ĐỔI HP lạnh ra kW lạnh

Toàn nói sàm, nói nhảm. :-S.
Đơn vị HP mà các hãng điều hòa đưa ra trong Catalogue ko phải là chỉ cho mọi người rằng đó là công suất lạnh của máy lạnh.
Mà HP ở đây là chỉ cho mọi người biết rằng cái máy nén lạnh (hoặc tổ hợp máy nén) trong cái tổ máy đó sinh ra bao nhiêu "Công" trong 1h ( "Công" - A ở đây tính = HP - Sức ngựa).
Với mỗi 1 hãng điều hòa khác nhau thì hiệu suất của các Tổ hợp máy đó là khác nhau, do đó suất tiêu thụ điện đối với mỗi loại máy cũng khác nhau. Dễ dàng nhận ra khi so sánh 2 catalogue của 2 hãng điều hòa (Ví dụ với hệ VRVIII DaiKin - Toshiba: Tổ máy 12HP của DaiKin, điện năng tiêu thụ khi chỉ làm lạnh là 8,93 kW/h; với Toshiba thì con số này là 9,55 kW/h).
Tương tự như thế, khi hệ thống phục vụ cho quá trình làm lạnh không khí, thì hiệu suất chuyển đổi từ điện năng sang nhiêt năng của mỗi hãng cũng khác nhau.
Kết luận lại: Không có giá trị cố định nào khi chuyển đổi từ đơn vị HP sang kW lạnh, Ton, kCal hay Btu/h... (như là: 1HP = 0,75kW điện; 1kW lạnh = 3412 Btu/h...), Tuy nhiên vẫn có công thức tính dựa trên mối tương quan giữa các đại lượng trên thông qua đại lượng Công suất và hiệu suất của hệ thống (và nên nhớ là mỗi 1 hệ thống có hiệu suất khác nhau - hiệu suất này chỉ có hỏi nhà sản xuất may ra có :)) ).
 
Toàn nói sàm, nói nhảm. :-S.
Đơn vị HP mà các hãng điều hòa đưa ra trong Catalogue ko phải là chỉ cho mọi người rằng đó là công suất lạnh của máy lạnh.
Mà HP ở đây là chỉ cho mọi người biết rằng cái máy nén lạnh (hoặc tổ hợp máy nén) trong cái tổ máy đó sinh ra bao nhiêu "Công" trong 1h ( "Công" - A ở đây tính = HP - Sức ngựa).
Với mỗi 1 hãng điều hòa khác nhau thì hiệu suất của các Tổ hợp máy đó là khác nhau, do đó suất tiêu thụ điện đối với mỗi loại máy cũng khác nhau. Dễ dàng nhận ra khi so sánh 2 catalogue của 2 hãng điều hòa (Ví dụ với hệ VRVIII DaiKin - Toshiba: Tổ máy 12HP của DaiKin, điện năng tiêu thụ khi chỉ làm lạnh là 8,93 kW/h; với Toshiba thì con số này là 9,55 kW/h).
Tương tự như thế, khi hệ thống phục vụ cho quá trình làm lạnh không khí, thì hiệu suất chuyển đổi từ điện năng sang nhiêt năng của mỗi hãng cũng khác nhau.
Kết luận lại: Không có giá trị cố định nào khi chuyển đổi từ đơn vị HP sang kW lạnh, Ton, kCal hay Btu/h... (như là: 1HP = 0,75kW điện; 1kW lạnh = 3412 Btu/h...), Tuy nhiên vẫn có công thức tính dựa trên mối tương quan giữa các đại lượng trên thông qua đại lượng Công suất và hiệu suất của hệ thống (và nên nhớ là mỗi 1 hệ thống có hiệu suất khác nhau - hiệu suất này chỉ có hỏi nhà sản xuất may ra có :)) ).
Hi ! Chào bạn LeMinhhnvn
Mình có ý kiến thế này vì đây là diễn đàn mọi người đưa ra ý kiến để cùng thảo luận và học hỏi nhau ,người đi trước truyền đạt kinh nghiệm cho người đi sau để ngành Nhiệt lạnh ngày càng phát triển hơn .
Nên trong từ ngữ mình nghĩ bạn đừng nên chê trách ai ,vì có thể bạn ra đời lâu hơn học cao hơn và làm nhiều hơn nhưng có thể có những kiến thức mà bạn đinh ninh bạn biết rất rõ và nghĩ là đúng nhưng người khác lại giúp mình hiểu thêm về kiến thức đấy để mình cũng cố lại kiến thức mình hơn vì kiến thức học cả đời vẫn không hết vì tri thức là vô tận mà .Mình nói ít mong bạn hiểu nhiều .
Về vấn đề bạn đưa ra mình đều đồng ý quan điểm của bạn về cách giải thích Công suất 1kW lạnh = 3412 Btu/h bạn có biết có nhiều sách viết 1kW lạnh = 3414 Btu/h không? và tại sao lại không lấy chung 3414 mà lại lấy 3412 đó cái đó là điều mình cần đi tìm hiểu và chứng minh để hiểu rõ hơn về vấn đề. Mình may mắn có được 1 người thầy đã truyền đạt cho mình rất nhiều kinh nghiệm về ngành nghề .Khi Thầy mình giảng bài Thầy lấy 1 con số chuyển đổi đơn vị từ trong sách ra Thầy đều đi tính toán và chứng minh vì sao họ lại lấy con số đó và từ đâu mà họ tính toán được ,cái mình học từ Thầy chính là từ điều này .Chúng ta sao chép nhưng chung ta phải hiểu thì mới phát triển được không thì chính cái chúng ta sao chép đó 1 ngày nào đó sẽ không còn chính xác nữa vì nó chỉ đúng trong 1 trường hợp nào đó thôi .
Mình chỉ nói đơn giản thế này muốn hiểu rõ năng suất điện (công suất điện) hay năng suất lạnh (công suất lạnh) tính toán đều dựa trên COP hay EER để đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ,đi sâu hơn về hiệu quả năng lượng thì người ta dùng IPLV và NPLV .
COP (Coefficient Of Performance) =Năng suất lạnh hữu ích thu được ở dàn bay hơi Q0 (kW) /Điện năng tiêu tốn N(kW)
Khi hiểu rõ các thông số này sẽ trả lời được câu hỏi của chủ đề bài viết ban đầu .
 
