Công thức tính cột áp cho bơm chữa cháy Sprinkler???

Bác Dũng cho e hỏi với sao K của hãng sản xuất và của TCVN lại khác nhau nhiều vậy nhỉ, đa số tính toán cho 1đám cháy trong tòa nhà,ứng với đám cháy trung bình loại II, vậy diện tích 1 đám là 240m2 x 0.12 l/m2 thì chỉ cần đường kính ống cung cấp đủ cho một đám cháy ở đó với diện tích 240m2, thì trục đứng cũng cùng với một thể tích như vậy, thường e thấy trục đứng các bác thiết kế thường D125 hoặc D150.
Còn vấn đề nữa là mạch vòng trong tòa nhà, với những nhà có hành lang nhỏ rộng 1m9 thì có nhất thiết phải dùng mạch vòng không.
Tiêu chuẩn nước ngoài có thiết kế dầu test connection ở vị trí đầu phun cao xa nhất, và đường thoát xả cũng bố trí luôn qua dường này, ở Việt Nam thì lại bố trí đường xả ngay tại đầu đường nhánh nối với trục chính
E cám ơn Bac
 
Bác Dũng cho e hỏi với sao K của hãng sản xuất và của TCVN lại khác nhau nhiều vậy nhỉ, đa số tính toán cho 1đám cháy trong tòa nhà,ứng với đám cháy trung bình loại II, vậy diện tích 1 đám là 240m2 x 0.12 l/m2 thì chỉ cần đường kính ống cung cấp đủ cho một đám cháy ở đó với diện tích 240m2, thì trục đứng cũng cùng với một thể tích như vậy, thường e thấy trục đứng các bác thiết kế thường D125 hoặc D150.
Còn vấn đề nữa là mạch vòng trong tòa nhà, với những nhà có hành lang nhỏ rộng 1m9 thì có nhất thiết phải dùng mạch vòng không.
Tiêu chuẩn nước ngoài có thiết kế dầu test connection ở vị trí đầu phun cao xa nhất, và đường thoát xả cũng bố trí luôn qua dường này, ở Việt Nam thì lại bố trí đường xả ngay tại đầu đường nhánh nối với trục chính
E cám ơn Bac
Thực ra, mình đang nói về trung bình nhóm 2 của ta khác với trung bình nhóm 2 của NFPA. NFPA họ dùng trung bình nhóm 2 với diện tích 255 m2 và mật độ tính ra là khoảng 0.12l/s/m2. Vì thế tính ra họ vẫn dùng đầu K=5.6 được. Còn ở ta mà đi dùng đầu K=5.6 thì lại không đúng.
Còn về cách tính mà bạn nêu theo TCVN 7336-2003 thì mật độ là 0.24 l/s/m2 đó bạn! Đây là áp dụng cho nước tức 1 đầu phun của ta có lưu lượng gấp 2 lần đầu phun của NFPA, do đó phải dùng đầu k=8.0, nhưng thực tế thì các tính toán đều theo NFPA nên chỉ dùng đầu K=5.6 thôi! Bạn nên tìm hiểu kỹ các đầu thì sẽ hiểu mình đang nói gì! Còn hệ số K mà TCVN nêu ra cũng phù hợp với các hệ số K của NFPA thôi bạn ạ!
 
Các công thức tính mà các bên tư vấn thiết kế tính hay sai lắm. Không bám sát thực tế với máy móc ngoài thị trường đâu.
 
Cái này đơn giản mà! Tính theo TCVN một chút nhé. Một đầu phủ chừng 12 m2, với mật độ 0.08 l/s/m2. Khi đó lưu lượng 1 đầu sẽ là: 0.08*12= 0.96 l/s. Tính theo l/ph thì là 0.96*60 = 57.6 l/ph = 15.2163 gpm (US)
Chọn đầu k=5.6 thì cột áp đầu phun là: p = (15.2163/5.6)^2 = 7.383 psi hay 0.50904 bar hay 5 mét nước
Với mật độ phun cao hơn là 0.12 l/s/m2. Lưu lượng tính 1 đầu phun là: 0.12*12 =1.44l/s = 86.4 l/ph = 22.8245 gpm
Với đầu k=5.6 thì cột áp đầu phun sẽ là: p = (22.8245/5.6)^2 = 16.612 psi hay 1.146 bar hay 11.46 mét nước.
Nói chung là với TCVN 7336-2003, với nguy cơ cháy thấy hay trung bình nhóm 1 đều áp dụng đầu phun k=5.6 là phù hợp. Tuy nhiên với nguy cơ trung bình nhóm 2 bạn thử tính và sẽ thấy với đầu k=5.6 thì áp lực sẽ là 46 mét nước, quá lớn. Khi đó bạn phải dùng đầu k=8.0 cho nguy cơ cháy trung bình nhóm 2, kèm theo đó là tăng đường kính ống lên một cấp, ví dụ là 1 đầu sprinkler lúc đó phải dùng size DN32 mới ổn, không áp dụng NFPA trong trường hợp này được vì sụt áp ống rất lớn.
Theo một số thiết kế các công trình ở Việt Nam, hầu như các vị đều chọn giá trị áp đầu phun là 5 mét nước, đều này là không phù hợp với TCVN 7336-2003. Cái tôi đang trình bày đây là dựa trên thông số của hãng sản xuất nhưng phù hợp với TCVN 7336-2003!

Thanks Bác nguyenledung, tại lúc đầu Bác có viết :" Ví dụ như TCVN đòi hỏi lưu lượng cho cháy trung bình ở 1 m2 là 0.12l/s, tức lưu lượng qua đầu spinkler sẽ là 57.6 l/ph "e suy nghĩ mãi mà chỉ tính ra 12m2 =86.4 l/ph, 57.6 l/ph /12m2 là của đầu 0.08l/s/m2
 
Thanks Bác nguyenledung, tại lúc đầu Bác có viết :" Ví dụ như TCVN đòi hỏi lưu lượng cho cháy trung bình ở 1 m2 là 0.12l/s, tức lưu lượng qua đầu spinkler sẽ là 57.6 l/ph "e suy nghĩ mãi mà chỉ tính ra 12m2 =86.4 l/ph, 57.6 l/ph /12m2 là của đầu 0.08l/s/m2
Thực tế khó mà tính ra được 0.08l/s/m2 như vậy được. Vd 1 phòng có diện tích gần bằng 120m2 như sau:
upload_2015-2-26_14-37-35.png

có tất cả 9 đầu phun=>đầu phun phải đạt lưu lượng tối thiểu: 120*0.08/9=1.07l/s. Và sẽ thấy là tiêu chuẩn nói 1 đầu phun bảo vệ 12m2 nhưng cho khoảng cách là 4m nên nếu vẽ 4(m)x4(m) thì được 16m2, thực tế thường làm như thế này.
 

Đính kèm

  • upload_2015-2-26_14-36-0.png
    upload_2015-2-26_14-36-0.png
    8 KB · Xem: 216
theo tiêu chuẩn thì các đầu phun không cách nhau quá 4m, nhưng để thiết kế đảm bảo tính kỹ thuật thì sẽ không thiết kế khoảng cách 4m, vì mỗi vòi phun bảo vệ 12m2 tức là đường kính bảo vệ mỗi đầu phun là 3900mm. hai đường tròn có đường kính là 3900mm, có tâm cách nhau là 4000mm, thì sẽ có khoảng cách không dược bảo vệ giữa 2 đầu phun là 100mm. vì vậy thường đẩm bảo tính kĩ thuật thì 2 vòng tròn này phải cắt nhau, vì vậy khoảng cách giữa các dầu phun thường là 3500 hoặc 3600 là tối đa.
 
theo tiêu chuẩn thì các đầu phun không cách nhau quá 4m, nhưng để thiết kế đảm bảo tính kỹ thuật thì sẽ không thiết kế khoảng cách 4m, vì mỗi vòi phun bảo vệ 12m2 tức là đường kính bảo vệ mỗi đầu phun là 3900mm. hai đường tròn có đường kính là 3900mm, có tâm cách nhau là 4000mm, thì sẽ có khoảng cách không dược bảo vệ giữa 2 đầu phun là 100mm. vì vậy thường đẩm bảo tính kĩ thuật thì 2 vòng tròn này phải cắt nhau, vì vậy khoảng cách giữa các dầu phun thường là 3500 hoặc 3600 là tối đa.
Đồng ý với bạn, đó là bài vở lòng mà khi bắt đầu học làm cc mình phải học.
upload_2015-2-26_15-36-24.png
 
Những tiêu chuẩn này không biết phù hợp không, Chứ em đang làm ngoài thực tết họ chọn máy bơm khác làm. Chẳng theo những tiêu chuẩn này
 
đây là hìnnh ảnh e chụp ở một tòa nhà ở hà nội, e có thắc mắc hỏi các anh. tại sao và trong trường hợp nào thì vòi phun quay lên và quay xuống lại đặt gần nhau ( ảnh IMG_4005 và ảnh IMG 5277 ). cái ông xoắn ở hình IM 5267 có tác dụng gì ( để làm giảm áp đồng hồ à ). ảnh IMG 4009 tại sao đầu phun nhánh lại nối dài ra xa vậy ( tốn thêm ống ) mà ko đến đúng vị trí rồi quay xuống nhỉ.
Em cám ơn các bác
 

Đính kèm

  • IMG_4005.JPG
    IMG_4005.JPG
    69.3 KB · Xem: 214
  • IMG_4009.JPG
    IMG_4009.JPG
    78.4 KB · Xem: 224
  • IMG_5267.JPG
    IMG_5267.JPG
    78.8 KB · Xem: 216
  • IMG_5277.JPG
    IMG_5277.JPG
    79.6 KB · Xem: 489
đây là hìnnh ảnh e chụp ở một tòa nhà ở hà nội, e có thắc mắc hỏi các anh. tại sao và trong trường hợp nào thì vòi phun quay lên và quay xuống lại đặt gần nhau ( ảnh IMG_4005 và ảnh IMG 5277 ). cái ông xoắn ở hình IM 5267 có tác dụng gì ( để làm giảm áp đồng hồ à ). ảnh IMG 4009 tại sao đầu phun nhánh lại nối dài ra xa vậy ( tốn thêm ống ) mà ko đến đúng vị trí rồi quay xuống nhỉ.
Em cám ơn các bác
Như đã nói ở trên thì tiêu chuẩn không quy định bạn phải lắp đầu quay lên hay quay xuống gì cả, nhưng bạn phải đảm bảo lượng nước theo tiêu chuẩn. Thường khi có trần giả thì có lớp đầu phun bảo vệ trên trần và dưới trần. Phía trên thì chỉ cần bảo vệ ở những nơi có chất cháy được còn những chỗ không có thì không có cần. Nếu những chỗ có vật cản thì cần phải bố trí đầu phun với khoảng cách thích hợp hoặc phải thêm đầu phun vào để đảm bảo. Vấn đề này bạn tham khảo trong NFPA13 sẽ rõ.
Các ống xoắn ở đồng hồ thì mình không có rỏ lắm, nhưng không phải để giảm áp thì phải.
Ảnh IMG 4009, lắp đầu phun xuống về nguyên tắc thì từ ống nhánh lắp tê đứng lên rồi lắp co quay ra vị trí đầu phun chứ không có cắm trực tiếp xuống để chống lắng cặn tại đầu phun và tinh chỉnh vị trí được vị trí đầu phun.
 
Về vẫn đề chống lặng cặn, thì thường làm đầu phun lắp thẳng đứng rồi mất 2 cút để cho đầu phun quay xuống nhằm tránh cặn, sỉ khi hàn đường ống. nhưng e nghĩ khi thử áp rồi xả thì lượng cặn đó có thể thoát ra ngoài. Một vài công trình, đầu phun hở vẫn cắm thẳng xuống dưới ( hệ thống chữa cháy màng ngăn ). Còn bức ảnh họ chỉ lắp tê thẳng đứng rồi ra đường ống nhánh, rồi lại mất một đoạn dài ống nhanh tiếp( đoạn nhánh này dài ) rồi một cút cắm xuống là đầu phun luôn.
Khi lắp 2 đầu phun quay lên và quay xuống cùng gần một vị trí thì khi đó sẽ tính như vậy diện tích là gần như 2 đám cháy hả anh. dưới đất và trên trần. trên trần thì có FCU, ống gió,ống gas, ống điện cấp cho đèn... như vậy đầu báo cũng lắp cả trên trần giả lẫn trần bê tông ???
 
Đúng là đã làm như vậy thì nên làm như bạn nói luôn cho đỡ tốn. Đám cháy thì chỉ tính có 1 thôi (thấy toàn lấy như vậy), ở trên trần thì chỉ chỗ nào có cái để cháy mới lắp chứ lắp vào thì chữa cho cái gì ? , đầu báo cũng vậy.
 
Các bạn cho hỏi là với ví dụ như của bạn pccc.tranvan ở trên thì tính ra được lượng nước cần cung cấp vào tại đầu vào A là bao nhiêu? Cách tính như thế nào vậy mọi người?
upload_2015-2-26_14-37-35.png
 
Các bạn cho hỏi là với ví dụ như của bạn pccc.tranvan ở trên thì tính ra được lượng nước cần cung cấp vào tại đầu vào A là bao nhiêu? Cách tính như thế nào vậy mọi người?
View attachment 8144
Như đã tính ở trên 1 đầu phun có lưu lượng 1,07l/s=64,2l/p do đó ta chọn đầu phun K=5.6 tương đương hệ mét K=80.
-Áp lực tối thiểu tại đầu phun bất lợi nhất là (đầu số 1): =(64,2/80)^2=0,65(Bar)
-Tính tổn thất Pt1 (kể cả áp gây ra do chênh độ cao) từ đầu phun xa nhất về đầu phun kế tiếp (đầu số 2) theo công thức (Mình thì tính theo Hazen-Wiliam)
lúc này áp lực tại vị trí đầu phun số 2 P2=là tổng áp lực phun tối thiểu+Pt1, tiếp theo sẽ tính lượng nước mà đầu số 2 này phun ra Q2= K.P2^0,5.
Tính tổn thất trên đoạn ống tiếp theo với lưu lượng bằng tổng lưu lượng của 2 đầu phun số 1 và số 2 (đương nhiên đầu phun số 2 sẽ phun ra lượng nước nhiều hơn số 1)
Cứ như vậy tính lùi về bơm.
Nôm na là vậy khó nói rõ lắm, bạn đọc trong NFPA13 có chỉ cách tính và có ví dụ tính nữa.
 
