Phun phủ hồ quang dây đôi có phải là giải pháp dùng vật liệu bù kim loại hiệu quả?

vivablast

Thành Viên [LV 0]
Sử dụng vật liệu bù kim loại bằng kỹ thuật phun phủ đã khá phổ biến hiện nay. Trong đó kỹ thuật phun hồ quang dây đôi mang lại hiệu quả ứng tượng trong việc bảo vệ và chống ăn mòn cho kim loại.

Dùng vật liệu bù kim loại bằng phương pháp phun hồ quang dây đôi​

Sử dụng vật liệu bù kim loại bằng kỹ thuật phun hồ quang dây đôi được ứng dụng để chống ăn mòn, chống mài mòn và bù kích thước cho các loại máy móc, thiết bị. Ưu điểm của công nghệ này là có năng suất nhanh nhất trong số các loại phun phủ nhiệt (tốc độ lên đến 36kg/giờ), có thể phủ được hầu hết cho các nền kim loại. Phương pháp này có độ dày phủ khá đa dạng, dao động từ 5 micro đến 6.5mm và phủ được cho cả các chi tiết phức tạp. Ngoài ra giải pháp này có chi phí thấp hơn phun plasma hoặc phun HVOF, vì yêu cầu về nhân công và chi phí nguyên liệu thấp trong khi hiệu quả và tốc độ phun lại cao hơn.

Công nghệ dùng vật liệu bù kim loại bằng phun phủ hồ quang điện được hoàn thiện đã mở ra triển vọng về khả năng tự sản xuất. Trước đây, ở nước ta phương pháp này chỉ được ứng dụng với mục đích chống ăn mòn, không dùng cho phun phục hồi hay phun chống mài mòn. Tuy nhiên, tại nước ngoài công nghệ này đã được ứng dụng từ lâu trong rất nhiều ngành sản xuất và các lĩnh vực khác nhau. Lưu ý để đạt hiệu quả cao nhất sau khi phun hồ quang dây đôi, trước khi phun kim loại, bề mặt cần bảo vệ phải được làm sạch hoàn toàn, nhất là các vết dầu mỡ, vết mốc, hơi ẩm và các vết bẩn.

Việc ứng dụng công nghệ phun phủ hồ quang điện như một phương pháp dùng vật liệu bù kim loại giúp chống ăn mòn và bảo vệ các thiết bị giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc trong quá trình bảo dưỡng, phục hồi, thay thế các chi tiết linh kiện phải vận hành trong môi trường khắc nghiệt.
 
Back
Bên trên