Thảo luận Cách tính cột áp quạt tạo áp cầu thang

khoa0582

Thành Viên [LV 2]
Hiện tại mình đang thắc mắc về cách tính cột áp của quạt tạo áp thang bộ. Ví dụ 1 hệ thống tạo áp cho tòa nhà cao tầng gồm 28 tầng, có tất cả 28 miệng gió cấp cho phòng đệm và 13 miệng gió cấp cho thang bộ. Mình có 1 vài thắc mắc sau:
1. Các miệng gió cấp cho phòng đệm nên gắn trực tiếp vào gain gió cấp trực tiếp cho phòng đệm hay gắn vào vách ngăn giữa cầu thang bộ và phòng đệm.
2. Về cách tính cột áp quạt thì mình đang thắc mắc là: Ví dụ trên gain gió đó gắn 41 miệng gió thì cột áp của quạt phải tính là tổng tổn thất của các miệng gió hay chỉ cần tính cho 1 miệng gió xa nhất còn 40 miệng gió kia xem như Tee thẳng ( mình thì tính cho tất cả miệng gió còn bên công ty thiết kế thì họ tính theo cách sau nên có sự sai khác rất nhiều giữa cột áp của 2 cách tính)
Mong mọi người góp ý là cách nào mới đúng và tiêu chuẩn nào quy định và quy định ở mục nào? Thanks all.
 
Hi bạn,

Mình không rõ ý bạn lắm:
+Theo mình: Nếu là trục ống gió tăng áp cầu thang, thì trước khi vào miệng gió sẽ có 1 chiếc tê, hay là 1 chân rẽ gắn vào trục ống gió.
Thì tại sao mình lại tính như miệng gió hay là tê thẳng như bạn nói???
+ Theo mình được biết thì sẽ có 2 hệ thống riêng cho phần tăng áp cầu thang bộ và phần tăng áp phòng đệm...
Còn trường hợp như bạn nói thì người ta sẽ gắn cửa gió trên tường giữa phòng đệm và cầu thang bộ.

Brgs,
 
nếu có nhu cầu về điều khiển ổn định áp suất cho tăng áp cầu thang thì liên hệ mình nhé 0989 649 549(toàn)
IMG_20141218_152527.jpg
IMG_20141230_172507.jpg
 
mình cũng có một vài thắc mắc, đảm bảo áp suất không quá 50Pa ở buồng đệm, vậy tất cả các buồng đẹm phải lắp thêm van xả áp à.đảm bảo chân cầu thang ko quá 20Pa, thì chân cầu thang phải lắp thêm van xả áp hả.qui định vận tốc gió ở buồng đệm là 1,3m/s vậy vận tốc gió ở trong khu thang thì ko thấy qui định là bao nhiêu?( qui định vận tốc là duwosi 5m/s hả )
còn nếu hút khói hành lang, thì 3 tầng gồm tầng có cháy và tầng trên tầng duwosi tầng có cháy, vậy các tầng khác làm sao để chặn lực hút khói ở các tầng khác, để đảm bảo chỉ có 3 tầng được hút khói. ( vận tốc tính toán cũng duwosi 5m/s đúng ko ạ),
 
Hi bạn,

Mình không rõ ý bạn lắm:
+Theo mình: Nếu là trục ống gió tăng áp cầu thang, thì trước khi vào miệng gió sẽ có 1 chiếc tê, hay là 1 chân rẽ gắn vào trục ống gió.
Thì tại sao mình lại tính như miệng gió hay là tê thẳng như bạn nói???
+ Theo mình được biết thì sẽ có 2 hệ thống riêng cho phần tăng áp cầu thang bộ và phần tăng áp phòng đệm...
Còn trường hợp như bạn nói thì người ta sẽ gắn cửa gió trên tường giữa phòng đệm và cầu thang bộ.

Brgs,
Hệ thống của mình đang nói là lấy hộp gen bê tông làm trục, tại mỗi tầng sẽ gắn miệng gió tạo áp để điều áp. Ý mình nói ở đây là để tính tổn tháp cho hệ này thì phải cộng tổn thất qua miệng gió với tổn thất của hộp gain bê tông. Nhưng ở đây có 2 cách tính khác nhau giữa mình và bên TVTK. Mình tính tổn thất qua 1 miệng gió + OBD là 25 Pa sau đó nhân cho 48 miệng còn bên TVTK họ chỉ tính tổn thất qua miệng gió cuối cùng, còn các miệng gió phía trên họ xem như Tê thẳng ( ví dụ hộp gain kích thước 1600x600 còn Grille là 400x550 thì tại các miệng gió phía trên họ tính tổn thất áp như là tổn thất qua nhánh chính của tê 1600x600/ 400x550, nên cột áp của họ tính thấp hơn mình rất nhiều. Mình đang thắc mắc là trong 2 cách tính này thì cách nào đúng, nó dựa vào tiêu chuẩn nào, mục nào. ( cách tính của mình là mình làm theo hướng dẫn của 1 trang web nước ngoài nhưng nó không ghi là theo TC nào nên mình không biết là có đúng hay không?
 
mình cũng có một vài thắc mắc, đảm bảo áp suất không quá 50Pa ở buồng đệm, vậy tất cả các buồng đẹm phải lắp thêm van xả áp à.đảm bảo chân cầu thang ko quá 20Pa, thì chân cầu thang phải lắp thêm van xả áp hả.qui định vận tốc gió ở buồng đệm là 1,3m/s vậy vận tốc gió ở trong khu thang thì ko thấy qui định là bao nhiêu?( qui định vận tốc là duwosi 5m/s hả )
còn nếu hút khói hành lang, thì 3 tầng gồm tầng có cháy và tầng trên tầng duwosi tầng có cháy, vậy các tầng khác làm sao để chặn lực hút khói ở các tầng khác, để đảm bảo chỉ có 3 tầng được hút khói. ( vận tốc tính toán cũng duwosi 5m/s đúng ko ạ),
Van xả áp thường gắn ở tầng trên cùng. Khi cấp gió vào từng tầng qua miệng gió tạo áp thì lượng gió này phải tạo ra 1 áp lực lớn hơn áp suất bên trong 50Pa ( TC BS 5588-4 hướng dẫn vụ này rất rõ), vận tốc tính toán theo BS 5588-4 là 0.75 m/s bạn ạ. Các hành lang có bố trí quạt để hút khói, giữa hành lang và phòng đệm có 1 cửa và hệ thống tạo áp có nhiệm vụ phải duy trì chênh lệch áp suất để cửa của hành lang tầng không bị cháy luôn đóng, không cho khói từ tầng cháy luồn vào tầng không cháy.
 
Hệ thống của mình đang nói là lấy hộp gen bê tông làm trục, tại mỗi tầng sẽ gắn miệng gió tạo áp để điều áp. Ý mình nói ở đây là để tính tổn tháp cho hệ này thì phải cộng tổn thất qua miệng gió với tổn thất của hộp gain bê tông. Nhưng ở đây có 2 cách tính khác nhau giữa mình và bên TVTK. Mình tính tổn thất qua 1 miệng gió + OBD là 25 Pa sau đó nhân cho 48 miệng còn bên TVTK họ chỉ tính tổn thất qua miệng gió cuối cùng, còn các miệng gió phía trên họ xem như Tê thẳng ( ví dụ hộp gain kích thước 1600x600 còn Grille là 400x550 thì tại các miệng gió phía trên họ tính tổn thất áp như là tổn thất qua nhánh chính của tê 1600x600/ 400x550, nên cột áp của họ tính thấp hơn mình rất nhiều. Mình đang thắc mắc là trong 2 cách tính này thì cách nào đúng, nó dựa vào tiêu chuẩn nào, mục nào. ( cách tính của mình là mình làm theo hướng dẫn của 1 trang web nước ngoài nhưng nó không ghi là theo TC nào nên mình không biết là có đúng hay không?

Hi bạn,

Bạn lấy căn cứ tính tổn thất áp suất ntn???
Có phải theo ashrae không???
Nếu theo Ashrae thì bên TVTK tính cũng không hợp lý: vì lúc này ta phải tính hệ số không phải cho tole tráng kẽm thông thường (0.09) mà là phải tính cho bê tông.
Thứ 2 trong phần duct sizing của ashrae thì không có phần tê cho kênh bê tông.
Quan điểm cá nhân của m là: Tính tổn thất áp suất dọc trục (Absolute roughness cho kênh bê tông) + 48*(tổn thất qua miệng gió)+ (tổn thất phần ống gió tole và phụ kiện nối tới quạt...)

