Cần giúp Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Mình thi công Casino Hồ Tràm - Bà Rịa, khách sạn 5 sao 20 tầng x 40 phòng thì có cả quay lên và xuống, mật độ đầu phun cũng tương đương nhau.
Về đầu phun lên thì cách trần từ 75-150 đối với tầng khoảng 3m, 150-300 đối với tầng >3m, cách chướng ngại vật tối thiểu 300 (trừ trường hợp bất khả kháng).
Thường thì đầu phun lên lúc nghiệm thu ko quan trọng, đủ số lượng là được, và chỗ nào có trần bắt buộc phải có phun lên!
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Mình thi công Casino Hồ Tràm - Bà Rịa, khách sạn 5 sao 20 tầng x 40 phòng thì có cả quay lên và xuống, mật độ đầu phun cũng tương đương nhau.
Về đầu phun lên thì cách trần từ 75-150 đối với tầng khoảng 3m, 150-300 đối với tầng >3m, cách chướng ngại vật tối thiểu 300 (trừ trường hợp bất khả kháng).
Thường thì đầu phun lên lúc nghiệm thu ko quan trọng, đủ số lượng là được, và chỗ nào có trần bắt buộc phải có phun lên!

Bác đang làm Hồ Tràm a? Dưới đó Em nghe nói là có ý định sử dụng ống nối mềm flex drop nối với sprinkler trong hệ PCCC. có phải không Bác Hiếu?
 
Chào anh em,
Đúng như những gì anh em đã bàn luận ở tcvn không hề có bất kỳ một qui định rõ ràng nào yêu cầu lắp đặt đầu sprinkler hướng lên hay hướng xuống.
Theo mình việc chọn đầu sprinkler phụ thuộc vào tính chất công trình, mục đích bảo vệ thôi. VD, với các nhà xưởng thường không có trần người ta thường chọn loại hướng lên vì theo t/c NFPA các đầu sprinkler này phải lắp đặt song song với mái do vậy việc lắp đặt loại sprinkler hướng xuống thì có vấn đề trong việc phun nước chữa cháy của sprinkler. còn với những khu vực có trần thường người ta chọn loại hướng xuống vì mục đích bảo vệ của đầu sprinkler đang nằm dưới trần.
- Riêng việc trong cùng một khu vực vừa lắp đặt loại đầu sprinkler hướng lên và xuống thì theo tiêu chuẩn FM những khu vực nào có trần giả ta phải lắp đặt loại hướng xuống, nếu cao độ trần giả >800 mm thì cần thiết kế thêm hệ thống chữa cháy khác phía trên của trần. Với loại chữa cháy được lắp trên trần ta nên chọn loại hướng lên vì khả năng phủ kín của sprinkler hướng lên trong trường hợp này tốt hơn.
Một vài ý kiến share anh em góp ý nhé.
Thanks and best regards!
 
Chào các bác, em cũng mới thi công HT PCCC Sprinker, bác nào có bản vẽ về phòng bơm, và biện pháp thi công thì cho miền xin với. Thanks các bác.
 
Ðề: Đầu sprinkler quay lên và quay xuống

Tiện có cao thủ ở đây. Cho e hỏi chút.
Bình thường thì trong hệ thống cứu hoả bằng Sprinkler thì người ta (Theo e) chỉ thường quan tâm tới cứu hoả 1 phía. Tức là chỉ quay lên hoặc là quay xuống. Hôm rồi nghe mọi người bào bây giờ có nhiều công trình họ thiết kế còn có cả đầu quay lên trên nữa: Đầu dưới trần để chữa cháy hệ thống dưới trần còn đầu trên trần để chữa cháy hệ thống bên trên trần giả. Em về tìm mãi không thấy quy định để thiết kế như vầy ở đâu cả. Có bác nào biết thì giải ngố hộ e vụ này với!
Thank cả nhà trước nhé!!
Đúng đấy bạn ah.
Do trên trần thong với 1 khu vực khác có khả năng cháy mà không được ngăn lại vơi khoảng trên trần thì
thì trên trần phải làm thêm 1 hệ lơp đầu sprinkler bảo vệ phía trên nữa.
Trong NFPA 13
 
Xin cho hỏi: khi nào thì dùng đầu sprinkler quay lên; khi nào thì dùng đầu sprinkler quay xuống?
Có tiêu chuẩn nào qui định về điều này không?
dauphun.png
Các cao thủ vào chém cho e là tại sao phải tốn thêm hai cái cút để lắp đặt như trên mà không cho thẳng xuống luôn nhỉ?
 
