Công Nghiệp (Miễn Phí) Hổ trợ - Tư Vấn - Công việc liên quan Nhiệt - Điện lạnh

Trí Lê

Thành Viên [LV 0]
(Miễn Phí) Hổ Trợ - Tư Vấn, Thiết Kế - Các Công Việc Liên Quan đến Nhiệt và Điện Lạnh.

Chào Mọi Người,

Mình là Kỹ Sư Cơ Khí, Nhưng GIa Đình có truyền thống về Nghề Lạnh (Từ thời ông nội, đến bà và anh hai của mình. điều là kỹ sư nhiệt - điện lạnh) và bản thân mình cũng từng làm cho Cty điện lạnh 1 thời gian.

Năm nay mua dịch Covid-19 nên rãnh rổi và mình cũng mới chuyển công tác mới (quỹ thời gian cũng hơi nhiều).
Theo như mình biết, thì đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thường họ không có đội ngũ chuyên môn về nhiệt lạnh. Để ôn lại kiến thức về lạnh, Vì lậy mình mới lập ra Topic này. Với mong muốn chia sẻ và giúp đỡ cho Những ai cần (thật sự cần). Những ai không có nhu cầu xin làm ơn đừng chọc phá.

Nếu bạn có nhu cầu thì hãy liên lạc với mình: Email: [email protected] Zalo: O938223593


Nếu bạn đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh hay cải tạo nâng cấp phân xưởng sản xuất... hoặc gặp sự cố ở các Hệ Thông hiện hữu (đã đầu tư) liên quan đến Nhiệt - Điện Lạnh thì mình sẽ giúp đỡ "hoàn toàn miễn phí, không tư lợi"

A. Đối với những công việc đầu tư mới, như:
- Điều hòa không khí nhà xưởng, phòng sạch...

- Hệ Thống Chiller trung tâm "Chiller sử dụng môi chất lạnh NH3"

- Kho lạnh, Kho Đông, Hầm Đông, IQF, Cối đá vảy...

- Giải nhiệt làm lạnh nước công nghiệp

- Trạm bơm nước trung tâm "tính toán lựa chọn bơm và đường ống..."

Mình sẽ tư vấn giúp bạn: Tính toán công suất "tải lạnh", Lập bản vẽ nguyên lý, đề xuất lựa chọn thuyết bị, lập khái toán sơ bộ.....

B. Đối với những sự cố hiện hữu:
Mình sẽ giúp bạn xem xét đánh giá và tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

Sau đây là 1 vài thông tin mà mình đã hổ trợ giúp đỡ cho một vài anh chị (các cty nghành chế biến Nông và thủy sản)
 

Đính kèm

  • 2. HỆ THỐNG NH3 - 2 Cấp.dwg
    3.7 MB · Xem: 122
  • 3.HỆ THỐNG NH3 - 1 Cấp.dwg
    2.8 MB · Xem: 138
  • 4. HỆ THỐNG NH3 - 1 Cấp ECO.dwg
    5.1 MB · Xem: 136
  • 5. Bảng Tính Tải Phòng Sạch Nhà Máy Sữa Đà Nẵng.pdf
    136.4 KB · Xem: 188
  • 8. Phòng Ủ Chuối ThaCo.zip
    1.6 MB · Xem: 152
  • 9. Hệ Nước Lạnh - Chiler Trane.dwg
    529.3 KB · Xem: 140
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn Trí Lê có kiến thức thật đa dạng, tổng hợp. Ở đây mình chỉ xin có 1 ý kiến nhỏ trao đổi với Bạn về Cách mà Bạn tính Phụ tải lạnh ĐHKK trong đó có phần tính cho Thành phần Gió tươi OA. Tông Phụ tải cần tính với mục đích chính là để chọn Thiết bị xử lý AHU, vì thế nếu tính chi li Phụ tải đối với TB xử lý phải căn cứ theo chênh lệch Trạng thái và Lưu lượng của Không khí đi vào (trước - OnCoil)và đi ra (sau - OffCoil) của TB lạnh. Còn nếu tính theo quan niệm coi Hệ thống gió (Phòng ĐH và TB xử lý làm lạnh) là 1 Hệ thống kín có Cân bằng Nhiệt Ẩm riêng rẽ thì phải quy đổi Phụ tải Gió tươi OA thành ra Phụ tải đối với riêng của Phòng ĐH cơ. Lúc bấy giờ Phụ tải Gió tươi (đối với Hệ thống) sẽ phải tính theo CT: QOA= GOA.∆I hay QOA(S)= GOA.C.∆t và QOA(L)= GOA.r.∆d trong đó là Chênh lệch Trạng thái Năng lượng (t,d) của Không khí trao đổi giữa 2 Môi trường KK trao đổi là KK ngoài trời OA và KK đại diện trong Hệ thống - tức Phòng ĐH IA (chứ không phải với KK OffCoil SA đi ra khỏi Thiết bị AHU). Trong Thí dụ áp dụng Phòng rót sữa 1 của Bạn có các số liệu cụ thể là SA(t=14C,d=0.009468kgH20/kgKKk), còn IA theo Yêu cầu cho trước(t=20C,d=...) có Chênh lệch Trạng thái Năng lượng ∆ khá xa dẫn tới có sự khác biệt về CS tính toán cho Thành phần Gió tươi này, và từ đó là CS tính toán cho cả Thiết bị xử lý AHU. Tính toán CS cho Gió tươi của Bạn dựa theo Trạng thái KK SA chắc chắn là đủ, thậm chí là dư CS nữa là đằng khác. Nếu ít thì được nhưng nếu dư quá thì có nên không? Bạn vui lòng tham khảo lại ý kiến này của mình. Còn một điều nữa, là mình chưa rõ quy trình của Bạn tính toán làm sao ra được Trạng thái Gió cấp SA (t=14C,d= 0.009468kgH20/kgKKk)để đưa vào tính toán CS... Thông thường để có được Số liệu Trạng thái này 1 cách tối ưu mình thường phải dùng Phần mềm chuyên dụng để tổng hợp các Số liệu đầu vào (phụ thuộc Thời gian) mới có được. Trong trường hợp tính tay sơ bộ để tìm CS đầu tư Thiết bị, như cách mình trình bày, thì dựa trên Số liệu KK Phòng IA có sẵn theo yêu cầu, chỉ việc lắp vào tính thôi! Note: nhân tiện xin chỉ giáo giùm cách tính của bạn ra giá trị Thời gian đạt áp T=4s và Hệ số rò rỉ Lưu lượng KK Lc= 55%. Xin Cảm ơn Bạn.

Để trả lời bạn vì sao Delta của OA và SA tại sao cao (khoản t=14 độ).
Đề bài yêu cầu phòng 28độ C, ẩm cao nhất là 65%. vì vậy độ ẩm của gió sau giải nhiệt phải tương đương hoặc thấp hơn.
ứng với nhiệt 28độ C và ẩm 65% thì cần phải tách ra 1 lượng ẩm tương đương với điểm sương như hình bên dưới. nhưng trên thực tế thì ẩm sau dàn bay hơi không bao giờ là 100% (khoản 90~ 95%)

upload_2020-10-6_15-2-4.png


Còn bạn muốn biết được lưu lượng gió trao đổi đối với phòng điều hòa để đạt áp suất dương thì bạn xem tài liệu này và kết hợp với các tiêu chuẩn mà phòng sạch áp dụng nhé.

bạn muốn làm được bảng tính độ ẩm như mình thì bạn xem công trình khoa học của thầy sơn (đính kèm)

Kết quả bảng tính của mình nếu bạn dùng phần mềm Trane 700 hoặc danfoss sẽ cho ra kết quả như nhau.
 

Đính kèm

  • kupdf.net_technical-bulletin-calculation-of-room-pressure.pdf
    141.6 KB · Xem: 179
  • XÂY DỰNG TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘ ẨM KK.pdf
    651.7 KB · Xem: 487
Bài tính tải phòng sạch trên là bài toán nghịch. Từ lưu lượng gió tuần hoàn mình tính lại công suất lạnh. Vì hiện tại nhà thầu họ làm mà phòng không mát. CS lạnh thiếu quá trời.
 
Chào Bạn Trí Lê. Cảm ơn Bạn đã phản hồi. Hiện mình chưa có Thời gian đọc kỹ Bài viết của Bạn. Tuy nhiên có vài ý xin trao đổi trước với Bạn:
1- Mình chưa rõ lắm về Cách dùng từ (tiếng Việt) của Bạn. Thí dụ như là: "không khí đang xét (28C,65%)" của Bạn là KK Phòng hay KK hòa trộn Mixing (OnCoil) đi vào dàn Coil AHU? Cũng vậy - "gió sau giải nhiệt" có phải là KK (OffCoil)(=SA) đi ra khỏi dàn Coil AHU (như vẫn hay dùng) hay không? hay là bạn viết "tách ra 1 lượng ẩm tương đương với điểm sương..." nghĩa là sao hả Bạn?!!!
2- Tập trung vào Đề tài mình đang trao đổi ở đây là Cách tính toán Ảnh hưởng đến Phụ tải lạnh của việc Thông gió, cụ thể là Thành phần Phụ tải do Gió tươi đối với Tổng Phụ tải chung của cả Hệ thống gió, tức là liên quan đến CS lạnh tính toán của Thiết bị xử lý AHU. Thế thì mình phải căn cứ vào Chênh lệch Trạng thái (t,d) hay Enthalpy h của KK ở Đầu vào và ra của Dàn Coil AHU, và phân tích định lượng sự liên quan với Trạng thái Gió tươi OA đưa vào để mà tính toán. Vấn đề mấu chốt mình muốn trao đổi với Bạn là Cách tính CS của Bạn dựa trên Chênh lệch Trạng thái ∆ phải cho phù hợp tùy theo góc độ Mô hình phân tích: * Một là theo ∆= (OnCoil MA - OffCoil SA) giữa 2 đầu của TB xử lý KK AHU khi xem xét đến TB AHU thôi. * Hai là ∆= (OA-IA) giữa KK của Môi trường ngoài và Nội bộ Hệ thống không khi Phòng. (Xin phép ghi chú lại vào Bảng tính của Bạn để minh họa ý của mình)
Mình thấy cách tính của Bạn dựa theo Độ chênh lệch ∆ giữa(OA-SA) như ∆= (tHOT - tCOOL)= (tOA-tSA)= 35-14= 21C có vẻ như không hợp lý. Nếu Bạn thấy quan tâm, Mình sẽ tìm lại vài Dẫn chứng trong Tài liệu Giáo khoa kinh điển cho Bạn tham khảo.
3- Trong Bài toán thực tế, Phụ tải Gió tươi Thông gió cũng chỉ chiếm 1 phần trong Tổng Phụ tải của Hệ thống. Nếu tính toán dư thừa quá Phụ tải này, nhất là đối với những Ứng dụng cần có tỷ lệ Gió tươi Thông gió nhiều (như cần để tạo áp Phòng có Độ sạch cao) sẽ làm tăng cao (không cần thiết) Tổng CS lạnh và Chi phì (đầu tư ban đầu cũng như vận hành lâu dài).
upload_2020-10-7_13-27-15.png
 
- bảng tính của mình riêng về tải không khí thì có 2 phần. Phần không khí tươi và phần không khí hồi.
- Phần nhiệt hiện là phần nhiệt dùng để làm lạnh khi khí
- phần nhiệt ẩn là phần nhiệt cần thiết để tách ẩm.
hwe chính là độ chênh lệch enthapy của hơi ẩm trước và sau khi bị ngưng tụ. hay còn gọi là năng lương cần thiết để khơi nước chuyển thành lỏng ở trong điều kiện áp suất nhiệt độ.
 
Bạn vui lòng xem lại cách dùng Từ ngữ trong Văn phong Kỹ thuật cho chuẩn xác nhé. Bạn nói " hwe chính là độ chênh lệch enthapy của hơi ẩm trước và sau khi bị ngưng tụ" là theo ý nghĩa quy định về Ký hiệu của Bạn. Nhưng nó lại không khớp với cách Bạn sử dụng ký hiệu (và Đại lượng) đó trong Công thức tính Nhiệt ẩn của Bạn:

Qlh=ρ.G.hWE.dw. Trong Công thức này hWE mang ý nghĩa là Ẩn nhiệt chuyển pha (hóa hơi hay ngưng tụ) của nước chứ không phải là Độ chênh lệch Enthalpy của Không khí Bạn nhé. Cái quan trọng không phải là Ký hiệu mà là ý nghĩa và cách áp dụng chuẩn xác của Ký hiệu vào trong từng Công thức ứng dụng. Bạn ạ.
 
Bạn vui lòng xem lại cách dùng Từ ngữ trong Văn phong Kỹ thuật cho chuẩn xác nhé. Bạn nói " hwe chính là độ chênh lệch enthapy của hơi ẩm trước và sau khi bị ngưng tụ" là theo ý nghĩa quy định về Ký hiệu của Bạn. Nhưng nó lại không khớp với cách Bạn sử dụng ký hiệu (và Đại lượng) đó trong Công thức tính Nhiệt ẩn của Bạn:

Qlh=ρ.G.hWE.dw. Trong Công thức này hWE mang ý nghĩa là Ẩn nhiệt chuyển pha (hóa hơi hay ngưng tụ) của nước chứ không phải là Độ chênh lệch Enthalpy của Không khí Bạn nhé. Cái quan trọng không phải là Ký hiệu mà là ý nghĩa và cách áp dụng chuẩn xác của Ký hiệu vào trong từng Công thức ứng dụng. Bạn ạ.

bạn lấy enthapy của hơi nước (trừ) cho Enthapy của nước sau ngưng tụ trong cùng điều kiện áp suất nó chính là hwe.
để biết chính xác bạn tìm hàm trạng thài của nước (R718) bân sẽ rõ.

giống như nước từ lỏng qua rắn hwe trung bình là 334 kj/kg. cái này mình đã nghiên cứu từ hồi rất lâu rồi. cái hàm excel của R718 mình để ở máy tính ở nhà. tối về mình share cho
 
Chào bạn Lê Trí. Cảm ơn bài viết của bạn.
Mình có một vấn đề cần được góp ý của bạn hơn.
Trong phần tính toán đang tranh luận có hai điểm mình đang thắc mắc.
- 1. Nhiệt phát sinh từ động cơ. Không biết các công thức này bạn lấy ở đâu chứ trước giờ mình tính theo Ashrae 2016 chap 21.7 thì hầu như bằng công suất tiêu thụ của động cơ(thường công suất tiêu thụ của quạt tính dựa vào lưu lượng, áp suất, hiệu suất....)
- 2. Mình không thấy nhiệt do sản phẩm mang vào (sữa). Cũng liên quan đến điểm này mà trước giờ mình thắc mắc khi tính trữ đông. Như bạn biết, thời gian làm lạnh ảnh hưởng nhiều vào công suất thiết bị làm lạnh. Nhưng thời gian làm lạnh là bao lâu vẫn là câu hỏi. Mục tiêu về thời gian làm lạnh là đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh phát triển vi sinh, nấm mốc. Nhưng mình tìm mãi chưa thấy, moi móc trong HACCP mấy năm nay cũng chưa tìm ra.

Nhờ bạn tư vấn giúp
 
Chào bạn Lê Trí. Cảm ơn bài viết của bạn.
Mình có một vấn đề cần được góp ý của bạn hơn.
Trong phần tính toán đang tranh luận có hai điểm mình đang thắc mắc.
- 1. Nhiệt phát sinh từ động cơ. Không biết các công thức này bạn lấy ở đâu chứ trước giờ mình tính theo Ashrae 2016 chap 21.7 thì hầu như bằng công suất tiêu thụ của động cơ(thường công suất tiêu thụ của quạt tính dựa vào lưu lượng, áp suất, hiệu suất....)
- 2. Mình không thấy nhiệt do sản phẩm mang vào (sữa). Cũng liên quan đến điểm này mà trước giờ mình thắc mắc khi tính trữ đông. Như bạn biết, thời gian làm lạnh ảnh hưởng nhiều vào công suất thiết bị làm lạnh. Nhưng thời gian làm lạnh là bao lâu vẫn là câu hỏi. Mục tiêu về thời gian làm lạnh là đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh phát triển vi sinh, nấm mốc. Nhưng mình tìm mãi chưa thấy, moi móc trong HACCP mấy năm nay cũng chưa tìm ra.

Nhờ bạn tư vấn giúp

Nhiệt sinh ra từ động cơ có nhiều tài liệu nói tới, nhưng mỗi tài liệu mỗi khác. mình thì tâm đắc với cách tính của www.engineeringtoolbox.com . Công suất động cơ gồm 2 phần, 1 phần sinh công, 1 phần là sinh nhiệt. Cái bạn nói là cách tính công cần thiết "cũng chính là công suất của động cơ" ví dụ như nước thì tính công suất động cơ bơm nước như dưới
upload_2020-10-7_15-17-3.png


vì sữa lúc chiết rót bản thân nó đã lạnh rồi nên mình bỏ qua nhiệt từ sữa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bạn lấy enthapy của hơi nước (trừ) cho Enthapy của nước sau ngưng tụ trong cùng điều kiện áp suất nó chính là hwe.
để biết chính xác bạn tìm hàm trạng thài của nước (R718) bân sẽ rõ.

giống như nước từ lỏng qua rắn hwe trung bình là 334 kj/kg. cái này mình đã nghiên cứu từ hồi rất lâu rồi. cái hàm excel của R718 mình để ở máy tính ở nhà. tối về mình share cho
Dear bạn
Mình chỉ muốn khuyên bạn sử dụng những Thuật ngữ đang dùng Phổ biến trong các Tài liệu giáo khoa để Anh Em dễ hiểu và theo dõi. Ký hiệu hWE (kJ/kg) trong Công thức bạn dùng, về mặt ý nghĩa, người ta vẫn gọi là Ẩn nhiệt hóa hơi hay ngưng tụ r của Nước. Gía trị trung bình của nó ở tại Dải AS Khí quyển và Nhiệt độ Công tác thông thường của ứng dụng ĐHKK vào khoảng 2500 kJ/kg cho dễ nhớ.
Tuy nhiên chủ đề chính muốn trao đổi với bạn ở đây là về Công thức tính cho Phụ tải Thông gió: Mình đọc tham khảo trong nhiều tài liệu đưa ra Công thức sau cho Mô hình Hệ thống gió tuần hoàn 1 cấp:
ASHRAE 2001: HVAC Fundamentals. CHAPTER 26: VENTILATION AND INFILTRATION Page: Paragraph 26.9
upload_2020-10-7_19-31-23.png

