công nghệ trong ahu và chiller

tiendung152

Thành Viên [LV 0]
xin chào mọi người . mọi người cho em hỏi là ví dụ như 1 công trình mà ko phải tất cả các phòng đều chạy điều hòa . vậy thì con chiller nó có chạy ở chế độ full tải ko ạ và quạt cấp gió tươi cho các phòng thì có 1 số phòng ko sài thì mình ko cần cấp gió tươi vậy thì thiết bị j dùng để ngắt gió tươi ạ . vậy thì ở tại thời điểm đó cột áp và lưu lượng có chạy full ko ạ . xin cảm ơn ạ
 
Anh xin trả lời vắn tắt Em như sau:
1- Hầu như trong các Thiết kế và Ứng dụng Thực tế, Tỷ lệ Thời gian mà Chiller chạy Full tải rất thấp. Đâu chừng chỉ khoảng 15-20% Tổng TG hoạt động của nó.
2- Vấn đề Em hỏi về có 1 số Phòng không xài...có nhiều Đề tài để trao đổi, phân tích. Không thể nói Vắn tắt được chứ không chỉ có Gió tươi, mà Thí dụ là cả Gió cấp (Supply Air) và Tiêu chí Tiết kiệm Năng lượng nữa. Theo Anh, Em nên tìm hiểu các Tài liệu chuyên môn về Đề tài này trước đi đã. Rồi quay lại hỏi sau.
3- Một từ khóa mà Anh có thể gợi ý là: Hệ thống (phân phối gió)nhiều Khu vực trong ĐHKK (HVAC Multi-zone Distribution Systems).
Em thử tìm hiểu đi nhé.
Chúc Em mau tiến bộ
 
Anh xin trả lời vắn tắt Em như sau:
1- Hầu như trong các Thiết kế và Ứng dụng Thực tế, Tỷ lệ Thời gian mà Chiller chạy Full tải rất thấp. Đâu chừng chỉ khoảng 15-20% Tổng TG hoạt động của nó.
2- Vấn đề Em hỏi về có 1 số Phòng không xài...có nhiều Đề tài để trao đổi, phân tích. Không thể nói Vắn tắt được chứ không chỉ có Gió tươi, mà Thí dụ là cả Gió cấp (Supply Air) và Tiêu chí Tiết kiệm Năng lượng nữa. Theo Anh, Em nên tìm hiểu các Tài liệu chuyên môn về Đề tài này trước đi đã. Rồi quay lại hỏi sau.
3- Một từ khóa mà Anh có thể gợi ý là: Hệ thống (phân phối gió)nhiều Khu vực trong ĐHKK (HVAC Multi-zone Distribution Systems).
Em thử tìm hiểu đi nhé.
Chúc Em mau tiến bộ
thanks anh ạ
 
xin chào mọi người . mọi người cho em hỏi là ví dụ như 1 công trình mà ko phải tất cả các phòng đều chạy điều hòa . vậy thì con chiller nó có chạy ở chế độ full tải ko ạ và quạt cấp gió tươi cho các phòng thì có 1 số phòng ko sài thì mình ko cần cấp gió tươi vậy thì thiết bị j dùng để ngắt gió tươi ạ . vậy thì ở tại thời điểm đó cột áp và lưu lượng có chạy full ko ạ . xin cảm ơn ạ
Con chiller chạy full tải nhưng Cụm chiller không full tải
 
1. Thường khi chọn chiller người ta sẽ chọn 2 con,mỗi con khoảng 60-70% tổng tải và chiller nó có biến tần nên sẽ chạy tải theo % tải thực tế . Trong thực tế rất hiếm khi chiller chạy full tải vì rất ít khoảng thời gian tất cả các dàn lạnh đều chạy.
2. Quạt cấp gió tươi hay kể cả cấp gió lạnh đối với nhiều không gian phòng khác nhau người ta sẽ dùng VAV box để control lưu lượng gió.
xin chào mọi người . mọi người cho em hỏi là ví dụ như 1 công trình mà ko phải tất cả các phòng đều chạy điều hòa . vậy thì con chiller nó có chạy ở chế độ full tải ko ạ và quạt cấp gió tươi cho các phòng thì có 1 số phòng ko sài thì mình ko cần cấp gió tươi vậy thì thiết bị j dùng để ngắt gió tươi ạ . vậy thì ở tại thời điểm đó cột áp và lưu lượng có chạy full ko ạ . xin cảm ơn ạ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Thường khi chọn chiller người ta sẽ chọn 2 con,mỗi con khoảng 60-70% tổng tải và chiller nó có biến tần nên sẽ chạy tải theo % tải thực tế . Trong thực tế rất hiếm khi chiller chạy full tải vì rất ít khoảng thời gian tất cả các dàn lạnh đều chạy.
2. Quạt cấp gió tươi hay kể cả cấp gió lạnh đối với nhiều không gian phòng khác nhau người ta sẽ dùng VAV box để control lưu lượng gió.
Bạn có thể giải thích giùm việc VAV Box control Lưu lượng gió (gió tươi và gió cấp) theo Nguyên lý Điều khiển nào không ạ? Cảm ơn.
 
Bạn có thể giải thích giùm việc VAV Box control Lưu lượng gió (gió tươi và gió cấp) theo Nguyên lý Điều khiển nào không ạ? Cảm ơn.
Để hiểu nguyên lý hoạt động thì trước tiên phải hiểu VAV box hoạt động như thế nào, thì hiểu đơn giản, trong mỗi phòng khác nhau, tải lạnh sẽ không đồng nhất, có phòng yêu cầu tải nhiều, có phòng lại yêu cầu tải ít, điều này dẫn đến mỗi phòng sẽ yêu cầu lưu lượng gió lạnh khác nhau, tuy nhiên lại có 1 vấn đề xảy ra ở đây là đường hồi lại dùng chung cho tất cả các phòng, dẫn đến AHU sẽ auto hiểu rằng nhiệt độ gió hồi tại các phòng là giống nhau,gió lạnh cấp ra đến các phòng lưu lượng sẽ bằng nhau, dẫn đến không thể control được tải lạnh. Ngoài ra không phải lúc nào phòng đó cũng hoạt động full tải, nếu phòng chỉ xài có 50% tải của phòng mà gió lạnh lại vẫn cấp full tải thì rất phí. Vì thế ngta dùng VAV để control lưu lượng gió của từng phòng khác nhau.
Như đã nói ở trên, để điều khiển chính xác VAV box, ngta sẽ dựa vào nhiệt độ của phòng để biết tải lạnh hiện tại đang thiếu hay đủ, từ đó điều chỉnh VAV box cho phù hợp. Thường khi sử dụng VAV box, phụ kiện đi kèm là Controller Actuator tính toán và điều khiển gió để đạt lưu lượng cài đặt, thermostat cài đặt nhiệt độ phòng và cài đặt setpoint.
 
Để hiểu nguyên lý hoạt động thì trước tiên phải hiểu VAV box hoạt động như thế nào, thì hiểu đơn giản, trong mỗi phòng khác nhau, tải lạnh sẽ không đồng nhất, có phòng yêu cầu tải nhiều, có phòng lại yêu cầu tải ít, điều này dẫn đến mỗi phòng sẽ yêu cầu lưu lượng gió lạnh khác nhau, tuy nhiên lại có 1 vấn đề xảy ra ở đây là đường hồi lại dùng chung cho tất cả các phòng, dẫn đến AHU sẽ auto hiểu rằng nhiệt độ gió hồi tại các phòng là giống nhau,gió lạnh cấp ra đến các phòng lưu lượng sẽ bằng nhau, dẫn đến không thể control được tải lạnh. Ngoài ra không phải lúc nào phòng đó cũng hoạt động full tải, nếu phòng chỉ xài có 50% tải của phòng mà gió lạnh lại vẫn cấp full tải thì rất phí. Vì thế ngta dùng VAV để control lưu lượng gió của từng phòng khác nhau.
Như đã nói ở trên, để điều khiển chính xác VAV box, ngta sẽ dựa vào nhiệt độ của phòng để biết tải lạnh hiện tại đang thiếu hay đủ, từ đó điều chỉnh VAV box cho phù hợp. Thường khi sử dụng VAV box, phụ kiện đi kèm là Controller Actuator tính toán và điều khiển gió để đạt lưu lượng cài đặt, thermostat cài đặt nhiệt độ phòng và cài đặt setpoint.
Cảm ơn Bạn đã chia sẻ. Bạn có thể nói rõ hơn giùm mình, cách tính toán phối hợp giữa Thiết bị AHU tổng với các Thiết bị VAV con cho các Phòng. Về mặt Lưu lượng gió, Công suất xử lý, và phối hợp hoạt động không ạ?
 
