Cần giúp Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Mình đóng góp ý kiến đầu phun quay lên và quay xuống như sau:
1. Ông thẩm duyệt PCCC áp dụng tiêu chuẩn nào mình áp dụng tiêu chuẩn ấy, cái khác là để tham khảo.
2. Hiện tại Việt Nam PCCC thường áp dụng đầu phun quay lên, quay xuống, quay ngang theo TCVN 7336 hoặc có cái nào khác thì do tuổi nhỏ hiểu biết chưa sâu mình chưa biết.
Trong TCVN 7336 không có bắt buộc các bạn lắp quay lên, quay xuống hay quay ngang cả mà chỉ yêu cầu các bạn lắp đặt đầu phun vuông góc với trần mái có khoảng cách từ đầu phun tới mái tối đa 0,4m và tối thiểu 0,8m. Các bạn cứ thiết kế vuông góc với mái và cách như vậy là được. Một số bác sẽ phản bác mình rằng, nếu có trần giả lắp đầu quay lên phía dưới trần giả cũng được à??? thì theo mình là cũng được nhưng các bạn phải xét tính mĩ quan công trình nữa, nếu lắp như vậy sẽ lộ hết đầu phun hoặc đường ống dưới trần giả như vậy thà bỏ trần giả đi còn hơn. Thông thường nếu không có trần giả lắp quay lên, có trần giả lắp quay xuống.
3. Về chữa cháy 2 lớp trên và dưới trần giả thì chưa có quy định nào cả, nếu chủ đầu tư nhiều tiền muốn thanh khoản chi phí thì cứ thiết kế cũng chẳng sao, vì cái nào nó cũng có ích của nó cả.
Ngoài ra nếu khoảng cách từ trần giả tới trần thật quá lớn, gần như tương đương với khoảng cách của 1 tầng và có độ rộng lớn, công năng công trình thuộc nguy cơ cháy cao thì rất có thể PCCC sẽ yêu cầu bổ sung chữa cháy trên trần nữa.
4. Đầu phun lắp quay lên phải lắp 2 cút thì chưa có TCVN quy định, các bạn có thể gắn thẳng vào đường ống và quay xuống cũng chả sao, tuy nhiên nếu lắp như vậy đầu phun sẽ bị cặn nhiều hơn, khó điều chỉnh hơn, và nguy cơ bị bịt nó phun lơn hơn so với lắp tay vươn 2 cút (do hệ thống Spinkler ít khi sử dụng, có khi chả được sử dụng - Các bác lặp luận trong đó có áp không đóng cặn được thì các bác có dám chắc là nó không đóng cặn không? chứng minh được không?). Vì vậy, thường thiết kế có tay vuơn 2 cút để giảm nguy cơ đóng cặn và dễ tinh chỉnh, đảm bảo mĩ quan.

Xin đừng ném đá em. TKS
 
1. Nhà xưởng cũng áp dụng lắp đặt đầu phun với khoảng cách tới mái là min: 0,08m - max: 0.4 m và vuông góc với trần.
2. Cái này bạn cần tìm hiểu mép mái là gì ? (mình không phải người kiến trúc nên không dám viết cái này).
Mép mái # mái. Khi bạn phân biệt được mép mái thì bạn sẽ hiểu được câu trên.
Nói ngắn gọn là bạn nhìn từ trên xuống lúc này mái là hình chữ nhật và bạn tính khoảng cách từ đầu phun tới mép đường đảm bảo 0,8 m với mái dễ cháy và 1,5 m với mái khó cháy.
Cảm ơn bạn nhiều lắm. Tại mình nghĩ nếu min: 0,08m - max: 0.4 m mà nhà xưởng cao 15m, nếu vậy khi bên dưới cháy thì lâu lắm mới nóng lên tới trên, sợ cháy to rồi mới nổ đầu phun.
 