Ðề: ĐỔI HP lạnh ra kW lạnh

Chào các bạn! Mình thấy trên bản vẽ thiết kế dàn nóng để 26Hp, mình mới hỏi sếp cho kỹ đây là công suất điện hay công suất lạnh, sếp mình bảo đó là công suất lạnh. Mình mới chuyển đổi ra kW để chạy phần mềm tính tải. Theo chỉ dẫn của mấy anh trong công ty thì 1kW=3414Btu/h, 1Hp=9000Btu/h, suy ra 1Hp=2,6kW, chạy phần mềm xong mình thấy giống với phương án chủ đầu tư đề ra. Nhưng mà điều đáng bàn luận ở đây chính là: 1Hp không bằng 9000Btu/h, 1Hp=2560Btu/h mới đúng. Như vậy 1Hp=9000Btu/h là ở đâu ra, tại sao ở dàn nóng lại có trường hợp như vậy? Mong các anh chị em có kinh nghiệm chỉ giúp!

1Btu/h=0,293.10^-3kW
1Hp=0,746kW
suy ra 1Hp=2560Btu/h.
1Hp(điện) ~ 9000BTU/h
1Hp (lạnh) ~ 2560BTU/h
 
Chào các Anh Em ngành nhiệt lạnh,

Máy lạnh 1HP = 9.000 Btu/h
Máy lạnh 1Ton = 12.000 Btu/h

thì ai cũng biết, nhưng máy lạnh này tiêu bao nhiêu kwh điện để tạo ra 9000 BTU/h nắm được điều này thì dường như phần lớn nhiều người chưa nắm rỏ.

Máy lạnh của mình cần phải biết thêm thông số quan trọng đó là COP hay EER (hệ số hiệu suất làm lạnh COP =Qo/Ns)

Vậy máy lạnh 1.5HP=12.000Btuh thì 1 giờ full tải sẽ tiêu thụ bao nhiêu kwh điện bạn có thể tính ra được thì sẽ thực tế hơn.
www.gee.com.vn

Hội Thảo Giới Thiệu Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Máy Lạnh tại Hà Nội

SOLAR AC-16.jpg
 
Mới gia nhập thành viên...cũng đang mài mò học hỏi anh em, mình có 1 FCU công suất là 3.13Kw, đang xài cho phòng 27m2, cao độ là 3.5m =94.5 m3, tuy nhiên máy chạy không lạnh, theo mình tính toán thì với khối tích như vậy mình sử dụng 2.5Hp tới 3hp, vậy FCU đang trang bị là đủ không các bác" phòng này là phòng họp nhé" với công suất 3.13Kw nếu mình tính theo các công thức trên thì ra chưa tới 1.5HP, vậy là người thiết kế lạnh cho phòng này tính sai hả ta...hơi gà môn này mong anh em chỉ giáo

