Người giám sát cơ điện tài ba

asin_z

Thành Viên [LV 0]
Chào anh em.
Mình mới sưu tầm được mấy câu hỏi thấy rất có ích, mong muốn anh em nào có kinh nghiệm tham gia trả lời để anh em cùng tiến bộ nhé!



Câu 1: ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG, GIA CÔNG VẬT LIỆU, GIÁM SÁT VIÊN CHỈ CẦN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÀNH PHẨM HAY PHẢI KIỂM TRA CẢ CHẤT LƯỢNG CỦA THIẾT BỊ THI CÔNG, GIA CÔNG? TẠI SAO? NÊU 03 VÍ DỤ MINH HỌA CHO VẤN ĐỀ NÊU TRÊN.

Câu 2: THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG MUỐN ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH CẦN PHẢI ĐẠT NHỮNG YÊU CẦU GÌ ?

Câu 3: THIẾT BỊ MỚI KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH CẦN PHẢI THỎA MÃN CÁC YÊU CẦU GÌ ?

Câu 4: NÊU CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT

Câu 5: NÊU TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẮP ĐẶT ĐIỆN ÂM.

Câu 6: NÊU TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẮP ĐẶT ĐIỆN NỔI.

Câu 7: KHI LẮP ĐẶT ĐIỆN ÂM, CẦN PHẢI LƯU Ý NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ ĐỂ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG ?

Câu 8: KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CẦN PHẢI THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI NHỮNG LOẠI ĐƯỜNG ỐNG NÀO, MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI ĐƯỜNG ỐNG THOÁT NƯỚC.

Câu 9: NÊU QUI TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC PVS (THOÁT CẦU, THOÁT TIỂU, THOÁT NƯỚC RỬA), THOÁT NƯỚC MƯA CỦA CÔNG TRÌNH

Câu 10: NÊU QUI TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CỐNG THOÁT NƯỚC, HỐ GA, HẦM TỰ HOẠI CỦA CÔNG TRÌNH

Câu 11: KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA CÔNG TRÌNH CẦN PHẢI THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC XÂY LẮP NÀO VÀ SỬ DỤNG CÁC THỬ NGHIỆM GÌ.

Câu 12: KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT CỦA CÔNG TRÌNH CẦN PHẢI THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC XÂY LẮP NÀO VÀ SỬ DỤNG CÁC THỬ NGHIỆM GÌ ?

Câu 13: KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN THIẾT BỊ CỦA CÔNG TRÌNH CẦN PHẢI THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC XÂY LẮP NÀO VÀ SỬ DỤNG CÁC THỬ NGHIỆM GÌ ?


Câu 14: HỆ THỐNG CHỐNG SÉT VÀ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN KHI LẮP ĐẶT CẦN LƯU Ý VỀ MẶT AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO ?

Câu 15: NÊU QUI TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ NHỮNG KIỂM TRA THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG BÁO CHÁY CỦA CÔNG TRÌNH.

Câu 16: NÊU QUI TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ NHỮNG KIỂM TRA THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỮA CHÁY (CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG, CHỮA CHÁY ĐẦU PHUN TỰ ĐỘNG, CHỮA CHÁY TRỤC ĐỨNG) CỦA CÔNG TRÌNH.

Câu 17: NÊU PHƯƠNG PHÁP THỬ KÍN ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC CÓ ÁP LỰC.

Câu 18: GIỮA CÁC HỆ THỐNG PCCC CÓ SỰ LIÊN QUAN VỚI NHAU KHÔNG ? NÊU RÕ VỀ VẤN ĐỀ NÀY.

Câu 19: HỆ THỐNG ĐHKK TRUNG TÂM CÓ CẦN PHẢI KIỂM TRA AN TOÀN TRƯỚC KHI VẬN HÀNH CHÍNH THỨC HAY KHÔNG, THIẾT BỊ CẦN PHẢI KIỂM TRA AN TOÀN SẼ CÓ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN NHƯ THẾ NÀO ?

Câu 20: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM BAO GỒM NHỮNG LOẠI NÀO ?
Câu 21: NÊU QUI TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐHKK TRUNG TÂM.

Câu 22: NHỮNG LOẠI ĐƯỜNG ỐNG NÀO NẰM TRONG HỆ THỐNG ĐHKK KHI LẮP ĐẶT CẦN PHẢI TIẾN HÀNH BẢO ÔN, MÔ TẢ RÕVỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG.

Câu 23: CẦN PHẢI XỬ LÝ CHỐNG RUNG VÀ CHỐNG ỒN CỦA HỆ THỐNG ĐHKK NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BẢO ĐẢM ĐẠT YÊU CẦU CHO SỬ DỤNG ?

Câu 24: NÊU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THANG MÁY.

Câu 25: CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI KIỂM TRA LẮP ĐẶT THANG MÁY.

Câu 26: PHƯƠNG PHÁP THỬ TẢI THANG MÁY.

Câu 27: NÊU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KỸ THUẬT PHỤ TRỢ (ĐIỆN THOẠI, ĂNG TEN TRUYỀN HÌNH, CAMERA BẢOVỆ, THÔNG TIN)

Câu 28: NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN.

Câu 29: NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ BỘ ĐẢO ĐIỆN TỰ ĐỘNG ATS.

Câu 30: NÊU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG CẤP NGUỒN TRUNG THẾ VÀ MÁY BIẾN ÁP (MBA).
 
Ðề: Người giám sát cơ điện tài ba

Mình xin trả lời câu 4:

Câu 4: Các bước tiến hành kiểm tra, nghiệm thu hệ thống kỹ thuật:

Phải thành lập hội đồng nghiệm thu bao gồm:
- Chủ đầu tư
- Nhà thầu chính
- Đơn vị thi công
- Tư vấn thiết kế giám sát
Bên yêu cầu nghiệm thu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm: Bản vẽ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo, bản vẽ hoàn công của hệ thống, chứng chỉ hợp chuẩn của thiết bị, các biên bản kiểm tra, thí nghiệm và nghiệm thu từng phần trong quá trình chế tạo và lắp đặt.
Trình tự kiểm tra hệ thống:
- Kiểm tra bằng mắt thường toàn bộ hệ thống khi vận hành có tải
- Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống điều khiển, vận hành thiết bị của hệ thống, kiểm tra quay trình hướng dẫn vận hành của hệ thống.
- Ký kết văn bản nghiệm thu nếu không cần hiệu chỉnh hay sửa chữa
Văn bản được thiết lập và yêu cầu lưu giữ:
- Thuyết minh thi công và biên bản hoàn công của hệ thống
- Sơ đồ vận hành hệ thống, bản vẽ cấu tạo và chỉ dẫn bảo dưỡng với từng hệ thống
- Giấy chứng nhận xuất xưởng hợp chuẩn của từng thiết bị hoặc tài liệu kiểm nghiệm của các loại vật liệu sử dụng trong hệ thống.
Hồ sơ được lập khi nghiệm thu bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu liên hợp các hệ thống
- Biên bản thử nghiệm và kiểm tra chất lượng các thiết bị.
- Biên bản đo đạc, kiểm tra các thông số kỹ thuật
- Biên bản thử nghiệm vệ sinh hệ thống.
 
Ðề: Người giám sát cơ điện tài ba

Câu 20: Hệ thống điều hoà trung tâm gồm các loại:
Hệ thống điều hòa trung tâm là hệ thống mà ở đó xử lý nhiệt ẩm được tiến hành ở một trung tâm và được dẫn theo các kênh gió đến các hộ tiêu thụ
Trên thực tế máy điều hòa dạng tủ là máy điều hòa kiểu trung tâm. Ở trong hệ thống này không khí sẽ được xử lý nhiệt ẩm trong một máy lạnh lớn, sau đó được dẫn theo hệ thống kênh dẫn đến các hộ tiêu thụ.
Có 2 loại :
- Giải nhiệt bằng nước : Toàn bộ hệ thống lạnh được lắp đặt kín trong một tủ, nối ra ngoài chỉ là các đường ống nước giải nhiệt.
- Giải nhiệt bằng không khí : gồm 2 mãnh IU và OU rời nhau
* Sơ đồ nguyên lý :
Trên hình 5-12 là sơ đồ nguyên lý hệ thống máy điều hoà dạng tủ, giải nhiệt bằng nước. Theo sơ đồ , hệ thống gồm có các thiết bị sau :
- Cụm máy lạnh :
Toàn bộ cụm máy được lắp đặt trong một tủ kín giống như tủ áo quần.
+ Máy nén kiểu kín.
+ Dàn lạnh cùng kiểu ống đồng cánh nhôm có quạt ly tâm.
+ Thiết bị ngưng tụ kiểu ống lồng ống nên rất gọn nhẹ.
- Hệ thống kênh đẩy gió, kênh hút, miệng thổi và miệng hút gió : kênh gió bằng tole tráng kẽm có bọc cách nhiệt bông thủy tinh. Miệng thổi cần đảm bảo phân phối không khí trong gian máy đồng đều.
Có trường hợp người ta lắp đặt cụm máy lạnh ngay trong phòng làm việc và thổi gió trực tiếp vào phòng không cần phải qua kênh gió và các miệng thổi. Thường được đặt ở một góc phòng nào đó
- Tùy theo hệ thống giải nhiệt bằng gió hay bằng nước mà IU được nối với tháp giải nhiệt hay dàn nóng. Việc giải nhiệt bằng nước thường hiệu quả và ổn định cao hơn. Đối với máy giải nhiệt bằng nước cụm máy có đầy đủ dàn nóng, dàn lạnh và máy nén, nối ra bên ngoài chỉ là đường ống nước giải nhiệt .
Ưu điểm :
- Lắp đặt và vận hành tương đối dễ dàng
- Khử âm và khử bụi tốt , nên đối với khu vực đòi hỏi độ ồn thấp thường sử dụng kiểu máy dạng tủ.
- Nhờ có lưu lượng gió lớn nên rất phù hợp với các khu vực tập trung đông người như : Rạp chiếu bóng, rạp hát , hội trường, phòng họp, nhà hàng, vũ trường, phòng ăn.
- Giá thành nói chung không cao.
Nhược điểm:
- Hệ thống kênh gió quá lớn nên chỉ có thể sử dụng trong các tòa nhà có không gian lắp đặt lớn.
- Đối với hệ thống điều hòa trung tâm do xử lý nhiệt ẩm tại một nơi duy nhất nên chỉ thích hợp cho các phòng lớn, đông người. Đối với các tòa nhà làm việc, khách sạn, công sở .. là các đối tượng có nhiều phòng nhỏ với các chế độ hoạt động khác nhau, không gian lắp đặt bé, tính đồng thời làm việc không cao thì hệ thống này không thích hợp.
- Hệ thống điều hoà trung tâm đòi hỏi thường xuyên hoạt động 100% tải. Trong trường hợp nhiều phòng sẽ xảy ra trường hợp một số phòng đóng cửa làm việc vẫn đươc làm lạnh.
 
