Thảo luận Tại sao chúng ta nên đánh giá hiệu suất CSPF thay vì COP cho điều hòa không khí?

Bài viết này có sử dụng một số nội dung từ các nguồn khác nhau, tác giả chỉ biên tập lại cho ngắn gọn và dễ hiểu.

Như chúng ta đã biết, thuật ngữ chỉ số COP (Coefficient of performance) được chúng ta sử dụng rất rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả năng lượng của thiết bị điều hòa không khí. Nó được tính toán bằng tỷ số giữa Năng lượng lạnh/nhiệt được tạo ra trên công suất điện tiêu thụ. Ở châu Âu, người ta dùng chỉ số COP biểu thị cho hiệu suất năng lượng của chiều sưởi, EER biểu thị cho hiệu suất năng lượng của chiều làm lạnh.

images

Chỉ số COP chỉ đánh giá được hiệu suất năng lượng tại một điều kiện duy nhất mà chúng ta đang xem xét. Nó không thể hiện được hiệu suất của toàn bộ quãng thời gian ví dụ như cả mùa đông, mùa hè cũng như tính đến các yếu tố về khí hậu, thói quen của người sử dụng..vv

1636952517177.png

Như vậy, người ta cần sử dụng chỉ số khác để có thể đánh giá được chính xác nhất hiệu quả của hệ thống ĐHKK. Ở Việt Nam, Chỉ số CSPF được sử dụng để đánh giá mức tiết kiệm năng lượng của thiết bị ĐHKK dân dụng. Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả năng lượng toàn mùa.

Đặc điểm của chỉ số CSPF:

•Hệ số CSPF cho biết tương ứng với 1kWh điện tiêu thụ của ĐHKK, sẽ nhận được lượng nhiệt từ không gian được điều hòa là bao nhiêu kWh. CSPF không phải COP trung bình.

•Điểm khác biệt cơ bản của hệ số CSPF và COP là không chỉ đặc trưng cho tiêu thụ năng lượng của ĐHKK ở tải định mức, mà còn thể hiện được điều kiện hoạt động thực tế của ĐH như:điều kiện khí hậu, thói quen sử dụng, trạng thái không đầy tải và tần suất hoạt động của máy.

•Như vậy so với hệ số COP, hệ số CSPF đánh giá chính xác hơn hiệu quả năng lượng trên thực tế của ĐHKK, đặc biệt ĐHKK biến tần trong toàn bộ thời gian hoạt động.

Tham khảo:
- TCVN 7831 : 2012 MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ KHÔNG ỐNG GIÓ - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Tác giả: Nguyễn Đức Quang
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên