Thảo luận sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Em cũng đang có 2 con bơm nước PCCC với P2 30HP( 22KW), P1 28,1KW,với V(Δ): 380-415v/V(Y):660-720v. Một con được cấp nguồn bởi bộ KĐT( công tắc tơ+ rơ le nhiêt), còn 1 con cấp nguồn bằng Aptomat 60A. Vẫn vận hành tốt bằng nguồn điện lưới 380v. Nhưng khi cấp nguồn bằng nguồn máy phát 100KVA thi con có bộ KĐT thì ok, còn con cấp nguồn qua aptomat thì khi bật lên là máy phát bị stop ngay. Em đã đổi qua lại thì khi cấp nguồn bằng bộ KĐT thì đều hoạt động tốt, còn khi cấp nguồn bằng aptomat thì máy phát bị tụt áp và stop luôn. Em đang đinh khắc phuc bằng cách dùng thêm bộ KĐT cho con đó hoặc sử dụng đấu nói khởi động bằng Y-Δ. Các bác góp ý thêm cho nhé
Công suất máy phát của bác là bao nhiêu, Vãi cả bác con động cơ 7,5 đã dùng Y/D rồi mà công ty bác chơi gẩy át thật sự phục, bác tính cái khởi động của con 22kw nếu nó nhỏ hơn máy phát ok nếu bằng thì máy phát sẽ " Gà rù " 1 tí rồi ổn còn nếu lớn hơn máy phát thì máy của bác sẽ cắt hoặc cháy :D :D
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

hình mờ quá đọc ko rõ...loáng thoáng hình như công suất động cơ là 3.6kw ,với công suất này đấu DOL (direct online) luôn,ko cấn đến khởi động sao-3giác đâu
theo mình thì nên đấu đổi nối sao tam giac thứ nhất bảo vệ động cơ thứ 2 kéo dài tuổi thọ cho máy mà lại chuyên nghiepj nữa .mình đầu tư cũng ko tốn bao nhiêu cả
 
Theo mình biết thì Đấu nối sao tam giác thì giảm dòng khởi động khoảng 1,71 lần, nhưng cũng đồng thời giảm momen khởi động bằng ấy lần, mình gặp 1 số trường hợp khi khởi động qua y/d thì motor không khởi động đc, nhưng khi chạy thẳng d thì đc . Chổ mình làm có mấy khoảng chục con máy 75hp vẫn chạy thẳng tam giác mấy năm rồi cũng có sao đâu. Quan trọng là có trạm riêng thì cứ thẳng tam giác . Chọn dây vs thiệt bị lớn hơn chạy 2 cấp 1 ít
 
Em có thắc mắc ntn: dây nguồn cho quạt 3 pha gồm: 3 sợi chính + 1 sợi E
Còn cho dàn nóng VRV cũng 3 pha gồm: 4 sợi chính+1 sợi E
bác nào biết giải thích giúp mình,
 
Theo mình biết thì Đấu nối sao tam giác thì giảm dòng khởi động khoảng 1,71 lần, nhưng cũng đồng thời giảm momen khởi động bằng ấy lần, mình gặp 1 số trường hợp khi khởi động qua y/d thì motor không khởi động đc, nhưng khi chạy thẳng d thì đc . Chổ mình làm có mấy khoảng chục con máy 75hp vẫn chạy thẳng tam giác mấy năm rồi cũng có sao đâu. Quan trọng là có trạm riêng thì cứ thẳng tam giác . Chọn dây vs thiệt bị lớn hơn chạy 2 cấp 1 ít
Trường hợp của bạn mở trực tiếp 75hp chắc là mở ko tải sau đó mới cho kéo tải...còn cho dù là loại tải nhẹ như bơm, quạt... Cũng ko thể mở đc.
 
Mình lại lôi cái theart này ra để bàn tiếp.
Vậy có quy định nào cho việc đấu nối Y/D ở các công suất động cơ không các Bác?
Ví dụ. Một số Bác cho rằng trên 7,5 HP là phải đấu Y/D vậy tại sao một số động cơ dưới 7,5 cũng phải đấu như vậy.
Mình từng vận hành rất nhiều động cơ 25HP, nó vẫn chạy D bao nhiêu năm nay không hề hỏng hóc gì.
 
Trên tem cuả một số động cơ có ghi : (1) V/D 380 - 415 và (2) V/Y 660 - 720
Vậy thì mình có quyền đấu ở (1) hay là bắt buộc phải theo (2).
Giả sử, mình đấu ở (1) thì xảy ra hiện tượng gì và nhà sản xuất có bảo hành hay không?
Xin cảm ơn
 
Mình lại lôi cái theart này ra để bàn tiếp.
Vậy có quy định nào cho việc đấu nối Y/D ở các công suất động cơ không các Bác?
Ví dụ. Một số Bác cho rằng trên 7,5 HP là phải đấu Y/D vậy tại sao một số động cơ dưới 7,5 cũng phải đấu như vậy.
Mình từng vận hành rất nhiều động cơ 25HP, nó vẫn chạy D bao nhiêu năm nay không hề hỏng hóc gì.
Cái này không phải là hỏng hóc động cơ bạn hiền ạ! Thực ra Y/D hay DOL thì động cơ vẫn được cấp điện theo D. Vấn đề là với động cơ lớn, khi khởi động và dòng điện tăng cao. Khi đó, tủ điều khiển động cơ sẽ giảm áp do dòng khởi động này. Nếu bạn chọn dây đúng để các thiết bị đóng cắt như MC vẫn hoạt động khi động cơ khởi động thì khởi động theo DOL là tốt nhất cho động cơ đấy chứ!
Trong các mạch khởi động động cơ thì DOL là cách khởi động tốt nhất cho động cơ và cũng ít hư hỏng nhất. Khuyết điểm duy nhất của DOL là gây sụt áp lớn làm hỏng các thiết bị ăn điện liên quan khác như đèn, quạt thôi!
 
Trên tem cuả một số động cơ có ghi : (1) V/D 380 - 415 và (2) V/Y 660 - 720
Vậy thì mình có quyền đấu ở (1) hay là bắt buộc phải theo (2).
Giả sử, mình đấu ở (1) thì xảy ra hiện tượng gì và nhà sản xuất có bảo hành hay không?
Xin cảm ơn
Ở châu Âu, lưới điện của họ có nhiều thang điện áp như 415V, 660V,... Ở ta chỉ có lưới 415V thôi. Vì thế nếu bạn chọn đấy (1), động cơ chạy đủ công suất còn với cách (2) thì bạn sẽ thấy rõ là động cơ chạy không đủ công suất nên nếu ứng dụng của bạn sẽ hạn chế đi nếu áp dụng mục số (2).
Vậy với cách ghi của động cơ, cách (1) áp dụng cho điện áp 380-415V có sẵn ở lưới điện và mắc hình Delta. Cách (2) chỉ áp dụng khi bạn có áp lưới 660V và mắc ở hình Y là đủ công suất!
 
Cảm ơn bạn Nguyenledung : Công ty mình đang phải chiến đấu với một tình huống như câu trả lời của Bạn đấy.
Tòa nhà hiện đang sử dụng 2 máy bơm Pentax 15Hp chạy 4 năm rồi. Cách nay 6 tháng cháy 1 cái ( máy 1) và mới đây cháy cái còn lại (máy 2)
Tủ điện vẫn đang đấu Tam giác.
Sau khi mua máy mới về thì máy 1 chạy đến nay. Còn máy 2 thì cháy sau 6 ngày sử dụng.
Gọi hãng bán đến thì họ cho rằng máy chạy Tam giác nên không bảo hành mà phải chạy Sao/Tam giác
 
Các bác cho e hỏi e đang dùng cái bơm hãng pentax 5.5 hp, 5,1kw, tam giác 230 v, sao 400v. E dùng khởi động sao-tam giác. Nhưng khi khởi động thì ở chế độ sao máy hạt ok... nhưng khi sang chế độ tam giác thì máy không chạy nữa. Trong khi đó khởi động từ vẫn ở nhảy sang chế độ tam giác. Và ở 6 đầu ra của chế độ tam giác vẫn có điện áp 400v. Các bác giúp e với ạ... e cám ơn...
 
Các bác cho e hỏi e đang dùng cái bơm hãng pentax 5.5 hp, 5,1kw, tam giác 230 v, sao 400v. E dùng khởi động sao-tam giác. Nhưng khi khởi động thì ở chế độ sao máy hạt ok... nhưng khi sang chế độ tam giác thì máy không chạy nữa. Trong khi đó khởi động từ vẫn ở nhảy sang chế độ tam giác. Và ở 6 đầu ra của chế độ tam giác vẫn có điện áp 400v. Các bác giúp e với ạ... e cám ơn...
Cháy cuộn dây bơm rồi bạn hiền ơi! Quấn lại động cơ và lưu ý là chỉ khởi động trực tiếp chế độ Y nhé! Chế độ tam giác không dùng được với điện lưới của Việt nam đâu! Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng!
 
Các bác cho e hỏi e đang dùng cái bơm hãng pentax 5.5 hp, 5,1kw, tam giác 230 v, sao 400v. E dùng khởi động sao-tam giác. Nhưng khi khởi động thì ở chế độ sao máy hạt ok... nhưng khi sang chế độ tam giác thì máy không chạy nữa. Trong khi đó khởi động từ vẫn ở nhảy sang chế độ tam giác. Và ở 6 đầu ra của chế độ tam giác vẫn có điện áp 400v. Các bác giúp e với ạ... e cám ơn...

Theo em được biết, bơm Pentax các type có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 5.5Hp thì phải đấu sao ở lưới điện 380V-415V, và ở lưới điện này (Việt Nam) thì không dùng kiểu khởi động S/D được. Theo thông số bác nói khi bác đấu tam giác là bác đang lấy điện lưới 400V đấu vào cái động cơ 230V thì cháy ĐC là đúng rồi.
 
Xin chào cả nhà! Đề tài này đã 5 năm, từ khi một người nhập học đến khi họ ra trường mà chẳng ai chịu nói hết để nhiều người khó hiểu. mình mạo muội tóm tắt như sau:
- Ký hiệu trên tem động cơ chỉ ghi chế độ l/v của nó ở cấp điện áp nào vd: D/Y - 400/690 V, nghĩa là nếu nguồn 3p là 400(380)V thì khi sử dụng đ/c đó ta đấu D. Nếu nguồn 3p là 690V thì ta đấu đ/c Y.
- Chỉ thực hiện được việc khởi động D-Y khi đ/c có điện áp đấu D làm việc bình thường ở nguồn 3p hiện có, vd như đ/c trên thì khởi động D-Y ở nguồn thông dụng hiện nay là 380V. Còn đ/c có ghi D/Y - 220/380V thì không đc do chế độ l/v bình thường ở nguồn 3p 380V đ/c đó đấu Y.
- Khi thưc hiện khởi động D/Y thì dòng khởi động giảm xuống 3 lần so với khởi động trực tiếp. Đ/c công suất bao nhiêu phải khởi động D - Y phụ thuộc nhiều yếu tố như: Nguồn điện, điều kiện ổn định điện áp cho các phụ tải còn lại, tải ban đầu của đ/c ...
 
Ðề: sơ đồ đấu mạch điện cho động cơ 3 phare

Còn khởi động Y/D là đặc thù riêng. Tất nhiên là cách khởi động là khi khởi động đấu Y và khi chạy đấu D. Điện áp vào cuộn dây ở Y chỉ là 230V, và điện áp cuộn dây ở D là 400V, motor sẽ chạy theo công suất định mức!

=> bó tay cha này luôn: đã bảo điện áp nguồn là 380 v lấy đâu ra điện áp 230v để đấu sao, cho dù đấu sao hay tam giác thì áp cấp vào là 380v (xem như khởi động bằng phương pháp giảm áp ở sao, sau đó cho chạy định mức lâu dài ở tam giác 380v).

còn thêm bác manhncc lại lôi cái điện áp 670v để đổi nối sao tam giác nữa (lấy áp 670v đâu ra vậy bạn). Còn nữa héng, điện áp cho dù là 380v hay 670v thì tốc độ nó cũng chỉ vậy thôi, làm gì có thay đổi áp dẩn tới thay đổi tốc độ với động cơ xoay chiều 3 pha đâu. Tốc độ động cơ 3 pha xoay chiều chỉ căn cứ vào tần số và số cặp cực thôi bạn.
n (v/f)= 60f/p

1.căn cứ vào số cực:
=> động cơ nhỏ thì đa số đấu 2p=4 (1500 v/f), động cơ lớn hơn chút thì đấu 2p = 6 (1000v/f).v.v. càng lớn thì số cập cực càng lớn dẩn tới tốc độ càng nhỏ.
2. căn cứ vào biến tần để thay đổi tốc độ của nó mà .
cho em hỏi em có con động cơ 3 pha nhưng nó chạy 380v bh em muốn nó chạy 220 thì bung ra đấu tam giác hả anh? với lại có loại động cơ nào chỉ chạy được 380 mà không thể đổi kiểu đấu nối không anh
 
Xin chào cả nhà! Đề tài này đã 5 năm, từ khi một người nhập học đến khi họ ra trường mà chẳng ai chịu nói hết để nhiều người khó hiểu. mình mạo muội tóm tắt như sau:
- Ký hiệu trên tem động cơ chỉ ghi chế độ l/v của nó ở cấp điện áp nào vd: D/Y - 400/690 V, nghĩa là nếu nguồn 3p là 400(380)V thì khi sử dụng đ/c đó ta đấu D. Nếu nguồn 3p là 690V thì ta đấu đ/c Y.
- Chỉ thực hiện được việc khởi động D-Y khi đ/c có điện áp đấu D làm việc bình thường ở nguồn 3p hiện có, vd như đ/c trên thì khởi động D-Y ở nguồn thông dụng hiện nay là 380V. Còn đ/c có ghi D/Y - 220/380V thì không đc do chế độ l/v bình thường ở nguồn 3p 380V đ/c đó đấu Y.
- Khi thưc hiện khởi động D/Y thì dòng khởi động giảm xuống 3 lần so với khởi động trực tiếp. Đ/c công suất bao nhiêu phải khởi động D - Y phụ thuộc nhiều yếu tố như: Nguồn điện, điều kiện ổn định điện áp cho các phụ tải còn lại, tải ban đầu của đ/c ...
cho em hỏi em có con động cơ 3 pha nhưng nó chạy 380v bh em muốn nó chạy 220 thì bung ra đấu tam giác hả anh? với lại có loại động cơ nào chỉ chạy được 380 mà không thể đổi kiểu đấu nối không anh
 
Back
Bên trên