Ðề: Người giám sát cơ điện tài ba

Câu 24: Quy trình lắp đặt thang máy
Công tác chuẩn bị trước lúc tiến hành lắp đặt Công tác chuẩn bị đóng vai trò quan trọng để đảm bảo đúng tiến độ lắp đặt.
Công tác chuẩn bị bao gồm các công việc sau:
1. Kiểm tra kích thước hình học của giếng thang.
2. Kiểm tra buồng đặt thang máy
3. Chuẩn bị mặt bằng và kho chứa thiết bị, mặt bằng thi công. Kho chứa thiết bị
4. Lập phương pháp lắp đặt và tập kết thiết bị, dụng cụ thi công. Tập kết thiết bị trước khi lắp đặt
Công tác tiến hành lắp đặt:
4.1. Tiếp nhận thiết bị thang máy
4.2. Tổ chức tiếp nhận
4.3. Sắp xếp thiết bị trong kho
4.4. Lập biên bản sau khi kiểm kê
5. Lắp đặt thang máy
6. Những công tác cần làm trước khi tiến hành lắp đặt
6.1. Nghiệm thu giếng thang
6.2. Nghiệm thu buồng đặt máy
7. Đưa bộ tời kéo, vật tư và thiết bị lên phòng đặt máy Có hai phương án để có thể đưa bộ tời kéo, vật tư và thiết bị lên buồng đặt máy:
Phương án I: Dùng cần cẩu để đưa lên sàn tầng mái và đưa vào buồng máy. Phương án chỉ thực hiện được khi cần cẩu có đủ tầm với để đưa bộ tời và tủ điện điều khiển đến tận cửa của buồng đặt máy, đồng thời cửa phải đủ lớn để có thể đưa được máy vào, nếu không, việc đưa bộ tời kéo qua sàn mái vào buồng đặt máy sẽ rất phức tạp, đặc biệt mặt sàn buồng đặt máy lại cao hơn sàn mái thì lại càng phức tạp hơn.
Phương án II: Dùng pa lăng điện hoặc tời điện, hoặc tời quay tay để đưa bộ tời kéo và các thiết bị vật tư lên buồng đặt máy qua giếng thang. Phương án này hoàn toàn chủ động và không phụ thuộc vào độ cao của buồng đặt máy. Sàn đặt máy khi đổ bê tông phải trừ lỗ để đưa toàn bộ tời lên, kích thước của lỗ tối thiểu phải đủ lớn ( ít nhất 1000 x 1000mm), phụ thuộc vào từng thang.
8. Bảng dọi
9. Lắp cửa tầng
10. Lắp ngưỡng ( chân) cửa tầng
11. Lắp bo cửa tầng
12. Lắp đầu cửa tầng
13. Lắp cánh cửa tầng
14. Lắp ray cabin và đối trọng
15. Lắp khung đối trọng và đối trọng
16. Lắp cabin
17. Lắp bộ tời kéo ở buồng đặt máy
18. Lắp cáp chịu lực
19. Lắp bộ cảm biến tốc độ
20. Rải và cố định dây đuôi trong giếng thang
21. Lắp các bộ phận còn lại trong giếng thang
22. Đấu điện
Thuyết minh quy trình lắp đặt Công ty chúng tôi sử dụng biện pháp thi công không dàn giáo. Biện pháp này đã được Thanh tra Nhà Nước cho phép áp dụng. Nội dung cụ thể như sau:
1. Lắp khung sàn thao tác tại vị trí tầng cao nhất
2. Lắp khung gá bên dưới: - Khung gá bên dưới sẽ được lắp trong hố thang sau khi hàn theo khung gá trên cùng.
- Hai bước trên cùng với việc lấy chuẩn hố thang, xác định dấu sẽ được tiến hành trước khi thiết bị đồng bộ về chân công trình.
- Khi thiết bị đồng bộ hệ thống thang về đến chân công trình tiến hành các bước lắp đặt sau đây.
3. Lắp giá đỡ ray, Ray hướng dẫn Dùng dàn giáo xây dựng (03 bộ cho một thang) để lắp giá đỡ ray và 2 ray dẫn hướng ban đầu, điều chỉnh ray dẫn (hình vẽ 3).
4. Lắp đặt khung Cabin và khung đối trọng tại tầng 1 - Bộ khung Cabin gồm có khung dưới , khung đứng, sàn Cabin, thanh giằng và khung trên. - Làm bảo vệ sàn bằng ván ép V75 và tám thanh cốp pha có độ dày 30mm
5. Lắp thiết bị an toàn chống rơi (Governor) Governor là thiết bị an toàn quan trọng nhất, khi tốc độ của sàn Cabin vượt 1,3 lần tốc độ cho phép (Ví dụ như cáp hoặc dây xích kéo bị đứt và sàn Cabin bị rơi tự do) thì Governor có hiệu lực. Nó kẹp dây cáp Governor vào móc cố định và làm dừng cáp.
6. Lắp ray hướng dẫn còn lại - Dùng sàn Cabin cùng với governor để lắp ray hướng dẫn còn lại. - Tất cả ray hướng dẫn sẽ được đặt tại tầng 1 (Phía trước của mỗi hố thang) - Tất cả ray sẽ được lắp từng ray một bằng cách sử dụng Palăng điện để kéo chúng vào vị trí.
7. Đặt máy kéo vào phòng máy(Dùng Palăng) Dùng Palăng cẩu kéo máy lên, đặt vào phòng máy. Máy kéo sẽ được đặt ở vị trí cố định sau khi đẫ kiểm tra chính xác vị trí của nó
8. Thả lắp cáp kéo (Cáp tải) Khung đối trọng nằm ở tầng dưới cùng. Khung Cabin nằm ở tầng trên cùng và sẽ được đặt ở vị trí cố định bởi Palăng cho đến khi hoàn tất việc lắp cáp tải.
9. Lắp cửa tầng - Sau khi lắp cáp tải, sử dụng Cabin để lắp cửa tầng tại mỗi tầng. - Tất cả thiết bị cửa tầng sẽ được chuyển trước đến mỗi tầng.
10. Đi dây điện, lắp bảng bấm, bảng hiển thị - Giống như việc lắp cửa tầng, chúng tôi cũng dùng sàn Cabin để đi dây điện trong hố thang. - Sàn Cabin sẽ được di chuyển dọc theo hố đến mỗi tầng để lắp điện tại cửa tầng. - Kết hợp việc lắp các nút bấm và bảng hiển thị. - Lắp bóng điện đèn dọc hố. - Đi điện đáy hố.
11. Chạy chế độ UD để hiệu chỉnh hố thang
12. Chạy tự động và hiệu chỉnh độ êm khi dừng, khởi động, và độ chính xác khi dừng Sử dụng thiết bị Mini Consonler chuyên dụng để kiểm tra và lập trình thay đổi các thông số thang cho phù hợp với mọi chế độ tải.
13. Vệ sinh toàn bộ thang máy
14. Kiểm tra và nghiệm thu nội bộ thang máy
15. Kiểm định cấp Giấy phép sử dụng cho thang máy
16. Tiến hành bàn giao nghiệm thu Các công việc trên sẽ được tiến hành dưới sự giám sát của các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm. Việc giữ vệ sinh chung cũng như tránh gây ảnh hưởng đến các hạng mục khác trong toà nhà sẽ được thực hiện bởi mỗi thành viên trong tổ lắp đặt. Các bình khí CO2 sẽ được trang bị phòng chống cháy nổ khi thi công. Các công việc liên quan đến các đơn vị trong toà nhà sẽ được thường xuyên phối hợp đảm bảo đúng tiến độ.
 