Và còn trong 1 vài Tài liệu khác nữa. Ở đây người ta tính toán Phụ tải Thông gió dựa trên Độ chênh lệch Thông số giữa KK ngoài trời OA và KK Phòng IA để tính toán. So sánh với cách tính của Bạn dùng là Bạn đang dùng Chênh lệch giữa OA và Không khí SA (là KK OffCoil đi ra khỏi Coil) có mức Năng lượng thấp hơn nhiều. Điều này dẫn đến Kết quả Phụ tải Thông gió của Bạn tính ra sẽ lớn hơn so với Tài liệu này. Mức độ chênh lệch tính toán Phụ tải sẽ lại càng lớn khi mà Lưu lượng Gió tươi yêu cầu càng lớn và Phụ tải Gió tươi sẽ chiếm 1 tỷ lệ cao trong Tổng Phụ tải Nhiệt Ẩm của cả Hệ thống, như là với các Ứng dụng ĐHKK cho Phòng sạch có Cấp độ sạch cao. Mong rằng Bạn xem xét lại về Cách tính Phụ tải Thông gió mình trích dẫn này có hợp lý không a. Xin cảm ơn
 
Dear bạn
Mình chỉ muốn khuyên bạn sử dụng những Thuật ngữ đang dùng Phổ biến trong các Tài liệu giáo khoa để Anh Em dễ hiểu và theo dõi. Ký hiệu hWE (kJ/kg) trong Công thức bạn dùng, về mặt ý nghĩa, người ta vẫn gọi là Ẩn nhiệt hóa hơi hay ngưng tụ r của Nước. Gía trị trung bình của nó ở tại Dải AS Khí quyển và Nhiệt độ Công tác thông thường của ứng dụng ĐHKK vào khoảng 2500 kJ/kg cho dễ nhớ.
Tuy nhiên chủ đề chính muốn trao đổi với bạn ở đây là về Công thức tính cho Phụ tải Thông gió: Mình đọc tham khảo trong nhiều tài liệu đưa ra Công thức sau cho Mô hình Hệ thống gió tuần hoàn 1 cấp:
ASHRAE 2001: HVAC Fundamentals. CHAPTER 26: VENTILATION AND INFILTRATION Page: Paragraph 26.9
View attachment 29091
Và còn trong 1 vài Tài liệu khác nữa. Ở đây người ta tính toán Phụ tải Thông gió dựa trên Độ chênh lệch Thông số giữa KK ngoài trời OA và KK Phòng IA để tính toán. So sánh với cách tính của Bạn dùng là Bạn đang dùng Chênh lệch giữa OA và Không khí SA (là KK OffCoil đi ra khỏi Coil) có mức Năng lượng thấp hơn nhiều. Điều này dẫn đến Kết quả Phụ tải Thông gió của Bạn tính ra sẽ lớn hơn so với Tài liệu này. Mức độ chênh lệch tính toán Phụ tải sẽ lại càng lớn khi mà Lưu lượng Gió tươi yêu cầu càng lớn và Phụ tải Gió tươi sẽ chiếm 1 tỷ lệ cao trong Tổng Phụ tải Nhiệt Ẩm của cả Hệ thống, như là với các Ứng dụng ĐHKK cho Phòng sạch có Cấp độ sạch cao. Mong rằng Bạn xem xét lại về Cách tính Phụ tải Thông gió mình trích dẫn này có hợp lý không a. Xin cảm ơn

Mình là dân cơ khí. Vì yêu thích nghiên cứu rồi tự tìm tài liệu hoặc mua tài liệu và nghiên cứu, chứ không có thông qua trường lớp. Cho nên đôi khi sử dụng ký hiệu nó không đúng.

Về đúng sai thì mình không dám nói họ sai. Riêng mình tính ra thì không bao giờ nhân kết quả cho hệ số an toàn. Và đối chiếu với phần mềm danfoss thì kết quả mình gần đúng với họ.
Trong tính toán thì mình không bao giờ dùng about... Hay làm tròn số.
Cái cách tính của họ bỏ qua áp suất là không thể áp dụng được khi bạn lên đà lạt. Mình có tính tải cho phòng rót của đà lạt milk. Cao hơn nước biển 800m
 
Chào bạn Lê Trí. Cảm ơn bài viết của bạn.
Mình có một vấn đề cần được góp ý của bạn hơn.
Trong phần tính toán đang tranh luận có hai điểm mình đang thắc mắc.
- 1. Nhiệt phát sinh từ động cơ. Không biết các công thức này bạn lấy ở đâu chứ trước giờ mình tính theo Ashrae 2016 chap 21.7 thì hầu như bằng công suất tiêu thụ của động cơ(thường công suất tiêu thụ của quạt tính dựa vào lưu lượng, áp suất, hiệu suất....)
- 2. Mình không thấy nhiệt do sản phẩm mang vào (sữa). Cũng liên quan đến điểm này mà trước giờ mình thắc mắc khi tính trữ đông. Như bạn biết, thời gian làm lạnh ảnh hưởng nhiều vào công suất thiết bị làm lạnh. Nhưng thời gian làm lạnh là bao lâu vẫn là câu hỏi. Mục tiêu về thời gian làm lạnh là đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh phát triển vi sinh, nấm mốc. Nhưng mình tìm mãi chưa thấy, moi móc trong HACCP mấy năm nay cũng chưa tìm ra.

