Cấp gió bù hệ thống HVAC

leo-nhan

Thành Viên [LV 0]
Theo QC06-2022 mới có phần cấp gió bù. Đang có cháy mà cấp gió bù, cấp oxy vào có mà cháy to hơn à các bác ????
Cấp gió bù.png
 
Theo ý kiến của mình, cái quan trọng ở đây là cấp khí để người có thể có không khí để thở mà chạy, với lại bạn cứ thử T&C đo gió hút khói đi, không gian kín m cấp gió tươi bạn tét k đạt, tiêu chuẩn NFPA cũng có đề
 

Đính kèm

  • z3925077939586_4ab01fe1d886a728b5c646b415fc3da5.jpg
    z3925077939586_4ab01fe1d886a728b5c646b415fc3da5.jpg
    81.3 KB · Xem: 600
Theo QC06-2022 mới có phần cấp gió bù. Đang có cháy mà cấp gió bù, cấp oxy vào có mà cháy to hơn à các bác ????
View attachment 37560
Theo mình, việc cấp bù không khí chống khói với Định lượng và vị trí cấp thích hợp sẽ giúp đẩy khói lên cao và ra xa khỏi Dòng người thoát hiểm, đồng thời dẫn hướng cho Dòng khói phải chạy theo 1 Lộ trình có tính toán và ấn định trước, đi đến Vị trí các Miệng hút khói được TK sẵn để được hút hết ra ngoài. Như vậy, mục đích ưu tiên của việc cấp bù khí (Make-up Air) này chủ yếu là để cứu người, chứ lúc đó sẽ chấp nhận hệ lụy bất lợi (cũng không nhiều lắm) đến việc chống cháy. Việc chữa cháy là do Hệ thống khác đảm nhận rồi.
1676397292922.png
 
Theo mình, việc cấp bù không khí chống khói với Định lượng và vị trí cấp thích hợp sẽ giúp đẩy khói lên cao và ra xa khỏi Dòng người thoát hiểm, đồng thời dẫn hướng cho Dòng khói phải chạy theo 1 Lộ trình có tính toán và ấn định trước, đi đến Vị trí các Miệng hút khói được TK sẵn để được hút hết ra ngoài. Như vậy, mục đích ưu tiên của việc cấp bù khí (Make-up Air) này chủ yếu là để cứu người, chứ lúc đó sẽ chấp nhận hệ lụy bất lợi (cũng không nhiều lắm) đến việc chống cháy. Việc chữa cháy là do Hệ thống khác đảm nhận rồi.
View attachment 37853
Phần cấp gió bù tiêu chuẩn nước ngoài nào có vậy bác
 
Theo mình, việc cấp bù không khí chống khói với Định lượng và vị trí cấp thích hợp sẽ giúp đẩy khói lên cao và ra xa khỏi Dòng người thoát hiểm, đồng thời dẫn hướng cho Dòng khói phải chạy theo 1 Lộ trình có tính toán và ấn định trước, đi đến Vị trí các Miệng hút khói được TK sẵn để được hút hết ra ngoài. Như vậy, mục đích ưu tiên của việc cấp bù khí (Make-up Air) này chủ yếu là để cứu người, chứ lúc đó sẽ chấp nhận hệ lụy bất lợi (cũng không nhiều lắm) đến việc chống cháy. Việc chữa cháy là do Hệ thống khác đảm nhận rồi.
Bác alone có biết tiêu chuẩn nào hướng dẫn cách tính lưu lượng cho cái makeup air này không. Em chưa tìm được tiêu chuẩn nào hướng dẫn công thức tính hết.
 
Tiêu chuẩn của nước nào quy định phải có cấp gió bù ? và đó là tiêu chuẩn gì bác???
QCVN 06:2022 phụ lục D có yêu cầu đấy, NFPA 92:2018 cũng có nói rõ hơn là lưu lượng cấp bù phải nhỏ hương lưu lượng hút khói và chênh áp giữa khu vực cấp bù với các khu vực khác xung quanh theo bảng 4.4.2.1.1.
VD: đối với khu vực có hệ chữa cháy tự động sprinkler thì sẽ ko phụ thuộc vào chiều cao trần và áp suất chênh lệch tối thiểu giữa khu vực cấp bù với các khu vực xung quanh là 12.5Pa (max từ 50~60 Pa tùy theo tiêu chuẩn). Từ các thông số này ta có thể tính ra đươc lưu lượng gió cần cấp bù tối thiểu và tối đa để duy trì áp suất âm trong khu vưc cần cấp bù.

1677115796296.png
 
QCVN 06:2022 phụ lục D có yêu cầu đấy, NFPA 92:2018 cũng có nói rõ hơn là lưu lượng cấp bù phải nhỏ hương lưu lượng hút khói và chênh áp giữa khu vực cấp bù với các khu vực khác xung quanh theo bảng 4.4.2.1.1.
VD: đối với khu vực có hệ chữa cháy tự động sprinkler thì sẽ ko phụ thuộc vào chiều cao trần và áp suất chênh lệch tối thiểu giữa khu vực cấp bù với các khu vực xung quanh là 12.5Pa (max từ 50~60 Pa tùy theo tiêu chuẩn). Từ các thông số này ta có thể tính ra đươc lưu lượng gió cần cấp bù tối thiểu và tối đa để duy trì áp suất âm trong khu vưc cần cấp bù.