Các FCU phòng khác chạy ổn nhe các bác, FCU này kiễm tra thì miệng gió lạnh ra tầm 20 độ, à mà sẵn tiện cho mình hỏi denta T nhiệt độ hút vào và thải ra miệng lạnh là bao nhiêu là chuẩn luôn ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mới gia nhập thành viên...cũng đang mài mò học hỏi anh em, mình có 1 FCU công suất là 3.13Kw, đang xài cho phòng 27m2, cao độ là 3.5m =94.5 m3, tuy nhiên máy chạy không lạnh, theo mình tính toán thì với khối tích như vậy mình sử dụng 2.5Hp tới 3hp, vậy FCU đang trang bị là đủ không các bác" phòng này là phòng họp nhé" với công suất 3.13Kw nếu mình tính theo các công thức trên thì ra chưa tới 1.5HP, vậy là người thiết kế lạnh cho phòng này tính sai hả ta...hơi gà môn này mong anh em chỉ giáo

Các FCU phòng khác chạy ổn nhe các bác, FCU này kiễm tra thì miệng gió lạnh ra tầm 20 độ, à mà sẵn tiện cho mình hỏi denta T nhiệt độ hút vào và thải ra miệng lạnh là bao nhiêu là chuẩn luôn ạ?
Đủ làm sao được bạn, phòng họp rộng như thế lại còn nhiều người nữa, phòng này bạn phải dùng đến 30-40,000BTU í
 
Ðề: ĐỔI HP lạnh ra kW lạnh

Ong Elvis_nguyen oi! ong hoc o dau cai doi dong vi nhiet lanh tu HP ra Btu/h vay? ai bao 3,5HP = 9000Btu/h, sai bet ve xem lai sach di
1HP = 9600Btu/h (day la cong thuc doi cua ben Nhiet Lanh chung toi)
ôi trời. dân nhiệt mà nói được câu này hả trời. Dân nhiệt mà đi đổi Hp=Btu/h hả trời.
 
Mình là dân điện, mình ko rành về vấn đề lạnh. Mong các bạn giúp mình giải quyết 1 số thắc mắc:
Mình cần tính tải (Kw Điện hoặc dòng điện Ampere) của dàn nóng, dàn lạnh, (từ hệ máy gas bình thường cho đến hệ vrf gì đó_mình sẽ có hình ảnh cattalo theo) để chọn dây cấp nguồn và CB bảo vệ. Nhưng mà mình không biết dùng thống số nào trong catalo ? thậm chí trong cattalo cac hãng khác nhau thi còn nhìu vấn đề khác nhau. Giả sử mình nhận được cattalo của Sam sung, thì bên kỹ thuật họ nói ko dựa vào power input (kw điện) để tính tải, mà dựa vào mục MCA(Maximum Current Ampere) để chọn dây và CB bảo vệ. Trong khi cattalo cua Lg thì lai khác nữa. ko có thông số MCA, chỉ có công suất điện (Power input) nhưng mình lại ko biết dùng cái power input nào ? do trong file catalo có power input cooling va heating . Mong mọi người giải đáp giúp mình, va hướng dẫn cho mình khi xem cattalo thì dựa vào thông số nào để tính tải , để từ đó lựa chọn dây và CB bảo vệ cho đúng.
open
vrf-pc-ba-001-us-011b14c-multi-v-catalog_20110803155258_040.png
vrf-pc-ba-001-us-011b14c-multi-v-catalog_20110803155258_040.png
SAM SUNG __VRF_001.png
SAM SUNGDAN LANH VRF_003 (1).png
 

Đính kèm

  • SAM SUNGDAN LANH VRF_003 (2).png
    SAM SUNGDAN LANH VRF_003 (2).png
    532.6 KB · Xem: 182
Mình là dân ngoại đạo nên thường dùng công cụ chuyển đổi này cho nhanh.

Nếu muốn các bạn có thể dùng thử nhé
 
Tủ cấp nguồn điều hoà để ông điều hoà tự làm rồi báo công suất, vị trí tủ cho ông điện, rồi ông điện chỉ cấp nguồn tới tủ thôi bạn.
 
1 HP (công suất điện, công suất máy nén) = 746 W (công suất điện) = 9000

BTU/h (công suất lạnh) = 2.61 KW (công suất lạnh).

(Cách chuyển công suất nhƣ trên chỉ đúng với điều kiện là ĐHKK, không đƣợc

áp dụng cho lĩnh vực lạnh cấp đông.)
 
1 HP (công suất điện, công suất máy nén) = 746 W (công suất điện) = 9000

BTU/h (công suất lạnh) = 2.61 KW (công suất lạnh).

(Cách chuyển công suất nhƣ trên chỉ đúng với điều kiện là ĐHKK, không đƣợc

áp dụng cho lĩnh vực lạnh cấp đông.)
Chào anh, vậy lĩnh vực lạnh cấp đông tính như thế nào vậy?
 
Back
Bên trên