Cảm ơn Bạn đã chia sẻ. Bạn có thể nói rõ hơn giùm mình, cách tính toán phối hợp giữa Thiết bị AHU tổng với các Thiết bị VAV con cho các Phòng. Về mặt Lưu lượng gió, Công suất xử lý, và phối hợp hoạt động không ạ?
Bạn hiểu nôm na như thế này, VAV box sẽ hoạt động giống như 1 cái VCD nhưng có motorizer, VAV box nhận tín hiệu nhiệt độ trong phòng đó, nếu bạn set nhiệt độ điều hoà của phòng là 25+-2 độ thì khi gió lạnh cấp vào không đạt đủ nhiệt độ đó (29 độ chằng hạn), thermostat sẽ gửi tín hiệu đến Controller Actuator để điều khiển cánh chỉnh gió của VAV box mở rộng ra để gió lạnh cấp vào cho đến khi phòng đạt nhiệt độ yêu cầu (25+-2 độ). Khi tải giảm, nhiệt độ phòng xuống dưới mức setpoint (20 độ chằng hạn ) thì thermostat sẽ gửi tín hiệu cho Controller Actuator khép nhỏ cánh chỉnh gió của VAV box lại,giảm lưu lượng gió cấp vào để tiết kiệm tải.
Tất cả tín hiệu này (nhiệt độ, lưu lượng gió) đều sẽ được chuyển đổi trung gian về tín hiệu điện để so sánh và đưa ra tín hiệu điện để điều khiển VAV box
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn Bạn đã chia sẻ. Theo như cách Bạn trình bày, nếu Mình hiểu không lầm, thì VAV Box chỉ có Chức năng là tinh chỉnh gió để ổn định Thông số Nhiệt độ Phòng, và qua đó là CS Lạnh mà AHU cấp cho Phòng. Nhưng Mình muốn hỏi về Khía canh Thiết kế ban đầu, phối hợp giữa VAV từng Phòng con, với AHU mẹ của cả Hệ thống, thí dụ như kiểu Mô hình Multi-zone ấy.
Với ý nghĩa rộng hơn thì VAV đóng vai trò như 1 Bộ phận hiệu chỉnh Công suất Thiết kế cho từng Phòng, đôi khi cả với chức năng Reheat nữa, trong Trường hợp mà Người TK bắt buộc phải chọn Tổ hợp Phòng với nhiều Trạng thái TK về Nhiệt độ, Độ ẩm phòng khác nhau. Khi đó buộc phải chọn Thiết kế Trạng thái gió cấp của AHU theo Trạng thái Phòng thấp nhất và cần Giải pháp hiệu chỉnh CS cho các Phòng có Trạng thái cao hơn.
Theo Bạn, Bạn có ý kiến gì không a?
 
Cảm ơn Bạn đã chia sẻ. Theo như cách Bạn trình bày, nếu Mình hiểu không lầm, thì VAV Box chỉ có Chức năng là tinh chỉnh gió để ổn định Thông số Nhiệt độ Phòng, và qua đó là CS Lạnh mà AHU cấp cho Phòng. Nhưng Mình muốn hỏi về Khía canh Thiết kế ban đầu, phối hợp giữa VAV từng Phòng con, với AHU mẹ của cả Hệ thống, thí dụ như kiểu Mô hình Multi-zone ấy.
Với ý nghĩa rộng hơn thì VAV đóng vai trò như 1 Bộ phận hiệu chỉnh Công suất Thiết kế cho từng Phòng, đôi khi cả với chức năng Reheat nữa, trong Trường hợp mà Người TK bắt buộc phải chọn Tổ hợp Phòng với nhiều Trạng thái TK về Nhiệt độ, Độ ẩm phòng khác nhau. Khi đó buộc phải chọn Thiết kế Trạng thái gió cấp của AHU theo Trạng thái Phòng thấp nhất và cần Giải pháp hiệu chỉnh CS cho các Phòng có Trạng thái cao hơn.
Theo Bạn, Bạn có ý kiến gì không a?
Trong thiết kế DHKK, thông thường rất hiếm khi có trường hợp xảy ra thông số đầu vào nhiệt độ, độ ẩm khác nhau giữa các phòng như bạn nói, thông số thiết kế nhiệt độ, độ ẩm được xác định ngay từ ban đầu và hầu như giống nhau cho các không gian điều hòa của dự án đó, trừ 1 vài phòng có yêu cầu khác về nhiệt độ, độ ẩm thì sẽ dùng hệ thống lạnh riêng (như phòng sever của FPT chẳng hạn).
Ngoài ra, có thể bạn đã hiểu sai về nguyên lý cấp lạnh của AHU, khi tính tải cho dự án là đang tính tải cho tất cả các phòng ở điều kiện bất lợi nhất, do đó AHU cũng đang tính tải lớn nhất cho các phòng. Dùng VAV box mục đích chính là để tiết kiệm năng lượng cho phòng khi không dùng đúng với công suất lạnh thực tế của phòng đó thôi.
 