Cảm ơn bạn nhiều lắm. Tại mình nghĩ nếu min: 0,08m - max: 0.4 m mà nhà xưởng cao 15m, nếu vậy khi bên dưới cháy thì lâu lắm mới nóng lên tới trên, sợ cháy to rồi mới nổ đầu phun.
TCVN cho đến 20mm, xưởng bạn 15m vậy là ok. Nếu thấy sợ cháy hết rồi mới chữa thì nên dùng đầu hở kết hợp với báo cháy.
 
  • Like
Reactions: Meo
Cái phần chữa cháy trên trần Em đau đầu quá. Vì bên Em báo giá trúng thầu rồi mới đi xin phép PCCC, thiết kế không làm CC trên trần khi đi xin phép lại yêu cầu thêm lớp trên trần, chi phí phát sinh không thể tính được. Không có cái yêu cầu nào quy định rỏ ràng việc có CC trên trần hay không hả mọi người. Hay là có yêu cầu gì đó để biết làm CC trên trần, nhiều lúc ngân sách chủ đầu tư cũng hạn chế mà mình làm trên trần nữa thì chi phí cao.
Ví dụ nhà xưởng bên em làm công nghệ thực phẩm thì em chỉ làm chữa cháy vách tường, mà yêu cầu chữa cháy trên trần thì phải làm SPRINKLER, như vậy mình tính nguy cơ cháy thuộc nhóm nào Anh chị nhỉ? Cái này mù mờ quá. Giúp Em với !!!![/QUOTE]
 
Cái phần chữa cháy trên trần Em đau đầu quá. Vì bên Em báo giá trúng thầu rồi mới đi xin phép PCCC, thiết kế không làm CC trên trần khi đi xin phép lại yêu cầu thêm lớp trên trần, chi phí phát sinh không thể tính được. Không có cái yêu cầu nào quy định rỏ ràng việc có CC trên trần hay không hả mọi người. Hay là có yêu cầu gì đó để biết làm CC trên trần, nhiều lúc ngân sách chủ đầu tư cũng hạn chế mà mình làm trên trần nữa thì chi phí cao.
Ví dụ nhà xưởng bên em làm công nghệ thực phẩm thì em chỉ làm chữa cháy vách tường, mà yêu cầu chữa cháy trên trần thì phải làm SPRINKLER, như vậy mình tính nguy cơ cháy thuộc nhóm nào Anh chị nhỉ? Cái này mù mờ quá. Giúp Em với !!!!
[/QUOTE]
Thường thì thực phẩm nó ở trung bình nhóm 2 (bạn xem lại 7336 nhé). Trên trần của bạn có máng cáp,.... bạn có thể thương lượng với bên pccc chỉ làm ở những chỗ có thiết bị thôi những chỗ trống thì không làm.
 
Thường thì thực phẩm nó ở trung bình nhóm 2 (bạn xem lại 7336 nhé). Trên trần của bạn có máng cáp,.... bạn có thể thương lượng với bên pccc chỉ làm ở những chỗ có thiết bị thôi những chỗ trống thì không làm.[/QUOTE]

Chữa cháy trên trần thì đâu có theo hạng sản xuất đúng ko? Vì chế biến thực phẩm đa số là kho lạnh và nhiệt độ dưới 15 độ C nên Em chỉ làm chữa cháy vách tường. Giờ làm sprinkler trên trần mà ko tăng bể nước và bơm (theo chữa cháy vách tường luôn) thì có được không Anh? Còn nếu phải tăng bể nước và bơm thì hệ sprinkler trên trần mình làm theo nhóm nào là được Anh?
 
Thường thì thực phẩm nó ở trung bình nhóm 2 (bạn xem lại 7336 nhé). Trên trần của bạn có máng cáp,.... bạn có thể thương lượng với bên pccc chỉ làm ở những chỗ có thiết bị thôi những chỗ trống thì không làm.

