Cần giúp Chọn lưu lượng gió cho AHU

ndnam7693

Thành Viên [LV 0]
Chào mọi người,
Mình đang tìm hiểu về hệ thống Chiller, trong đó có phần chọn AHU và để chọn AHU thì cần có lưu lượng gió là 1 yếu tố để chọn quạt và coil lạnh. Để bài của mình là tính AHU ( sơ đồ điều hòa cấp 1) gió tươi cấp vào buồng hòa trộn 10%, hồi 90%. Mong mọi người có thể giải thích rõ hơn về vấn đề tính lưu lượng gió cho AHU không ạ. Tại sao lại chỉ tính cs nhiệt hiện mà không phải là lưu lượng tổng.
 
Xin lỗi mình xin được có ý kiến về câu hỏi của bạn nếu có gì không đúng mong mọi người hiệu chỉnh:
Thứ 1 : tính lượng gió cho AHU dựa vào nhiệt lượng sau khi đã tính hết các tải lạnh.
Thứ 2: Cái mà bạn nói gió tươi là để tính tỷ lệ hòa trộn giữa gió hồi và gió tươi, vì nếu chọn tỷ lệ thấp sẽ không đủ gió tươi cấp cho người nên phải chọn như vậy. Nếu lượng gió tươi tính nhỏ hơn 10% thì chọn lưu lượng tối thiểu là 10%
 
Xin lỗi mình xin được có ý kiến về câu hỏi của bạn nếu có gì không đúng mong mọi người hiệu chỉnh:
Thứ 1 : tính lượng gió cho AHU dựa vào nhiệt lượng sau khi đã tính hết các tải lạnh.
Thứ 2: Cái mà bạn nói gió tươi là để tính tỷ lệ hòa trộn giữa gió hồi và gió tươi, vì nếu chọn tỷ lệ thấp sẽ không đủ gió tươi cấp cho người nên phải chọn như vậy. Nếu lượng gió tươi tính nhỏ hơn 10% thì chọn lưu lượng tối thiểu là 10%
Chào bạn,
Thứ 1: Minh biết cách tính lưu lượng gió pass qua coil là tính từ nhiệt hiện. Nhiệt hiện ở đây mình chưa hiểu rõ là nhiệt hiện của tải phòng và gió tươi hay là chỉ của tải phòng thôi. Mình chưa hiểu tượng tận cho lắm.
Thứ 2: Gió tưới đó là 10% là đề bài sơ bộ thôi bác. hihi. 10% là còn số tối thiểu như bác nói. Chỉ là phần nhiệt của gió tươi có tính vô phần tải để tính ra lưu lượng gió qua coil lạnh hay không. và nếu tính thì là nhiệt hiện hay là tổng hiện của gió tươi.
 
Xin lỗi mình xin được có ý kiến về câu hỏi của bạn nếu có gì không đúng mong mọi người hiệu chỉnh:
Thứ 1 : tính lượng gió cho AHU dựa vào nhiệt lượng sau khi đã tính hết các tải lạnh.
Thứ 2: Cái mà bạn nói gió tươi là để tính tỷ lệ hòa trộn giữa gió hồi và gió tươi, vì nếu chọn tỷ lệ thấp sẽ không đủ gió tươi cấp cho người nên phải chọn như vậy. Nếu lượng gió tươi tính nhỏ hơn 10% thì chọn lưu lượng tối thiểu là 10%

Hi bạn, thông số 10% này lấy từ tiêu chuẩn nào thế ?
 
Theo mình biết thì khi có công suất lạnh của 1 khu vực mà AHU cấp cho, sau đó thì sẽ tra cataloge ra được model AHU từ model đó suy ra được lưu lượng gió . Ý kiến của mình có đúng không nhỉ ?
 
Theo mình biết thì khi có công suất lạnh của 1 khu vực mà AHU cấp cho, sau đó thì sẽ tra cataloge ra được model AHU từ model đó suy ra được lưu lượng gió . Ý kiến của mình có đúng không nhỉ ?
AHU thông thường là design theo nhu cầu, không có catalogue sẵn. chứ không chọn giống FCU nên cần tính toán a-z rồi gửi thông số cho bên supplier họ làm AHU cho mình.
 