Thân
 
cái bạn khoa nói ko đúng ý mình, 0,75m/s chỉ là tính toán khi cửa mở, còn mình nói vận tốc trong ống gió < 5m/s là để tính toán kích thước ống gió, còn van xả áp chỉ đặt ở trên cùng là đúng rồi, nhưng khi đó chỉ dảm bảo áp suất buồng thang ko lớn hơn 50pa. vậy nếu áp suất trong buồng đệm ( không gian giữa khu ở và buồng thang ) lớn hơn thì cũng phải có van xả áp ở tất cả các tầng mà.và lại BS 5588 ở VN hiện nay các đơn vị thiết kế sử dụng là BS từ năm 1988,1978 giờ tiêu chuẩn BS EN 12101-6-2005 Smoke and heat control systems. thì cách tính cũng đã khác mà.
 
Hi bạn,

Bạn lấy căn cứ tính tổn thất áp suất ntn???
Có phải theo ashrae không???
Nếu theo Ashrae thì bên TVTK tính cũng không hợp lý: vì lúc này ta phải tính hệ số không phải cho tole tráng kẽm thông thường (0.09) mà là phải tính cho bê tông.
Thứ 2 trong phần duct sizing của ashrae thì không có phần tê cho kênh bê tông.
Quan điểm cá nhân của m là: Tính tổn thất áp suất dọc trục (Absolute roughness cho kênh bê tông) + 48*(tổn thất qua miệng gió)+ (tổn thất phần ống gió tole và phụ kiện nối tới quạt...)
Thân
Mình cũng đã từng xem các diến đàn quốc tế hướng dẫn cách tính và quan điểm của mình cũng như bạn nhưng mình không bảo vệ được vì không biết cách tính này quy định ở trong tiêu chuẩn nào.
 
Cái này chẳng qua tính trở lực đường ống, hệ số các bạn đề cập ở đây gọi là độ nhám bề mặt của thành ống.
Khi đó sẽ tính được hệ số Renoyld, rồi từ đó suy ra tổn thất do ma sát bề mặt gây ra. Đơn giản
 
Cái này chẳng qua tính trở lực đường ống, hệ số các bạn đề cập ở đây gọi là độ nhám bề mặt của thành ống.
Khi đó sẽ tính được hệ số Renoyld, rồi từ đó suy ra tổn thất do ma sát bề mặt gây ra. Đơn giản
Bạn cho ví dụ cụ thể với con số cụ thể được ko ah?
 
Công ty TNHH sản xuất cơ điện và thương mại Phương Linh là công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm cơ điện như Quạt công nghiệp, máy hút bụi, tủ điện đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của Quý khách hàng. Với nhà máy đặt tại KCN Quang Minh cùng với đầu tư công nghệ tiên tiến nhất của Châu Âu. Phương Linh đã khẳng định đẳng cấp là thương hiệu số 1 Việt Nam trong lĩnh vực Quạt CN, hút lọc bụi. Ngoài ra Phương Linh còn cung cấp toàn bộ giải pháp không khí đối với các nhà máy, nhà xưởng nếu Quý khách có yêu cầu.
 

Đính kèm

  • Catalog quạt PL.rar
    17.3 MB · Xem: 218
Cái này chẳng qua tính trở lực đường ống, hệ số các bạn đề cập ở đây gọi là độ nhám bề mặt của thành ống.
Khi đó sẽ tính được hệ số Renoyld, rồi từ đó suy ra tổn thất do ma sát bề mặt gây ra. Đơn giản
Bạn có vẻ như đang lạc đề nhỉ. Cái mình hỏi ở đây là cách tính, 1 là chỉ tính P.loss cho miệng gió cuối cùng còn các miệng gió bên trên xem như tee thẳng, 2 là tính tổn thất qua tất cả các miệng gió. Trong 2 cách đó thì cái nào đúng, cái nào sai, nó dựa vào tiêu chuẩn nào.
 