Chữa cháy trên trần thì đâu có theo hạng sản xuất đúng ko? Vì chế biến thực phẩm đa số là kho lạnh và nhiệt độ dưới 15 độ C nên Em chỉ làm chữa cháy vách tường. Giờ làm sprinkler trên trần mà ko tăng bể nước và bơm (theo chữa cháy vách tường luôn) thì có được không Anh? Còn nếu phải tăng bể nước và bơm thì hệ sprinkler trên trần mình làm theo nhóm nào là được Anh?[/QUOTE]
Vấn đề này khó quá mình cũng không rõ luôn, mấy cái mình "muốn" thì bên mình hay hỏi trước bên PCCC họ đồng ý trước mới làm, tất nhiên họ có lý luận của họ. VN mà không ông nào giống ông nào cả.
 
Nghiệt cái bên em trúng thầu rồi mới xin phép nên đau đầu mấy vụ này. PCCC ở mình ngán quá. Mỗi ông duyệt mỗi kiểu, có mỗi công trình ông này duyệt nói làm bơm lưu lượng A, ông khác duyệt lại làm lưu lượng B.
Đang vướng vụ CC trên trần này mà ko biết làm sao. Cảm ơn Anh nhé. ^^
 
Mình làm cho chủ đầu tư các dự án chung cư ở HCM thì các phòng, hành lang có trần giả thì thiết kế bố trí cả 2 loại sprinkler quay xuống và quay lên. Trong căn hộ thì chỉ có sprinkler gắn tường. Những phòng hoặc không gian k có trần giả thì chỉ bố trí quay xuống.
 
đảm bảo yêu cầu theo TCVN 7336:2003 và kinh nghiệm của người thiết kế không phải ôm hết tiêu chuẩn ra áp được đâu và còn ứng dụng công nghệ mới nữa
 
Chào anh em,
Đúng như những gì anh em đã bàn luận ở tcvn không hề có bất kỳ một qui định rõ ràng nào yêu cầu lắp đặt đầu sprinkler hướng lên hay hướng xuống.
Theo mình việc chọn đầu sprinkler phụ thuộc vào tính chất công trình, mục đích bảo vệ thôi. VD, với các nhà xưởng thường không có trần người ta thường chọn loại hướng lên vì theo t/c NFPA các đầu sprinkler này phải lắp đặt song song với mái do vậy việc lắp đặt loại sprinkler hướng xuống thì có vấn đề trong việc phun nước chữa cháy của sprinkler. còn với những khu vực có trần thường người ta chọn loại hướng xuống vì mục đích bảo vệ của đầu sprinkler đang nằm dưới trần.
- Riêng việc trong cùng một khu vực vừa lắp đặt loại đầu sprinkler hướng lên và xuống thì theo tiêu chuẩn FM những khu vực nào có trần giả ta phải lắp đặt loại hướng xuống, nếu cao độ trần giả >800 mm thì cần thiết kế thêm hệ thống chữa cháy khác phía trên của trần. Với loại chữa cháy được lắp trên trần ta nên chọn loại hướng lên vì khả năng phủ kín của sprinkler hướng lên trong trường hợp này tốt hơn.
Một vài ý kiến share anh em góp ý nhé.
Thanks and best regards!
cao độ trần giả >800 mm là sao bạn.mình chưa hiểu chổ này,nhờ chỉ giáo.
 
Thấy mọi người bàn luận nhiều mà đều khẳng định không có TC, QC nào quy định nên mình chia sẻ với mn là áp theo điều 2.7 Phụ lục C - TCVN 3890 nhé mọi người. Trích dẫn:
"Trên trần treo (phần không gian kỹ thuật) để đi ống thông gió, ống cấp nước và máng cáp có trên 12 sợi cáp, điện áp từ 220V trở lên cách điện bằng vật liệu cháy và khó cháy (bao gồm cả đi chung trên cùng giá đỡ) - phải trang bị hệ thống cc tự động. Từ đó có thể nghiệm dc là phải chọn đầu phun quay lên theo như các bác đả bàn luận ở trên.
 
Back
Bên trên