Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

canon

HVACR Staff
Hệ ống nước trong HVAC là một phần rất quan trọng và khó nữa. Anh em trao đôi về vấn đề này đi cho tại hạ học hỏi với ( dân điênj mà nên mù tịt vụ này ). Nếu ai có bản vẽ cho em xin càng tốt. Chúng ta cùng trao đổi về kĩ thuật thiết kế đường ống. Những loại val nào tốt cho nước lạnh...
- Nếu toàn bộ hệ thống nằm trên 1 mặt phẳng ( 1 lầu )thì đường ống khác như thế nào khi bơm, chiller đặt trên tầng cao nhất và cấp xuống các tầng dưới.
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Canon có thể tìm và đọc các bài viết trên diễn đàn này (hình như có thì phải:unsure: :unsure: )
Hệ nước nói nôm na là vầy: cần lưu lượng nước cung cấp đủ tới các dàn lạnh với 1 vận tốc giới hạn (lớn quá sẽ gây ồn và ma sát làm mòn đường ống, nhỏ quá sẽ làm đóng cáu cặn), Y thường chọn vận tốc này trong khoảng 1.8-2.4m/s. Có đuơc lưu lượng và vận tốc sẽ dễ dàng tìm đc đường kính ống (lưu lượng = vận tốc x tiết diện).
Vì với nguyên tắc trên nên cứ mỗi lần giảm lưu lượng, tức là đường ống đã có rẽ nhánh thì đường kính sẽ nhỏ đi, cứ như vậy giảm dần đến cuối ống.
Chọn bơm: bơm đc chọn phải có lưu lượng và cột áp đáp ứng yêu cầu của hệ thống. Cột áp bơm nói \"nôm na\" là khả năng \"tống\" nước đến FCU xa nhất của hệ thống. Muốn nước tới đc FCU xa nhất thì bơm phải thắgn đc tất cả các trở lực trên đường ống.B)
Trở lực trên đường ống tùy theo từng loại ống khác nhau và đc xác định qua vận tốc,lưu luợng,....
Điều đặc biệt chú ý để tránh cách chọn rất chuối: Tổng tổn thất (trở lực) trên đường ống chỉ tính trên 1 đường đi, tức chỉ có đường nước cấp hoặc nước hồi.
VD: Tổng trở lực trên đường nước cấp là 150 Pa thì theo lý thuyết sẽ chọn bơm có cột áp 150 Pa (với điều kiện bơm và dàn lạnh nằm cùng mặt phẳng, nếu khác mặt phẳng bạn phải cộng thêm áp lực nước do chênh lệch độ cao), chứ ko thể tính P=150Pa*2= 300Pa ----> chạy đủ thứ phần mềm, tìm tất cả các catalogue cũng ko tìm đc cái bơm có cột áp 300Pa !!!
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Thank Yore!
Bác trả lời em hiểu phần nào rồi. Nếu bác share cho các bản vẽ về vụ nước này thì tốt quá. Bản vẽ của nước ngoài cũng được chủ yếu coi người ta làmm thế nào. Kẻo không như ếch ngồi đáy giếng mất.

Sẳn đây cho hỏi các bác bảo ôn cho ống nước các bác đã làm như thế nào vậy. Em thấy vụ này cực công và dễ bị \" xấu \" quá.
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Y cũng đang phân vân về vụ nước nôi này. Có 1 số thiết kế thì họ lại vẽ theo kiểu single line ngay trên mặt bằng, có 1 số thì lại theo kiểu như hình chiếu bằgn của bản vẽ 3D. Thật ra thì 2 kiểu này Y cũng k biết phải theo cách nào. mỗi cách đều có 1 cái lợi riêng. Vẽ theo kiểu single line thì mặc kệ nhà thầu, muốn làm sao thì làm !!!, còn theo kiểu kia thì phải chính xác, k thì nhà thầu non non cứ dựa theo bãn vẽ mà làm thì mình ôm xô !!:unsure: :unsure:
Bản vẽ mẫu thì chắc phải để cho các bạn khác pót lên, Y đây ko dám :blush: :blush: :blush:
Bảo ôn cho ống nước thông dụng thì vẫn là 2 cách: đổ foam và bọc cách nhiệt PE. Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm khác nhau. PE thì bảo đảm rất nhanh và theo Y thì cũng rất đẹp, nhưng giá thành lại mắc hơn đổ foam ( nhưng nhiều người lại chê ko de0p và ko bền).
Đổ foam thì rất mất công vì phải làm áo bọc rồi mới đổ, mà gặp người tay nghề yếu yếu là \"xong hàng\", chỗ dư chỗ thiếu tùm lum, có khi chạy nước \"nhiễu nhão\" thấy ghê :laugh: :laugh: :laugh:
 
Nhận dịp đây em muốn hỏi, cách chọn lưu lượng cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt?