Ðề: Người giám sát cơ điện tài ba

mình xin trả lời mấy câu hỏi này nha có gì sai sót anh em thông cảm!
CÂU TRẢ LỜI KIỂM TRA CƠ ĐIỆN
Câu 1: ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG, GIA CÔNG VẬT LIỆU, GIÁM SÁT VIÊN CHỈ CẦN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÀNH PHẨM HAY PHẢI KIỂM TRA CẢ CHẤT LƯỢNG CỦA THIẾT BỊ THI CÔNG, GIA CÔNG? TẠI SAO?
NÊU 03 VÍ DỤ MINH HỌA CHO VẤN ĐỀ NÊU TRÊN. 3,55

Trả lời:
Cần phải kiểm tra cả chất lượng của thiết bị thi công, gia công bởi vì nếu kiểm tra sẽ loại trừ được những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác gia công cũng như trong công tác kiểm tra thí nghiệm. 1,15
Ví dụ 1: Khi gia công ren đường ống STK của hệ thống chữa cháy, cần phải kiểm tra các lưỡi taro bảo đảm không bị mòn, bị gãy. Nếu các lưỡi taro không bảo đảm sẽ làm cho các đường ren bị giập, gãy, nứt ảnh hưởng nhiều đến độ bền, độ kín của mối ghép ren; 0,8
Ví dụ 2: Khi hàn nếu sử dụng que hàn bị ẩm sẽ sinh ra bọt khí làm cho mối hàn bị bọt, rỗ ở bên trong, ảnh hưởng đến chất lượng của mối ghép; 0,8
Ví dụ 3: Khi sử dụng thiết bị đo để đo điện trở nối đất chống sét, cần phải chắc chắn rằng các thiết bị này còn bảo đảm độ tin cậy (đã được kiểm định hoặc còn mới). Vì trị số đo của điện trở nối đất chống sét và nối đất an toàn thường nhỏ dễ có sai số. 0,8

Câu 2: THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG MUỐN ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH CẦN PHẢI ĐẠT NHỮNG YÊU CẦU GÌ ? 2,5đ
Trả lời:
Có chất lượng còn lại ³ 80% so với nguyên thủy; 0,5
Mức tăng tiêu hao nhiên liệu, năng lượng £ 10% so với nguyên thủy; 0,5
Phải bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và không gây ô nhiễm môi trường; 0,5
Phải có các hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan; 0,5
Phải có chứng thư giám định chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định. 0,5

Câu 3: THIẾT BỊ MỚI KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH CẦN PHẢI THỎA MÃN CÁC YÊU CẦU GÌ ? 2,5đ
Trả lời:
Phải có catalog; 0,6
Phải có chứng chỉ xuất xưởng; 0,6
Phải có các hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan; 0,6
Phải có chứng thư giám định chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định. 0,7

Câu 4: NÊU CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT 2,5đ
Trả lời:
Kiểm tra, chấp thuận mẫu vật tư, thiết bị trước khi lắp đặt; 0,6
Kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu các công tác xây lắp: lắp đặt đường ống, đường dây, lắp đặt thiết bị; 0,6
Kiểm tra nghiệm thu vận hành thiết bị không tải; 0,6
Kiểm tra nghiệm thu vận hành thiết bị có tải; 0,7

Câu 5 NÊU TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẮP ĐẶT ĐIỆN ÂM. 3,55đ
Trả lời:
Đánh dấu vị trí đặt các thiết bị như đèn, công tắc, ổ cắm trên copha sàn; 0,4
Đặt ống giữa 2 lớp cốt thép (nếu sàn dày 100 ¸200mm) và ở trên lớp cốt thép (nếu sàn dày £ 100mm) tới các vị trí đặt đèn, công tắc, ổ cắm; Tại mỗi tấm sàn : cấp nguồn cho đèn - ống điện đi xuống / cấp nguồn cho ổ cắm- ống điện đi lên; 0,4
Đi ống, hộp đế âm trên tường; 0,4
Kiểm tra thông ống và luồn đặt dây mồi; 0,4
Luồn dây điện vào ống điện đã đặt sẵn; 0,45
Đấu nối dây và đo thông mạch, đo điện trở cách điện; 0,5
Lắp đặt thiết bị; 0,5
Vận hành có tải thiết bị, đo dòng tải và điện áp. 0,5


câu 7: KHI LẮP ĐẶT ĐIỆN ÂM, CẦN PHẢI LƯU Ý NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ ĐỂ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG ?
Hướng dẫn: Cách lắp đặt đường ống không kim loại dẫn dây điện đặt ngầm theo đúng tiêu chuẩn.
Hiểu và biết cách sử dụng các phụ kiện đường ống.
II.PHẠM VI:
Áp dụng cho tất cả mọi công trường thi công.
Tất cả các loại ống này có thể đặt được tại các nơi khô, ẩm, ướt, rất ướt, có bụi và trong các môi trường ăn mòn hóa học, còn dùng để đặt dây điện ngoài trời hoặc để bảo vệ cáp điện trong lớp đất có tính chất ăn mòn.
Khi đặt trong nhà thì nhiệt độ môi trường xung quanh không được vượt quá 60°C.
III.TRÁCH NHIỆM:
Ban chỉ huy công trường (BCHCT) phải hướng dẫn yêu cầu công nhân, kể cả của Thầu phụ tuân thủ Hướng dẫn công việc này khi thực hiện công tác lắp đặt các ống ngầm.
IV.HƯỚNG DẪN:
A. YỀU CẦU KỸ THUẬT:
1.Chỉ cho phép đặt ngầm ống bằng pôlyêtylen và pôlyprôpylen lên nền không cháy được.
2.Cho phép đặt ngầm các ống viniplat trên các nền không cháy, khó cháy và có thể cháy được. Khi đặt ngầm theo các tường dễ cháy, phải bảo đảm lớp vữa bao xung quanh đường ống có chiều dày không nhỏ hơn 15mm.
3.Các đường ống đặt ngầm không được có những vết lõm hay những khuyết tật khác, mối nối giữa các ống phải được bảo đảm chắc chắn, không gây trở ngại cho việc đi dây sau này.
4.Cách nối ống:
- Chiều dài của tất cả các loại ống này gần bằng 3000 mm, phía trong của đầu ống được vát cạnh. Việc nối ống không kim loại có thể thực hiện bằng các ống nối (coupling) hoặc bằng miệng loa.
- Việc nối các ống viniplat được tiến hành nhờ keo dán, còn các ống bằng pôlyêtylen và pôlyprôpylen thì hàn vào trong các ống nối hay ép nóng vào miệng loa.
Để thực hiện chỗ chuyển hướng của tuyến đường ống phải sử dụng những ống nối góc đặc biệt với các bán kính cong khác nhau.
- Các hộp nối ống:
Việc nối và phân nhánh dây dẫn được tiến hành trong các hộp nối phân nhánh, các ống được nối vào hộp nối nhờ các ống nối có ren hoặc khớp nối trên hộp nối.
- Nguyên tắc bố trí đường ống ngầm:
- Để tránh việc đường ống dẫn dây điện đặt ngầm bị hư hại do đóng đinh, khoan lỗ, … (thí dụ: để treo ảnh, v.v…), cần thực hiện các quy cách ấn định như sau:
- Đường ống dặt ngầm chỉ được đặt theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang.
- Trường hợp tiêu chuẩn nên sử dụng các vùng lắp đặt ưu tiên sau đây:
+ Vùng lắp đặt ngang: 0,3m dưới trần hoàn thiện; 0,3m trên nền nhà hoàn thiện hoặc 1,0m cách nền nhà hoàn thiện trong các phòng có tường làm việc, thí dụ: bếp, …
+ Vùng lắp đặt thẳng đứng: 0,15 m cách cạnh tường thô (như: cửa, cửa sổ), hoặc cách góc nhà.
- Đối với các phòng tắm có bồn tắm hoặc khay tắm vòi sen cần giữ một vùng bảo vệ an toàn: Trong khoảng cách là 0,6 m tính từ miệng bồn theo chiều ngang và tính từ nền nhà lên cao 2,20 m không được (hoặc giới hạn) đặt ống ngầm đi dây dẫn điện.
B. DỤNG CỤ VÀ ĐỒ GÁ:
1.Dụng cụ lấy dấu, thước kéo.
2.Máy cắt rãnh, búa nhỏ, đục.
3.Kéo cắt ống, lò xo uốn ống, keo dán (hoặc dụng cụ hàn nối ống).
4.Dây mồi.
other:
Trong công trình dân dụng cũng như công nghiệp, dây điện cần phải được bảo vệ trong điều kiện tốt nhất có thể. Do đó, việc cho ra đời ống nhựa dùng để luồn dây điện âm hoặc nổi là một giải pháp mới trong việc thi công và lắp đặt hệ thống điện.
Trên thị trường hiện nay có các loại ống luồn phổ biến như sau: ống luồn tròn, ống luồn dẹt, ống luồn đàn hồi (ruột gà). Tùy theo cách lắp đặt mà chúng ta chọn một trong ba loại ống luồn trên. Để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên chú ý một số điểm sau:
Những điều nên:
- Ống luồn tròn thường được sử dụng để luồn dây điện âm tường, luồn trong sàn bêtông, nơi đòi hỏi chịu áp lực cao. Do vậy, bạn nên bố trí ống luồn sao cho không ảnh hưởng đến kết cấu bêtông của công trình.
- Nên sử dụng ống luồn đúng mục đích sử dụng như ống luồn dây điện chỉ sử dụng cho ngành điện, không nên sử dụng để dẫn nước, dẫn gas...
- Nên sử dụng ống luồn đúng tiêu chuẩn. Hiện nay có các nhãn hiệu ống luồn có uy tín và đúng chất lượng là AC, Comet, Clipsal... các sản phẩm ống luồn này được kiểm tra rất khắt khe về độ chịu va đập, độ chịu nén và khả năng chống cháy cao.
- Trước khi lắp đặt ống luồn, chúng ta cần tính toán chọn dây dẫn điện sao cho kích cỡ ống luồn phù hợp với số lượng dây dẫn luồn trong đó.

- Nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cắt ống, uốn cong hay luồn dây điện vào ống.
- Đối với dây điện lắp nổi thì nên dùng ống luồn dẹt. Ống luồn dẹt được thiết kế rất thuận tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa cũng như đảm bảo mỹ quan của kiến trúc.
- Lắp đặt ống luồn ở những nơi có nhiệt độ cho phép, phù hợp với tiêu chuẩn của ống luồn.
- Với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt ở những nơi như trần la-phông, trần thạch cao, tường gạch ống... bạn nên sử dụng ống luồn đàn hồi vì loại này có trọng lượng nhẹ và mềm dẻo dễ uốn mọi hình dáng. Mặt khác ống đàn hồi thường có giá rẻ hơn các loại ống luồn khác.
Những điều không nên:
- Không nên luồn dây điện quá chặt vào ống luồn. Vì như vậy bạn không thể luồn dây điện thêm vào khi có nhu cầu cải tạo hay nâng cấp hệ thống điện.
- Khi sửa chữa nhà, bạn tránh để máy khoan hay thiết bị đục bêtông làm bể ống luồn.
- Đối với ống luồn lắp nổi, không móc hoặc treo bất cứ vật gì nặng lên trên ống.
- Ống luồn lắp nổi phải được lắp kín, vì các khoảng hở sẽ là nơi trú ẩn của côn trùng.
- Không sử dụng ống luồn kém chất lượng, dễ gây ra hư hỏng như bể, gãy, móp ống, độ chịu lực kém...
Việc sử dụng ống luồn dây điện âm tường hay lắp nổi, không những đảm bảo an toàn cho dây điện luồn bên trong đó mà còn tăng độ thẩm mỹ cho công trình và cho nhà bạn.
 