View attachment 37971
Bác e cho xin link file tiêu chuẩn NFPA 92:2018 với
 
Theo ý kiến của mình, cái quan trọng ở đây là cấp khí để người có thể có không khí để thở mà chạy, với lại bạn cứ thử T&C đo gió hút khói đi, không gian kín m cấp gió tươi bạn tét k đạt, tiêu chuẩn NFPA cũng có đề
bác cho e xin file tiêu chuẩn NFPA với
 
Theo QC06-2022 mới có phần cấp gió bù. Đang có cháy mà cấp gió bù, cấp oxy vào có mà cháy to hơn à các bác ????
View attachment 37560
Cấp gió bù có 2 mục đính: + Thứ nhất cung cấp oxi cho người thoát nạn ( do khi cháy làm mất dần oxi ~ đa phần người không thoát được la do thiếu không khí ngạt khói) mặt khác phòng hút khói cần duy trì áp suất âm nên tính toán L thổi < L hút nhé cái này bác đọc thêm trong QC nhé nên việc đám cháy to hơn ít có khả năng xảy ra
+ Hướng dòng cho luồng khói. ( người thoát nạn phải đi thấp tránh hút phải khói )
( miệng cấp gió bù quy định trong TC rồi bác bác đọc thêm để hiểu các thức đặt và vận hành nhé )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cấp gió bù có 2 mục đính: + Thứ nhất cung cấp oxi cho người thoát nạn ( do khi cháy làm mất dần oxi ~ đa phần người không thoát được la do thiếu không khí ngạt khói) mặt khác phòng hút khói cần duy trì áp suất âm nên tính toán L thổi < L hút nhé cái này bác đọc thêm trong QC nhé nên việc đám cháy to hơn ít có khả năng xảy ra
+ Hướng dòng cho luồng khói. ( người thoát nạn phải đi thấp tránh hút phải khói )
( miệng cấp gió bù quy định trong TC rồi bác bác đọc thêm để hiểu các thức đặt và vận hành nhé )
miệng cấp gió bù đặt ở trên trần giả hay đặt ở dưới vậy bác
 
bác có mặt bằng không bác, em thấy nhà cao tầng thì có trục tăng áp thì được chứ nhà xưởng cấp hơi khoai bác
 
Bác alone có biết tiêu chuẩn nào hướng dẫn cách tính lưu lượng cho cái makeup air này không. Em chưa tìm được tiêu chuẩn nào hướng dẫn công thức tính hết.
Hiện giờ, với Việt nam ta, chỉ mới có Quy định Cách tính Lưu lượng hút khói theo TC 5687-2010 thôi. Còn vế cái Make-up Air này, người ta hay dích là Cấp bù Khí để chống (Kiểm soát) khói thì mới (đi theo xu hướng Nước ngoài) đề cập phải có chứ vẫn thả lỏng cách tính Định lượng. Chỉ có phải đảm bảo đồng thời 2 Yêu cầu:
1) Giữ được tạo áp âm của Khu vực đệm (như Hành lang) để tránh khói bị khuye61ch tán ra xung quanh.
2) Tạo áp này không được "âm" sâu quá, kẻo lại tạo ra Chênh áp quá lớn trên Cửa thoát hiểm, nhất là khi ở phía bên kia cửa lại có Tạo áp "dương" của Cầu thang chẳng hạn. Mức chênh áp này không được vượt quá Gio7i1 hạn cho phép là 50Pa (để còn mở được Cửa.
Về Tính toán cho cái gọi là Cấp bù Khí chống khói, Bạn có thể tham khảo 1 số Tiêu chuẩn Nước ngoài có liên quan gần nhất như sau. Nguồn này lấy từ Buổi học Hướng dẫn LiveStream trên Youtube của 1 KS Chuyên về PCCC.Mình chỉ chia sẻ lại nhe:
1680157956936.png
 
Phần cấp gió bù mình tính bẳng lượng gió hút ra tính như vầy được không nhỉ ?
, tính bằng kg/h ( TCVN 5687 :2010 ) , với tỉ trọng không khí là 1.2 kg/m3 --> CMH , và vận tốc gió <6m/s theo QCVN 06
 
Phần cấp gió bù mình tính bẳng lượng gió hút ra tính như vầy được không nhỉ ?
, tính bằng kg/h ( TCVN 5687 :2010 ) , với tỉ trọng không khí là 1.2 kg/m3 --> CMH , và vận tốc gió <6m/s theo QCVN 06
Có những công ty vẫn lấy phần cấp bù bằng lượng gió tính ra tuy nhiên bác phải giải trình cũng như bảo vệ đk ý kiến lý do bác làm vậy là đk thôi.
 
Back
Bên trên