Lưu ý về giấy phép cho người muốn sửa nhà

cafetinh1992

Thành Viên [LV 0]
Theo luật sư Trần Vân Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi sửa chữa nhà, những trường hợp phải xin giấy phép xây dựng là làm thay đổi kết cấu chịu lực như tăng diện tích sàn xây dựng so với giấy phép xây dựng.

Theo luật sư Trần Vân Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi sửa chữa nhà, những trường hợp phải xin giấy phép xây dựng là làm thay đổi kết cấu chịu lực như tăng diện tích sàn xây dựng so với giấy phép xây dựng, lắp đặt các thiết bị bên ngoài làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực; thay đổi công năng sử dụng; gây ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị như xây thêm ban công…
Tuy nhiên, cũng có trường hợp được miễn giấy phép sửa chữa như cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình…
Người dân muốn sửa chữa như lát lại gạch nền, thay mái tôn, ngói, cải tạo lại kiến trúc mặt ngoài nhưng không xây thêm phần diện tích tiếp giáp với đường thì không cần xin phép sửa chữa.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình; bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật; bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Tùy quy mô, loại công trình xây dựng mà cơ quan có thẩm quyền như Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh, huyện cấp giấy phép xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ thì việc xin phép sửa chữa thực hiện tại UBND cấp huyện.
Ngoài vấn đề liên quan đến giấy phép sửa chữa, chủ nhà cũng nên chú ý đến thời điểm và kinh phí sửa chữa. Theo ông Trần Mạnh Đạt, Tổng giám đốc một công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và thi công nội thất, khi sửa nhà, chủ nhà nên chọn thời điểm rảnh rỗi để thuận tiện cho việc giám sát và hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh.
“Gia chủ muốn sửa chữa lớn thì không nên làm vào mùa mưa để tránh bị gián đoạn tiến độ. Ngoài ra, trước khi sửa nhà, chủ nhà lên lộ trình sửa chữa để thông báo cho những hộ dân xung quanh biết. Những phần sửa chữa có tiếng ồn, khói bụi nhiều gia chủ nên tránh làm vào giờ nghỉ buổi trưa, buổi tối, ngày cuối tuần để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt chung” - ông Đạt lưu ý.
 
Tuy nhiên, cũng có trường hợp được miễn giấy phép sửa chữa như cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình…
 
Back
Bên trên