Ðề: Người giám sát cơ điện tài ba

câu 28: những điểm cần lưu ý khi lắp đặt máy phát điện
1. Vỏ ngoài
Việc vận chuyển và lắp đặt sẽ rất dễ dàng nếu máy phát có vỏ bên ngoài. khỏi những va đập.
Cảnh báo! Đảm bảo rằng không còn người nào ở bên trong vỏ máy khi đóng vỏ máy.

2. Tháo dỡ
Hệ thống máy phát Sàn máy được thiết kế đặc biệt để dễ dàng cho việc tháo dỡ. Việc tháo dỡ sai rất nguy hiểm cho các bộ phận của máy phát.
Khi nâng hạ máy phát bằng máy nâng hãy rất cẩn thận với sàn máy. Nếu bạn muốn đẩy hệ thông máy phát hãy dùng các thanh gỗ đặt giữa máy nâng và sàn máy nhằm tránh xây xước.
Cảnh báo
! Không nên dùng các đai ổ động cơ và bộ phát điện xoay chiều để nâng máy.
! Nên kiểm tra kĩ lại các hệ thống móc và tay nắm, đảm bảo rằng chúng đã được nối với nhau một cách cẩn thận.
! Khi nâng máy phải đứng ở một khoảng cách an toàn.
Nếu máy phát được nâng lên để lắp ráp, hãy kiểm tra các đầu nối một cách cẩn thận nhằm tránh cho các
đầu nối không bị hở và các đinh vít bị lỏng. Điểm nâng máy nên đặt ở trọng tâm của máy phát gần đầu phát thay vì ở trung tâm của máy. bằng cách đó máy sẽ được nâng lên thẳng đứng. Khi mà nâng máy lên, hệ thống cáp cần sử dụng để nhằm tránh dây cáp bị xoắn. Không nên nâng hạ máy phát trong điều kiện có gió mạnh. Máy phát nên đặt ở nơi có địa hình bằng phẳng.
Nếu máy phát cần được nâng thường xuyên, đai móc máy phát cần được trang bị. Nếu máy phát được nâng bằng trực thăng, cần phải trang bị thêm hệ thống móc sắt.

3 Địa điểm lắp đặt
Địa điểm rất quan trọng đối với quá trình lắp đặt. Địa điểm lắp đặt phải có các yếu tố sau:
• Thông thoáng
• Tránh được nước mưa, tuyết, mưa đá, lũ lụt, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, quá lạnh hoặc
quá nóng.
• Không để máy trong môi trường ô nhiễm như đất, bụi bẩn, hơi nước, hay khí thải từ các động cơ khác.
• Để một khoảng không gian 1 m xung quanh vàg 2 m ở trên đỉnh cho máy có không gian để làm mát và
dễ dàng khi sửa chữa.
• Đảm bảo rằng khoảng không gian cho máy phải đủ trong suốt quá trình lắp đặt. Hệ thống không khí
xung quanh phải thông thoáng đảm bảo cho máy hoạt động dễ dàng.
• Những người không có nhiệm vụ không được vào phòng máy.
Nếu máy phát lắp đặt ngoài trời phải có hệ thống vỏ bảo vệ theo máy hoặc hệ thống vỏ bảo vệ tạm thời.

4 Chân đế và hệ thống giảm chấn
Trước khi xuất xưởng hệ thống máy phát đã được lắp chặt với chân máy, do đó khi lắp đặt máy phát các
bạn chỉ cần gắn chặt chân máy với chân đế bằng đinh vít.
4.1 Chân đế: Chân đế tốt nhất nên làm bằng bê tông. Chân đế giúp cho máy phát tránh bị di chuyển và rung khi hoạt động. Khối bê tông tiêu chuẩn có kích thước dầy từ 150-200mm, với diện tích bề mặt không nhỏ hơn chân của máy. Móng của chân máy phải được đầm để có thể giữ được đế máy. Nếu bề mặt đất ẩm ướt chân đế phải được thiết kế cao hơn nền đất nhằm đảm bảo cho các đầu nối của chân máy không bị ăn mòn.
4.2 Chống rung: Hệ thống chống rung được lắp đặt giữa chân của motor/Bộ phát điện xoay chiều và chân máy nhằm giảm sự rung động của máy. Đối với các hệ thống máy phát công suất lớn, động cơ/bộ phát điện xoay chiều được gắn chặt vào chân máy với các hệ thống chống rung từng phần giữa chân máy và chân đế. Trong bất kì trường hợp nào thì chân máy và chân đế luôn được gắn với nhau một cách chắc chắn nhằm tránh sự xê dịch(kể cả có hệ thống chống rung hay không) Hệ thống các ống dẫn cũng được lắp chống rung ví dụ như: ống dẫn nhiên liệu, ống xả, hay các điểm nối cũng như các chốt.

5 Hệ thống khí đốt của động cơ
Hệ thống khí đốt của động cơ phải là khí sạch. Thông thường bộ phận lọc khí sẽ giúp cho động cơ lọc không khí một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt từ địa điểm này qua địa điểm khác không nên bỏ bộ phận lọc khí ra vi có thể không khí bản sẽ lọt vào động cơ. Nếu cần thiết hãy sử dụng thiết bị lọc khí của nhà cung cấp nếu không nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của động cơ.

6 Hệ thống thông gió và làm mát
Động cơ, bộ phát điện xoay chiều và lỗ thông gió sẽ giải phóng nhiệt năng, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của động cơ. Luồng không khí sẽ thổi từ cuối động cơ xuyên qua bộ tản nhiệt và cuối cùng được xả ra ngoài bằng hệ thống ống xả. Nếu luồng không khí này không được xả ra thì khí nóng sẽ được phân tán rất nhanh bởi hệ thống quạt, quay trở lại bộ tản nhiệt và khi đó hệ thống làm mát sẽ bị nóng lên.
Lỗ thông gió cần phải đủ lớn để không khí có thể dễ dàng lưu thông, bằng khoảng 1.5 lần diện tích bộ tản nhiệt.
Phòng chứa máy cần được trang bị hệ thống cửa chớp nhằm bảo vệ máy khỏi thời tiết xấu. Hệ thống cửa chớp có thể được đặt cố định hoặc có thể mở được, nên đóng cửa khi máy không hoạt động trong thời tiết
lạnh nhằm giữ cho nhiệt độ phòng máy luôn ổn định. Đối với hệ thống máy phát có chế độ tự khởi động thì hệ thống cửa chớp cũng phải tự động đóng mở. Khi máy hoạt động khí thải phải xả ra ngoài phòng máy.

7 Hệ thống thải khí
Hệ thống thải khí có các thành phần độc hại như khói, bụi, hơi nước. Bộ giảm ồn tích hợp trên ống xả có thể lắp đặt trong nhà hay ngoài trời nhằm giảm tiếng ồn.
Cảnh báo
! Tất cả các hệ thống máy phát lắp đặt trong nhà phải có đường ống dẫn khí thải ra ngoài và việc lắp đặt
đường ống dẫn khí xả phải tuân theo các tiêu chuẩn của nhà xản xuất.

! Đảm bảo rằng các khí thải nóng phải tránh xa các vật liệu dễ cháy.
! Đảm bảo rằng khí thải gas không nguy hại đến công cộng .
Trong suốt quá trình thiết kế hệ thống xả khí phải tuân theo quy tắc cơ bản là áp suất phải trong giới hạn
cho phép bởi vì nó sẽ làm giảm hiệu suất, sức chịu đựng của động cơ cũng như làm tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Muốn giảm được áp suất thì ống xả khí phải càng ngắn càng tốt, nếu như quá 3m thì phải có sự hỗ trợ của nhà sản xuất.

Những tiêu chuẩn của hệ thống khí thải:
• Ống dẫn khí mềm phải được kết nối với lỗ thoát khí và hệ thống xả khí. Nó sẽ giúp làm giảm các bụi
bẩn xả trong nhà và nó cho phép xả bớt nhiệt của hệ thống xả.
• Đảm bảo rằng ống dẫn không bị hư hỏng hay rò rỉ trong suốt quá trình lắp hệ thống ống xả cũng như
bộ giảm âm.
• Phần ống xả được lắp đặt trong nhà phải được bọc cách nhiệt nhằm giảm nhiệt độ và chống ồn. Hệ
thống ống và giảm âm phải để cách xa các vật liệu dễ cháy ở trong cũng như ngoài nhà chứa.
• Hệ thống ống xả phải được lắp đặt có chiều hướng thấp xuống và được cố định với điểm thấp nhất của
van xả để tránh nước chảy vào động cơ và bộ giảm âm.
• Khi hệ thống ống xả được đưa ra ngoài xuyên qua tường, nó phải được bọc để giảm chấn động và
không được để các vật liệu dễ cháy gần ống xả.
• Đầu ra của ống xả phải được cắt một góc 60 độ nhằm tránh nước mưa có thể thâm nhập vào hệ thống
xả.
• Ống xả không được nối với ống xả của máy phát khác hoặc lò hơi.