Cho mình hỏi từ công suất nhiệt hiện làm sao để ta lưu lượng gió của AHU đc nhỉ ? Mình cũng chưa rõ là tại sao chỉ tính nhiệt hiện mà ko tính cả nhiệt ẩn.
 
Cho mình hỏi từ công suất nhiệt hiện làm sao để ta lưu lượng gió của AHU đc nhỉ ? Mình cũng chưa rõ là tại sao chỉ tính nhiệt hiện mà ko tính cả nhiệt ẩn.


Cá nhân mình nghĩ thế này :

Công thức tính lưu lượng gió qua AHU cơ bản thì lấy :

G = Q (hiện) / 1.2 * (T [phòng] - T [gió cấp / gió sau coil lạnh])

Tuy công thức này không có thấy hệ số nhiệt ẩn nhưng thật ra nhờ hệ số nhiệt ẩn, ta mới có thể xác định T [gió cấp / gió sau coil lạnh].
 
Cá nhân mình nghĩ thế này :

Công thức tính lưu lượng gió qua AHU cơ bản thì lấy :

G = Q (hiện) / 1.2 * (T [phòng] - T [gió cấp / gió sau coil lạnh])

Tuy công thức này không có thấy hệ số nhiệt ẩn nhưng thật ra nhờ hệ số nhiệt ẩn, ta mới có thể xác định T [gió cấp / gió sau coil lạnh].
Nhưng căn kẽ ra thì mình ko hiểu. nhiệt hiện, nhiêt hiện của gió tưới có tinh không.
 
Dear các bạn
Bài toán chọn TB AHU là bài toán cơ bản của người TK ĐHKK trong đó phải xác định ra các Thông số (yêu cầu) TK chính của AHU như Công suất, Lưu lượng (nước, gió)... để đáp ứng hợp lý cho các đặc điểm Phụ tải Hệ thống (kể cả Phụ tải Thông gió, gió tươi) rồi mới đặt hàng nhà SX để chế tạo đơn chiếc theo yêu cầu (customized)
Đây là bài toán đa biến (ẩn) số với nhiều tham số đầu vào có kiên quan(trạng thái TK trong Phòng ĐH và ngoài trời, nhiệt độ, Tải nhiệt hiện; độ ẩm, Tải nhiệt ẩn) cũng như đầu ra ( trạng thái không khí vào on-coil, trạng thái không khí ra off-coil, Công suất hoặc Lưu lượng của AHU...).
Bài toán và hệ Phương trinh đa biến số này được giải theo Tiêu chí cân bằng Năng lượng giữa 2 phía cung cầu, tức là giữa Phụ tải Hệ thống và Thiết bị xử lý AHU.
Thường với Bài toán ĐHKK Ở đây thì (mình xin lỗi vì k có thì giờ để đi vào chi tiết) Bài toán có số ẩn số lại ít hơn số phương trình (cân bằng Năng lượng) ràng buộc cho nên ta phải chọn lấy phương trình nào làm Tiêu chí yêu cầu chính phải đáp ứng để làm cơ sở Thiết kế
Có 2 loại Phương trình cơ bản về cân bằng NL (giữa Thiết bị xử lý và Hệ thống Phụ tải) đặt ra với TK ĐHKK là:
1- Phương trình c.b. về nhiệt hiện: Qs= G.C.(ton-coil- toff-coil) cho TBị hay Qs= G.C.(tROOM - tSA) (1) cho Phòng
2- Phương trình c.b. về nhiệt ẩn: Qs= G.r.(don-coil- doff-coil) cho TBị hay Qs= G.r.(dROOM - dSA) (2) cho Phòng
Hai Phương trình (yêu cầu đáp ứng) này thường thì Thiết bị xử lý (AHU) không thể nào đồng thời đáp ứng cho Phụ tải (danh định), nhất là chúng cũng thường xuyên thay đổi liên tục theo thời gian.
Nói rằng đáp ứng được có nghĩa là, nòi theo cách của Điều khiển, biến điều khiển của quá trình (nhiệt độ ứng vớ(1), độ ẩm ứng với (2)) PV có thể (đủ khả năng) tiệm cận, hội tụ về giá trị cài đặt TK SV.
Nói chung Khi đáp ứng được (1) thì (2) lại không đạt và ngược lại
Giai pháp TK thực tế là chỉ chọn lấy 1 Phương trình để làm cơ sở TK tính toán cho AHU (cần phải đáp ứng) còn Phương trình kia sẽ dùng Thiết bị xử lý phụ để chạy tiếp tục hiệu chỉnh (thông số thứ hai hoặc t hoặc d) sau
Đối với các ứng dụng ĐHKK tiện nghi thông thường, yêu cầu điều khiển ưu tiên nhất là thông số nhiệt độ, tức là Phương trình nhiệt hiện (1) cho nên bạn thấy các Tài liệu giáo khoa vẫn dùng (1) để làm Tiêu chí TK chọn cho AHU. Còn về phần các Thiết bị hiệu chỉnh thì các bạn có thể thấy sự minh họa cho Thiết bị hiệu chỉnh Độ ẩm chính là ở chức năng của chính Bộ sấy Reheat nằm ở đầu ra của Thiết bị AHU hay thậm chí là ở ngay tại từng Phòng Phụ tải (có trạng thái TK (t,d) khác nhau) ở trong Mô hình ĐH trung tâm Multi-zone. Đâu phải ngẫu nhiên mà (người ta) lại phải tốn tiền đầu tư trang bị (và cả chi phí vận hành) cho thành phần Thiết bị này!
Xin có vài suy nghĩ chia sẻ chung với các bạn.
Chúc các bạn mạnh khỏe và học tập tốt
Thân ái
 