View attachment 10265 Các cao thủ vào chém cho e là tại sao phải tốn thêm hai cái cút để lắp đặt như trên mà không cho thẳng xuống luôn nhỉ?
Theo kinh nghiệm của mình thì gắn thêm 2 cái co như thế là để tránh tắc bẩn cho đầu sprinkler đó bạn. Còn theo lý thuyết thì Tiêu chuẩn NFPA 13 nó quy định phải thi công như vậy.
 
Theo kinh nghiệm của mình thì gắn thêm 2 cái co như thế là để tránh tắc bẩn cho đầu sprinkler đó bạn. Còn theo lý thuyết thì Tiêu chuẩn NFPA 13 nó quy định phải thi công như vậy.
Cho mình hỏi là trong đường ống luôn có áp lực nước thì việc có tránh cặn được không? Thanks
 
Trích NFPA 13
Return Bends.png
Return Bends.png
Ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc điều chỉnh (tinh chỉnh) vị trí của đầu phun, nếu xuống thẳng thì không điều chỉnh được.
Tiêu chuẩn liên quan PCCC bạn có thể tải theo link đính kèm dưới chữ ký mình.
 
nên đi ngang và một cút đi xuống. đi lên rồi quay xuống tốn 2 cút. mục đích chỉ để tránh đóng cặn, nhưng khi thử áp xúc xả có thể bỏ dược cặn. còn trong NFPA chỉ qui định 2 cút ( return bend ) được áp dụng cho nhưng nơi lấy nguồn nước chữa cháy từ ao, hồ dễ đóng cặn, và chữa cháy trên biển sử dụng cho thuyền chữa cháy ( nước biển nhiều cặn ) nên phải dùng return bend. còn nếu nước chữa cháy là nguồn nước sạch thì thi công ckhông cần return bend, 2 cút thì dễ căn chỉnh vị trí.. giờ nhiều công trình sử dụng vòi mềm cho hệ thống chữa cháy để dễ căn chỉnh.
 
nên đi ngang và một cút đi xuống. đi lên rồi quay xuống tốn 2 cút. mục đích chỉ để tránh đóng cặn, nhưng khi thử áp xúc xả có thể bỏ dược cặn. còn trong NFPA chỉ qui định 2 cút ( return bend ) được áp dụng cho nhưng nơi lấy nguồn nước chữa cháy từ ao, hồ dễ đóng cặn, và chữa cháy trên biển sử dụng cho thuyền chữa cháy ( nước biển nhiều cặn ) nên phải dùng return bend. còn nếu nước chữa cháy là nguồn nước sạch thì thi công ckhông cần return bend, 2 cút thì dễ căn chỉnh vị trí.. giờ nhiều công trình sử dụng vòi mềm cho hệ thống chữa cháy để dễ căn chỉnh.
Ống mềm giờ dùng cũng nhiều nhưng có cái bất lợi là dễ gãy. Năm 2013 mình giám sát hệ chữa cháy ở Cantavil An Phú ( Big C An Phú) khu thương mại ( tầng 10 trở xuống) toàn dùng ống mềm. Có hôm sáng ra kiểm phải thay hơn cả chục ống do công nhân xây dựng làm gãy nên tốn kém lắm.
 
Ống mềm giờ dùng cũng nhiều nhưng có cái bất lợi là dễ gãy. Năm 2013 mình giám sát hệ chữa cháy ở Cantavil An Phú ( Big C An Phú) khu thương mại ( tầng 10 trở xuống) toàn dùng ống mềm. Có hôm sáng ra kiểm phải thay hơn cả chục ống do công nhân xây dựng làm gãy nên tốn kém lắm.
Ống loại gì mà gãy được bạn?
 
