65m/s và tổn thất 15.8Pa/m (tính theo Ductsize). Đường ống 10m, vậy tổn thất tổng 15.8x10 = 158Pa
+TH2: lưu lượng 200l/s; ống gió 100x100 suy ra được vận tốc 21.3m/s và tổn thất 60Pa/m (tính theo Ductsize). Đường ống 10m, vậy tổn thất tổng 60x10 = 600Pa
Giả sử quạt có cột áp 300Pa. Như vậy thì TH1 sẽ thỏa vì tổn thất đường ống có 158Pa<300Pa. Vấn đề mình thắc mắc ở đây là tại sao cùng một kích thước đường ống vậy mà trường hợp quạt có lưu lượng 200l/s lại không hút được khí thải ra ngoài (vì tổn thất đường ống 600Pa > cột áp quạt 300Pa), trong khi TH1 thì OK. Đáng lẽ ra thì lưu lượng càng lớn, kích thước đường ống không đổi, vận tốc gió càng lớn sẽ hút khí thải ra càng nhanh.
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Bạn nhoem, theo mình thì thế này:
Bạn chọn quạt 300Pa cho trường hợp 2 với lưu lượng 200l/s. Nhưng tồn thất trên đường ống là 600PA (gấp đôi cột áp quạt).
Như vậy với cột áp quạt như vậy không thể thắng được tổn thất trên đường ống thì tất nhiên là không thể hút được khí thải ra.
Còn lưu lượng và vận tốc quạt có cao hơn nhưng chỉ đáp ứng được trên đoạn ống có tổn thất nhỏ hơn hoặc ít nhất là bằng 300Pa. Với đoạn ống có cột áp cao hơn thì....

Góp chút ý kiến nhỏ nhoi hì hì....
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Mình cũng có vần đề thắc mắc, nhờ các anh giúp đỡ giùm. Giả sử các thông số mà mình ví dụ dưới đây đều thỏa yêu cầu của bài toán:
+TH1: lưu lượng 100l/s; ống gió 100x100 suy ra được vận tốc 10.65m/s và tổn thất 15.8Pa/m (tính theo Ductsize). Đường ống 10m, vậy tổn thất tổng 15.8x10 = 158Pa
+TH2: lưu lượng 200l/s; ống gió 100x100 suy ra được vận tốc 21.3m/s và tổn thất 60Pa/m (tính theo Ductsize). Đường ống 10m, vậy tổn thất tổng 60x10 = 600Pa
Giả sử quạt có cột áp 300Pa. Như vậy thì TH1 sẽ thỏa vì tổn thất đường ống có 158Pa<300Pa. Vấn đề mình thắc mắc ở đây là tại sao cùng một kích thước đường ống vậy mà trường hợp quạt có lưu lượng 200l/s lại không hút được khí thải ra ngoài (vì tổn thất đường ống 600Pa > cột áp quạt 300Pa), trong khi TH1 thì OK. Đáng lẽ ra thì lưu lượng càng lớn, kích thước đường ống không đổi, vận tốc gió càng lớn sẽ hút khí thải ra càng nhanh.