Mình xin phép hỏi vài câu phản biện:
1- Trong trường hợp mà Nhóm Phòng có cùng Công năng (như trong 1 Dây chuyền SX Thuốc Dược phẩm chẳng hạn) được xử lý bởi 1 con AHU, mà có lọt vào 1 vài Phòng có Thông số TK (t,d) khác với cả nhóm, thì Giải pháp TK của Bạn sẽ thế nào? Không lẽ lại phải Thiết lập 1 Hệ thống lạnh riêng cho nó? Ngoại trừ những Ứng dụng Phòng đặc thù như Phòng Server, đó là do có Lịch vận hành khác biệt (24/24h/ngày).
2- Bạn nói rằng: "khi tính tải cho dự án là đang tính tải cho tất cả các phòng ở điều kiện bất lợi nhất".
Mình đồng ý rằng, xét trên góc độ của riêng 1 Phòng i, thì sẽ Tính toán CS Phụtải Qroom-load (=f(t) là 1 Hàm của Thờigian thực t) ở Điềukiện bất lợi nhất - có Gía trị cựcđại Tải đỉnh (Pick load= Qpick-room-i= Max Qroom-i(t)) ứng với 1 Thời điểm (trong 1 Ngày 24 giờ, tại Tháng, Năm mà Hàm Q=f(t) đạt cực đại) mà Phần mềm đã chọn ra được từ Cơ sở Dữ liệu Thời tiết của Địa phương (đã nhập vào PM). Gía trị Tính toán cực đại này Qpick-room-i của Phòng có thể dùng để chọn các Dàn lạnh riêng cho Phòng (nếu muốn).
Tuy nhiên, khi Phần mềm tính toán Phụ tải của cả Hệ thống gió (gồm nhiều Phụ tải Phòng Qi cũng như Lưu lượng về Gió tươi Gfa-i khác nhau), để chọn Công suất tính toán Thiết bị xử lý Qo=Qahu thì nó không lấy tổng của các Phụ tải cực đại của Phòng =∑Qpick-room-i mà sẽ lấy bằng Gía trị cực đại của Hàm số Tổng các Hàm Phụ tải Phòng (bằng PP so sánh Lượng tử (Số hóa Gía trị của 1 Hàm) nhờ Công cụ tính toán) trong Khoảng TG thực: (Qo=Qahu)= Max Q(t)= Max ∑Qroom-i (t). Rõ ràng là Giá trị Tính toán này sẽ nhỏ hơn nhiều so với khi ta lấy Tổng của Tất cả các (Gía trị cực đại) Phụ tải Phòng tính toán Qpick-room-i. Các Kết quả tính toán xuất ra của Phần mềm như Phụ tải Cooling Space Peak hay CS Thiết bị Cooling Coil Peak, theo Mình nghĩ, cũng đã mang Ý nghĩa (về mặt Phương pháp tính như thế) này.
3- Về mặt Giải pháp Thiết kế khi HT gió của 1 AHU (bắt buộc phải) có nhiều Phòng không đồng nhất với nhau về Trạng thái Thiết kế (t,d), mà lại không muốn TK riêng 1 Hệ thống gió lạnh riêng gây tốn kém Chi phí đầu tư ban đầu, mình cũng có 1 Phương án để xử lý. Nếu các Bạn quan tâm, Mình xin trình bày sau. Có vài Ý kiến Cá nhân chia sẻ. Mong các Bạn góp ý thêm. Xin cảm ơn ạ
1668411169416.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình xin phép hỏi vài câu phản biện:
1- Trong trường hợp mà Nhóm Phòng có cùng Công năng (như trong 1 Dây chuyền SX Thuốc Dược phẩm chẳng hạn) được xử lý bởi 1 con AHU, mà có lọt vào 1 vài Phòng có Thông số TK (t,d) khác với cả nhóm, thì Giải pháp TK của Bạn sẽ thế nào? Không lẽ lại phải Thiết lập 1 Hệ thống lạnh riêng cho nó? Ngoại trừ những Ứng dụng Phòng đặc thù như Phòng Server, đó là do có Lịch vận hành khác biệt (24/24h/ngày).
2- Bạn nói rằng: "khi tính tải cho dự án là đang tính tải cho tất cả các phòng ở điều kiện bất lợi nhất".
Mình đồng ý rằng, xét trên góc độ của riêng 1 Phòng i, thì sẽ Tính toán CS Phụtải Qroom-load (=f(t) là 1 Hàm của Thờigian thực t) ở Điềukiện bất lợi nhất - có Gía trị cựcđại Tải đỉnh (Pick load= Qpick-room-i= Max Qroom-i(t)) ứng với 1 Thời điểm (trong Ngày, Tháng, Năm) mà Phần mềm đã chọn ra từ Cơ sở Dữ liệu Thời tiết của Địa phương (đã nhập vào PM). Gía trị Tính toán cực đại này TQpick-room-i của Phòng có thể dùng để chọn các Dàn lạnh riêng cho Phòng (nếu muốn).
Tuy nhiên, khi Phần mềm tính toán Phụ tải của cả Hệ thống gió (gồm nhiều Phụ tải Phòng Qi cũng như Lưu lượng về Gió tươi Gfa-i khác nhau), để chọn Công suất tính toán Thiết bị xử lý Qo=Qahu thì nó không lấy tổng của các Phụ tải cực đại của Phòng =∑Qpick-room-i mà sẽ lấy bằng Gía trị cực đại của Hàm số Tổng các Hàm Phụ tải Phòng (bằng PP so sánh Lượng tử nhờ Công cụ tính toán) trong Khoảng TG thực: (Qo=Qahu)= Max Q(t)= Max ∑Qroom-i (t). Rõ ràng là Giá trị Tính toán này sẽ nhỏ hơn nhiều so với khi ta lấy Tổng của Tất cả các (Gía trị cực đại) Phụ tải Phòng tính toán Qpick-room-i. Các Kết quả tính toán xuất ra của Phần mềm như Phụ tải Cooling Space Peak hay CS Thiết bị Cooling Coil Peak, theo Mình nghĩ, cũng đã mang Ý nghĩa (về mặt Phương pháp tính như thế) này.
3- Về mặt Giải pháp Thiết kế khi HT gió của 1 AHU (bắt buộc phải) có nhiều Phòng không đồng nhất với nhau về Trạng thái Thiết kế (t,d), mà lại không muốn TK riêng 1 Hệ thống gió lạnh riêng gây tốn kém Chi phí đầu tư ban đầu, mình cũng có 1 Phương án để xử lý. Nếu các Bạn quan tâm, Mình xin trình bày sau. Có vài Ý kiến Cá nhân chia sẻ. Mong các Bạn góp ý thêm. Xin cảm ơn ạView attachment 36294
Mình xin phản hồi ý kiến của bạn như sau:
1 &3 - Bạn đang hiểu sai ý của mình, ý mình là nếu phòng đó có nhiệt độ, độ ẩm khác các phòng khác thì bạn có thể dùng 1 con AHU khác để đáp ứng nhiệt độ, độ ẩm của phòng đó. Điều này rất phổ biến trong thiết kế phòng sạch. Ở đây mình đang nói đến điều hòa cho không gian thông thường như khách sạn, nhà hàng,siêu thị,...Nhiệt độ, độ ẩm hầu như chỉ chọn 1 thông số để tính cho cả tòa nhà.
2- Cái bạn nói thật sự mình đã nghĩ đến, nhưng nó quá rắc rối nên mình mặc định xem tải lạnh của công trình chính là tải cooling coil, và phần tổng kết tải lạnh Total capacity, phần mềm cũng lấy tải của cooling coil. Còn để đào sâu nó là 1 câu chuyện dài.
 