Chào bạn,
Thứ 1: Minh biết cách tính lưu lượng gió pass qua coil là tính từ nhiệt hiện. Nhiệt hiện ở đây mình chưa hiểu rõ là nhiệt hiện của tải phòng và gió tươi hay là chỉ của tải phòng thôi. Mình chưa hiểu tượng tận cho lắm.
Thứ 2: Gió tưới đó là 10% là đề bài sơ bộ thôi bác. hihi. 10% là còn số tối thiểu như bác nói. Chỉ là phần nhiệt của gió tươi có tính vô phần tải để tính ra lưu lượng gió qua coil lạnh hay không. và nếu tính thì là nhiệt hiện hay là tổng hiện của gió tươi.
- Chỉ tính lượng nhiệt hiện của phòng thôi vì bạn cần cấp lượng gió đủ để xử lý lượng nhiệt phát sinh ra trong phòng, nó ko liên quan đến gió tươi ở đây. (Vậy cấp gió bao nhiêu là đủ? đơn giản lắm bạn chỉ cần hiểu cái nhiệt dung riêng của không khí - 1KJ/Kg.DegC - là ra tất). Còn khi nào bạn tính công suất của cuộn coil lạnh thì mới cộng thêm nhiệt của gió tươi vào nữa.
 
1: Nhìn vào đồ thị t-d: nhiệt ẩn giảm do d giảm => cùng 1 lưu lượng không khí nhưng càng khô càng có khả năng hút ẩm càng cao => lưu lượng gió cấp vào phòng tính bằng nhiệt hiện, muốn giải nhiệt ẩn nhiều thì làm lạnh sâu xuống.

2: Trong các ứng dụng dhkk dân dụng thông thường thì nhiệt ẩn rất ít so với nhiệt hiện, không có yêu cầu cao nên khi chạy máy chỉ cần gió ra khỏi coil chênh lệch vài độ là đủ xử lý khối nhiệt ẩn rồi. Còn trong những ứng dụng đặc biệt phải điều khiển cả ẩm nữa thì khó nói.
 
Chào các Bạn,

Cho mình hỏi, công thức tính công suất gió lạnh qua AHU như sau có đúng không? nếu sai nhờ các Bạn chỉ giúp mình nhé, xin cám ơn!

Q = G x Cp x Delta T (Kw)
G = (m3/h) ,
Cp của Không khí bằng bao nhiêu vậy?
 
