Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

bác ạ, nhà em không có cad nên tạm dùng word, vẽ theo ý tưởng thôi. còn sơ đồ lắp đặt thì lằng ngoăng lắm, trình độ các bác mới hiểu chứ ae sợ thấy rối quá mức.
vì mỗi con KĐT có thể có 26-28 chân, con le thời gian có 8 chân, bơm và nguồn có từ 3-5 chân, contac dòng 3 chân. bởi vậy, giải thích chi tiết thì khá dài và sơ đồ chi tiết cũng khá rối, tùy theo bơm điện 3 pha hay 1 pha.
thôi các bác cố ngó vậy nhé. đương nhiên cái mạch này nói thì đơn giản, nhưng thực tế con le thời gian là 1 bo mạch điện tử khá rắc rối, nên thực chất mạch này cũng không dơn giản. ngoài ra mạch này chỉ có tác dụng cho 2 bơm. còn nhiều hơn 2 bơm thì nhà em còn nghiên cứu nhưng chưa có kết quả. bác nào có thì up lên ae học hỏi nhé.

Đề nghị bác đọc lại cuốn sách khí cụ điện đi nha.
phát biểu linh tinh quá.bác chưa hình dung được điện-điều khiển rồi ( cái nào là mạch động lực và mạch điều khiển )
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Đề nghị bác đọc lại cuốn sách khí cụ điện đi nha.
phát biểu linh tinh quá.bác chưa hình dung được điện-điều khiển rồi ( cái nào là mạch động lực và mạch điều khiển )

Bạn không nên thái quá như thê! Bạn doquan hình như có mạch điều khiển bằng bo điện tử đấy! Mạch này bán đầy chợ đó và nói chung đây cũng là hướng suy nghĩ thôi! Bạn doquan này! Mình hiểu rằng việc điều khiển 2 bơm dùng mạch điện tử là chuyện không phải quá khó khăn gì! Bản thân các bộ PLC cũng là mạch điện tử thôi, cũng là một bộ KIT được chế tạo riêng biệt thôi.
Tuy nhiên, diễn đàn này, anh em điện cơ cũng ít người biết sâu về điện tử lắm! Nếu bạn có một mạch kit rồi và có chương trình Assembly của một CPU như kiểu Z80 và đang cần hoàn thiện thì cứ giới thiệu cho anh em được thấy. Mình trước cũng học điện tử nên hiểu ý của bạn nói!
Về OLR, các hãng hiện đã có loại OLR điện tử. Hay là bạn hãy thử nghiên cứu về OLR điện tử thử xem! Post lên cho anh em tham khảo với nhé!
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Đề nghị bác đọc lại cuốn sách khí cụ điện đi nha.
phát biểu linh tinh quá.bác chưa hình dung được điện-điều khiển rồi ( cái nào là mạch động lực và mạch điều khiển )

bác thân mếu
những cái lắt nhắt đó bọn em làm hàng ngày, không cần sách nào hướng dẫn đâu mà tra cho mệt. còn trong 1 con kđt thì chân đk và chân công suất bọn em nhìn là biết, những linh kiện trong mạch này đều là sơ cấp, có gì mà phải tra. bác có cần, em vẽ từng con và nói luôn chân nào làm gì.
ví dụ với bác nhé. con kđt có 2 vế , mỗi vế có 3 dàn tiếp điểm, mỗi dàn có 4 vị trí đấu, vậy là 3*4*2=24, còn 2 chân đấu cho cuộn hút và chân tiếp địa, vậy có phải là trên 26 chân đấu không bác......... theo tôi, sách chưa phải là đủ đâu, vì nhiều cái bọn tôi va chạm không có sách nào nói cả, thí dụ cái bo mạch máy đhkk 2 cục có hàng chục kiểu, nhưng nếu nói bo mạch của tq chất lượng không bằng bo mạch malai thì có sách nào dám nói khg, và nói ra trên cơ sở nào ?????????? có sách nào nói được linh kiện bo mạch tq làm như thế nào, vật liệu gì ....nên chất lượng không bằng khg ...... vậy nên bác đừng đưa sách khí cụ điện ra, vì có những cái sách của ta không viết và kỹ thuật của ta còn lạc hậu nhiều lắm. bọn tôi làm việc phải tự nghiền nhiều, nên đôi khi rất buồn với sách của vn.
chỉ có cái nào khó (ví dụ các loại ic ...) thì mới phải tra thôi bác ạ
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Bạn không nên thái quá như thê! Bạn doquan hình như có mạch điều khiển bằng bo điện tử đấy! Mạch này bán đầy chợ đó và nói chung đây cũng là hướng suy nghĩ thôi! Bạn doquan này! Mình hiểu rằng việc điều khiển 2 bơm dùng mạch điện tử là chuyện không phải quá khó khăn gì! Bản thân các bộ PLC cũng là mạch điện tử thôi, cũng là một bộ KIT được chế tạo riêng biệt thôi.
Tuy nhiên, diễn đàn này, anh em điện cơ cũng ít người biết sâu về điện tử lắm! Nếu bạn có một mạch kit rồi và có chương trình Assembly của một CPU như kiểu Z80 và đang cần hoàn thiện thì cứ giới thiệu cho anh em được thấy. Mình trước cũng học điện tử nên hiểu ý của bạn nói!
Về OLR, các hãng hiện đã có loại OLR điện tử. Hay là bạn hãy thử nghiên cứu về OLR điện tử thử xem! Post lên cho anh em tham khảo với nhé!