8 Nhiên liệu
Cần phải dùng nhiên liệu đủ tiêu chuẩn cho việc vận hành máy.
! Việc lắp đặt bình nhiên liệu và cố định máy phải tuân theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của nhà máy.
! Không hút thuốc, hay đốt lửa cạnh bình nhiên liệu. Hơi dầu diesel hoặc dầu nhớt có thể gây cháy nổ.
8.1 Bình chứa nhiên liệu: bình chứa nhiên liệu cung cấp nhiên liệu cho máy phát, do đó nó phải được đặt trong phòng máy. Đối với máy phát nhỏ, bình chứa nhiên liệu bằng thép hoặc bàng cao su được đặt ở chân máy và nối với động cơ bằng ống dẫn. Bình nhiên liệu có thể cung câp nhiên liệu cho máy páht
hoạt động trong 8 h. Đối với bình chứa lớn nhiên liệu co thể đủ cho máy phát hoạt động trong 24h.
8.2 Bồn chứa nhiên liệu lớn: Trong trường hợp muốn máy phát hạot động lâu hơn chúng ta có thể sử dụng bể chứa lớn đặc biệt là các máy phát mà không được cung cấp nhiên liệu thường xuyên.
Thông thường bể chứa nhiên liệu được đặt bên ngoài để có thể dễ dàng nạp nhiên liệu lau rửa cũng như
kiểm tra, nhưng không để nhiên liệu tiếp xúc với thời tiết lạnh vì dầu diesel có thể bị đông và rất khó chảy.
Bình chứa có thể được đặt ngầm hoặc bên trên mặt đất. Bể chứa nhiên liệu phải có lỗ thông hơi để làm giảm áp suất của dầu.
Sự khác nhau về chiều cao của bể chứa nhiên liệu và bình nhiên liệu là rất quan trọng. Chiều cao giới hạn của bơm điện là 4m do đó bể chứa nhiên liệu phải có chiều cao không thấp hơn bình chứa nhiên liệu tức là
hơn 4m.
8.3 Đường dẫn nhiên liệu: Đường ống dẫn nhiên liệu có thể làm bằng sắt hay ống mềm tuỳ theo môi trường sử dụng.
Chú ý:
Ống vận chuyển nhiên liệu phải đủ rộng giống như lỗ nhiên liệu trên thân máy, trong khi ống thoát phải to
hơn để đảm bảo rằng dòng chất lỏng nhiên liệu có thể chảy dễ dàng theo đường ống dẫn dài và nhiệt độ của
đường ống không cao. Ống mềm nên được sử dụng để nối vào động cơ nhằm tránh bị rò rỉ bởi lực rung khi động cơ chạy.
Hệ thống ống dẫn nhiên liệu không được ngắn hơn 50mm bắt đầu từ điểm cao nhất của bình chứa nhiên liệu đến van xả.

Nhiên liệu đủ tiêu chuẩn là tiêu chí quan trọng nhất cho tuổi thọ và sự hoạt động ổn định của động cơ, cách
tốt nhất là đặt một màng lọc giữa bơm và màng lọc động cơ.

9 Phòng tránh hoả hoạn
Trong quá trình lắp đặt máy phát các bước sau cần được quan tâm:
• Nếu có hoả hoạn cần phải di chuyển máy phát ngay lập tức.
• Phải chuẩn bị bình cứu hoả loại BC/ABC
• Van chống lửa sẽ tự động cắt đường dẫn nhiên liệu từ bình nhiên liệu đến động cơ.

10 Ắc quy khởi động
Cảnh báo
! Không hút thuốc hoặc sử dụng lửa bên cạnh ắc quy vì nó có thể gây cháy nổ. Ắc quy phải được đặt
gần động cơ để dễ dàng cho việc duy trì và khởi động động cơ.

11 Đầu nối dây
Đầu nối dây giữa máy phát và tải phải được thực hiện bởi những người công nhân dày dặn kinh nghiệm từ
công tác bảo trì lẫn sửa chữa.
Cảnh báo
! Đầu nối dây phải được thực hiên theo các tiêu chuẩn của nghành điện hoặc các yêu cầu khác bao gồm yêu cầu về nối đất và báo lỗi chạm đất.
11.1 Dây nối: Dây nối máy phát phải mềm nhằm tránh bị hư hỏng bởi sự rung động của máy phát
khi vận hành. Nếu trong quá trình lắp đặt không có đầu nối mềm thì phải dùng hộp đầu nối dây đặt ngay
cạnh máy phát để nối dây. Đầu nối dây phải được đặt trong hệ thống ống cách điện nhưng không được gắn chặt vào máy phát. Nếu dây nối cần phải uốn cong hãy chọn vị trí sao cho chỗ uốn là ít nhất.
Dây nguồn phải phù hợp với điện thế và cường độ dòng điện đầu ra của máy phát. Khi lắp đặt nên quan tâm đến nhiệt độ để lựa chon phương thức hay dây dẫn cho phù hợp. Đối với dây đồng lõi đơn, vỏ ngoài
phải làm từ kim loại không nhiễm từ như nhôm hay đồng hoặc vật liệu không phải kim loại như Teflon.
Tất cả những điểm kết nối trên bề mặt đều phải bọc kín.
11.2 Bảo vệ: Các điểm nối của máy phát và tải cần được bảo vệ bởi máy cắt. Máy cắt sẽ tự động cắt mạch khi quá tải hoặc ngắn mạch.
11.3 Tải: Cân bằng tải cần phải tính đến khi thiết kế hệ thống cung cấp điện năng, không được để tải một pha lớn hơn rất nhiều pha khác sẽ dẫn đến hỏng cuộn hút của máy phát. Sự mất cân bằng tải cũng sẽ
dẫn đến làm hư hỏng các thiết bị điện 3 pha khác. Giữ cho dòng điện ở một pha không cao hơn dòng điện ở máy phát. Nếu bạn muốn kết nối máy phát với một nguồn điện đã có sẵn, bạn phải lưu ý tới sự ảnh hưởng của việc phân bố điện năng tới sự cân bằng của tải.
11.4 COSφ: Hệ số COSφ của tải cần được tính toán đến., nếu COSφ thấp hơn 0.8 sẽ dẫn đến sự
quá tải của máy phát. Hệ số COSφ hoạt động trong khoảng từ 0.8-1 là tốt nhất.
Chú ý rằng các sự cố xảy ra do COSφ trong suốt quá trình lắp đặt tự động hay bằng tay nên được loại trừ bởi vì COSφ sẽ dẫn đến điện thế không ổn định hay làm hỏng điện cao thế. Thông thường thiết bị ổn định hệ số COSφ phải tắt khi máy phát đang phát điện.
11.5 Tiếp địa: Mỗi khu vực có một tiêu chuẩn tiếp địa khác nhau. Bệ máy phải được nối với đất.
Tiếp địa phải được đặt ổn định tránh bị hư hỏng bởi độ rung của máy khi hoạt động.

11.6 Khả năng kết nối lại của bộ phát điện xoay chiều : phần lớn bộ phát điện xoay chiều có thể kết nối lại tuỳ thuộc vào các điện thế đầu ra khác nhau. Hãy vận hành máy tuân theo sổ tay hướng
dẫn sử dụng đầu phát xoay chiều. Hãy kiểm tra từng phần như máy cắt, khoá chuyển mạch dòng điện, dây nối và ampe kế phù hợp với các loại điện áp trước khi phát điện.
11.7 Kĩ năng vận hành: Tiêu chuẩn của máy phát cần phải tuân theo một cách nghiêm chỉnh khi nó hoạt động.
11.8 Kiểm tra cách ly: Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây trước khi lắp đặt. Phải cắt máy biến thế tự động, tạo ra cầu điốt quay trong ngắn mạch hoặc cắt ra và cắt tất các mạch điều khiển.
Sử dụng đồng hồ đo mêga ôm 500V hoặc các thiết bị tương tự để kiểm tra trở kháng của đầu nối tới đất sau
khi tháo bỏ của dây nối từ điểm giữa với đất. Điện trở cách ly phải cao hơn 5MΩ. Nếu điện trở cách ly thấp hơn 5MΩ, phải cải tạo lại cuôn hút theo các bước như trong sổ tay hướng dẫn sử dụng AC generator.

12 Tiếng ồn
Trong quá trình lắp đặt việc làm giảm tiếng ồn vô cùng quan trọng. Có rất nhiêu cách có thể điều chỉnh được độ ồn.
Cảnh báo
Vỏ chống ồn sẽ bảo vệ người vận hành trong suốt quá trình hoạt động của máy.
12.1 Thiết bị giảm thanh: Như đã nói đến trong phần 4.8 thiết bị chống ồn sẽ làm giảm tiếng ồn
xuống. Các thiết bị giảm thanh khác nhau thì sẽ tác có dụng khác nhau, có 4 cấp là môi trường công nghiệp,môi trường sống, yêu cầu cao, yêu cầu cực cao.
12.2 Vỏ: Như đã nói đến trong phần 4.2, chức năng của vỏ chống ồn là chống thấm và giảm tiếng ồn.
Vỏ có thể thiết kế cho các yêu cầu đặc biệt về các cấp độ ồn.
12.3 Cách khác để giảm ồn: Đối với máy phát được lắp đặt trong các toà nhà có rất nhiều thiết bị dành cho việc chống ồn ví dụ như: Hộp chống ồn, ống thông gió riêng biệt, quạt giảm thanh, và các vật liệu chống rung.

13 Trung chuyển
13.1 Chuẩn bị trung chuyển: Hãy kiểm tra tất cả các phần kết nối của hệ thống máy phát và các
thiết bị xem chúng có bị hỏng, ăn mòn hay mất mát gì không.
Kết nối xe vận chuyển và hệ thống máy phát một cách chắc chắn. Gắn các đèn chỉ thị, dây tiếp đất bằng các xích sắt.
Khi vận chuyển cần phải chú ý vặn chặt các bulông hoặc phải có các khoá an toàn để gắn chặt thân máy vào giá vận chuyển.
Đảm bảo rằng áp suất lốp là bình thường và tất cả hệ thống ắc quy hoạt động tốt.
Đảm bảo rằng hệ thống tiếp địa và ống dẫn đã được tháo ra, cửa sổ và các hộp điều khiển đã được khoá an toàn.
Nếu có phanh tay hãy mở nó ra và cất bỏ miếng gỗ chèn dưới bánh xe.