Mình xin phản hồi ý kiến của bạn như sau:
1 &3 - Bạn đang hiểu sai ý của mình, ý mình là nếu phòng đó có nhiệt độ, độ ẩm khác các phòng khác thì bạn có thể dùng 1 con AHU khác để đáp ứng nhiệt độ, độ ẩm của phòng đó. Điều này rất phổ biến trong thiết kế phòng sạch. Ở đây mình đang nói đến điều hòa cho không gian thông thường như khách sạn, nhà hàng,siêu thị,...Nhiệt độ, độ ẩm hầu như chỉ chọn 1 thông số để tính cho cả tòa nhà.
2- Cái bạn nói thật sự mình đã nghĩ đến, nhưng nó quá rắc rối nên mình mặc định xem tải lạnh của công trình chính là tải cooling coil, và phần tổng kết tải lạnh Total capacity, phần mềm cũng lấy tải của cooling coil. Còn để đào sâu nó là 1 câu chuyện dài.
Mình xin có 1 vài Ý trao đổi lại với Bạn như sau:
1&3: Thực ra, thì mình muốn đề cập đến (việc TK ĐHKK cho) Ứng dụng Phòng sạch, vì đây mới là Vấn đề khó khăn thử thách đáng nói, chứ không phải muốn nói về ĐHKK Tiện nghi vốn đã trở thành Giáo khoa phổ cập. Mô hình gió TK ĐHKK phổ biến và tiết kiệm cho (1 Dây chuyền SX Phòng sạch) thường là Mô hình Multi-zone với 1 Con TB xử lý AHU chung (loại Cột áp cao). Nếu (thỉnh thoảng) chỉ vì yêu cầu Công nghệ SX mà trong Mặt bằng phải lọt vào 1 vài Phòng có ĐK Trạng thái (t,d) khá khác biệt với ĐK TK (t,d) chung, mà phải Thiết lập riêng 1 Hệ gió AHU khác cho nó, thì quả lả lãng phí, mà thậm chí đôi khi về Không gian bố trí (hạn hẹp) cũng không cho phép làm điều đó. Vì vậy, đã có 1 Giải pháp để đối phó với Tình huống TK này (dùng chỉ 1 AHU cho nhiều Phòng có Trạng thái TK (t,d) hơi khác nhau. Đây là Mô hình Thiết kế Multi-zone 1 AHU kết hợp với các VAV với chức năng chính là để Hiệu chỉnh CS TK (thông qua Điều chỉnh cả Lưu lượng gió và gia nhiệt Reheat) cho từng Phòng con chứ không chỉ là Tinh chỉnh Điểm cài đặt của Phòng SETPOINT (t,d). Việc này cũng cần phải có vài Quy trình Tính toán phù hợp để đạt được hiệu quả mong muốn. Có gì xin trao đổi sau. Xin trích Minh họa 1 Sơ đồ Thiết kế giáo khoa nhất.
1668441752692.png