bác thân
tôi thực không biết nhiều về điện tử, tuy các thiết bị hàng ngày làm đến thì dùng điện tử rất nhiều, bởi vậy vẫn phải tìm tòi, suy ngẫm.
trong cái mạch giới thiệu ở đây chỉ có con le thời gian thực sự là 1 bo mạch, có dùng ic và nhiều linh kiện, còn kdt, công tắc dòng đều là điện cơ đơn giản. le th/gian thì có bán rất rộng rãi và dùng trong nhiều thiết bị, ngay như tủ đ/k các hệ thống đhkk lớn đều có dùng. vì bọn tôi hay va chạm nó nên cứ nhớ vào đầu thôi.
còn bác nói có 1 bo mạch hoàn chỉnh để làm việc như đã kể thì tôi không có. tuy vậy, về lý thuyết chương trình, thì có thể dùng chương trình để đ/k công tác của nhiều bơm, không khó gì, như các em sinh viên nó chế robocom vậy. tuy thế, muốn lấy tín hiệu dòng chảy thì đều phải có 1 dạng senso, dòng nước hay áp suất .... và nếu cần, tôi nghĩ có nhiều nơi họ sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng cái bo đó. bác nào cần tìm hiểu lên các forum về điện tử, nay có nhiều nơi đang lập trình cho máy cnc các kiểu, và nhiều ứng dụng khác đang được nghiên cứu và phát triển rất mạnh. tôi thực cũng hơi buồn khi nói về chuyện đ/k tự động dạng 2 bơm như trên mà trình độ mình thì còn sơ cấp quá. chỉ là muốn gợi ý cho ae nào đang gặp khó khăn mà giải quyết nhất thời thôi. nhưng quả thực, khi công việc cần, bọn tôi vẫn có những nơi giải quyết giúp khâu tự động hóa, nhất là khâu nào mình yếu, theo đúng bài "không làm được thì thuê" vậy. vì thế, tôi nghĩ có lẽ không cần tranh luận nhiều phải không bác, mà cái cần là áp dụng và kiểm chứng nhiều. bởi vì áp dụng chính là mình được học thêm bài.
thực tế bây giờ kiến thức ngày càng mênh mông, có mỗi cái chương trình máy giặt mà bao nhiêu kiểu bo mạch, hôm trước tôi tháo chơi 1 con máy đánh sinh tố cũng có ic chương trình, lắm lúc tôi cũng thấy mình đang lạc hậu đi nhanh quá bác ạ.
thôi các bác nghiền tiếp nhé
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Bác doquan có vẻ là người lớn tuổi rồi nhỉ! Trong bản vẽ tôi post lên mạng thực ra là vẽ bằng AutoCAD. Nếu bác đọc và hiểu được nó thì thử ứng dụng nó vào mạch bơm thử. Đây là mạch sử dụng một rơ le trung gian làm công tắc chỉ hướng bật bơm! Khi công tắc ở vị trí NO thì bơm 1 chạy, khi công tắc ở vị trí NC thì bơm 2 chạy. Bơm 1 và bơm 2 có tiếp điểm của contactor khóa chéo lẫn nhau không cho chạy cùng 1 lúc. Mạch này không dùng timer nên phao điện đóng vai trò bật bơm và đảo trạng thái của rơ le trung gian bật bơm. Vì tính chất đó nên 2 bơm đều phải dùng tiếp điểm thường hở để duy trì.
Trước đây, trong mục này tôi có giới thiệu về Ratchet relay. Việc dùng một rơ le trung gian chỉ hướng chính là mô phỏng phương thức hoạt động của ratchet relay này. Tất nhiên mạch của tôi hoạt động cũng khá ổ định nên mới giới thiệu cho các bác. Với mạch 3 bơm thì việc dùng rơ le trung gian là rất phức tạp dù là làm được. Còn việc dùng các loại Micro PLC như LOGO của Siemens, Zelio của Telemechanique, Zen của Omron để điều khiển việc quay vòng từ 3 đến 4 bơm là chuyện cũng khó khăn. Tuy nhiên mạch điện đơn giản hơn rất nhiều và tính năng cũng được nâng lên khá cao. Với LOGO, Zelio, Zen thì tôi cũng đã lập trình cho mạch 3 bơm và 4 bơm từ lâu rồi. Tuy nhiên bây giờ thì các đoạn software ấy cũng để mất đâu rồi. Vì thế cũng chỉ trao đổi với các bạn về nguyên lý khiển thôi! Chứ còn vẽ ra AutoCAD thì đơn giản lắm, nhưng software phải viết thế nào thì phải nghiên cứu thôi. Mạch 2 bơm mà tôi gởi ở đây cũng đã dùng phần mềm mô phỏng của LOGO, Zelio, Zen để thử và hoạt động cũng rất ổn định! Mấy ý kiến trao đổi cùng các bạn!
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Bác doquan có vẻ là người lớn tuổi rồi nhỉ! Trong bản vẽ tôi post lên mạng thực ra là vẽ bằng AutoCAD. Nếu bác đọc và hiểu được nó thì thử ứng dụng nó vào mạch bơm thử. Đây là mạch sử dụng một rơ le trung gian làm công tắc chỉ hướng bật bơm! Khi công tắc ở vị trí NO thì bơm 1 chạy, khi công tắc ở vị trí NC thì bơm 2 chạy. Bơm 1 và bơm 2 có tiếp điểm của contactor khóa chéo lẫn nhau không cho chạy cùng 1 lúc. Mạch này không dùng timer nên phao điện đóng vai trò bật bơm và đảo trạng thái của rơ le trung gian bật bơm. Vì tính chất đó nên 2 bơm đều phải dùng tiếp điểm thường hở để duy trì.
Trước đây, trong mục này tôi có giới thiệu về Ratchet relay. Việc dùng một rơ le trung gian chỉ hướng chính là mô phỏng phương thức hoạt động của ratchet relay này. Tất nhiên mạch của tôi hoạt động cũng khá ổ định nên mới giới thiệu cho các bác. Với mạch 3 bơm thì việc dùng rơ le trung gian là rất phức tạp dù là làm được. Còn việc dùng các loại Micro PLC như LOGO của Siemens, Zelio của Telemechanique, Zen của Omron để điều khiển việc quay vòng từ 3 đến 4 bơm là chuyện cũng khó khăn. Tuy nhiên mạch điện đơn giản hơn rất nhiều và tính năng cũng được nâng lên khá cao. Với LOGO, Zelio, Zen thì tôi cũng đã lập trình cho mạch 3 bơm và 4 bơm từ lâu rồi. Tuy nhiên bây giờ thì các đoạn software ấy cũng để mất đâu rồi. Vì thế cũng chỉ trao đổi với các bạn về nguyên lý khiển thôi! Chứ còn vẽ ra AutoCAD thì đơn giản lắm, nhưng software phải viết thế nào thì phải nghiên cứu thôi. Mạch 2 bơm mà tôi gởi ở đây cũng đã dùng phần mềm mô phỏng của LOGO, Zelio, Zen để thử và hoạt động cũng rất ổn định! Mấy ý kiến trao đổi cùng các bạn!