Dear các bạn
Bài toán chọn TB AHU là bài toán cơ bản của người TK ĐHKK trong đó phải xác định ra các Thông số (yêu cầu) TK chính của AHU như Công suất, Lưu lượng (nước, gió)... để đáp ứng hợp lý cho các đặc điểm Phụ tải Hệ thống (kể cả Phụ tải Thông gió, gió tươi) rồi mới đặt hàng nhà SX để chế tạo đơn chiếc theo yêu cầu (customized)
Đây là bài toán đa biến (ẩn) số với nhiều tham số đầu vào có kiên quan(trạng thái TK trong Phòng ĐH và ngoài trời, nhiệt độ, Tải nhiệt hiện; độ ẩm, Tải nhiệt ẩn) cũng như đầu ra ( trạng thái không khí vào on-coil, trạng thái không khí ra off-coil, Công suất hoặc Lưu lượng của AHU...).
Bài toán và hệ Phương trinh đa biến số này được giải theo Tiêu chí cân bằng Năng lượng giữa 2 phía cung cầu, tức là giữa Phụ tải Hệ thống và Thiết bị xử lý AHU.
Thường với Bài toán ĐHKK Ở đây thì (mình xin lỗi vì k có thì giờ để đi vào chi tiết) Bài toán có số ẩn số lại ít hơn số phương trình (cân bằng Năng lượng) ràng buộc cho nên ta phải chọn lấy phương trình nào làm Tiêu chí yêu cầu chính phải đáp ứng để làm cơ sở Thiết kế
Có 2 loại Phương trình cơ bản về cân bằng NL (giữa Thiết bị xử lý và Hệ thống Phụ tải) đặt ra với TK ĐHKK là:
1- Phương trình c.b. về nhiệt hiện: Qs= G.C.(ton-coil- toff-coil) cho TBị hay Qs= G.C.(tROOM - tSA) (1) cho Phòng
2- Phương trình c.b. về nhiệt ẩn: Qs= G.r.(don-coil- doff-coil) cho TBị hay Qs= G.r.(dROOM - dSA) (2) cho Phòng
Hai Phương trình (yêu cầu đáp ứng) này thường thì Thiết bị xử lý (AHU) không thể nào đồng thời đáp ứng cho Phụ tải (danh định), nhất là chúng cũng thường xuyên thay đổi liên tục theo thời gian.
Nói rằng đáp ứng được có nghĩa là, nòi theo cách của Điều khiển, biến điều khiển của quá trình (nhiệt độ ứng vớ(1), độ ẩm ứng với (2)) PV có thể (đủ khả năng) tiệm cận, hội tụ về giá trị cài đặt TK SV.
Nói chung Khi đáp ứng được (1) thì (2) lại không đạt và ngược lại
Giai pháp TK thực tế là chỉ chọn lấy 1 Phương trình để làm cơ sở TK tính toán cho AHU (cần phải đáp ứng) còn Phương trình kia sẽ dùng Thiết bị xử lý phụ để chạy tiếp tục hiệu chỉnh (thông số thứ hai hoặc t hoặc d) sau
Đối với các ứng dụng ĐHKK tiện nghi thông thường, yêu cầu điều khiển ưu tiên nhất là thông số nhiệt độ, tức là Phương trình nhiệt hiện (1) cho nên bạn thấy các Tài liệu giáo khoa vẫn dùng (1) để làm Tiêu chí TK chọn cho AHU. Còn về phần các Thiết bị hiệu chỉnh thì các bạn có thể thấy sự minh họa cho Thiết bị hiệu chỉnh Độ ẩm chính là ở chức năng của chính Bộ sấy Reheat nằm ở đầu ra của Thiết bị AHU hay thậm chí là ở ngay tại từng Phòng Phụ tải (có trạng thái TK (t,d) khác nhau) ở trong Mô hình ĐH trung tâm Multi-zone. Đâu phải ngẫu nhiên mà (người ta) lại phải tốn tiền đầu tư trang bị (và cả chi phí vận hành) cho thành phần Thiết bị này!
Xin có vài suy nghĩ chia sẻ chung với các bạn.
Chúc các bạn mạnh khỏe và học tập tốt
Thân ái
Dạ anh cho em hỏi khi tính lưu lượng gió cấp AHU thì tính thông qua nhiệt hiện thì nhiệt hiện này có bao gồm nhiệt hiện gió tươi không? nếu có thì có Trường hợp nào không tính gió tươi vào ko ạ còn nếu không tính gió tươi thì vì sao ạ?
 
Back
Bên trên