Mình xin có 1 số ý kiến như thế này: khi phân tích lại 2 TH bạn đưa ra thì đều không phù hợp:
- Thứ 1: mình phân tích về lưu lượng,tiết diện,vận tốc và cột áp.
+ TH1 và TH2:Với lưu lượng bạn cho 100 l/s ,200l/s mà kích thước ống có 100x100=>trở lực đường ống quá lớn =>đường ống sẽ rất ồn =>phải bọc tiêu âm cho ống và lắp silencer cho quạt =>tốn kinh phí. Với lại bạn chọn vận tốc trên đưòng ống quá lớn.
Sau khi tính lại mình chọn như sau:
- TH1: Q=100l/s ,f=200x200 ,v=2.5m/s,total dP = 0.8Pa/m => tổn thất trên đoạn ống 10m=0,8*10=8 Pa + tổn thất tại đầu hút của quạt chọn v=4.4m/s =>f=150x150 =>fitting loss coefficien = 0.53 Pa/m =>velocity Pressure = 11.9 Pa => total pressure loss=0.53*11.9=6.3Pa (chọn 7Pa) + tổn thất tại louver lấy kinh nghiệm 30Pa
Như vậy H tính toán cho quạt = 8+7+30=45Pa
=>H thực tế chọn quạt cộng thêm 30%Htính toán
Như vậy cột áp thực tế là :
H thực tế =45+45*30%=58.5Pa .Vậy quạt được chọn với Q=100 l/s ,H=~59Pa (theo như bạn chọn H = 300Pa thì cao quá => CĐtư sẽ[-(^:)^
- TH2 : 200l/s bạn có thể tính chọn tương tự với f=300x250 ta được: Hthực tế =~ 60Pa
Ở trên mình chỉ tính khi quạt gắn sát tường nên chỉ có phần hút thôi,còn nếu quạt xa tường bạn phải công thêm phần đẩy nữa.
- thứ 2 : mình xin trả lời câu hỏi bạn như sau:
+Khi bạn thiết kế 1 đoạn ống gió thải,cấp,hồi... điều đầu tiên bạn phải nhớ kỹ là đảm bảo cho vận tốc tại thiết bị thổi hay hút đến các miệng gió thổi hay hút có vận tốc tương đối gần bằng nhau ,nếu chênh lệch nhưng đừng lớn quá (nếu lớn quá sau này khi lắp đặt lên cân bằng gió sẽ rất khó cho dù các nhánh hay ở miệng gió bạn có gắn VCD đi chăng nữa.
+ Hơn nữa yếu tố độ ồn cũng rất quan trọng, nếu ở các khu siêu thị ,nhà xưởng thì không ảnh hưởng nhiều nhưng đối với bệnh viện ,văn phòng làm việc thì ảnh hưởng đến con người sẽ rất lớn.
Bạn nói " tại sao cùng một kích thước đường ống vậy mà trường hợp quạt có lưu lượng 200l/s lại không hút được khí thải ra ngoài (vì tổn thất đường ống 600Pa > cột áp quạt 300Pa) " ,theo mình thì vẫn lắp đặt được nhưng vận tốc tại điểm xa nhất là rất thấp sai tiêu chuẩn thiết kế với đường ống cấp thì không phân phối đủ 200l/s cho khu vực,nếu đường gió thải thì lượng khí thải ra không đủ 200l/s vì trở lực quá lớn.
Mình có thể VD đơn giản cho bạn dễ hiểu : 1 tòa nhà có 5 tầng ta phải bơm lưu lượng nước là 200l/s với cột áp là 400Pa lên tầng 4 ,nhưng mình lại chọn lưu lượng 200l/s mà cột áp có 200 thì tới tầng 3 thì không đủ áp lực cung cấp cho các phòng ở tầng 3.
Bạn có nói " Đáng lẽ ra thì lưu lượng càng lớn, kích thước đường ống không đổi, vận tốc gió càng lớn sẽ hút khí thải ra càng nhanh) không sai ,nhưng bạn nên nhớ rằng trên đường ống chính còn có các miệng gió thì khi lưu lượng và vận tốc qua các vị trí này sẽ giảm rất nhanh do kích thước đường ống không đổi và đến điểm xa nhất thì không đủ vận tốc và lưu lượng .Vì thế nên người thiết kế phải tính toán tiết diện đường ống thật chình xác để đảm bảo vận tốc ở điểm bắt đầu ngay tại quạt xấp xỉ vận tốc tại điểm cuối đoạn ống.
Đây là những suy nghĩ của riêng mình bạn có thể tham khảo.
Chúc bạn luôn vui vẻ.
Thân chào!;)
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Mình cám ơn 2 bạn "trungtuyen và khongminh" đã trả lời giúp mình, nhưng vấn đề mình thắc mắc không phải nằm ở chỗ đó. Giờ giả sử mình đang tính cho ống thải khói có quạt hút và trên đường ống chính chỉ có duy nhất một miệng gió thải được lắp ở phía trên, thì tại sao quạt có lưu lượng lớn hơn lại không thải được hoàn toàn so với quạt có lưu lượng nhỏ hơn, đồng thời thì vận tốc hút khí thải càng lớn đáng lẽ ra phải hút được nhiều và nhanh hơn, nếu không xét đến yếu tố cột áp.
Nhờ hai bạn trả lời giúp nốt cho mình vấn đề này.
Xin cám ơn.
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Mình cám ơn 2 bạn "trungtuyen và khongminh" đã trả lời giúp mình, nhưng vấn đề mình thắc mắc không phải nằm ở chỗ đó. Giờ giả sử mình đang tính cho ống thải khói có quạt hút và trên đường ống chính chỉ có duy nhất một miệng gió thải được lắp ở phía trên, thì tại sao quạt có lưu lượng lớn hơn lại không thải được hoàn toàn so với quạt có lưu lượng nhỏ hơn, đồng thời thì vận tốc hút khí thải càng lớn đáng lẽ ra phải hút được nhiều và nhanh hơn, nếu không xét đến yếu tố cột áp.
Nhờ hai bạn trả lời giúp nốt cho mình vấn đề này.
Xin cám ơn.