Do ý thức công nhân thôi. thi công ống mềm đắt gấp 2,3 lần ống thép tráng kẽm.
Nếu mà công nhân ai cũng có ý thức thì còn nói gì nữa bạn. Mà trong thực tế, công nhân xây dựng còn cố tình phá bên cơ điện nữa chứ không phải đơn thuần là vô ý đâu. Mình làm công trình hơn 10 năm rồi, gặp nhiều lắm.
 
Nhiều bạn à. ống nước đã được nghiệm thu thử áp công nhân đống đinh vào, ống ghen điện đi âm sàn đã được lát sát lại thả viên sỏi vào , giựt đứt dây mồi.... nhiều lắm. rồi mất cắp vật tư, vật liệu. bạn làm tư vấn giám sát à
 
Nhiều bạn à. ống nước đã được nghiệm thu thử áp công nhân đống đinh vào, ống ghen điện đi âm sàn đã được lát sát lại thả viên sỏi vào , giựt đứt dây mồi.... nhiều lắm. rồi mất cắp vật tư, vật liệu. bạn làm tư vấn giám sát à
Mình ra trường 12 năm, 2.5 năm đầu bảo trì, 5 năm tiếp theo làm thiết kế và tư vấn giám sát, từ năm 2011 tới giờ mình chuyển qua làm giám sát thi công. Lúc làm bảo trì mình có nhận riêng công trình điện nước nhà phố làm để tăng thu nhập, lúc đó bị xây dựng phá nhiều lắm.
 
Em chào mấy anh chị trong diễn đàn. Em là thành viên mới, em mới ra làm PCCC. Mấy Anh có kinh nghiệm chỉ giúp dùm em.
Trong tiêu chuẩn 7336
1. "Khoảng cách giữa các đầu phun nước chữa cháy và mặt phẳng trần (mái) không được lớn
hơn 0,4m và không được nhỏ hơn 0,08m". Vậy nếu nhà xưởng không có trần thì phải thiết kế đầu phun sát trên mái nhà luôn à?
2. "Trong các tòa nhà có một mái dốc hoặc hai mái dốc có độ dốc lớn hơn 1/3, khoảng cách theo chiều ngang tính từ sprinkler đến tường và từ sprinkler đến mép mái không được vượt quá 0,8m đối với mái dễ cháy và khó cháy, và không quá 1,5m đối với mái không cháy". Câu này em không hiểu lắm, mong anh chị chỉ giúp em.
 
Em chào mấy anh chị trong diễn đàn. Em là thành viên mới, em mới ra làm PCCC. Mấy Anh có kinh nghiệm chỉ giúp dùm em.
Trong tiêu chuẩn 7336
1. "Khoảng cách giữa các đầu phun nước chữa cháy và mặt phẳng trần (mái) không được lớn
hơn 0,4m và không được nhỏ hơn 0,08m". Vậy nếu nhà xưởng không có trần thì phải thiết kế đầu phun sát trên mái nhà luôn à?
2. "Trong các tòa nhà có một mái dốc hoặc hai mái dốc có độ dốc lớn hơn 1/3, khoảng cách theo chiều ngang tính từ sprinkler đến tường và từ sprinkler đến mép mái không được vượt quá 0,8m đối với mái dễ cháy và khó cháy, và không quá 1,5m đối với mái không cháy". Câu này em không hiểu lắm, mong anh chị chỉ giúp em.

1. Nhà xưởng cũng áp dụng lắp đặt đầu phun với khoảng cách tới mái là min: 0,08m - max: 0.4 m và vuông góc với trần.
2. Cái này bạn cần tìm hiểu mép mái là gì ? (mình không phải người kiến trúc nên không dám viết cái này).
Mép mái # mái. Khi bạn phân biệt được mép mái thì bạn sẽ hiểu được câu trên.
Nói ngắn gọn là bạn nhìn từ trên xuống lúc này mái là hình chữ nhật và bạn tính khoảng cách từ đầu phun tới mép mái đảm bảo 0,8 m với mái dễ cháy và 1,5 m với mái khó cháy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên