Cần giúp Cách tính lưu lượng gió hồi, gió thải và gió tươi AHU khi biết LL gió cấp

DucMT

Thành Viên [LV 0]
Cho mình hỏi cách tính gió tươi cấp vào AHU của phòng sạch như thế nào.
Mình tính công thức gì ra được lưu lượng gió thải EA với RA. Rồi chênh áp của phòng này so với phòng kia VD: ±5Pa
Mình cám ơn mọi người trước ạ
 
Đề tài này mà viết hết thì dài dòng lắm bạn. Bạn tham khảo Bài viết trao đổi từ ngày 04-05-2021 này nhé:

Nhờ giúp cách tính lưu lượng gió cấp, gió hồi và gió thải cho phòng sạch từ AHU​

Bạn đọc hết đi rồi trao đổi sau nhe
 
Đề tài này mà viết hết thì dài dòng lắm bạn. Bạn tham khảo Bài viết trao đổi từ ngày 04-05-2021 này nhé:

Nhờ giúp cách tính lưu lượng gió cấp, gió hồi và gió thải cho phòng sạch từ AHU​

Bạn đọc hết đi rồi trao đổi sau nhe
ukm mà bạn có file tính toán cho mình tham khảo được không bạn.
Mình đã đọc bài đó lâu rồi nhưng công thức nó chung quá mình không tính được á bạn
 
Bạn chỉ quan tâm đến Cách tính Gió tươi OA thôi phải không? Hay muốn thêm cả Về quan hệ Cân bằng Lưu lượng giữa các Thành phần gió cấp SA, hồi RA, rò lọt LA, IA bạn đã đọc hết chưa? Trong Bài viết có dẫn cả về Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 Bạn đã kiếm và đọc? Ý mình là Bạn hãy trả lời RỒI thì mới có cái trao đổi tiếp được. Chỗ nào chưa rõ bạn hãy trích dẫn ra cụ thể thì Mọi người mới trả lời cho Bạn rõ được. Bằng không lại phải bưng cả Bài viết đó vào đây hay sao? Vậy nha
 
Bạn chỉ quan tâm đến Cách tính Gió tươi OA thôi phải không? Hay muốn thêm cả Về quan hệ Cân bằng Lưu lượng giữa các Thành phần gió cấp SA, hồi RA, rò lọt LA, IA bạn đã đọc hết chưa? Trong Bài viết có dẫn cả về Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 Bạn đã kiếm và đọc? Ý mình là Bạn hãy trả lời RỒI thì mới có cái trao đổi tiếp được. Chỗ nào chưa rõ bạn hãy trích dẫn ra cụ thể thì Mọi người mới trả lời cho Bạn rõ được. Bằng không lại phải bưng cả Bài viết đó vào đây hay sao? Vậy nha
Vầy nhe bạn mình có Phòng tiệc trùng (công trình mình đang tính là bệnh viện) cần áp dương là +10Pa
mính có lưu lượng gió cấp Q=V.ACH, gió tươi thì mình chọn theo ashrae 62.1 luôn rồi giơ mình tính lưu lượng gió hồi RA như nào á bạn rồi lưu lượng gió thải EA của nó mình tính như nào á bạn. phòng đó có cửa từ hành lang sạch +5Pa mình tính chênh áp sao á bạn.
 
Vầy nhe bạn mình có Phòng tiệc trùng (công trình mình đang tính là bệnh viện) cần áp dương là +10Pa
mính có lưu lượng gió cấp Q=V.ACH, gió tươi thì mình chọn theo ashrae 62.1 luôn rồi giơ mình tính lưu lượng gió hồi RA như nào á bạn rồi lưu lượng gió thải EA của nó mình tính như nào á bạn. phòng đó có cửa từ hành lang sạch +5Pa mình tính chênh áp sao á bạn.
Bạn vẽ phác thảo Sơ đồ phân phối gió và Bố trí Phòng ốc của Bạn ra thì mình dễ trao đổi hơn nhe
 
Cho mình hỏi cách tính gió tươi cấp vào AHU của phòng sạch như thế nào.
Mình tính công thức gì ra được lưu lượng gió thải EA với RA. Rồi chênh áp của phòng này so với phòng kia VD: ±5Pa
Mình cám ơn mọi người trước ạ
Gió tươi cho phòng sạch gồm nhiều yếu tố liên qua đến: Gió tươi phục vụ cho việc hô hấp, Gió rò rỉ qua khe cửa và kết cấu xây dựng và gió tươi cấp bù cho các phòng sạch có cấp sạch thấp hơn cấp sạch các phòng còn lại để tránh hiện tượng nhiễm chéo nếu cùng hồi về một thiết bị cấp lạnh (AHU...).... Sau khi tính toán các yếu tốc liên quan và hãy chọn một giá trị lớn hơn. Theo kinh nghiệm thì giá trị gió tươi cấp phục vụ hô hấp nhỏ nên thường lấy tổng của 2 giá trị sau. Câu hỏi của bạn chung nên chỉ có thể trả lời như vậy, chúc bạn may mắn ^^.TBPham
 
Gió tươi cho phòng sạch gồm nhiều yếu tố liên qua đến: Gió tươi phục vụ cho việc hô hấp, Gió rò rỉ qua khe cửa và kết cấu xây dựng và gió tươi cấp bù cho các phòng sạch có cấp sạch thấp hơn cấp sạch các phòng còn lại để tránh hiện tượng nhiễm chéo nếu cùng hồi về một thiết bị cấp lạnh (AHU...).... Sau khi tính toán các yếu tốc liên quan và hãy chọn một giá trị lớn hơn. Theo kinh nghiệm thì giá trị gió tươi cấp phục vụ hô hấp nhỏ nên thường lấy tổng của 2 giá trị sau. Câu hỏi của bạn chung nên chỉ có thể trả lời như vậy, chúc bạn may mắn ^^.TBPham
Mình chỉ xin góp ý chút xíu về Từ ngữ mà Bạn dùng: Chỉ trừ phi trong Trường hợp bất đắc dĩ như muốn Đơn giản hóa hay Tiết kiệm Chi phí thì mới dùng cách Cấp gió tươi gián tiếp kiểu Phòng này đưa qua Phòng kia... Còn thì nên cấp Gió tươi trực tiếp riêng rẽ cho từng Phòng.
Mình chưa hiểu rõ Ý của Bạn về chữ "cấp bù gió tươi" là bù cho cái gì?!
Còn mà để tránh nhiễm chéo thì lại càng không nên thực hiện kiểu cấp bù Gió tươi theo Hình thức lấy Không khí từ Phòng này sang Phòng khác?! Mặt khác cấp gió kiểu này cũng khó Kiểm soát được Lưu lượng lắm.
Vui lòng giải thích lại nếu Mình không hiểu đúng ý Bạn. Cảm ơn
 
Mình chỉ xin góp ý chút xíu về Từ ngữ mà Bạn dùng: Chỉ trừ phi trong Trường hợp bất đắc dĩ như muốn Đơn giản hóa hay Tiết kiệm Chi phí thì mới dùng cách Cấp gió tươi gián tiếp kiểu Phòng này đưa qua Phòng kia... Còn thì nên cấp Gió tươi trực tiếp riêng rẽ cho từng Phòng.
Mình chưa hiểu rõ Ý của Bạn về chữ "cấp bù gió tươi" là bù cho cái gì?!
Còn mà để tránh nhiễm chéo thì lại càng không nên thực hiện kiểu cấp bù Gió tươi theo Hình thức lấy Không khí từ Phòng này sang Phòng khác?! Mặt khác cấp gió kiểu này cũng khó Kiểm soát được Lưu lượng lắm.
Vui lòng giải thích lại nếu Mình không hiểu đúng ý Bạn. Cảm ơn
- Đúng như bạn nói là để đơn giản và tiết kiệm chi phí nên mình mới gom nhiều phòng sạch chung một hệ thống mình ví dụ như chung AHU, ở đây mình đang nói các phòng có cấp sạch khác nhau, vì thực tế đâu thể nào lý tưởng như mình nghĩ là mỗi phòng 1 con AHU phục vụ được (đây chỉ là trường hợp lý tưởng ở trường học hoặc trong sách vỡ).
- Cấp gió tươi không phải là từ phòng này sang phòng khác, ý mình nói ở đây là mình dùng chung hệ thống AHU thì mình cấp gió tươi vào AHU rồi từ AHU mới phân phối đi các phòng.
- Lượng gió tươi bù này mình đang nói là lượng gió tươi bù cho lượng gió thải đi, mình phải thải đi vì nếu như các phòng cấp sạch khác nhau sẽ có gió hồi về từ các phòng không thể sử dụng lại được vì nhiều lý do (Ví dụ một lý do đơn giản là phải thải 100% lượng gió đó vì nó thuộc phòng sạch có cấp độ thấp hơn...).
- Cuối cùng, ai cũng muốn thiết kế một hệ thống thật đơn giản và chính sát theo tiêu chuẩn, nhưng thực tế về ngân sách không cho phép hoặc một yêu cầu của CĐT mình buộc phải tối giản hệ thống như vậy.
- Có sai sót gì xin bạn góp ý thêm. ^^.TBPham
 