13.2 Chuyên chở: Hãy cẩn thận với trọng lượng của máy phát, nó có thể lớn hơn tải trọng của xe
chuyên chở, mặt khác nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống phanh của xe tải.
Cảnh báo
! Hãy tuân thủ theo các quy tắc, tiêu chuẩn và các luật lệ giao thông bao gồm các quy tắc về thiết bị vận
chuyển và giới hạn tốc độ của xe.
! Hãy luôn giữ cho hệ thống phanh hoạt động tốt.
! Hãy ngăn không cho bất kì ai ngồi hay đứng giữa thành xe tải và máy phát để tránh xảy ra các tai nạn
trên đường vận chuyển.
Chiều hướng nghiêng của máy phát không quá 15 độ (27%), hãy tránh để máy phát vào các hố, đá, những
chỗ đất mềm hay bề mặt không ổn định.
Đảm bảo rằng khi xe tải lùi thì không có một vật cản nào.
13.3 Dừng xe: Hãy dừng xe tại những nơi sạch sẽ, khô ráo mà có thể chịu được trọng lượng cẩu xe
tải và máy phát. Nếu xe phải dừng ở dốc thì xe tải phải di xuyên qua bên kia dốc và dốc không được vượt
quá 15 độ (27%), kéo phanh tay, chèn bánh xe bằng thanh gỗ, đặt kích ở cả trước và sau. Cởi xích sắt, dây
buộc, các mối nối và chuyển máy ra khỏi xe tải.

14 Lưu kho:
Lưu kho lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến động cơ và máy phát xoay chiều, do đó phương thức lưu kho đúng sẽ
làm giảm những ảnh hưởng đó.
14.1 Bảo quản động cơ diesel: Muốn bảo quản động cơ thì phải tuân theo những bước trong
quyển sách giới thiệu về động cơ ví dụ như: lau rửa động cơ, thay dầu bôi trơn hay bảo quản.
14.2 Bảo quản bộ phát điện xoay chiều: Luồng khí nóng chảy qua động cơ khi nó không hoạt
động. Trong trường hợp muốn làm giảm sự tác động của luồng khí nóng hãy đặt động cơ ở nơi khô ráo và
giữ cho cuộn dây luôn khô.
Khi muốn di chuyển hệ thống máy phát đến nơi lắp đặt, mọi thứ cần phải kiểm tra tuân thủ theo trong phần
14.3. Sau khi làm khô thiết bị, nếu điện trở dẫn thấp hơn 1MΩ, thì thiết bị có thể bị hỏng và cần sửa chữa.
14.5 Bảo quản ắc quy: Ắc quy cần phải xạc đầy trong 12 tuần (ở các nước nhiệt đới là 8 tuần) 3,55ñ
 
Ðề: Người giám sát cơ điện tài ba

câu 29:
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
HỆ THỐNG ATS (Automatic Transfer Switch)
NỘI DUNG TÀI LIỆU
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
SƠ ĐỒ KHỐI CHỨC NĂNG
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI VẬN HÀNH
CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT
I. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG
Giám sát nguồn điện: Tự khởi động máy nổ khi mất điện lưới và tự động ngắt máy nổ khi có điện lưới trở lại.
Thời gian trễ đóng điện máy nổ kể từ khi máy nổ bắt đầu hoạt động, hoặc thời gian đóng điện lưới từ khi có điện lưới trở lại có thể thay đổi được dễ dàng.
Chống dao động điện: Khi nguồn điện không ổn định, hệ thống sẽ ngắt điện đến tải để bảo vệ tải. Khi nguồn điện ổn định trở lại sau một khoảng thời gian nhất định thì mới đóng điện đến tải.
Chức năng bảo vệ: Hệ thống có chức năng chống quá/thấp áp, mất pha điện lưới: Khi mạng điện lưới bị mất một trong ba pha, hoặc khi mạng điện lưới ba pha xảy ra hiện tượng tăng áp hoặc thấp áp vượt ra ngoài dải đã đặt, thì hệ thống tự động ngắt tải ra khỏi mạng điện lưới và khởi động máy phát điện để cấp điệncho tải. Khi mạng điện lưới thực sự ổn định trở lại sau khoảng thời gian đặt trước tuỳ ý (từ 1đến 10 phút), thì hệ thống sẽ tự động tắt máy phát điện và đóng điện lưới đến tải.
Chức năng chỉ thị: Có đèn tín hiệu chỉ thị trạng thái hoạt động: điện lưới/máy nổ.
Chức năng cảnh báo: cảnh báo tại chỗ và truyền tín hiệu cảnh báo về trung tâm đối với các sự kiện (tuỳ ý đặt)
Các thông số hoạt động cho hệ thống được cài đặt dễ dàng tuỳ ý người vận hành.
II. SƠ ĐỒ KHỐI CHỨC NĂNG
Hệ thống ATS gồm 3 bộ phận:
Bộ điều khiển: Giám sát trạng thái và điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống ATS. Hoạt động tự động.
Hệ thống đóng điện: Đóng điện lưới/điện máy nổ đến tải và gửi các thông tin về bộ điều khiển. Hoạt động tự động.
Cầu dao đảo pha (nếu có): Đấu tắt điện lưới/điện máy nổ đến tải mà không thông qua hệ thống ATS. Do nhân viên vận hành (chỉ sử dụng khi có sự cố).
bộ phận điều khiển của ATS mới hoạt động trở lại. Thời gian cho phép đặt từ 0 (không trễ) đến 30 phút. Bình thường nên đặt từ 30 giây đến 3 phút.
Ổn định điện lưới: Khoảng thời gian này cộng với khoảng thời gian ổn định quá/thấp áp ở trên chính là thời gian đóng điện đến tải kể từ khi có điện lưới trở lại. Thời gian có thể đặt tuỳ ý, nên đặt từ 30 giây đến 3 phút.
Ổn định điện máy nổ, ổn định máy nổ: Khi mất điện lưới, thì hệ thống tự động nổ máy phát và sau khoảng thời gian lớn nhất được đặt ở một trong 2 khối này thì hệ thống mới cấp điện cho mạng tải. Thời gian đặt tuỳ ý, nên đặt từ 3 phút đến 5 phút.
Thời gian đề máy nổ: Nên đặt ngắn hơn về mùa hè và dài hơn về mùa đông. Tuyệt đối không đặt thời gian đề máy quá lâu, có thể gây cháy bộ đề. Thời gian nên đặt khoảng 3 giây về mùa hè, khoảng 4 giây về mùa đông.
Thời gian sấy máy nổ: Thời gian sấy trước khi khởi động máy nổ. Đặt tuỳ ý, tối đa đến 30 phút.
B - Sơ đồ tủ đóng điện
Tủ đóng điện bao gồm hai contactor, được điều khiển bởi bộ điều khiển để đóng điện lưới/điện máy nổ đến tải. Sơ đồ tủ đóng điện được minh hoạ trang sau:
IV - ĐẶT DẢI ĐIỆN ÁP AN TOÀN
Hệ thống chỉ thị phía trước tủ điều khiển cho phép đặt ngưỡng trên và ngưỡng dưới của dải điện áp an toàn theo các chỉ số trong bảng dưới đây:
IV - MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Trong điều kiện bình thường, các attomat luôn đặt ở vị trí đóng (ON).
Thời gian trễ cấp điện lưới cho mạng tải sau khi có điện lưới trở lại bằng tổng thời gian của hai khối ổn định quá/thấp áp điện lưới và khối ổn định điện lưới.
Thời gian trễ cấp điện máy phát cho mạng tải sau khi máy nổ chạy bằng thời gian lớn nhất được đặt trong hai khối ổn định điện máy nổ và ổn định máy nổ.
Thời gian đề được đặt phải phù hợp theo từng mùa. Cần phải đặc biệt lưu ý khi đặt thời gian ở khối này.
Hệ thống có kèm theo hộp cầu giao đảo pha để dự phòng. Cầu giao đảo pha có tác dụng đấu tắt điện lưới hoặc máy nổ đến tải khi hệ thống ATS gặp sự cố. Chỉ được sử dụng cầu giao này khi hệ thống ATS có sự cố và phải làm theo các hướng dẫn dưới đây:
+ Ngắt hết các attomat trong hệ thống ATS. Sau đó:
+ Đóng cầu giao về vị trí ĐIỆN LƯỚI nếu muốn sử dụng điện lưới để cấp cho tải.
+ Đóng cầu giao về vị trí MÁY NỔ nếu muốn sử dụng điện máy phát để cấp cho mạng tải sau khi máy nổ đã khởi động và hoạt động ổn định.
V. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỆ THỐNG ATS
STT
Tham số
Giá trị
Ghi chú
1
Điện áp vào/ ra
Điện áp 1 pha hoặc 3 pha
2
Dòng tối đa
Tuỳ chọn
3
Công suất máy phát điện tối đa
Tuỳ chọn
4
Thời gian trễ khởi động máy nổ
Từ 0 đến 30 phút
§Æt theo ý muèn
5
Thời gian ổn định ể
Từ 0 đến 30 phút
§Æt theo ý muèn
some pic:
http://www.4shared.com/file/65479114...6/Desktop.html>:D<
 
Bài viết rất hay. Mong các cao thủ các ngành vào bổ sung để chúng ta có được cái nhìn tổng quát nhất về ngành cơ điện
 
Vấn đề giám sát chất lượng trên công trường rất dễ:
- 1m trên bản vẽ = 1m trên thực tế --> OK
- Đưa ra vật liệu nào thì dùng đúng vật liệu đấy
- Đưa ra tiêu chuẩn nào thì dùng đúng tiêu chuẩn đấy, không cần hơn và chắc chắn ko đc kém
 
Cám ơn mọi người đã chia sẽ, Mình có thời gian thi công 10 năm cũng muốn chia sẽ cho anh em kinh nghiệm thực tế nhưng ngồi viết thì không có thời gian. Comment nhanh thì ok.
 