Tất nhiên là tính tổn thất tại miệng gió xa nhất hay cuối cùng theo ý bạn nói. Còn tính tổn thất tại tất cả miệng gió thì dùng để làm gì.
Hệ số nhám bề mặt khoảng 3.0 (roughness), từ đó dùng công thức tính tổn thất đường ống dựa vào hệ số Renoyld
Công thức này có thể tính cho bất cả lưu chất nào, ống gió hay ống nước đều vô tư
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hi bạn,

Bạn nên tập trung vào chủ đề chính, chứ không đọc kỹ dẫn tới trả lời sai lệch rồi.

Thân,

Tất nhiên là tính tổn thất tại miệng gió xa nhất hay cuối cùng theo ý bạn nói. Còn tính tổn thất tại tất cả miệng gió thì dùng để làm gì.
Hệ số nhám bề mặt khoảng 0.3 (roughness), từ đó dùng công thức tính tổn thất đường ống dựa vào hệ số Renoyld
Công thức này có thể tính cho bất cả lưu chất nào, ống gió hay ống nước đều vô tư
 
Hi bạn,

Bạn nên tập trung vào chủ đề chính, chứ không đọc kỹ dẫn tới trả lời sai lệch rồi.

Thân,

Chủ đề này cũng có nêu lên vấn đề tính cột áp của quạt, có cái gì sai ở đây hả bạn
Còn vấn đề đầu tiên quá đơn giản không cần phải giải thích
 
Chủ đề này cũng có nêu lên vấn đề tính cột áp của quạt, có cái gì sai ở đây hả bạn
Còn vấn đề đầu tiên quá đơn giản không cần phải giải thích

Hi bạn,

Vấn đề đơn giản với bạn, còn với người khác như mình thì chưa rõ vấn đề,
Bạn có thể chia sẻ cơ sở để bảo vệ được vấn đề đưa ra không???

Tks,
 
Tất nhiên là tính tổn thất tại miệng gió xa nhất hay cuối cùng theo ý bạn nói. Còn tính tổn thất tại tất cả miệng gió thì dùng để làm gì.
Hệ số nhám bề mặt khoảng 0.3 (roughness), từ đó dùng công thức tính tổn thất đường ống dựa vào hệ số Renoyld
Công thức này có thể tính cho bất cả lưu chất nào, ống gió hay ống nước đều vô tư
Thế bạn có thể nói rõ là cách tính của bạn quy định trong tiêu chuẩn nào, mục nào không? Nói suông không có hiệu lực bạn à, phải có dẫn chứng cụ thể. Còn cách tính của mình ( tính tất cả các miệng gió) thì bạn chỉ cần vào google gõ " how to calculate for staircase pressurization fan" thì rất nhiều kết quả hiển thị và chỉ cách tính như mình, chỉ là họ không nói rõ là theo tiêu chuẩn nào thôi. Mình đã đọc 2, 3 lần các tiêu chuẩn như BS 5588-4-1998 hay BS EN 12101-6-2005 thì nó chỉ hướng dẫn cách tính lưu lượng, không chỉ cách tính cột áp. Còn tiêu chuẩn ASHRAE 2011 thì trên 1100 trang mình không biết phải tìm chỗ nào cả.
 
Đọc phần này trong ASHRAE, nó hướng dẫn chi tiết làm sao tính.
Chứ cope các Spreadsheet ở trên mạng về chỉ thấy kết quả mà không biết thông số từ đâu ra
Link : https://app.box.com/s/pl035s98naq83yf45j9qp29brbsbq4fh
Để tính tổn thất thì dùng công thức Darcy and Colebrook mà tính.
Còn vài bạn chưa hiểu vấn đề hay nghĩ chưa tới đã nhào zô móc rồi. Về nhà luyện công thêm đi nhá !
 
Đọc phần này trong ASHRAE, nó hướng dẫn chi tiết làm sao tính.
Chứ cope các Spreadsheet ở trên mạng về chỉ thấy kết quả mà không biết thông số từ đâu ra
Link : https://app.box.com/s/pl035s98naq83yf45j9qp29brbsbq4fh
Để tính tổn thất thì dùng công thức Darcy and Colebrook mà tính.
Còn vài bạn chưa hiểu vấn đề hay nghĩ chưa tới đã nhào zô móc rồi. Về nhà luyện công thêm đi nhá !
Ok, thanks bạn mình sẽ nghiên cứu.
 
Back
Bên trên