cám ơn bác đã hỏi thăm và quan tâm
tôi cũng suy nghĩ về mạch bác vừa nêu. tuy vậy cái phao điện bác dùng thay cho le thời gian cũng là 1 ý hay, thay cho các đồ điện tử dễ hỏng. nhưng lại là 1 cái để tôi nghĩ, vì phao này là kiểu gì, 2 cục hay 1 cục, có thể 1 cục hợp lý hơn phải không bác. còn phần lập trình thì tôi chưa được học nên chưa thể bàn luận gì được, chỉ có thể hiểu nôm na là dùng lập trình rất khả thi.
bác chắc có nhiều kinh nghiệm. tôi đang nghĩ một số đề tài, hy vọng có cái nào hợp tác được với bác, bác đang ở đâu, tôi đang ở hn. email : [email protected]
lúc nào có đ/k, ae liên hệ nhau nhé. chúc bác luôn khỏe nhé.
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Hi cả nhà!
Lâu lắm mới lại được tham gia cùng mọi người. Theo mình vấn đề này như sau:
- Khi đưa vào vận hành nhất thiết phải có công nhân phụ trách phòng máy, do đó việc tìm cách đấu điện để phát hiện bơm 1 sự cố chỉ có ý nghĩa lý thuyết, bởi phát hiện sự cố của máy móc thì con người đóng vai trò quyết định.
- Mình tham gia một phương án điều khiển:
+ Bể ngầm lắp 01 van phao điện -> chống cạn
+ Bể trên mái, mỗi cái lắp 01 phao điện chống tràn, và 01 phao cơ. Lý do:
* các phao điện đấu song song, khi đó, một trong ba bể trên mái cạn thì có thể khởi động máy bơm.
* bể nào đầy trước thì phao cơ bể đó ngắt chống tràn, các bể khác vẫn được bơm cho đến khi đầy, lưu ý mực nước các phao điện phải thấp hơn phao cơ tương ứng trong bể đó một chút, nếu không phao các phao cơ đóng hết rùi mà phao điện vẫn mở thì máy không tiêu mới lạ hi hi.
+ Vẫn lắp 01 rơ le thời gian cho mỗi máy bơm để điều khiển công tác đóng điện lại cho máy bơm một cách chủ động, việc bơm nước nhiều khi phải phụ thuộc vào "giờ cao điểm" để tăng cường lượng nước, nếu ta chỉ đấu cách điều khiển theo mực nước thì việc chứa nước sẽ gặp khó khăn.
+ Khi đã lắp rơ le thời gian, các bạn chú ý nên để 02 máy hoạt động luân phiên trong ngày kẻo một máy để lâu không chạy sẽ bị hư hỏng.
Thank!
K43IHERE.
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

chào các bác.
tui có ý kiến như thế này
lúc trước còn đi học hay dùng phần mềm automation studio 5.0 để mô phỏng điện điều khiển.
các bác thiết kế rồi mô phỏng cho cả nhà xem.
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

điều này theo tôi cũng dễ thôi, lấy tín hiệu có nước trong ống hay không bằng công tắc dòng chảy, rơ le thời gian, và đ/k bằng khởi động từ.
theo cách xác định, nếu nước không chảy trong ống thì là bơm 1 không chạy, sẽ bật điện cho máy bơm thứ 2.
trên các tính như vậy, các bác có thể tự chọn thiết bị và xây dựng mạch đấu. theo ý tôi thì cái mạch này cũng đơn giản.
khi điện đóng cho bơm 1, thì đóng cho mạch chờ của bơm 2. nếu công tắc dòng chảy (flow shwet) báo không có nước chảy trong ống, thì mạch chờ đóng điện cho bơm 2, cắt điện bơm 1.
chúc bác thành công

Hi all,
bac do_quan đã trả lời đầy đủ câu hỏi của bac Lilama
vấn đề là xác định sự cố khi nào (và bằng thiết bị gì), chứ sơ đồ điều khiển thì theo sơ đồ của bác Ledung la kinh tế nhất :D
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Hi all,
bac do_quan đã trả lời đầy đủ câu hỏi của bac Lilama
vấn đề là xác định sự cố khi nào (và bằng thiết bị gì), chứ sơ đồ điều khiển thì theo sơ đồ của bác Ledung la kinh tế nhất :D

việc xác định sự cố thì không khó lắm bạn ạ, cứ đặt thêm cái đèn đỏ và còi báo động vào cùng bơm 2. nếu bơm 2 chạy, thì còi và đèn cùng bật, và người đ/k sẽ nhận được tín hiệu. v/đ là nếu bơm 2 cũng trục trặc thì làm thế nào thôi. khi đó lại phải đặt thêm mạch kiểm tra bơm 2, nếu không có nước thì báo động. ngoài ra đặt mạch khóa dòng, nếu bơm không chạy được do kẹt cơ, dòng tăng lên thì nhảy aptomat, và có thể lại báo thêm 1 tín hiệu đèn hay còi nào đó.
nói chung là các bạn có thể nghĩ ra rất nhiều tiện ích trên cơ sở 1 bo mạch đơn giản.
chúc các bạn sáng chế nhiều nhé
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Nói chung, các bạn đã làm tốt yêu cầu của chủ topic. Tuy nhiên, theo tôi thì cũng không nên cầu kỳ quá, chung ta có thể làm như sau (mình trình bày phương án thiết kế mạch điều khiển bằng phương pháp "diễn giải"):
1- Gắn 1 công tắc mức nước (cơ hay điện tùy hỷ, cơ thì rẻ hơn) cho bể tầng hầm.
2- gắn 3 công tắc mức nước (cơ hay điện tùy hỷ, cơ thì rẻ hơn) cho 3 bể mái. lắp thêm 3 van phao cơ để chống tràn.
3- Gắn 1 công tắc dòng chảy hoặc công tắc áp lực nước (rẻ hơn) trên đường đẩy của bơm 1 (khi sử dụng để bảo vệ được thì phải dùng thêm 1 on-delay timer nhằm đáp ứng câu "sau 1 thời gian vài giây mà bơm chạy không có nước thì chứng tỏ bơm có sự cố")
Nguyên tắc thiết kế mạch như sau:
1- Điều kiện cần để bơm 1 hoặc (khóa chéo bơm 1 và bơm 2) bơm 2 chạy là: công tắc mức nước của bể hầm không phải mức thấp và (nối tiếp) 1 trong 3 (song song) công tắc mức nước của 3 bể mái không phải mức cao.
2- Điều kiện đủ để bơm 1 chạy là: Bơm 2 không chạy và (nối tiếp "tiếp điểm khóa chéo") bơm 1 không có sự cố tức là relay nhiệt bơm 1 không sự cố và (nối tiếp) áp lực (dòng chảy) không sự cố.
3- Điều kiện đủ để bơm 2 chạy là: Bơm 1 không chạy và (nối tiếp, "tiếp điểm khóa chéo") bơm 1 có sự cố tức là relay nhiệt bơm 1 có sự cố hoặc (song song) áp lực (dòng chảy) có sự cố.
Ghi chú: Ngoài ra, trong mạch còn có nút nhấn ON-OFF để cho phép mạch điều khiển hoạt động hoặc công tắc xoay ON-OFF-AUTO. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy tiếp điểm "sự cố" relay nhiệt bơm 1 mắc song song tiếp điểm "sự cố" áp lực (dòng chảy) rồi cấp nguồn cho 1 relay trung gian. Vậy, bơm 1 có sự cố thì relay trung gian này có điện. Khi đó, điều kiện đủ của bơm 1 là tiếp điểm thường đóng bơm 2 nối tiếp với tiếp điểm thường đóng của relay trung gian này và tương tự với điều kiện đủ của bơm 2.
Tuy nhiên, yêu cầu của bạn còn chưa "hay" ở những điểm sau:
1- thiếu yêu cầu cấp nước cho bể hầm.
2- Khi bơm 2 sự cố thì sao??? có thể bạn lý luận do bơm 1 có sự cố -> báo động và chạy bơm 2 -> có người vận hành trực...tuy nhiên theo mình bạn nên làm như sau:
- 2 bơm chạy luân phiên tức là khi "điều kiện cần" gọi lần 1 thì gọi bơm 1 đến khi dừng và tiếp tục "điều kiện cần" gọi lần 2 thì gọi bơm 2, sau đó lần 3, bơm 1, lần 4, bơm 2...
- Khi bơm 1 đang chạy mà bị sự cố thì gọi bơm 2 và ngược lại (khi đó chỉ được dùng công tắc dòng chảy và mỗi bơm 1 cái để chỉ "đích danh" anh bơm nào bịnh....).
P/S: Đừng "chửi" mình dài dòng nhé nhưng đây là 1 phương pháp thiết kế mạch điều khiển đấy....
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

2- Khi bơm 2 sự cố thì sao??? có thể bạn lý luận do bơm 1 có sự cố -> báo động và chạy bơm 2 -> có người vận hành trực...tuy nhiên theo mình bạn nên làm như sau:
- 2 bơm chạy luân phiên tức là khi "điều kiện cần" gọi lần 1 thì gọi bơm 1 đến khi dừng và tiếp tục "điều kiện cần" gọi lần 2 thì gọi bơm 2, sau đó lần 3, bơm 1, lần 4, bơm 2...
- Khi bơm 1 đang chạy mà bị sự cố thì gọi bơm 2 và ngược lại (khi đó chỉ được dùng công tắc dòng chảy và mỗi bơm 1 cái để chỉ "đích danh" anh bơm nào bịnh....).
P/S: Đừng "chửi" mình dài dòng nhé nhưng đây là 1 phương pháp thiết kế mạch điều khiển đấy....
Đúng là ông dài dòng thật! Bản vẽ tôi post lên cho các bạn đã có đủ chức năng như ông nói rồi! Thực ra cách nghĩ về khiển bơm luân phiên cũng là cách nghĩ phức tạp và khó nghĩ đối với không ít người! Tuy nhiên phải hiểu là tại sao phải có mạch luân phiên này. Ở các nước phát triển, khi đầu tư họ luôn đề cao việc khâu hao thiết bị. Nếu không làm mạch luân phiên thì sẽ có 1 bơm luôn chạy nhiều hơn bơm kia và sự khâu hao sẽ bị lệch và do đó, theo họ suy luận là sự lãng phí giá trị sử dụng bơm! Do đó, họ rất đề cao mạch bơm luân phiên! Timer relay được áp dụng khi có 2 bơm mà gần như chạy liên tục thì cứ sau 1 giờ, sẽ phải đổi chạy bơm kia!
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

bác dung nói rất đúng. những điều đó không chỉ đúng trong đ/k mấy cái bơm mà còn vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
chúc bác d khỏe nhé
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Anh em có tài liệu nào về tải lạnh cho kho thuốc lá không vậy? Mình đang thiết kế cho kho lạnh 4000m2 chứa thuốc lá ở 23oC& 65%RH mà ko tính được tải lạnh cho 10tấn thuốc thêm vào mỗi ngày( và xuất 10 tấn đi). Vui lòng chỉ dẫn mình với.

Xin đa tạ!
 