- Đúng như bạn nói là để đơn giản và tiết kiệm chi phí nên mình mới gom nhiều phòng sạch chung một hệ thống mình ví dụ như chung AHU, ở đây mình đang nói các phòng có cấp sạch khác nhau, vì thực tế đâu thể nào lý tưởng như mình nghĩ là mỗi phòng 1 con AHU phục vụ được (đây chỉ là trường hợp lý tưởng ở trường học hoặc trong sách vỡ).
- Cấp gió tươi không phải là từ phòng này sang phòng khác, ý mình nói ở đây là mình dùng chung hệ thống AHU thì mình cấp gió tươi vào AHU rồi từ AHU mới phân phối đi các phòng.
- Lượng gió tươi bù này mình đang nói là lượng gió tươi bù cho lượng gió thải đi, mình phải thải đi vì nếu như các phòng cấp sạch khác nhau sẽ có gió hồi về từ các phòng không thể sử dụng lại được vì nhiều lý do (Ví dụ một lý do đơn giản là phải thải 100% lượng gió đó vì nó thuộc phòng sạch có cấp độ thấp hơn...).
- Cuối cùng, ai cũng muốn thiết kế một hệ thống thật đơn giản và chính sát theo tiêu chuẩn, nhưng thực tế về ngân sách không cho phép hoặc một yêu cầu của CĐT mình buộc phải tối giản hệ thống như vậy.
- Có sai sót gì xin bạn góp ý thêm. ^^.TBPham
Xin phép Trao đổi với Bạn vài ý theo liệt kê của Bạn:
- Việc gom chung các Phòng sạch (phục vụ cho cùng 1 loại Sản phẩm Công nghệ) vào chung 1 Hệ gió AHU là bình thường. Đó chính là Hệ Multi-zone trong ĐHKK
- Trong hệ Multi-zone thì Gió tươi cấp cho các Phòng có thể theo Mô hình 1 hệ DOAS riêng biệt hoặc là đều cấp vào Phòng thông qua TB AHU chung. Việc tính toán Gió tươi cho Hệ thống AHU chung hơi rườm rà. Nếu quan tâm, Bạn tham khảo Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 nhe.
- Xét về Cân bằng Lưu lượng tại Phòng thì không phải Gió tươi bù cho Gió thải mà là Gió cấp (trong đó có Gió tươi) sẽ cân bằng với Tổng thoát ra khỏi Phòng (trong đó có Gió hồi về AHU)
Bài toán Cân bằng Gió này rất quan trọng nếu phải tính toán Tạo áp Phòng.
Trong Phòng sạch, để Tiết kiệm, trừ phi có Yêu cầu Đặc biệt như Phòng mổ... không phải Phòng sạch nào cũng áp dụng được Mô hình thải bỏ với 100% Gió tươi.
Có mấy hiểu biết nhỏ xin chia sẻ với Bạn ạ
 
Cho mình hỏi cách tính gió tươi cấp vào AHU của phòng sạch như thế nào.
Mình tính công thức gì ra được lưu lượng gió thải EA với RA. Rồi chênh áp của phòng này so với phòng kia VD: ±5Pa
Mình cám ơn mọi người trước ạ
Câu hỏi tổng quan thế này khó tư vấn lắm :)
 
Back
Bên trên