2: Mình thấy Bạn dùng từ ngữ "mình mặc định xem tải lạnh của công trình chính là tải cooling coil". Có phải chăng là Bạn muốn nói Tải lạnh của Công trình chính là của cả HT gió trong đó bao gồm cả Phụ tải tất cả các Phòng i, cùng với Phụ tải gió tươi cần phải cấp cho cả Hệ thống?
Nếu đúng với nghĩa như vậy thì rõ ràng nó (Tải lạnh của Công trình) cũng chính là Phụ tải tính toán của Thiết bị Xử lý AHU rồi, chứ đâu cần phải giả thiết hay mặc định nữa?!
Có phải chăng ý Bạn muốn nói nó "nó quá rắc rối" là vì nó (Hàm Phụ tải) là 1 Hàm phụ thuộc vào Thời gian thực t (trong Ngày...)? Thực ra, phần rắc rối phức tạp này thì Công cụ Phần mềm đã giúp ta xử lý rồi: nó đã giúp ta chọn được Gía trị Tải đỉnh Peak Load của 1 Tổng tất cả các Hàm Phụ tải Phòng để làm Gía trị tính toán cho Phụ tải tổng của cả Công trình (khi Bạn nhập Dữ liệu của tất cả các Phòng vào PM), để từ đó mà có được CS Tính toán của Thiết bị AHU Qo.
3- Một vấn đề nói thêm: Nhân tiện đang nói về TK ĐHKK cho Phòng sạch. Vấn đề này rất thực dụng mà hầu như ít ai đề cập hay không muốn chia sẻ. Như các bạn cũng biết, đối với TK Phòng sạch, Vấn đề định lượng Gió tươi cấp cho từng Phòng mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó là tác nhân để thực hiện cho việc Tạo áp của Phòng. Định lượng để tạo áp này là quá dư so với Yêu cầu Vệ sinh trong ĐHKK Tiện nghi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại nằm ở chỗ làm sao Phân phối Gió tươi đến từng Phòng cho đúng Định lượng yêu cầu Gfa-i (để tạo áp), nếu như ta sử dụng Mô hình gió Multi-zone 1 AHU với 1 Gía trị Lưu lượng Gió tươi tổng Gfa xác định và 1 Hệ ống gió xác định, ứng với 1 Quan hệ tỷ lệ phân phối gió (cấp) Gsa-i đã xác định (theo Tỷ lệ phân chia về Phụ tải của các Phòng i) và bất biến!
Bạn thử xem xét Vấn để giùm cái nhé.
Trân trọng
 
Mình xin có 1 vài Ý trao đổi lại với Bạn như sau:
1&3: Thực ra, thì mình muốn đề cập đến (việc TK ĐHKK cho) Ứng dụng Phòng sạch, vì đây mới là Vấn đề khó khăn thử thách đáng nói, chứ không phải muốn nói về ĐHKK Tiện nghi vốn đã trở thành Giáo khoa phổ cập. Mô hình gió TK ĐHKK phổ biến và tiết kiệm cho (1 Dây chuyền SX Phòng sạch) thường là Mô hình Multi-zone với 1 Con TB xử lý AHU chung (loại Cột áp cao). Nếu (thỉnh thoảng) chỉ vì yêu cầu Công nghệ SX mà trong Mặt bằng phải lọt vào 1 vài Phòng có ĐK Trạng thái (t,d) khá khác biệt với ĐK TK (t,d) chung, mà phải Thiết lập riêng 1 Hệ gió AHU khác cho nó, thì quả lả lãng phí, mà thậm chí đôi khi về Không gian bố trí (hạn hẹp) cũng không cho phép làm điều đó. Vì vậy, đã có 1 Giải pháp để đối phó với Tình huống TK này (dùng chỉ 1 AHU cho nhiều Phòng có Trạng thái TK (t,d) hơi khác nhau. Đây là Mô hình Thiết kế Multi-zone 1 AHU kết hợp với các VAV với chức năng chính là để Hiệu chỉnh CS TK (thông qua Điều chỉnh cả Lưu lượng gió và gia nhiệt Reheat) cho từng Phòng con chứ không chỉ là Tinh chỉnh Điểm cài đặt của Phòng SETPOINT (t,d). Việc này cũng cần phải có vài Quy trình Tính toán phù hợp để đạt được hiệu quả mong muốn. Có gì xin trao đổi sau. Xin trích Minh họa 1 Sơ đồ Thiết kế giáo khoa nhất.
View attachment 36298