Hóa Chất Tẩy Cặn Chiller

1. HÓA CHẤT TẨY CÁU CẶN CỰC MẠNH – DINAMIC DESCALER

EUROTECH là thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp hóa chất, dịch vụ tẩy rửa công nghiệp, tẩy cặn, tẩy dầu. Với công nghệ xử lý tiên tiến chúng tôi luôn cung cấp cho khách hàng chất lượng phục vụ hoàn hảo trong các lĩnh vực:

I. HÓA CHẤT TẨY RỬA CẶN NƯỚC, PHÈN

DYNAMIC DESCALER
Dynamic Descaler® là chế phẩm sinh học có khả năng lọai bỏ gỉ, cặn vôi, bùn, silica, các chất hữu cơ …. bám trong các loại nồi hơi, thiết bị trao đổi nhiệt, máy đúc ép, hệ thống ống thủy lực, van ống, thiết bị hàng hải, (chiller, cooling tower, heat exchanger)...Các thiết bị:
- Sử dụng nước để làm mát
- Dùng hơi nước để gia nhiệt hoặc làm lạnh
- Dùng nước (hoặc hơi nước) để vận chuyển…..

o Dynamic Descaler® là loại hoá chất cực mạnh và hiệu quả cao. Tẩy sạch hoàn toàn cặn carbonate, cặn magnesium, cặn mangan, xi măng, bùn, rỉ sét, rêu, hà, và nhiều loại cặn khác.
o Dynamic Descaler® được sử dụng bằng cách bơm tuần hoàn dưới sự hỗ trợ của thủy lực sẽ làm thiết bị hoạt động hiệu quả trở lại như còn mới
o Dynamic Descaler® Không ăn mòn thiết bị, công suất tẩy cặn cao, thân thiện với con người và môi trường ,…
o Không gây ăn mòn các vật liệu: đường ống, bề mặt sơn cũng như da tay.

o Sự ra đời của Dynamic Descaler® tạo ra cuộc cách mạng lớn trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo trì máy móc, thiết bị tại Mỹ.
Ưu điểm của Dynamic Descaler®:
•Xử lý được tất cả các hệ thống phức tạp (xử lý tại xưởng không cần di dời, nâng chuyển,…).
•Kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, tiết kiệm năng lượng, thời gian và sức lao động,…
…(có chứng chỉ quốc tế công nhận).
ham khảo thêm tại website: www.eurotech.com.vn ; www.biodescale.com

II. HÓA CHẤT TẨY RỬA CẶN DẦU, XỬ LÝ DẦU TRÀN

Chuyên xử lý dầu đóng dính trên các dàn đầu, đường ống dẫn dầu, khí, các tàu chở dầu, bể chứa dầu, sự cố tràn dầu, bề mặt bị nhiễm dầu…
1. AQ 2000 ECO – BIOCLEAN (Ready to use) là dạng sử dụng phổ biến để tẩy dầu mỡ bị dính trên bề mặt ống, thiết bị...Bao gồm các sản phẩm sau :
•Eco – OilOut :Dùng trong lĩnh vực bảo trì máy móc, tẩy cặn dầu mỡ, nhớt, tẩy sàn sắt, những khu vực bị dính dầu lâu ngày hay gặp như : máy nén khí, vỏ áo làm mát, ổ trục bi, xilanh...
•Eco – Oilway : Dùng cho lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, rau quả, các nhà máy thủy sản như : bếp, bàn ghế, khay, kệ, dụng cụ, sàn...bị dính dầu. (McDonald, KFC...)
•Eco – TanksClean :Dùng trong công nghiệp bảo trì. Các chi tiết, thiết bị dính dầu khi gia công hoặc trong quá trình hoạt động.

2. AQ 2000 ECO – SUPERBIOCLEAN (For thickness scale)

•Eco – SuperspillClean :Xử lý các bề mặt bể chứa dầu, bề mặt sàn, đường ống dẫn dầu trong lĩnh vực dầu khí bằng phương pháp động lực.
•Eco - SuperTankClean :Chuyên xử lý dầu nhiễm như : dung dịch nhiễm dầu, đất nhiễm dầu, vật thể nhiễm dầu, bằng phương pháp ngâm, phun xịt.

AQ 2000 là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam xử lý dầu bằng phương pháp vi sinh. Các Vi sinh vật sẽ được nuôi để sinh sản trong thời gian ngắn để phân giải dầu một cách hiệu quả với các ưu điểm :

•Phân giải dầu bằng vi sinh nên không ảnh hưởng đến con người, môi trường.
•Hòa tan với nước.
•Có khả năng phân giải các Hydrocacbon trong chất thải hữu cơ khác.
•Không ảnh hưởng đến bề mặt sơn, nhựa, kim loại, cao su, gỗ...
•Không nguy hiểm
•Không gây cháy nổ
•Không độc hại
•Không ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
o Rất dễ sử dụng.

NOVA Equinox là tập đoàn cung cấp các giải pháp xử lý sự cố dầu hàng đầu Đông Nam Á. Thương hiệu AQ 2000 đã được biết đến như là một sản phẩm tin cậy trong xử lý dầu ở hầu khắp các nước Đông Nam Á, Tây Á và Trung Đông. Các quốc gia nổi tiếng về dầu mỏ như Oman, Cata, Ảrập Xêút, Barain..đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Các thương hiệu như: Petronas Malaysia, Exxon-Mobil, Sam Sung Electronic, Petrochina, Ken tucky, KFC, Keppel Shipyard, NaTo, Heineken…Euro Tech là đại điện của NOVA Equinox tại Việt Nam.