Mình xin phân tích đơn giản như sau:
- Trường hợp bạn đưa ra lưu lượng và vận tốc càng lớn sẽ hút được nhiều và nhanh hơn không sai vì bỏ qua yếu tố cột áp. quạt mà bạn lắp ở đây là quạt gắn tường không có ống gió, khí thải thổi thằng ra không gian ngoài và trở lực tại cửa hút và thổi rất nhỏ có thể bỏ qua.
- Khi bạn thiết kế 1 hệ thống gió thải thì bạn phải nên nhớ các thông số: lưu lượng,vận tốc,trở lực ma sát,trở lực cục bộ (2 trở lực này dùng để tính cột áp quạt . Quạt có lưu lượng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào diện tích không gian cần thải và khối lượng khí thải ra trong 1 đơn vị thời gian , bạn có thể đã hiểu nhầm vấn đề không phải lưu lượng lớn lại hút không hoàn toàn mà lưu lượng nhỏ lạ hút hoàn toàn ,lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào cột áp mình đã giải thích ở phía trên. Trong thắc mắc của bạn về đường ống thải khói ,chỉ có 1 miệng thải (Vd: lưu lượng tại miệng là 20l/s) và đoạn ống chính rất ngắn có thể bỏ qua trở lực ma sát (tiết diện không đổi) nhưng vận tốc tại đầu hút quạt và tại miệng thổi không đồng đều vì trở lực cục bộ tại miệng thổi và lưu lượng quạt bạn chọn là 25/s lại giảm rất nhanh =>khi đến được miệng gió hút thì lưu lượng quạt có thể hút được chỉ có 5l/s. theo ý bạn bạn sẽ chọn lưu lượng lớn hơn Vd: là 50l/s để hút được hết lượng khí thải với lưu lượng 20l/s nhưng lưu lượng lớn mà tiết diện không đổi => vận tốc tăng lên ứng với lưu lượng=>giả sử thắng được trở lực cục bộ tại miệng gió =>hút được lượng khí thải là 20l/s thỏa điều kiện mong muốn .Trên lý thuyết có thể làm như vậy nhưng ngoài thực tế thì không bao giờ xảy ra trường hợp này.(lưu lượng lớn =>chiphí cho quạt lớn ,độ ồn lớn ảnh hưởng con người, lại không tính đến cột áp cho quạt điều này trái về mặt kỹ thuật .Chỉ 2 điều này thôi bạn đã bị rớt thầu rồi.;;)
thân chào!:O)
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Mình cám ơn 2 bạn "trungtuyen và khongminh" đã trả lời giúp mình, nhưng vấn đề mình thắc mắc không phải nằm ở chỗ đó. Giờ giả sử mình đang tính cho ống thải khói có quạt hút và trên đường ống chính chỉ có duy nhất một miệng gió thải được lắp ở phía trên, thì tại sao quạt có lưu lượng lớn hơn lại không thải được hoàn toàn so với quạt có lưu lượng nhỏ hơn, đồng thời thì vận tốc hút khí thải càng lớn đáng lẽ ra phải hút được nhiều và nhanh hơn, nếu không xét đến yếu tố cột áp.
Nhờ hai bạn trả lời giúp nốt cho mình vấn đề này.
Xin cám ơn.

Theo các tài liệu tính toán tổn thất thì tổn thất áp suất tỷ lệ thuận với bình phương vận tốc trong đường ống. Có nghĩa là cùng tiết diện, lưu lượng quạt lớn hơn thì vận tốc trong đường ống lớn hơn---> tổn thất ma sát trên đường ống lớn hơn---> cột áp quạt yêu cầu lớn hơn.
Lúc trước tôi có gặp 1 trường hợp trong thực tế là dùng bơm tõm để bơm nước lên độ cao 10m,tôi dùng ống D42 thì nước không lên đc và nước nóng ran,sau đó tôi thay bằng ống D75 theo đúng kích thước yêu cầu của bơm thì bơm lên đc.
 
Hj, nói chung hơi dài dòng, bạn nhoem có thể chưa sử dụng catalog quạt mà có đường đặc tính thì phải, bạn áp dụng đường đặc tính của quạt vào câu hỏi của bạn sẽ đc trả lời, đường đặc tính của quạt có nói đến sự biến thiên giữa LL và cột áp đó, 2 cái đó liên quan đến nhau nhé !
 
Ðề: Thắc mắc về tính tổn thất đường ống ?

Bạn ơi, mình tư vấn cho bạn như thế này.
Để tính tổn thất trên đường ống gió, bạn cần phải xác định tuyến ống dài nhất trong toàn tuyến. Tính chiều dài ống gió, co, tê, cút qui ra chiều dài tương đương, nhớ tính cả tổn thất cho ống gió mềm & miệng gió nữa (ống gió mềm 3pa/m, 10pa/1grill), sau đó dựa vào qui tắc ma sát đồng đều 1Pa/ 1m tính được tổng tổn thất. Khi chọn cột áp quạt hay AHU, FCU nhớ nhân hệ số an toàn k=1.2 nữa đấy.
Thân chào
Bạn cho mình hỏi, ví dụ trên đoạn ống dài nhất có gắn trực tiếp 10 miệng grille+obd thì tính thế nào?
 
Bạn cho mình hỏi, ví dụ trên đoạn ống dài nhất có gắn trực tiếp 10 miệng grille+obd thì tính thế nào?
Đường ống dài nhất đôi khi không phải là đường ống có tổn thất lớn nhất, nó là cơ sở để bạn nhận định ở trên đường ống đó tổn thất là lớn nhất, sau khi tinh toán có thể so sánh với đường ống khác, để đưa ra kết luận. đường ống dài nhất là đường ống từ miệng gió trong không gian điều hòa tới miệng gió bên ngoài. phương pháp ma sát đồng đều chỉ thích hợp với đường ống có áp suất thấp (vận tốc thấp) .
 
Back
Bên trên