Câu 21. Trả lời Siêu tầm
Hướng dẫn bạn cách vận hành hệ thống điều hòa trung tâm chiller
Ngày đăng: 17-12-2016 | Lượt xem: 4723

Sau khi lắp đặt xong xuôi hệ thống điều hòa không khí Water Chiller thì chúng ta tiến hành vận hành hệ thống, chạy test và vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water Chiller. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách vận hành hệ thống điều hòa trung tâm chiller
Tuổi thọ và năng suất làm việc của chiller được chi phối bởi nhiều yếu tố từ chế tạo, lắp đặt, vận hành đến bảo trì, bảo dưỡng mỗi khâu sẽ có một tầm ảnh hưởng nhất định đến chiller. Tuy nhiên có thể nói quá trình vận hành có ảnh hưởng đến chiller nhiều nhất. Một quy trình vận hành đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả hoạt động , cũng như tuổi thọ cho chiller ngược lại nếu vận hành không đúng có thể sẽ gây ra hậu quả rất lớn đến hệ thống , đến toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy . Do đó để chiller hoạt động ổn định cần tuân theo các bước sau:

1. Kiểm tra hệ thống trước khi vận hành
Sau khi đã kết thúc công việc lắp đặt các thiết bị người ta bắt đầu chuẩn bị cho việc chạy thử Chiller bao gồm các việc như sau:

a. Chạy thử không tải.

Sau khi đã kết thúc công việc tất cả các công việc xây dựng và làm vệ sinh nơi đặt thiết bị, nạp nước cho bình ngưng, kết thúc việc lắp đặt các động cơ điện, tủ điện điều khiển và tiếp địa thì người ta tiến hành việc chạy thử không tải từng thiết bị. thời gian chạy thử do đơn vị lắp đặt quy định.

b. Kiểm tra các thiết bị.

i. Kiểm tra máy nén.

Đối với máy nén cần kiểm tra sự đồng tâm của trục vít, các ổ trục thanh truyền, sự nhẹ nhàng êm ái khi quay trục máy nén và động cơ điện, các bề mặt chèn kín phải được sạch sẽ, châm dầu bôi trơn vào các bộ phận chèn và các chi tiết chuyển động của máy nén.

ii. Kiểm tra bình ngưng.

Kiểm tra các thiết bị phân phối nước, các công tác dòng chảy và sự phân phối nước đồng đều trên các bề mặt truyền nhiệt. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn. Kiểm tra các ống cân bằng của bình chứa và các ống dẫn ra bên ngoài từ các van an toàn trở đi có đúng với quy định về an toàn hay không.

iii. Kiểm tra bình bay hơi.

Kiểm tra các bộ phận đỡ và cach nhiệt đường ống. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn

iv. Kiểm tra mức dầu.

Thực hiện một số thủ tục để kiểm tra dầu trong hệ thống, cho máy chạy thể để kiểm tra mức dầu trong hệ thống và trong bình tích trữ dầu nhờ vào dầu dò dầu quang học.

v. Kiểm tra tủ điện điều khiển Chiller

Kiểm tra cẩn thận từng chi tiết, cụm chi tiết, các bo mạch, các công tắc tơ, các cầu chi xem chúng có bị thay đổi, hư hỏng gì không so với kết cấu ban đầu (dựa vào màu sơn kiểm định của TRANE từ Mỹ) để còn chỉnh sửa lại đúng vị trí cũ. Kiểm tra sự cùng pha bằng dụng cụ kiểm tra chuyên dụng. do , test lại các thông số điện áp, dòng của các nguồn cấp vào cũng như các nguồn xuất ra.

vi. Kiểm tra các valve.

Kiểm tra các van trong từng cụm Chiller, xem chúng đang ở trạng thái gì, từ đó thiết lặp lại cho chính xác với các thông số đã cài đặt ở bảng điều khiển.

vii. Kiểm tra sự cần bằng của sự lắp đặt từng cụm Chiller.


Dùng ống thủy thông nhau hoặc … để kiểm tra sự cần bằng của từng cụm Chiller, đo cao độ 4 góc của Chiler xem chúng có bằng nhau hay không. Diều kiện lắp đặt phải cần bằng cả cụm Chiller, chỉ cho sai số rất ít…khoảng 5 mm để đảm bảo hệ thống hồi và cung cấp dầu hoạt động được tốt nhất.

cach-van-hanh-he-thong-dieu-hoa-trung-tam-chiller.jpg


Ảnh minh họa: vận hành hòa trung tâm chiller

2. Cách vận hành hệ thống điều hòa trung tâm chiller
Quy trình vận hành hệ thống chiller
Hệ thống chiller thông thường các thiết bi sau: cụm chiller (bao gồm máy nén, tủ điện, dàn ngưng, dàn bay hơi), các cụm bơi cho tháp giải nhiệt, cụm bơm cho các dàn lạnh FCU, AHU, các cụm van 2 ngã, van điện chức năng điều khiển ON/OFF, tháp giải nhiệt cooling tower ... Do đặc điểm của hệ thống chiller gồm nhiều thiết bị vật tư nên quy trình vận hành hệ thống chiller cũng tương đối phức tạp.

Thông thường hệ thống có 2 chế độ hoạt động chính: Manual và auto. Chế độ hoạt động sẽ được lựa chọn bởi người vận hành thông qua switch 2 vị trí trên tủ . Nút Reset dùng để reset hệ thống. Nút ESD dùng để dừng khẩn cấp hệ thống .

+ Chế độ Manual:

- Khi chọn chạy Manual thì người vận hành có thể start/stop trực tiếp các thiết bị một cách riêng lẽ bằng cách chọn các biểu tượng tương ứng trên màn hình máy tính BMS .

+ Chế độ auto:

- Khi chọn chạy Auto thì hệ thống sẽ tự động chạy các chế độ theo thời gian đã định trước trong schedule của bộ điều khiển.

a. Trình tự quy trình vận hành bằng tay mở hệ thống chiller:
- B-1: Cấp điện, điều khiển nhấn nút bật mở nguồn các thiết bị dàn lạnh FCU, AHU và cài đặt thông số nhiệt độ, độ ẩm hoặc có thiết bị của khu xưởng, toà nhà hoạt động

- B-2: Cấp điện, kiểm tra tín hiệu tại tủ điều khiển trung tâm để nhận biết các thiết bị van ON/OFF và van Modulating đang ở chế độ mở

- B-3: Cho bơm nước giải nhiệt hoạt động, bơm nào hoạt động thì mở van tay và van điện bơm đó, còn lại các van khóa (độ chênh áp đầu vào và đầu ra khỏi bình ngưng tụ khoảng 0,6 Kg (3.4/ 4) nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng là: 35/30 độ C). Nếu dưới 32/28 thì không cần phải chạy hệ thống quạt tháp giải nhiệt trên tháp giải nhiệt.

- B-4: Cho cụm bơm nước lạnh hoạt động. Nhiệt độ nước ra vào chiller thông thường vào là 12 0C ra 7 0C tùy theo nhiệt độ thiết kế ban đầu mà con số này có thể khác nhau như 10 0C ra 5 0C, hay đối với những hệ thống tích trữ lạnh thì nhiệt độ nước vào ra chiller có thể là -5.5 - 2 0C ...

- B-5: Kiểm tra các tín hiệu tại tủ điều khiển 1 lần nữa để đảm bảo không có báo lỗi nào xảy ra có gây nguy hại đến họat động của hệ thống máy thiết bị của chiller.

- B-6: Khởi động màn hình hiện thị chiller và nhấn nút Run trên màn hình để chiller hoạt động. Khi nhấn nút Run thì chiller bắt đầu đếm ngược 60 giây đếm lại. Trong quá trình đếm ngược này nếu chiller không nhận được cảnh báo không an toàn nào thì sẽ khởi động máy nén.

- B-7: Như vậy là chúng ta kết thúc quá trình vận hành khởi động hệ thống chiller.

Trong thời gian vận hành hệ thống chiller thì chú ý:

Kiểm tra thường xuyên độ chênh áp suất trước và sau bình ngưng tụ, bình bay hơi qua đồng hồ áp suất (áp kế).

Nhiệt độ và tiếng kêu của các thiết bị ( gồm cả AHU). Nếu có hiện tượng lạ phải cho dừng máy ngay để kiểm tra hệ thống và xử lý, ghi vào sổ theo dõi sau mỗi giờ máy hoạt động.

b. Trình tự quy trình vận hành bằng tay đóng hệ thống chiller:

- B-1: Trên màn hình hiện thị Chiller nhấn nút STOP để dừng chiller.

- B-2: Tắt quạt tháp giải nhiệt.

- B-3: Tắt cụm bơm nước giải nhiệt chiller.

- B-4: Tắt cụm bơm nước lạnh

- B-5:Tắt các dàn lạnh FCU, AHU

- B-6: Kiểm tra lại tất cả các van, thiết bị điều khiển đóng mở ON/OFF trong hệ thống.

- B-7: Kết thúc.

Sau khi dừng máy phải ngắt tất cả các Aptomat cấp nguồn cho thiết bị trừ Aptomat tổng và 2 Aptomat cấp nguồn cho 2 Chiller luôn luôn được dùng 24/24 để sấy dầu bôi trơn hệ thống.

- Khóa tất cả các van trước khi rời khỏi phòng máy.

c. Thiết bị Chiller sẽ tắt khi đạt được 1 trong các điều sau:

- Nhiệt độ nước vào chiller là +5oC (chế độ này đã mặc định bên trong hệ thống chiller đối với hệ thống sử dụng nước vào 12 ra 7 0C).