Tham khảo thêm tại website: www.ecologixsolutions.com

Với đội ngũ kỹ sư trình độ chuyên môn cao, công nghệ xử lý tiên tiến, EURO TECH luôn đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng trong thời gian gian sớm nhất, chất lượng phục vụ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CHÂU ÂU
NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN DINAMIC DESCALER
Trần Văn Trà
Sales Engineer
Tell 0914 714 930
Mail : [email protected], [email protected]

Website: www.eurotech.vn , www.biodescale.com
 
Hóa chất tẩy cáu cặn cực mạnh – dinamic descaler

1. HÓA CHẤT TẨY CÁU CẶN CỰC MẠNH – DINAMIC DESCALER

EUROTECH là thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp hóa chất, dịch vụ tẩy rửa công nghiệp, tẩy cặn, tẩy dầu. Với công nghệ xử lý tiên tiến chúng tôi luôn cung cấp cho khách hàng chất lượng phục vụ hoàn hảo trong các lĩnh vực:

I. HÓA CHẤT TẨY RỬA CẶN NƯỚC, PHÈN

DYNAMIC DESCALER
Dynamic Descaler® là chế phẩm sinh học có khả năng lọai bỏ gỉ, cặn vôi, bùn, silica, các chất hữu cơ …. bám trong các loại nồi hơi, thiết bị trao đổi nhiệt, máy đúc ép, hệ thống ống thủy lực, van ống, thiết bị hàng hải, (chiller, cooling tower, heat exchanger)...Các thiết bị:
- Sử dụng nước để làm mát
- Dùng hơi nước để gia nhiệt hoặc làm lạnh
- Dùng nước (hoặc hơi nước) để vận chuyển…..

o Dynamic Descaler® là loại hoá chất cực mạnh và hiệu quả cao. Tẩy sạch hoàn toàn cặn carbonate, cặn magnesium, cặn mangan, xi măng, bùn, rỉ sét, rêu, hà, và nhiều loại cặn khác.
o Dynamic Descaler® được sử dụng bằng cách bơm tuần hoàn dưới sự hỗ trợ của thủy lực sẽ làm thiết bị hoạt động hiệu quả trở lại như còn mới
o Dynamic Descaler® Không ăn mòn thiết bị, công suất tẩy cặn cao, thân thiện với con người và môi trường ,…
o Không gây ăn mòn các vật liệu: đường ống, bề mặt sơn cũng như da tay.

o Sự ra đời của Dynamic Descaler® tạo ra cuộc cách mạng lớn trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo trì máy móc, thiết bị tại Mỹ.
Ưu điểm của Dynamic Descaler®:
•Xử lý được tất cả các hệ thống phức tạp (xử lý tại xưởng không cần di dời, nâng chuyển,…).
•Kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, tiết kiệm năng lượng, thời gian và sức lao động,…
…(có chứng chỉ quốc tế công nhận).
ham khảo thêm tại website: www.eurotech.com.vn ; www.biodescale.com

II. HÓA CHẤT TẨY RỬA CẶN DẦU, XỬ LÝ DẦU TRÀN

Chuyên xử lý dầu đóng dính trên các dàn đầu, đường ống dẫn dầu, khí, các tàu chở dầu, bể chứa dầu, sự cố tràn dầu, bề mặt bị nhiễm dầu…
1. AQ 2000 ECO – BIOCLEAN (Ready to use) là dạng sử dụng phổ biến để tẩy dầu mỡ bị dính trên bề mặt ống, thiết bị...Bao gồm các sản phẩm sau :
•Eco – OilOut :Dùng trong lĩnh vực bảo trì máy móc, tẩy cặn dầu mỡ, nhớt, tẩy sàn sắt, những khu vực bị dính dầu lâu ngày hay gặp như : máy nén khí, vỏ áo làm mát, ổ trục bi, xilanh...
•Eco – Oilway : Dùng cho lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, rau quả, các nhà máy thủy sản như : bếp, bàn ghế, khay, kệ, dụng cụ, sàn...bị dính dầu. (McDonald, KFC...)
•Eco – TanksClean :Dùng trong công nghiệp bảo trì. Các chi tiết, thiết bị dính dầu khi gia công hoặc trong quá trình hoạt động.

2. AQ 2000 ECO – SUPERBIOCLEAN (For thickness scale)

•Eco – SuperspillClean :Xử lý các bề mặt bể chứa dầu, bề mặt sàn, đường ống dẫn dầu trong lĩnh vực dầu khí bằng phương pháp động lực.
•Eco - SuperTankClean :Chuyên xử lý dầu nhiễm như : dung dịch nhiễm dầu, đất nhiễm dầu, vật thể nhiễm dầu, bằng phương pháp ngâm, phun xịt.