2: Mình thấy Bạn dùng từ ngữ "mình mặc định xem tải lạnh của công trình chính là tải cooling coil". Có phải chăng là Bạn muốn nói Tải lạnh của Công trình chính là của cả HT gió trong đó bao gồm cả Phụ tải tất cả các Phòng i, cùng với Phụ tải gió tươi cần phải cấp cho cả Hệ thống?
Nếu đúng với nghĩa như vậy thì rõ ràng nó (Tải lạnh của Công trình) cũng chính là Phụ tải tính toán của Thiết bị Xử lý AHU rồi, chứ đâu cần phải giả thiết hay mặc định nữa?!
Có phải chăng ý Bạn muốn nói nó "nó quá rắc rối" là vì nó (Hàm Phụ tải) là 1 Hàm phụ thuộc vào Thời gian thực t (trong Ngày...)? Thực ra, phần rắc rối phức tạp này thì Công cụ Phần mềm đã giúp ta xử lý rồi: nó đã giúp ta chọn được Gía trị Tải đỉnh Peak Load của 1 Tổng tất cả các Hàm Phụ tải Phòng để làm Gía trị tính toán cho Phụ tải tổng của cả Công trình (khi Bạn nhập Dữ liệu của tất cả các Phòng vào PM), để từ đó mà có được CS Tính toán của Thiết bị AHU Qo.
3- Một vấn đề nói thêm: Nhân tiện đang nói về TK ĐHKK cho Phòng sạch. Vấn đề này rất thực dụng mà hầu như ít ai đề cập hay không muốn chia sẻ. Như các bạn cũng biết, đối với TK Phòng sạch, Vấn đề định lượng Gió tươi cấp cho từng Phòng mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó là tác nhân để thực hiện cho việc Tạo áp của Phòng. Định lượng để tạo áp này là quá dư so với Yêu cầu Vệ sinh trong ĐHKK Tiện nghi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại nằm ở chỗ làm sao Phân phối Gió tươi đến từng Phòng cho đúng Định lượng yêu cầu Gfa-i (để tạo áp), nếu như ta sử dụng Mô hình gió Multi-zone 1 AHU với 1 Gía trị Lưu lượng Gió tươi tổng Gfa xác định và 1 Hệ ống gió xác định, ứng với 1 Quan hệ tỷ lệ phân phối gió (cấp) Gsa-i đã xác định (theo Tỷ lệ phân chia về Phụ tải của các Phòng i) và bất biến!
Bạn thử xem xét Vấn để giùm cái nhé.
Trân trọng
Mình xin phản hồi bạn như sau:
1- VAV box chỉ có chức năng điều chỉnh lưu lượng gió lạnh cấp vào phòng, việc bạn dùng reheat để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thì thiết bị này là 1 thiết bị riêng, vấn đề đặt ra ở đây là nếu sử dụng cho phòng sạch thì không khí đi qua thiết bị này được xử lý như thế nào? Trước giờ mình chỉ thấy bộ reheat này nằm ở AHU chứ nằm cục bộ tại từng phòng thì mình chưa thấy. Nếu bạn có bản vẽ có thiết bị reheat này nằm riêng thì cho mình xin tham khảo với,có catalog càng tốt.
2- Đó đúng là mình muốn nói: tải lạnh yêu cầu của không gian phòng chính là tải của AHU.
3- Như trên sơ đồ mà bạn gửi, PAU sẽ cấp lượng gió tươi (FA) đúng với yêu cầu của AHU (cân chỉnh bằng damper). Lượng FA này sẽ hòa trộn với gió hồi (RA) để tạo thành nguồn gió cấp (SA) mới, cấp ngược lại về các phòng. Tại trước khi đi vào phòng, VAV box sẽ đảm nhận vai trò điều chỉnh lưu lượng SA cho phòng đó để đảm bảo tải lạnh phù hợp, tiết kiệm năng lượng cho AHU. Phải chăng ý bạn băn khoăn là tỉ lệ giữa FA và SA không đảm bảo yêu cầu của từng phòng?
 
Giữa Thực Tế và Thiêt Kế vẫn còn 1 khoảng cách. quan trọng là tối ưu sao cho Chi phí đầu tư và chi phí vận hành là nhỏ nhất, Cảm ơn A alone160162buiphudanh3001 đã có nhưng phân tích để các thành viên ứng dụng thực tế sao cho hiệu quả nhất về mặt công việc HVACR
Rất mong các Thành viên Hvacr phát huy để có những bài viết chất lượng cho trang hvacr.
 
Giữa Thực Tế và Thiêt Kế vẫn còn 1 khoảng cách. quan trọng là tối ưu sao cho Chi phí đầu tư và chi phí vận hành là nhỏ nhất, Cảm ơn A alone160162buiphudanh3001 đã có nhưng phân tích để các thành viên ứng dụng thực tế sao cho hiệu quả nhất về mặt công việc HVACR
Rất mong các Thành viên Hvacr phát huy để có những bài viết chất lượng cho trang hvacr.
Bài toán lựa chọn AHU có vẻ vẫn chưa được thông dụng với các thành viên mới.
Mong các anh đi trước có thể lập topic riêng về đề tài này, nêu ra 1 bài toán tính chọn điển hình cùng các bước tính toán: công suất lạnh, công suất heater, công suất phun ẩm ... để các thành viên có cơ sở tham khảo, thảo luận.
 