Nhờ bạn tư vấn giúp
Mình chỉ xin chia sẻ về Vấn đề Khái niệm Thời gian làm lạnh trong Tính toán Công suất Lạnh cần đầu tư. Mình đã bị vướng nên buộc phải phải tìm hiểu về Vấn đề này từ lâu rồi. Xin chia sẻ chút hiểu biết và kinh nghiệm tính toán với Bạn. Trong khuôn khổ có hạn mình chỉ xin trao đổi mang tính Định tính mà thôi.
Trong Mảng Đông lạnh thường chia làm 2 Bài toán Tính toán TK là cho Yêu cầu Cấp đông (làm lạnh Sản phẩm theo Mẻ hàng) và Yêu cầu Trữ lạnh (chỉ duy trì Trạng thái Tồn trữ theo yêu cầu). Ngoài ra còn 1 Mô hình lai giữa 2 loại trên mà khi tính toán ta hay gặp phải Khái niệm Thời gian làm lạnh Tcooling cần phải xác định cho đúng khi Tính CS Thiết bị Dàn lạnh. Đại lượng Tcooling này, là 1 yêu cầu về Kế hoạch Sản xuất do Khách hàng đưa ra, và chỉ liên quan chủ yếu đến Thành phần Phụ tải lạnh Sản phẩm Product Qproduct mà thôi nhưng nó thường là Thành phần chiếm Tỷ lệ lớn nhất trong Tổng Phụ tải tính toán. Về định nghĩa thì Tcooling= Qproduct/qproduct trong đó qproduct là Phần Công suất lạnh (CS Dàn lạnh) đầu tư dành riêng cho làm lạnh Sản phẩm, còn Qproduct là Năng lượng cần thiết để xử lý làm lạnh (cả Nhiệt hiện và Nhiệt ẩn nếu có) Sản phẩm xuống đến Nhiệt độ tồn trữ yêu cầu. Vấn đề là Bạn, người TK, phải xác định cho đúng, chuẩn xác Năng suất (theo Khối lượng) nhập hàng Sản phẩm cần xử lý, để quy về theo Thời gian Tcooling yêu cầu (là giờ theo Mẻ hàng cho Cấp đông hay Ngày cho Trữ hàng chẳng hạn)thì mới tính đúng được Qproduct và từ đó suy ra qproduct vừa đủ để đáp ứng Nhu cầu Khách hàng (về Tcooling) mà không phải tăng quá dư CS cần đầu tư qproduct .
Có 1 điều thú vị sau 1 TG dài mình mới hiểu ra được. Đó là Khái niệm Thời gian đông lạnh Tprocessing, mình tạm gọi nôm na cho dễ hiểu là Thời gian đáp ứng của Sản phẩm. Đó là khoảng Thời gian (đủ lâu) để cho Sản phẩm cụ thể (về chất liệu, hình dạng, kích thước...) có thể được thay đổi Trạng thái Nhiệt độ từ Nhiệt độ đưa vào xuống đến Nhiệt độ yêu cầu. Gía trị của Tprocessing rất khó tính chính xác, ngoài phụ thuộc vào chính Sản phẩm cụ thể còn phụ thuộc cả Môi trường trao đổi nhiệt và Công nghệ làm lạnh nữa. Theo mình biết ở các nước tiên tiến có cả Viện nghiên cứu (như viện Meet ở Australia và New Zealand) chuyên nghiên cứu để tối ưu hóa về Vấn đề này. Lý do của việc này là ở chỗ: trong tính toán chọn Thông số TG làm lạnh Tcooling, bạn không được chọn Tcooling nhỏ hơn Tprocessing vì cho dù bạn có cố chọn Tcooling thật nhỏ (bằng cách tăng CS Lạnh đầu tư qproduct) nhằm tăng Năng suất xử lý hàng hóa thì Sản phẩm cũng không thể đáp ứng kịp với TG ngắn Tcooling đó. Nói tóm lại, việc xác định được giá trị Tprocessing của từng loại Sản phẩm (chuẩn hóa) cụ thể sẽ giúp ta tối ưu hóa trong việc chọn Thời gian xử lý làm lạnh Tcooling và theo đó là CS Lạnh cần đầu tư qproduct và tiếp theo là qCOOLER.
Ta có thể tìm thấy, trong 1 số Phần mềm hỗ trợ tính CS Lạnh chọn Thiết bị, giá trị tính toán gần đúng của Tprocessing cho 1 số Dạng Sản phẩm phổ biến cụ thể. Lúc trước mình đã từng gặp mà không hiểu ý nghĩa sử dụng của Thông số này!!!

Một vài suy nghĩ muốn chia sẻ với các Bạn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình thừa biết thời bây giờ các phần mêm tính mấy cái này có rất nhiều. Nhưng vì đam mê và muốn biết người ta sử dùng công thức gì để làm ra phần mềm.

Riêng mình thì mình tự làm bảng tính cho riêng mình. Và qua kiểm nghiệm mình thấy nó đúng.

Như dự án đà lạt milk nhà thầu họ tính bằng phầm gì mà CS lạnh ra 40 kw, trong khi mình tính ra đến hơn 70kw.
Và khi họ tìm tới mình là lúc họ vừa thu hồi cả triệu thùn sữa vì ẩm cao gây nhiễm tréo.
 
Mình chỉ xin chia sẻ về Vấn đề Khái niệm Thời gian làm lạnh trong Tính toán Công suất Lạnh cần đầu tư. Mình đã bị vướng nên buộc phải phải tìm hiểu về Vấn đề này từ lâu rồi. Xin chia sẻ chút hiểu biết và kinh nghiệm tính toán với Bạn. Trong khuôn khổ có hạn mình chỉ xin trao đổi mang tính Định tính mà thôi.
Trong Mảng Đông lạnh thường chia làm 2 Bài toán Tính toán TK là cho Yêu cầu Cấp đông (làm lạnh Sản phẩm theo Mẻ hàng) và Yêu cầu Trữ lạnh (chỉ duy trì Trạng thái Tồn trữ theo yêu cầu). Ngoài ra còn 1 Mô hình lai giữa 2 loại trên mà khi tính toán ta hay gặp phải Khái niệm Thời gian làm lạnh Tcooling cần phải xác định cho đúng khi Tính CS Thiết bị Dàn lạnh. Đại lượng Tcooling này, là 1 yêu cầu về Kế hoạch Sản xuất do Khách hàng đưa ra, và chỉ liên quan chủ yếu đến Thành phần Phụ tải lạnh Sản phẩm Product Qproduct mà thôi nhưng nó thường là Thành phần chiếm Tỷ lệ lớn nhất trong Tổng Phụ tải tính toán. Về định nghĩa thì Tcooling= Qproduct/qproduct trong đó là Phần Công suất lạnh (CS Dàn lạnh) đầu tư dành riêng cho làm lạnh Sản phẩm, còn Qproduct là Năng lượng cần thiết để xử lý làm lạnh (cả Nhiệt hiện và Nhiệt ẩn nếu có) Sản phẩm xuống đến Nhiệt độ tồn trữ yêu cầu. Vấn đề là Bạn, người TK, phải xác định cho đúng, chuẩn xác Năng suất (theo Khối lượng) nhập hàng Sản phẩm cần xử lý, để quy về theo Thời gian Tcooling yêu cầu (là giờ theo Mẻ hàng cho Cấp đông hay Ngày cho Trữ hàng chẳng hạn)thì mới tính đúng được Qproduct và từ đó suy ra qproduct vừa đủ để đáp ứng Nhu cầu Khách hàng (về Tcooling) mà không phải tăng quá dư CS cần đầu tư qproduct .
Có 1 điều thú vị sau 1 TG dài mình mới hiểu ra được. Đó là Khái niệm Thời gian đông lạnh Tprocessing, mình tạm gọi nôm na cho dễ hiểu là Thời gian đáp ứng của Sản phẩm. Đó là khoảng Thời gian (đủ lâu) để cho Sản phẩm cụ thể (về chất liệu, hình dạng, kích thước...) có thể được thay đổi Trạng thái Nhiệt độ từ Nhiệt độ đưa vào xuống đến Nhiệt độ yêu cầu. Gía trị của rất khó tính chính xác, ngoài phụ thuộc vào chính Sản phẩm cụ thể còn phụ thuộc cả Môi trường trao đổi nhiệt và Công nghệ làm lạnh nữa. Theo mình biết ở các nước tiên tiến có cả Viện nghiên cứu (như viện Meet ở Australia và New Zealand) chuyên nghiên cứu để tối ưu hóa về Vấn đề này. Lý do của việc này là ở chỗ: trong tính toán chọn Thông số TG làm lạnh Tcooling, bạn không được chọn Tcooling nhỏ hơn Tprocessing vì cho dù bạn có cố chọn Tcooling thật nhỏ (bằng cách tăng CS Lạnh đầu tư qproduct) nhằm tăng Năng suất xử lý hàng hóa thì Sản phẩm cũng không thể đáp ứng kịp với TG ngắn Tcooling đó. Nói tóm lại, việc xác định được giá trị Tprocessing của từng loại Sản phẩm (chuẩn hóa) cụ thể sẽ giúp ta tối ưu hóa Thời gian xử lý làm lạnh Tcooling và theo đó là CS Lạnh cần đầu tư qproduct và tiếp theo là qCOOLER.
Ta có thể tìm thấy, trong 1 số Phần mềm hỗ trợ tính CS Lạnh chọn Thiết bị, giá trị tính toán gần đúng của Tprocessing cho 1 số Dạng Sản phẩm phổ biến cụ thể. Lúc trước mình đã từng gặp mà không hiểu ý nghĩa sử dụng của Thông số này!!!

Một vài suy nghĩ muốn chia sẻ với các Bạn

Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm.
Đúng là mảng đông lạnh phải trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là làm lạnh sản phẩm, giai đoạn sau là lưu trữ.
Ý nghĩa của việc này là để giảm tối đa độ ẩm của sản phẩm, để khi lưu trữ dàn lạnh ít bị đóng tuyết.

CS lạnh giai đoạn cấp đông rất lớn so với giai đoạn lưu trữ.
Còn tốc độ (thời gian làm lạnh) nó phụ thuộc vào kích thước sản phẩm, độ truyền nhiệt của sản phẩm đó... Việc tính toán thời gian đông tính từ tâm của sản phẩm là rất quan trọng.
Cái khó là mình không biết chính xác các thông số của sản phẩm đó.
Ví dụ như đông cá, mỗi loại cá nó có thông số khác nhau nếu đi sâu vào.
Cũng có sách tra các thông số của 1 số sản phẩm. Trên amazon có bán.
 
Mình thừa biết thời bây giờ các phần mêm tính mấy cái này có rất nhiều. Nhưng vì đam mê và muốn biết người ta sử dùng công thức gì để làm ra phần mềm.

Riêng mình thì mình tự làm bảng tính cho riêng mình. Và qua kiểm nghiệm mình thấy nó đúng.

Như dự án đà lạt milk nhà thầu họ tính bằng phầm gì mà CS lạnh ra 40 kw, trong khi mình tính ra đến hơn 70kw.
Và khi họ tìm tới mình là lúc họ vừa thu hồi cả triệu thùn sữa vì ẩm cao gây nhiễm tréo.

Mình đọc kỹ bài viết của bạn mình mới hiểu. Bạn bị lẫn lộn giữa Tcooling và Tproduct.
Tcooling là giây (s) W = J/s
Tproduct là thời gian làm lạnh sản phẩm tính từ tâm sản phẩm. Cái này nó phụ thuộc hệ số truyền nhiệt của sản phẩm và kích thước sản phẩm...
2 cái nó khác nhau mà.

IQF thì Tproduct chính là tốc độ băng tải, Tcooling chính là khối lượng sản phẩm.
 
Mình đọc kỹ bài viết của bạn mình mới hiểu. Bạn bị lẫn lộn giữa Tcooling và Tproduct.
Tcooling là giây (s) W = J/s
Tproduct là thời gian làm lạnh sản phẩm tính từ tâm sản phẩm. Cái này nó phụ thuộc hệ số truyền nhiệt của sản phẩm và kích thước sản phẩm...
2 cái nó khác nhau mà.

IQF thì Tproduct chính là tốc độ băng tải, Tcooling chính là khối lượng sản phẩm.
Bạn ơi, vấn đề này mình đã phải tìm hiểu từ nhiều năm trước mà cũng chẳng hỏi được ai vì nó không phải là đề tài thực dụng nên cũng chẳng mấy ai quan tâm. Mình đã phải nghiền ngẫm và mất rất nhiều thời gian về cái vấn đề cỏn con này để lên mạng tìm và đọc tài liệu. Cho nên, nói về Kết quả nghiên cứu so với ở nước ngoài có được (nhờ có Phương pháp bài bản (theo Mô hình mô phỏng đồng dạng) và Công cụ Máy tính hỗ trợ mạnh mẽ) thì mình không có được chứ nói về ý nghĩa và Bản chất Khái niệm thì mình không thể nào nhầm lẫn đâu. Bạn ạ.
Chỉ xin nhắc lại về Khái niệm để Bạn phân biệt vì 2 Đại lượng Thời gian này (đều tính bằng Đơn vị đo Thời gian) dễ gây nhầm lẫn với nhau:
1- Thời gian làm lạnh Hàng hóa Tcooling là Khoảng TG xử lý làm lạnh theo yêu cầu cho Lô hàng (với Năng suất nhập hàng (tấn/mẻ =? giờ cho Cấp đông hay tấn/ngày cho Trữ lạnh) nhập vào từ Nhiệt độ đưa vào xuống Nhiệt độ yêu cầu. Đây là 1 Thông số về Hành chánh do Khách hàng đặt ra yêu cầu (tất nhiên cũng phải hợp lý) căn cứ vào Kế hoạch Sản xuất của họ và Người TK phải chọn CS Thiết bị làm lạnh để đáp ứng được yêu cầu này. Căn cứ vào Dữ liệu đầu vào từ Khách hàng mà Người TK sẽ quy đổi, căn cứ từ Tcooling để tính ra CS Lạnh cần thiết để xử lý Sản phẩm qproduct (W=kJ/s)
2- Thời gian đáp ứng với Biện pháp xử lý làm lạnh (giảm Nhiệt độ và chuyển pha sang trạng thái đông) của Sản phẩm tạm gọi tên là Tprocessing hay Tresponse, tính theo đơn vị giờ). Đây là 1 Thông số đặc thù của riêng loại Sản phẩm cụ thể cần xử lý làm lạnh. Nó chỉ phụ thuộc vào đặc điểm tự thân của Sản phẩm về Chất liệu, hình dáng, kích thước... và vào Môi trường trao đổi nhiệt cũng như là Công nghệ làm xử lý lạnh được áp dụng.
Việc tính toán tìm ra giá trị đúng của Tprocessing của từng loại Sản phẩm đã được Nước ngoài thực hiện dựa trên tính toán Mô phỏng theo nguyên tắc đồng dạng và thực nghiệm mang lại nhiều kết quả khả quan. Tiếc là mình không đủ điều kiện để đi sâu nghiên cứu. Mình biết Một trong những Chuyên gia rất giỏi đi đầu trong Lãnh vực Nghiên cứu này là Giáo sư Pham Q.T. cũng là người Vietnam mình.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, mình không dẫn Tài liệu lên đây mà chỉ xin đơn cử 1 Bài viết chuyên ngành để Bạn tự tra cứu: Studies on Freezing Time of Foodstuffs (Chua Meiye and Tan Fock Lai) from...
 
Cảm ơn hai bạn. Vấn đề hai bạn nói đang nghiên về hướng cấp đông dạng nhà máy nên có thể thời gian đã xác định cụ thể theo năng suất. Nên có thể có hai dạng cấp đông nhanh (vd băng chuyền) và trữ đông.
Nhưng nếu áp dụng cho các sản phẩm trữ đông thực phẩm ăn uống thì mình đang phân vân.
Vd người ta nhập thực phẩm để tiêu thụ trong hai tháng thì không thể tính thời gian làm đạt nhiệt độ từ đề bài hai tháng được (đương nhiên thấp hơn hai tháng khi xem xét việc vận hành, thời gian xả đá). Bởi như vậy, sản phẩm không còn chất lượng nữa.
Các phần mềm lạnh thì họ hay thường tính 24 tiếng để đạt được nhiệt độ. Có nơi khuyến cáo 12 tiếng, chỗ thì 20 tiếng.
Nên phân vân lắm. Mà mấu chốt vẫn là chất lượng sản phẩm bởi vì thời gian ra mẻ sản phẩm ở trường hợp này không cân nhắc đến.
Nên nếu các bạn có thông tin gì về thời gian cấp đông, hay an toàn thực phẩm liên quan đến những điểm trên thì chia sẻ cho mình và bạn bè. Đó là điểm giảm thiểu những tranh luận sau này
 
Bạn ơi, vấn đề này mình đã phải tìm hiểu từ nhiều năm trước mà cũng chẳng hỏi được ai vì nó không phải là đề tài thực dụng nên cũng chẳng mấy ai quan tâm. Mình đã phải nghiền ngẫm và mất rất nhiều thời gian về cái vấn đề cỏn con này để lên mạng tìm và đọc tài liệu. Cho nên, nói về Kết quả nghiên cứu so với ở nước ngoài có được (nhờ có Phương pháp bài bản (theo Mô hình mô phỏng đồng dạng) và Công cụ Máy tính hỗ trợ mạnh mẽ) thì mình không có được chứ nói về ý nghĩa và Bản chất Khái niệm thì mình không thể nào nhầm lẫn đâu. Bạn ạ.
Chỉ xin nhắc lại về Khái niệm để Bạn phân biệt vì 2 Đại lượng Thời gian này (đều tính bằng Đơn vị đo Thời gian) dễ gây nhầm lẫn với nhau:
1- Thời gian làm lạnh Hàng hóa Tcooling là Khoảng TG xử lý làm lạnh theo yêu cầu cho Lô hàng (với Năng suất nhập hàng (tấn/mẻ =? giờ cho Cấp đông hay tấn/ngày cho Trữ lạnh) nhập vào từ Nhiệt độ đưa vào xuống Nhiệt độ yêu cầu. Đây là 1 Thông số về Hành chánh do Khách hàng đặt ra yêu cầu (tất nhiên cũng phải hợp lý) căn cứ vào Kế hoạch Sản xuất của họ và Người TK phải chọn CS Thiết bị làm lạnh để đáp ứng được yêu cầu này. Căn cứ vào Dữ liệu đầu vào từ Khách hàng mà Người TK sẽ quy đổi, căn cứ từ Tcooling để tính ra CS Lạnh cần thiết để xử lý Sản phẩm qproduct (W=kJ/s)
2- Thời gian đáp ứng với Biện pháp xử lý làm lạnh (giảm Nhiệt độ và chuyển pha sang trạng thái đông) của Sản phẩm tạm gọi tên là Tprocessing hay Tresponse, tính theo đơn vị giờ). Đây là 1 Thông số đặc thù của riêng loại Sản phẩm cụ thể cần xử lý làm lạnh. Nó chỉ phụ thuộc vào đặc điểm tự thân của Sản phẩm về Chất liệu, hình dáng, kích thước... và vào Môi trường trao đổi nhiệt cũng như là Công nghệ làm xử lý lạnh được áp dụng.
Việc tính toán tìm ra giá trị đúng của Tprocessing của từng loại Sản phẩm đã được Nước ngoài thực hiện dựa trên tính toán Mô phỏng theo nguyên tắc đồng dạng và thực nghiệm mang lại nhiều kết quả khả quan. Tiếc là mình không đủ điều kiện để đi sâu nghiên cứu. Mình biết Một trong những Chuyên gia rất giỏi đi đầu trong Lãnh vực Nghiên cứu này là Giáo sư Pham Q.T. cũng là người Vietnam mình.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, mình không dẫn Tài liệu lên đây mà chỉ xin đơn cử 1 Bài viết chuyên ngành để Bạn tự tra cứu: Studies on Freezing Time of Foodstuffs (Chua Meiye and Tan Fock Lai) from...

Bạn nhầm đơn vị rồi, W =j/s, kW = kJ/s
Thời gian Tcooling luôn là giây, cho dù mẻ sản phẩm là giờ hay ngày cũng phải quy đổi Tcooling về giây.
Còn Tprocessing cái này mình nghĩ nên để cho nhà SX thiết bị đảm nhiệm (nếu biết thì càng tốt).

Tính ra được Qproduct đúng và đủ là oke rồi.
 
Cảm ơn hai bạn. Vấn đề hai bạn nói đang nghiên về hướng cấp đông dạng nhà máy nên có thể thời gian đã xác định cụ thể theo năng suất. Nên có thể có hai dạng cấp đông nhanh (vd băng chuyền) và trữ đông.
Nhưng nếu áp dụng cho các sản phẩm trữ đông thực phẩm ăn uống thì mình đang phân vân.
Vd người ta nhập thực phẩm để tiêu thụ trong hai tháng thì không thể tính thời gian làm đạt nhiệt độ từ đề bài hai tháng được (đương nhiên thấp hơn hai tháng khi xem xét việc vận hành, thời gian xả đá). Bởi như vậy, sản phẩm không còn chất lượng nữa.
Các phần mềm lạnh thì họ hay thường tính 24 tiếng để đạt được nhiệt độ. Có nơi khuyến cáo 12 tiếng, chỗ thì 20 tiếng.
Nên phân vân lắm. Mà mấu chốt vẫn là chất lượng sản phẩm bởi vì thời gian ra mẻ sản phẩm ở trường hợp này không cân nhắc đến.
Nên nếu các bạn có thông tin gì về thời gian cấp đông, hay an toàn thực phẩm liên quan đến những điểm trên thì chia sẻ cho mình và bạn bè. Đó là điểm giảm thiểu những tranh luận sau này
Dear Bạn thamphong
Thông số tính toán TG làm lạnh Tcooling, cùng với Nhiệt lượng tính toán Phụ tải Sản phẩm Eproduct, là 1 Thông số TK rất quan trọng cần xác định trong Qúa trình tính toán để tính ra Công suất Phụ tải Sản phẩm qproduct và từ đó là CS Lạnh Thiết bị (Dàn lạnh) cần đầu tư Qcooler - và tất nhiên là Chi phí đầu tư ban đầu và Chi phí vận hành về sau. Phần tính chọn hợp lý Tcooling và Eproduct này chỉ thuần túy là về Hành chánh, chỉ có 1 chút về Kỹ thuật liên quan, cho dù là bạn tính cho Mô hình nào: cấp đông (tủ đông hay Băng chuyền)hay trữ lạnh hay mô hình lai (trữ lạnh nửa cấp lạnh). Cho dù là Bạn tính toán bằng tay hay dùng Phần mềm thì Việc cần thiết là phải nắm Bản chất của Khái niệm Năng suất nhập hàng tính toán tương đương (cho cả cấp đông và trữ lạnh) để có Cơ sở Dữ liệu đúng, hợp lý mà nhập vào Phần mềm thì mới ra Kết quả xuất hợp lý cho CS lạnh đầu tư cho Thiết bị được. Việc này hơi chi li cụ thể một chút, Để có Thời gian mình mới trao đổi thêm với bạn được, nếu bạn quan tâm.
Còn về cơ bản khi chọn Thời gian làm lạnh tính toán Tcooling (nhằm xác định CS lạnh đầu tư Qcooler), Bạn chỉ cần nhớ cho 2 Tiêu chí:
1- Tcooling phải nhỏ hơn Tquality là Thời gian quy định cho Chế biến xử lý làm lạnh để đảm bảo Chất lượng Sản phẩm, là do Chuyên gia về Công nghệ Bảo quản, Chế biến Thực phẩm đưa ra cho loại Sản phẩm cần khai thác.
2- Tcooling phải lớn hơn Thời gian đáp ứng của Mặt hàng Sản phẩm cụ thể Tresponse (đã nêu ở Bài viết trước)đối với kiểu Công nghệ xử lý Lạnh đang áp dụng cho loại Sản phẩm đó. Nếu không có nguồn Tài liệu thì Bạn có thể tham khảo Kinh nghiệm về Thời gian xử lý lạnh đạt độ yêu cầu Tresponse cho Mặt hàng của Bạn từ các Cơ sở chế biến đã hoạt động từ trước.
Vậy nhe Bạn
 
Mình là dân cơ khí. Vì yêu thích nghiên cứu rồi tự tìm tài liệu hoặc mua tài liệu và nghiên cứu, chứ không có thông qua trường lớp. Cho nên đôi khi sử dụng ký hiệu nó không đúng.

Về đúng sai thì mình không dám nói họ sai. Riêng mình tính ra thì không bao giờ nhân kết quả cho hệ số an toàn. Và đối chiếu với phần mềm danfoss thì kết quả mình gần đúng với họ.
Trong tính toán thì mình không bao giờ dùng about... Hay làm tròn số.
Cái cách tính của họ bỏ qua áp suất là không thể áp dụng được khi bạn lên đà lạt. Mình có tính tải cho phòng rót của đà lạt milk. Cao hơn nước biển 800m
Ý Bạn nói bỏ qua Đại lượng Áp suất là trong tính toán cái gí vậy? Trong Tài liệu trích dẫn từ ASHRAE này là người ta đang tính toán về Phụ tải Thông gió (Ventilation and Infiltration), phải chăng ý bạn nói là khi tính toán ở Độ cao lớn (Áp suất Không khí giảm) thì Công thức tính Phụ tải Thông gió có thay đổi khác (thêm Thông số Áp suất p) chăng?
Và nếu có thể Bạn cho biết Bạn đang dùng Phần mềm nào của DANFOSS để toán vậy? Theo mình biết, DANFOSS chủ yếu chỉ tập trung vào mảng Hệ thống Môi chất là chính, chứ chưa thấy Phần mềm về Xử lý Không khí.
Bữa trước mình có hỏi Bạn về một số điều mà chưa được Bạn trả lời:
Còn một điều nữa, là mình chưa rõ, theo quy trình của Bạn tính toán (nếu không dùng Phần mềm)làm sao ra được Trạng thái Gió cấp SA (t=14oC,d= 0.009468kgH20/kgKKk) để đưa vào tính toán CS...Note: nhân tiện xin chỉ giáo giùm cách tính của bạn ra giá trị Thời gian đạt áp T=4s và Hệ số rò rỉ Lưu lượng KK Lc= 55%.
Xin Bạn vui lòng chỉ giáo ạ.
 

Đính kèm

  • Phòng Chiết sữa.png
    Phòng Chiết sữa.png
    241.3 KB · Xem: 192
Back
Bên trên