TCVN 9206 : 2012 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

codien24h

Thành Viên [LV 0]
Nhận thấy vai trò quan trọng của TCVN 9206 : 2012, Cơ điện 24h đơn vị sua chua dien nuoc chia sẻ cho các bạn, đặc biệt là những kỹ sư lành nghề cần nắm rõ để thực hiện cho khách hàng.

Thiết kế đặt các thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng cần đảm bảo các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiên hành có lên quan, còn công trình công cộng tuân theo yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của mỗi loại công trình.


TCVN 9206 : 2012



1. Quy định chung TCVN 9206 : 2012
- Khi thiết kế cấp điện cho công trình công cộng và nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu quy định đối với mỗi loại hộ tiêu thụ điện về độ tin cậy cung cấp điện theo chương I.2 quy phạm trang bị điện 11 TCN 18:2006. Phân loại các hộ tiêu thụ điện và thiết bị tiêu thụ điện theo độ tin cậy cung cấp điện xem phụ lục A.

- Điện áp phải tính toán để cấp điện cho các thiết bị điện trong công trình công cộng và nhà ở (trừ cho các động cơ điện) không được lớn hơn 380/220 V. Với những công trình hiện có điện áp lưới 220/110 V cần chuyển sang điện áp lưới 380/220 V nếu xét thấy phù hợp các yêu cầu kinh tế kỹ thuật.

- Cấp điện cho các động cơ điện (máy điện) phải lấy từ lưới điện 380/220 V trung tính nối đất trực tiếp.

- Trong các công trình công cộng và nhà ở cần dự phòng một công suất không dưới 5% tổng công suất của công trình để cấp điện chiếu sáng tủ kính quầy hàng, trang trí mặt nhà, quảng cáo, các bảng và các tín hiệu chỉ dẫn bằng các hệ thống tín hiệu âm thanh, phòng chữa cháy, ánh sáng, vàcác đèn báo chướng ngại vật của công trình.

- Tổn thất điện áp ở cực của các thiết bị động lực đặt xa nhất và của các bóng đèn so với điện áp định mức không được vượt quá các trị số sau:

  • + Đối với chiếu sáng làm việc: tổn thất điện áp không được vượt quá 5%;
  • + Đối với chiếu sáng sơ tán người và chiếu sáng sự cố: tổn thất điện áp không được vượt quá 5%;
  • + Đối với các thiết bị có điện áp từ 12 V đến 42 V (tính từ nguồn cấp điện): tổn thất điện áp không được vượt quá 10%.
  • + Đối với động cơ điện: Làm việc dài hạn ở chế độ ổn định tổn thất điện áp không được vượt quá 5%; Làm việc dài hạn ở chế độ sự cố tổn thất điện áp không được vượt quá 10%; Khi khởi động động cơ tổn thất điện áp không được vượt quá 15%.
2. Trạm biến áp - ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
a) Vị trí trạm biến áp

- Đối với bệnh viện, trường học nhà ở,:

  • + Cho phép trạm ở trong nhà nếu trạm biến áp sử dụng máy biến áp khô, đảm bảo mức ồn cho phép theo tiêu chuẩn TCXD 175 - 1990, không trái với quy định ở điều I.1.13 của quy phạm trang bị điện 11 TCN-18-2006.
  • + Không được phép đặt trạm biến áp trong phòng bệnh nhân, phòng ở, phòng học, phòng làm việc
  • + Với công trình công cộng: Đặt TBA ở trong nhà hoặc kề sát nhà cần đảm bảo mức ồn cho phép theo tiêu chuẩn TCXD 175:1990, không trái với quy định ở điều I.1.13 của 11 TCN-18:2006, cần phải có tường ngăn cháy với phòng kề sát và có lối ra thông trực tiếp với không gian bên ngoài.
  • + TBP nên đặt ở tầng trệt, có lối thông trực tiếp ra đường phố theo yêu cầu phòng cháy chữa cháy, có có thể đặt máy biến áp (MBA) có hệ thống làm mát bất kỳ bên trong trạm.
b) Bố trí trạm biến áp
- Nơi đặt thiết bị phân phối điện áp đến 1000V mà người quản lý của hộ tiêu thụ điện tới được không cho phép thông với nơi đặt thiết bị điện phân phối cao áp và MBA mà phải có cửa đi riêng có khóa.

- Sàn của MBA có độ cao trên mức ngập lụt cao nhất của khu vưc;

- Tránh bố trí máy biến áp và các thiết bị phân phối ở:

  • + Nơi ẩm ướt như phòng tắm, khu vệ sinh, khu vực sản xuất ẩm ướt, nếu bắt buộc phải đặt thì phải có biện pháp chống thấm.
  • + Tránh đặt ở bên trên và bên dưới phòng tập trung trên 50 người trong thời gian 1 giờ (không áp dụng cho máy biến áp khô hoặc máy biến áp làm mát bằng chất không cháy)
- Bố trí và lắp đặt máy biến áp cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn 11TCN - 20 - 2006 "Quy phạm trang bị điện" phần III trang bị phân phối và trạm biến áp.
 
Back
Bên trên