Tin tức Kỹ sư công trình tương lai đầy triển vọng nha anh em

phiy

HVACR Staff
Mới đọc được bài báo này nói về nghề nghiệp kỹ sư công trình ,kỹ sư cơ khí ở bên xứ Mỹ. Theo đó thì ngành này vẫn đầy hứa hẹn và được đảm bảo việc làm. Ngoài ra đeo đuổi công nghệ năng lượng sạch và tái tạo cho phát triển bền vững chính là các bước đi của tương lai.

Kỹ Sư Công Trình - Nhu Cầu Cao Và Đầy Lạc Quan

New York - Khi mà dân số thế giới tiếp tục tăng cao, các đổi thay trong môi trường xây dựng là tất yếu. Vai trò của người kỹ sư đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, theo một khảo sát gần đây thực hiện bởi Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ (American Society of Mechanical Engineers - ASME)

Điều này là rất dễ nhận thấy ở Thành phố New York.

"Nó có vẻ giống như là chúng ta có các công trình nằm trên đỉnh của các công trình, đến giờ này chúng ta có cơ sở hạ tầng như đường xá và các ngành dịch vụ ...Tất cả điều này là thành phần của kỹ thuật công nghệ ở thành phố hôm nay," ông Theo Raus, một kỹ sư cơ khí 61 tuổi có hơn 30 năm làm việc trong lãnh vực này phát biểu. "Mọi người quan tâm về điều chúng ta phải làm để duy trì và bảo đảm các thứ [tồn tại] cùng nhau."

Nhằm đảm bảo điều đó có hiệu quả và có tính trách nhiệm, sự gia tăng của các quy định cũng cùng song hành. Ông Raus nhận xét rằng các quy chuẩn (codes) đang trở nên nghiêm ngặt hơn đi cùng với nhiều yêu cầu bắt buộc.

Bổ sung vào cùng với các triển khai mới, các kỹ sư công trình cũng cần phải duy trì thứ mà đã đang tồn tại rồi.

"Tôi nghĩ rằng đất nước sẽ cần phải chú ý nhiều vào các tòa nhà và cơ sở hạ tầng đang hoạt động theo một cách thức đặt trọng," ông Nico Kienzl, giảng viên tại Đại học Columbia và là giám đốc của Atelier Ten, một doanh nghiệp tư vấn về phát triển bền vững.

Tin tốt lành cho các kỹ sư công trình đó là họ sẽ có sự bảo đảm về nghề nghiệp.

"Đây là một lãnh vực bền vững cho các kỹ sư làm thầu khoán và luôn đổi mới", Kienzl nói.

Kienzl, một chuyên gia hàng đầu về phát triển bền vững, được thuyết phục rằng "ngành kỹ thuật sẽ trở nên dựa hơn vào việc coi trọng hiệu năng và được định hướng nhiều hơn bởi các suy xét về tính phát triển bền vững"

Quan điểm của ông được xác nhận bởi khảo sát của ASME mà theo đó có 1.222 người tham gia với nền tảng kỹ thuật trong nhiều lãnh vực phát triển bền vững khác nhau, các lãnh vực mà được xếp hạng cao như là "các ngành nghề đang nổi lên", ví dụ Năng lượng Tái tạo (Renewable Energy), Công nghệ Tòa nhà Xanh (Green Building Technologies), và Năng lượng Mặt trời/Gió (Solar/Wind Energy). Các lãnh vực liên hệ với năng lượng là được "trích dẫn thường xuyên như là các ngành học hay lãnh vực vượt trội nhất trong các ngành kỹ thuật công nghệ trong 10 đến 20 năm kế tiếp", theo báo cáo từ khảo sát.

Những người tham gia khảo sát dự đoán một nhu cầu lớn hơn về các đội ngũ (team) chuyên nghiệp gồm nhiều ngành học thuật khác nhau. Sẽ có một sự nỗ lực phối hợp hơn nữa hướng về công việc ở các nước đang phát triển. Đi cùng với tất cả các việc khó khăn này, sự uy tín của nghề nghiệp được dự báo sẽ gia tăng lên và đi cùng với đó là các tưởng thưởng tài chính.

Nhìn chung, bất chấp con đường phía trước có tính phức tạp tiềm tàng, nghề nghiệp này là đầy lạc quan trong tương lai. Tuyệt đại đa số các trả lời đều là "lạc quan" hoặc "lạc quan vừa phải".

Khảo sát kết luận "Hầu hết kỹ sư công trình tin tưởng rằng nghề nghiệp của họ có thể đem đến các thành tựu đáng kể để đối mặt với các thách thức toàn cầu."

Nguồn tin : vietdaikynguyen.com
 
Ðề: Kỹ sư công trình tương lai đầy triển vọng nha anh em

Tui vừa nảy ra một ý tưởng:Sao không xuất khẩu kỹ sư Việt Nam ra bên đó bớt nhỉ. Vậy nhẹ gánh bớt cho lượng kỹ sư trong nước.

Nói là nói vậy thôi bác ah. Tình hình mỗi nước mỗi khác, kỹ sư nó đào tạo bài bản, lâu ra trường và lại chuyên sâu hơn mình rất nhiều. Nên bên nó 1 năm ra trường 1 kỹ sư thì bên mình ít nhất cũng 2-3 kỹ sư. Và kỹ sư của nó thì đảm đương được rất nhiều việc đấy.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cao của nó thì nhiều vô số và bên mình thì ngược lại.
Kinh tế nó thì phát triển nên số người theo kinh doanh nhiều hơn số người theo kỹ thuật.
=> Thiếu kỹ sư là đúng rồi. Nếu thay toàn bộ số lượng kỹ sư ở Mỹ bằng toàn bộ kỹ sư ở Việt Nam (giả thuyết rằng kỹ sư Việt Nam giỏi bằng kỹ sư Mỹ). Thì tình hình kỹ sư cũng sẻ bị thừa y chang Việt Nam vậy thôi.
Nhờ thời mình mới học xong cấp 3, chê dân kinh tế dốt (điểm thấp) mới vào bên kỹ thuật (điểm vào cao). Thì bây giờ là ngược lại, thử hỏi ngành kỹ thuật vậy có thừa lao động kỹ thuật cao không ???.

Không biết nhà nước có bỏ bớt cái đào tạo theo cái nhu cầu một năm ra trường bao nhiêu chỉ tiêu không ???. Theo tui, với mọi trường có ngành Kỹ thuật thì ít nhất 3 môn phải trên 23 điểm mới đạt đầu vào ngành và không có bất cứ chỉ tiêu số lượng nào cả.

Bây giờ mấy bác ra ngoài đường thử xem, thằng học nghề công việc và lương của nó cũng tương đương một thằng kỹ sư vậy thôi. Ở Việt Nam thì cụm từ Kỹ sư vứt rồi, ra đường không dám xưng mình là kỹ sư này nọ (xấu hổ lắm mấy pa, Không tự hào như dân bên Mỹ đâu).

Một câu cuối, Kỹ sư Việt Nam luôn luôn thừa. Nên cho dù tương lai cơ sở hạ tầng bằng Mỹ hay hơn cả Mỹ đi nữa, thì vẫn không có tương lai cho đa số kỹ sư Việt Nam.
 
Ðề: Kỹ sư công trình tương lai đầy triển vọng nha anh em

tôi thấy kỹ sư công trình việt nam giờ cũng vẫn thiếu mà. thực tế thì có lẽ năm nay công trình do suy thoái mà bớt nhiều, nên nhu cầu không dồi dào. nhưng mà thấy các công ty vẫn còn cần người nhiều lắm.

còn về chuyên môn thì chúng ta còn kém là không thể phủ nhận. nhưng cũng có nhiều người giỏi
 
Back
Bên trên