- Tín hiệu cần hoạt động của thiết bị công tắc dòng chảy không đưa tín hiệu an toàn cho chiller về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đó hoạt động.

- Khi có 1 cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này không hoạt động.

- Khi có 1 cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này không hoạt động.

- Khi bất kì van động cơ 2 ngã trong những vị trí như: ngõ nước ra của chiller này, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này bị chuyển sang chế độ OFF.

- Điện hệ thống cấp cho chiller chập chờn như lệch pha, đảo pha. Nguồn điện cấp không đủ với yêu cầu của chiller là 400V-3P-50Hz.

- Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất, không được lớn hơn hay nhỏ hơn nhiệt độ yêu cầu.

- Tín hiệu báo lỗi từ công tắc dòng chảy.

d. Thiết bị Chiller sẽ khởi động khi đạt được 1 trong các điều sau

- Nhiệt độ nước vào chiller là: ≥ 9 0C (chế độ này đã mặc định bên trong hệ thống chiller).

- Tín hiệu cần hoạt động của thiết bị công tắc dòng chảy có đưa tín hiệu an toàn cho chiller về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đó hoạt động.

- Khi có 1 cụm bơm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này đã hoạt động trước đó 30 giây.

- Khi có 1 cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này đã hoạt động trước đó 30 giây.

- Khi tất cả van động cơ 2 ngã tại những vị trí như: ngõ nước ra của chiller, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt đã chuyển hoàn toàn sang chế độ ON.

- Điện hệ thống cấp cho chiller ổn định không xảy ra tình trạng mất pha, đảo pha. Nguồn điện cấp đúng với yêu cầu của chiller là 400V-3P-50Hz.

- Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất.

- Tín hiệu từ các thiết bị an toàn hệ thống không báo lỗi.

e. Thiết bị chiller sẽ tự tắt để bảo vệ khi có 1 trong những điều sau xảy ra:

- Lưu lượng nước qua bơm nhỏ hơn 30 % tổng lưu lượng qua bơm bình bay hơi của một chiller.

- Tín hiệu cần họat động của thiết bị công tắc dòng chảy không đưa tín hiệu an toàn cho chiller về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đó họat động.

- Khi có 1 cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này không họat động

- Khi có 1 cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này không họat động.

- Khi bất kì van động cơ 2 ngã (chế độ ON/OFF) tại 1 trong những vị trí như: ngõ nước ra của chiller này, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này bị chuyển sang chế độ OFF.

- Quạt tháp giải nhiệt bị lỗi và ngừng hoạt động. Nhiệt độ nước giải nhiệt đi vào chiller không đạt nhiệt độ yêu cầu của thiết bị.

- Điện hệ thống cấp cho chiller chập chờn như lệch pha, đảo pha. Nguồn điện cấp không đủ với yêu cầu của chiller là 400V-3P- 50Hz.

- Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất, không được lớn hơn hay hơn nhiệt độ yêu cầu.

f. Chế độ hoạt động của bơm:

1. Chế độ hoạt động của cụm bơm nước giải nhiệt

- Cụm bơm nước giải nhiệt thường có số lượng lớn hơn 1 bơm so với tổng số chiller để khi 1 bơm nào đó bị hư thì có 1 cái còn lại để dự phòng.

- Tín hiệu để tắt / mở 1 trong các cụm bơm này là khi cả 2 van động cơ 2 ngã (chế độ ON/OFF) tại 1 trong những vị trí như: ngõ nước ra của chiller này, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này đều đồng thời chuyển sang chế độ OFF / ON.

- Khi bơm chính đang hoạt động mà bị dừng đột ngột do hỏng hay bị sự cố khác thì bộ điều khiên có nhiệm vụ gọi bơm dự phòng lên chạy để thay thế bơm bị lỗi.

- Có sự luân phiên hoạt động của các bơm dự phòng, bơm chính cũng như bơm biến tần để đảm bảo các bơm hoạt động cân bằng nhau.

2. Chế độ họat động của cụm bơm nước bay hơi.

- Cụm bơm nước giải nhiệt thường có số lượng lớn hơn 1 bơm so với tổng số chiller để khi 1 bơm nào đó bị hư thì có 1 cái còn lại để dự phòng.

- Tín hiệu để tắt / mở 1 trong các cụm bơm này là khi cả 2 van động cơ 2 ngã (chế độ ON/OFF) tại 1 trong những vị trí như: ngõ nước ra của chiller này, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này đều đồng thời chuyển sang chế độ OFF / ON.

- Khi bơm chính đang hoạt động mà bị dừng đột ngột do hỏng hay bị sự cố khác thì bộ điều khiên có nhiệm vụ gọi bơm dự phòng lên chạy để thay thế bơm bị lỗi.

- Có sự luân phiên hoạt động của các bơm dự phòng, bơm chính cũng như bơm biến tần để đảm bảo các bơm hoạt động cân bằng nhau.

g. Chế độ hoạt động của AHU:

- Nhìn vào sơ đồ nguyên lý thiết bị của AHU 101 thuộc bản vẽ 00-AC102.1, nguyên lý hoạt động của các thiết bị cảm biến trên như sau:

+ Thiết bị cảm biến nhiệt độ 1 có nhiệm vụ nhận tín hiệu nhiệt độ, ẩm độ ở đường gió tươi và đưa về màn hình điều khiển tại phòng điều khiển AHU và hiển thị thông số này nếu người vận hành muốn xem.

+ Thiết bị cảm biến nhiệt độ 2 có nhiệm vụ nhận tín hiệu nhiệt độ và ẩm độ ở sau dàn lạnh và đưa về màn hình điều khiển tại phòng điều khiển AHU hiển thị thông số này nếu người vận hành muốn xem và tín hiệu nhiệt độ này điều khiển van 2 ngã (100% xuống 0% hoặc từ 0% lên 100%) trên đường ống nước hồi hoạt động phù hợp với giá trị nhiệt độ cài đặt ban đầu

+ Thiết bị chênh áp dùng để cảm biến chênh áp và phát hiện độ bám bẩn của bộ lọc gió. Tín hiệu này sẽ báo về tủ điều khiển AHU và từ thông tin cài đặt ban đầu, thiết bị điều khiển sẽ so sánh với tín hiệu nhận được: nếu lớn hơn giá trị cài đặt thì thiết bị điều khiển sẽ xuất tín hiệu kích họat thiết bị báo động có gắn sẵn ở tủ điều khiển để thông báo cho người vận hành biết. Khi người vận hành đã nhận thông tin thì sẽ tiến hành nhấn nút có sẵn trên thiết bị điều khiển để tắt báo động và tiến hành kiểm tra và vệ sinh (hoặc thay) bộ lọc gió.

+ Thiết bị chênh áp trong AHU dùng để cảm biến chênh áp và phát hiện dây đai của quạt bị đứt. Tín hiệu này sẽ báo về tủ điều khiển AHU và từ thông tin cài đặt ban đầu, thiết bị điều khiển sẽ so sánh với tín hiệu nhận được: nếu nhỏ hơn giá trị cài đặt thì thiết bị điều khiển sẽ xuất tín hiệu kích hoạt thiết bị báo động có gắn sẵn ở tủ điều khiển để thông báo cho người vận hành biết. Khi người vận hành đã nhận thông tin thì sẽ tiến hành nhấn nút có sẵn trên thiết bị điều khiển để tắt báo động và tiến hành kiểm tra dây đai của quạt.

h. Chế độ hoạt động của FCU:

- Thiết bị cảm biến và có truyền tín hiệu nhiệt độ gắn trên đường gió hồi hoặc tại miệng gió hồi. TT.

- Mỗi FCU sẽ có 1 đường nước lạnh cấp vào và 1 đường nước lạnh đi ra khỏi coil lạnh của FCU. Trên đường nước lạnh ra sẽ gắn 1 cụm van động cơ 2 ngã.

- Các FCU được điều khiển 3 tốc độ. Tín hiệu nhiệt độ từ các hộp hồi, giá trị này sẽ truyền đến các van hai ngã của FCU để điều chỉnh lưu lượng nước đi qua các FCU này. Tất cả các bộ điều khiển sẽ được lắp đặt trong một tủ điện và đặt ở trong phòng điện ở mỗi khu vực của tầng đó.

i. Chế độ hoạt động của Cooling tower:

Cooling tower sẽ được lắp đặt bộ biến tần hoặc khởi động trực tiếp để điều khiển hoạt động của quạt. Tín hiệu điều khiển sẽ lấy từ nhiệt độ nước ra ở tháp cooling tower, nhiệt độ nước ra cooling tower luôn đạt nhiệt độ là 300C.

- Quạt của cooling tower sẽ luôn hoạt động theo tín hiệu nhiệt độ ra nếu ở chế độ tự động.

k. Chế độ hoạt động của các thiết bị an toàn:

- Công tắc dòng chạy sẽ cảm biến lưu lượng đi trong ống, nếu lưu lượng nước đi qua các thiết bị này không đáp ứng được yêu cầu của thiết bị hoặc không có nước thì các tín hiệu này lập tức báo về thiết bị điều khiển trung tâm để ngắt thiết bị hoặc không cho thiết bị đó hoạt động. Các chiller và bơm hoạt động khi có tín hiệu an toàn từ thiết bị này.

- Các trường hợp van đóng ngắt chiller dạng ON/OFF sẽ hoạt động:

+ Ở dạng ON trước khi bơm nước cấp cho chiller hoạt động. Và ở trạng thái OFF sau khi tất cả các bơm nước cho chiller ngừng hoạt động.

+ Van loại này sẽ luôn luôn đảm bảo ở trạng thái ON trước khi bơm và chiller hoạt động và OFF sau khi chiller và bơm ngừng hoạt động.

Trên đây là cách vận hành hệ thống điều hòa trung tâm Chiller nếu trong quá trình vận hành khách hàng còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ gì hãy liên hệ với công ty chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
 
Back
Bên trên