Như đã tính ở trên 1 đầu phun có lưu lượng 1,07l/s=64,2l/p do đó ta chọn đầu phun K=5.6 tương đương hệ mét K=80.
-Áp lực tối thiểu tại đầu phun bất lợi nhất là (đầu số 1): =(64,2/80)^2=0,65(Bar)
-Tính tổn thất Pt1 (kể cả áp gây ra do chênh độ cao) từ đầu phun xa nhất về đầu phun kế tiếp (đầu số 2) theo công thức (Mình thì tính theo Hazen-Wiliam)
lúc này áp lực tại vị trí đầu phun số 2 P2=là tổng áp lực phun tối thiểu+Pt1, tiếp theo sẽ tính lượng nước mà đầu số 2 này phun ra Q2= K.P2^0,5.
Tính tổn thất trên đoạn ống tiếp theo với lưu lượng bằng tổng lưu lượng của 2 đầu phun số 1 và số 2 (đương nhiên đầu phun số 2 sẽ phun ra lượng nước nhiều hơn số 1)
Cứ như vậy tính lùi về bơm.
Nôm na là vậy khó nói rõ lắm, bạn đọc trong NFPA13 có chỉ cách tính và có ví dụ tính nữa.
Thấy trong tiêu chuẩn VN có chỗ nào nói tính thế này đâu? Cách tính lạ quá chưa nghe nói bao giờ!!!
 
Cá nhân em khi tính toán với 7336:2003 thì thấy thế này:
Số K trong công thức của TC 7336 là hoàn toàn theo công thức: Q = K x (H)^1/2. chứ ko liên quan gì đến hệ số K của đầu phun
theo TCVN thì từ đầu phun ta có giá trị đường kính lỗ phun -> hệ số K (0.3 ; 0.448; 0.92; 1.454). lựa chọn áp suất tại đầu phun thì tính được lưu lượng tại đầu. Tuy nhiên có 1 bất hợp lý là: các loại đầu phun K11.2 ; K14 thì có đường kính lỗ phun như nhau, đều là 3/4". Các cao thủ giải thích giúp e với
 
Cá nhân em khi tính toán với 7336:2003 thì thấy thế này:
Số K trong công thức của TC 7336 là hoàn toàn theo công thức: Q = K x (H)^1/2. chứ ko liên quan gì đến hệ số K của đầu phun
theo TCVN thì từ đầu phun ta có giá trị đường kính lỗ phun -> hệ số K (0.3 ; 0.448; 0.92; 1.454). lựa chọn áp suất tại đầu phun thì tính được lưu lượng tại đầu. Tuy nhiên có 1 bất hợp lý là: các loại đầu phun K11.2 ; K14 thì có đường kính lỗ phun như nhau, đều là 3/4". Các cao thủ giải thích giúp e với
Hình như là cũng tương đương đó bạn mình mới tính thử 1 cái thế này: đường kính lỗ đầu phun 12mm (của đầu phun hình như là 13 hay 12.7mm gì ấy) k=0.448, giả sử áp tại đầu phun là ~10mH20 (với đầu phun tiêu chuẩn thì Q=K khi áp ~=10mH2O)=>Q=1.42l/s=85l/p. tương đương với thằng đầu phun K=5.6GPM/Psi^0.5
Ý thứ 2 của bạn cần xem lại có nhầm không 3/4" là đầu ren của đầu phun hay đường kính lỗ (nôm na ở đây là ống 27)?
 
anh PCCC.tranvan cho e hỏi. theo TCVN 4513-1988 TC về cấp nước trong nhà có yêu cầu cấp tối thiểu cho họng nước vách tường cột áp là 6m. vậy khi tính áp suất tối thiếu tại đầu họng nước vách tường thì cần áp suất là bao nhiêu. ví dụ đầu phun sprinkler cao xa nhất liệu có cột áp cao hơn họng nước vách tường cũng đặt ở xa nhất gần sprinkler ko
và khi nào thì nên thiết kế họng nước vách tường đi dường riêng với hệ thống sprinkler
 
Back
Bên trên