Thảo luận CÁC TRƯỜNG PHÁI SALES DỰ ÁN PHỔ BIẾN Ở VN

uPVC HDPE PPR 01633246246

Thành Viên [LV 0]
Chưa có nhiều kinh nghiệm lắm nhưng xin được chia sẻ 1 số kinh nghiệm mà em gặp phải trong quá trình làm việc. Các loại gạch đá cứ thoải mái ném ạ.
I. Sales phát tờ rơi – Lính tuyên truyền
Tổng quát: Đây là sales cơ bản nhất, nguyên tắc của các bạn ấy thường là: Càng nhiều càng tốt, và quảng cáo ở bất kỳ đâu, KPI của các bạn ấy thường là 50-100 bài post mỗi ngày. Nội dung thường soạn sẵn chỉ coppy pase. Khá đơn giản phải không nào?
Ưu điểm: Các bạn mới ra trường. Phù hợp với các sản phẩm mới, có ưu điểm vượt trội về tính năng và giá. Phù hợp với chiến lược tăng like, seo. Phù hợp với nhóm vật tư vật liệu, sản phẩm đóng gói sẵn, ít tính kỹ thuật và chất xám.
Nhược điểm: Dễ tạo sự phản cảm, không có chiều sâu với khách hàng, tăng like thì tốt nhưng hiệu quả PR kém. Đối với B2B làm càng lâu càng dễ mất hình ảnh. Tôi có mấy cha hay quảng cáo, thỉnh thoảng gọi mình chả thèm nghe máy, vì biết rằng nghe là sẽ mất thời gian – Sorry anh em nhưng thật lòng cũng hơi phiền!
II. Sales giáp công. Tổng quát: Là sales thiện chiến hơn, có khả năng bắn liên thanh tốt, có khả năng hẹn gặp KH nhanh nhẹn, xuống công trường check rất nhanh, các kỹ năng cơ bản khá ổn. Thường là sales đã có 1 -2 năm kinh nghiệm. Sales này thường luôn luôn bận rộn.
Ưu điểm: Phù hợp với sales dự án, các sản phẩm tầm trung và tầm thấp, sản phẩm đã phổ biến trên thị trường, chủ yếu cạnh tranh nhau về giá.
Nhược điểm: Khó áp dụng cho sản phẩm mới, nhiều tính kỹ thuật, các sản phẩm đắt tiền.
III. Sales lính bắn tỉa. Tổng quát: Là sales không thích lộ diện lúc bình thường, đa số toàn thấy ăn với chơi, chả thấy làm lúc nào. Thậm chí mới gặp còn không nghĩ ông này là sales. Các kỹ năng mềm bình thường, ít nói. Cơ bản là cảm giác hơi trầm.
Ưu điểm: Thường hay đào bới sâu về kỹ thuật sản phẩm, có thế mạnh tư vấn, chốt sales. Hiệu suất sát thương cao, tiết kiệm đạn dược, an toàn cho công ty. Ít phát ngôn bừa. Phù hợp các sản phẩm cao cấp, đắt lè lưỡi, hoặc dùng trong các trường hợp đặc thù.
Nhược điểm: Không làm đc quá nhiều khách cùng 1 lúc, phải trải qua ít nhất 5 năm kinh nghiệm mới ổn ổn. Thường là sales của các hãng lớn oánh các dự án tập trung cao cấp.
IV. Sales tên lửa đạn đạo Phần này xin để các anh em tự viết. Em mới chỉ học đến bài III thôi! Mối quan hệ biện chứng giữa SALES, SẾP, Sản Xuất, Kế Toán: Có thể tổng kết là: PHẢI ĂN Ở TỐT! Đối nội mới chứng tỏ đẳng cấp của Sales – Một chuyên gia giấu tên cho biết! Giả sử bạn đi tiếp khách – Kế toán báo hết tiền, Bạn đã ký hợp đồng, nhà máy báo SX không kịp? Chúng ta phải làm sao? Quá khó. Sales là chiến binh trên chiến trường, Sếp là máy bay do thám bay ở bên trên, Sếp có thế mạnh nắm tổng quát chiến trường, sales có thế mạnh bám sát tình hình thực tiễn. Một công ty mà có bộ Sales + Sếp phối hợp với nhau ăn ý thì có thể lũng đoạn công ty, vô cùng đáng sợ. Một số sales nghĩ mình giỏi làm việc độc lập tuy có thể có những chiến thắng đơn lẻ, nhưng khó đạt được tính tổng thể. Sếp mà không sát sao cùng sales thì không có hướng đúng để đi, hay trượt dự án. Tuyệt đối không nên để cho sếp cũng làm sales ( Sếp cũng phải chịu doanh thu) Như vậy sẽ sinh ra tâm lý đề phòng nội bộ. Công ty sẽ không có bộ bán hàng mạnh. Sếp không có khả năng nắm bắt tổng quát thì ko đáng làm sếp, lúc ấy sales phải tự nắm bắt cả chiến trường, bao gồm cả cài cắm gián điệp bên Khách Hàng thậm chí cả đối thủ, Khi sales đã có tầm nhìn tổng quát rồi nên mạnh dạn lên sếp. Đa số các công ty có bộ phận kinh doanh không ổn định là do người Việt tính hay tham bát bỏ mâm, không thấy cái lợi tổng thể, hoặc không chịu đưa cái khó của mình ra để có sự chia sẻ giữa sales và sếp. Các cuộc chia tay thường kết thúc trong bạo lực và hận thù….. Tuy nhiên hãy nhìn cả quá trình làm việc với nhau. Sales đã bán đc thì kiểu gì sếp cũng có thưởng, và để bán đc hàng thì Sếp cũng đào tạo sales khá nhiều. Nói theo Nguyễn Ngọc Ngạn thì: Dù sao cũng là 1 đoạn ân tình! Cuộc sống mỗi người là trăm năm, chuyện Thịnh – Suy – Ly – Hợp có lẽ cũng là chuyện bình thường, nên nhìn tiếp về phía trước mà phấn đấu. Đã là sales hãy cứ chơi với nhau, có dự án lợi ích hợp lý thì làm tiếp, ko hợp thì thôi, không nên mất chì rồi mất thêm cả chài nữa, đấy là cách hành xử không thông minh. Chuyện viết đã dài, lần sau rảnh lại viết tiếp!
 
Chưa có nhiều kinh nghiệm lắm nhưng xin được chia sẻ 1 số kinh nghiệm mà em gặp phải trong quá trình làm việc. Các loại gạch đá cứ thoải mái ném ạ.
I. Sales phát tờ rơi – Lính tuyên truyền
Tổng quát: Đây là sales cơ bản nhất, nguyên tắc của các bạn ấy thường là: Càng nhiều càng tốt, và quảng cáo ở bất kỳ đâu, KPI của các bạn ấy thường là 50-100 bài post mỗi ngày. Nội dung thường soạn sẵn chỉ coppy pase. Khá đơn giản phải không nào?
Ưu điểm: Các bạn mới ra trường. Phù hợp với các sản phẩm mới, có ưu điểm vượt trội về tính năng và giá. Phù hợp với chiến lược tăng like, seo. Phù hợp với nhóm vật tư vật liệu, sản phẩm đóng gói sẵn, ít tính kỹ thuật và chất xám.
Nhược điểm: Dễ tạo sự phản cảm, không có chiều sâu với khách hàng, tăng like thì tốt nhưng hiệu quả PR kém. Đối với B2B làm càng lâu càng dễ mất hình ảnh. Tôi có mấy cha hay quảng cáo, thỉnh thoảng gọi mình chả thèm nghe máy, vì biết rằng nghe là sẽ mất thời gian – Sorry anh em nhưng thật lòng cũng hơi phiền!
II. Sales giáp công. Tổng quát: Là sales thiện chiến hơn, có khả năng bắn liên thanh tốt, có khả năng hẹn gặp KH nhanh nhẹn, xuống công trường check rất nhanh, các kỹ năng cơ bản khá ổn. Thường là sales đã có 1 -2 năm kinh nghiệm. Sales này thường luôn luôn bận rộn.
Ưu điểm: Phù hợp với sales dự án, các sản phẩm tầm trung và tầm thấp, sản phẩm đã phổ biến trên thị trường, chủ yếu cạnh tranh nhau về giá.
Nhược điểm: Khó áp dụng cho sản phẩm mới, nhiều tính kỹ thuật, các sản phẩm đắt tiền.
III. Sales lính bắn tỉa. Tổng quát: Là sales không thích lộ diện lúc bình thường, đa số toàn thấy ăn với chơi, chả thấy làm lúc nào. Thậm chí mới gặp còn không nghĩ ông này là sales. Các kỹ năng mềm bình thường, ít nói. Cơ bản là cảm giác hơi trầm.
Ưu điểm: Thường hay đào bới sâu về kỹ thuật sản phẩm, có thế mạnh tư vấn, chốt sales. Hiệu suất sát thương cao, tiết kiệm đạn dược, an toàn cho công ty. Ít phát ngôn bừa. Phù hợp các sản phẩm cao cấp, đắt lè lưỡi, hoặc dùng trong các trường hợp đặc thù.
Nhược điểm: Không làm đc quá nhiều khách cùng 1 lúc, phải trải qua ít nhất 5 năm kinh nghiệm mới ổn ổn. Thường là sales của các hãng lớn oánh các dự án tập trung cao cấp.
IV. Sales tên lửa đạn đạo Phần này xin để các anh em tự viết. Em mới chỉ học đến bài III thôi! Mối quan hệ biện chứng giữa SALES, SẾP, Sản Xuất, Kế Toán: Có thể tổng kết là: PHẢI ĂN Ở TỐT! Đối nội mới chứng tỏ đẳng cấp của Sales – Một chuyên gia giấu tên cho biết! Giả sử bạn đi tiếp khách – Kế toán báo hết tiền, Bạn đã ký hợp đồng, nhà máy báo SX không kịp? Chúng ta phải làm sao? Quá khó. Sales là chiến binh trên chiến trường, Sếp là máy bay do thám bay ở bên trên, Sếp có thế mạnh nắm tổng quát chiến trường, sales có thế mạnh bám sát tình hình thực tiễn. Một công ty mà có bộ Sales + Sếp phối hợp với nhau ăn ý thì có thể lũng đoạn công ty, vô cùng đáng sợ. Một số sales nghĩ mình giỏi làm việc độc lập tuy có thể có những chiến thắng đơn lẻ, nhưng khó đạt được tính tổng thể. Sếp mà không sát sao cùng sales thì không có hướng đúng để đi, hay trượt dự án. Tuyệt đối không nên để cho sếp cũng làm sales ( Sếp cũng phải chịu doanh thu) Như vậy sẽ sinh ra tâm lý đề phòng nội bộ. Công ty sẽ không có bộ bán hàng mạnh. Sếp không có khả năng nắm bắt tổng quát thì ko đáng làm sếp, lúc ấy sales phải tự nắm bắt cả chiến trường, bao gồm cả cài cắm gián điệp bên Khách Hàng thậm chí cả đối thủ, Khi sales đã có tầm nhìn tổng quát rồi nên mạnh dạn lên sếp. Đa số các công ty có bộ phận kinh doanh không ổn định là do người Việt tính hay tham bát bỏ mâm, không thấy cái lợi tổng thể, hoặc không chịu đưa cái khó của mình ra để có sự chia sẻ giữa sales và sếp. Các cuộc chia tay thường kết thúc trong bạo lực và hận thù….. Tuy nhiên hãy nhìn cả quá trình làm việc với nhau. Sales đã bán đc thì kiểu gì sếp cũng có thưởng, và để bán đc hàng thì Sếp cũng đào tạo sales khá nhiều. Nói theo Nguyễn Ngọc Ngạn thì: Dù sao cũng là 1 đoạn ân tình! Cuộc sống mỗi người là trăm năm, chuyện Thịnh – Suy – Ly – Hợp có lẽ cũng là chuyện bình thường, nên nhìn tiếp về phía trước mà phấn đấu. Đã là sales hãy cứ chơi với nhau, có dự án lợi ích hợp lý thì làm tiếp, ko hợp thì thôi, không nên mất chì rồi mất thêm cả chài nữa, đấy là cách hành xử không thông minh. Chuyện viết đã dài, lần sau rảnh lại viết tiếp!
chia sẻ tâm huyết đấy anh !
 
Back
Bên trên