Mình xin phản hồi bạn như sau:
1- VAV box chỉ có chức năng điều chỉnh lưu lượng gió lạnh cấp vào phòng, việc bạn dùng reheat để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thì thiết bị này là 1 thiết bị riêng, vấn đề đặt ra ở đây là nếu sử dụng cho phòng sạch thì không khí đi qua thiết bị này được xử lý như thế nào? Trước giờ mình chỉ thấy bộ reheat này nằm ở AHU chứ nằm cục bộ tại từng phòng thì mình chưa thấy. Nếu bạn có bản vẽ có thiết bị reheat này nằm riêng thì cho mình xin tham khảo với,có catalog càng tốt.
2- Đó đúng là mình muốn nói: tải lạnh yêu cầu của không gian phòng chính là tải của AHU.
3- Như trên sơ đồ mà bạn gửi, PAU sẽ cấp lượng gió tươi (FA) đúng với yêu cầu của AHU (cân chỉnh bằng damper). Lượng FA này sẽ hòa trộn với gió hồi (RA) để tạo thành nguồn gió cấp (SA) mới, cấp ngược lại về các phòng. Tại trước khi đi vào phòng, VAV box sẽ đảm nhận vai trò điều chỉnh lưu lượng SA cho phòng đó để đảm bảo tải lạnh phù hợp, tiết kiệm năng lượng cho AHU. Phải chăng ý bạn băn khoăn là tỉ lệ giữa FA và SA không đảm bảo yêu cầu của từng phòng?
Rất cảm ơn Bạn đã phản hồi. Và những Câu hỏi của Bạn cũng rất thú vị. Mình cũng đã có suy nghĩ về mấy Vấn đề này, nhất là Câu 2 của Bạn. Bởi vì ít có Tài liệu (chính thống), nhất là của tiếng Việt mình, trình bày Chi tiết về mấy Vấn đề Giáo khoa cơ bản này (hay là mình còn chưa đủ tầm để kiếm ra). Rất tiếc Mình đang có việc Bận. Nên xin phép được trả lời Bạn từ từ nhé. Tuy nhiên, có 1 Vấn đề liên quan trực tiếp đến Khái niệm cơ bản, dễ gây ra nhầm lẫn cho các Bạn khác, nên Mình xin phép phải nói ngay. Bạn nói rằng: "tải lạnh yêu cầu của không gian phòng chính là tải của AHU" là rất dễ gây hiểu lầm đấy Bạn ạ.
Mình chỉ xin phép trích dẫn Sơ đồ Tuần hoàn KK 1 cấp trong Sách của Thầy Võ Chí Chính, với vài Ghi chú viết tạm bổ sung Chi tiết để minh họa. Trong đây thể hiện 1 điều: CS của Thiết bị xử lý AHU chỉ được dùng 1 phần nào đó để cung cấp cho Phòng để làm Cân bằng với Phụ tải Phòng mà thôi. Rõ ràng là CS Thiết bị sẽ luôn phải lớn hơn Phụ tải của Không gian Phòng: Qahu ≥ Qroom-load.
1668493560956.png

Còn việc trình bày về Câu chữ trong Checksum của Tài liệu Phần mềm Phương Tây TRACE về Phụ tải Thiết bị (Coil AHU) và Phụ tải của riêng Phòng ĐH là Cooling Coil Load CCL và Cooling Space Load CSL (cho thấy CCL và CSL có giá trị có khác với nhau và rõ ràng CCL lớn hơn CSL).
Một trong những Lý do chính (của sự khác biệt này) là do Thành phần Phụ tải Thông gió Ventilation Load (có độ lớn đáng kể) Qfa chỉ có mặt trong Thành phần của Phụ tải TB AHU - Cooling Coil Load mà thôi.
Ý nghĩa và Công thức tính toán của Thành phần Phụ tải Gió tươi Qfa có thể được hiểu theo 1 góc nhìn (về Đối tượng trao đổi Năng lượng) hơi khác 1 chút.
Chắc xin để trao đổi, bàn bạc với Bạn sau.
Mình phải đi rồi
Thân ái chào Bạn
Trân trong.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giữa Thực Tế và Thiêt Kế vẫn còn 1 khoảng cách. quan trọng là tối ưu sao cho Chi phí đầu tư và chi phí vận hành là nhỏ nhất, Cảm ơn A alone160162buiphudanh3001 đã có nhưng phân tích để các thành viên ứng dụng thực tế sao cho hiệu quả nhất về mặt công việc HVACR
Rất mong các Thành viên Hvacr phát huy để có những bài viết chất lượng cho trang hvacr.
Xin Cảm ơn Bác Admin đã động viên
 
Back
Bên trên