AQ 2000 là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam xử lý dầu bằng phương pháp vi sinh. Các Vi sinh vật sẽ được nuôi để sinh sản trong thời gian ngắn để phân giải dầu một cách hiệu quả với các ưu điểm :

•Phân giải dầu bằng vi sinh nên không ảnh hưởng đến con người, môi trường.
•Hòa tan với nước.
•Có khả năng phân giải các Hydrocacbon trong chất thải hữu cơ khác.
•Không ảnh hưởng đến bề mặt sơn, nhựa, kim loại, cao su, gỗ...
•Không nguy hiểm
•Không gây cháy nổ
•Không độc hại
•Không ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
o Rất dễ sử dụng.

NOVA Equinox là tập đoàn cung cấp các giải pháp xử lý sự cố dầu hàng đầu Đông Nam Á. Thương hiệu AQ 2000 đã được biết đến như là một sản phẩm tin cậy trong xử lý dầu ở hầu khắp các nước Đông Nam Á, Tây Á và Trung Đông. Các quốc gia nổi tiếng về dầu mỏ như Oman, Cata, Ảrập Xêút, Barain..đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Các thương hiệu như: Petronas Malaysia, Exxon-Mobil, Sam Sung Electronic, Petrochina, Ken tucky, KFC, Keppel Shipyard, NaTo, Heineken…Euro Tech là đại điện của NOVA Equinox tại Việt Nam.

Tham khảo thêm tại website: www.ecologixsolutions.com

Với đội ngũ kỹ sư trình độ chuyên môn cao, công nghệ xử lý tiên tiến, EURO TECH luôn đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng trong thời gian gian sớm nhất, chất lượng phục vụ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CHÂU ÂU
NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN DINAMIC DESCALER
Trần Văn Trà
Sales Engineer
Tell 0914 714 930
Mail : [email protected], [email protected]

Website: www.eurotech.vn , www.biodescale.com
 
Ðề: Hóa chất tẩy cáu cặn cực mạnh – dinamic descaler

đang là luồng thảo luận mà bạn tra.eurotech lại spam 2 bài quảng cáo vậy, phản cảm quá
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Mạch của bạn cũng tương đối đấy. Dùng phao điện tử để bảo vệ, còn công tắc áp lực dùng để khiển bơm. Bơm điều khiển bằng lập trình nếu mình không nhầm thì LOGO thì phải! Mạch này còn thiếu software của LOGO nữa! Chắc bạn không thể open source được đúng không? Thôi nói thế thôi! Công ty cũng phải có của để giữ nữa chứ! Vả lại không phải ai cũng lập trình LOGO được đúng không!
Thôi thì cũng xin gởi các vị mạch bơm nước bình thường có 2 bơm! Phao đóng vai trò bật bơm. Bơm thì chỉ chạy 1 bơm và cứ luân phiên nhau! File bản vẽ AutoCAD 2007 thì phải! Các vị xem và cho biết ý kiến nhé! Vì thực ra nếu quý vị chỉ lấy mạch và làm thì rất lãng phí chất xám của mình. Cần phải suy nghĩ cải tiến liên tục thì kiến thức của chúng ta mới giầu lên được. Mạch của giáo sư cũng tốt nhưng nếu giáo sư open source cái phần LOGO nữa để anh em cho ý kiến thì hay hơn. Mạch của bạn tôi gặp cũng nhiều nhưng đó là đồ xa xỉ lắm! Đôi khi có những cách làm khác thiết thực hơn nhiều!

like nặng cho bác nguyenledung (vì e là dân cơ điện),nhưng nếu bác chỉ sử dụng 1 nút A/T/M cho toàn mạch + bộ nút nhấn Start-Stop cho 2 động cơ thì thế nào !!! hihi
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
like nặng cho bác nguyenledung (vì e là dân cơ điện),nhưng nếu bác chỉ sử dụng 1 nút A/T/M cho toàn mạch + bộ nút nhấn Start-Stop cho 2 động cơ thì thế nào !!! hihi
Vấn đề bạn hỏi có khó gì nếu bạn đã làm khiển quen rồi! Mình gởi bạn mấy mạch điện khiển bơm đã áp dụng cho một số công trình! Nói chung là khi bạn đã quen với khiển thì cái gì cũng dễ cả! Trong này có một mạch bơm dùng LOGO, mình cũng đã lập trình test thử, nhưng do không sử dụng cho công trình nữa vì công ty không trúng thầu! He he! Tuy vậy, ý tưởng của phao chống cạn cho bơm chìm khá hay nên mình cũng gởi cho các vị tham khảo chơi!
 

Đính kèm

  • tu bom goi dien dan choi.dwg
    867.5 KB · Xem: 189
Back
Bên trên