Hiện em đang thiết kế một hệ thống HVAC cho một văn phòng cao ốc dùng Chiller giải nhiệt nước. Nhưng em đang phân vân là ko biết chon lưu lượng cho bơm là lấy theo lưu lượng qua Chiller hay lấy theo tống lưu lượng qua các AHU&FCU cộng lại. MOng các bác chỉ giáo cho em với.
Thanks.
 
Trả lời: Nhận dịp đây em muốn hỏi, cách chọn lưu lượng cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt?

Thực ra để quyết định cuối cùng là chọn lưu lượng Bơm theo CHiller hay theo FCU cũng phải chia ra nhiều trường hợp ý tưởng của người thiết kế nữa, ví dụ như người thiết kế đó tính toán tải có dự phòng ko, có sử dụng hệ số đồng thời không, và hệ số đồng thời cũng có mấy loại khác nhau như là hệ số sử dụng đồng thời hay là hệ số đồng thời theo thời điểm... cũng hơi phức tạp khi tranh cãi mấy vấn đề này. Nếu chọn theo Chiller mà khi cân bằng hệ thống có thể sẽ gặp trục trặc vì thiếu lưu lượng cho FCU khi tính tải dùng hệ số cân bằng, khi này lại cần phải chọn theo tổng lưu lượng thiết kế các FCU, AHU.
Tuy nhiên có cách đơn giản thì chọn theo Chiller là đơn giản nhưng khi tính cột áp thì dự phòng khoảng 15-20%, sau đó cân bằng hệ thống cho đạt được đúng điểm thiết kế để chọn bơm tối ưu nhất.

Các bác có thể bàn luận thêm nhé
 
Trả lời: Nhận dịp đây em muốn hỏi, cách chọn lưu lượng cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt?

hieuhvac viết:
Hiện em đang thiết kế một hệ thống HVAC cho một văn phòng cao ốc dùng Chiller giải nhiệt nước. Nhưng em đang phân vân là ko biết chon lưu lượng cho bơm là lấy theo lưu lượng qua Chiller hay lấy theo tống lưu lượng qua các AHU&FCU cộng lại. MOng các bác chỉ giáo cho em với.
Thanks.

Bác hỏi về vấn đề lưu lượng theo Chiller hay FCU là rất hay đó, chắc bác đụng trận rồi nên mới thắc mắc vậy, hôm trước trong công ty mình cũng cùng nhau thảo luận với nhiều người về vấn đề này và rút ra kết luận như trên đó, các bác thảo luận thêm nhé.
 
Trả lời: Nhận dịp đây em muốn hỏi, cách chọn lưu lượng cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt?

ban tìm đến tran 24 có nói cách chọn bơm cho chiller. các ban đọc xong rồi mình nghĩ không cần phải giải thích nhiều về vấn đề này.
còn tại sao cột áp chỉ chon 150Pa như bạn yora nói thì hệ thống HVAC là hệ thống kín nó chỉ cầ thắng được trở lực của đầu đẩy thôi không cần phải thắn cả trở lực của đầu hút nữa.
http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2008_06/05__Chuong_5__Lua_chon_he_thong_dieu_hoa_khong_khi.pdf
http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2...Lap_va_tinh_toan_so_do_dieu_hoa_khong_khi.pdf
2 file này nói lên những điều bạn thác mắc. http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/04.pdf
 
Trả lời: Nhận dịp đây em muốn hỏi, cách chọn lưu lượng cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt?

CHÀO CẢ NHÀ,
Tui thấy các bác nói chung chung quá ,theo tui nếu tính cột áp của bơm thì tùy theo từng trường hợp nữa sau đây là một số trường hợp cụ thể:
1> Nếu hệ thống chiller sử dụng cho nhà cao tầng:
-Cụm chiller (bơm, chiller..) đạt trên cao thì tổn thất sẽ bao gồm: tổn thất trên đường ống hồi (co, giảm , van, tê...)+ tổn thất qua dàn lạnh xa nhất + tổn thất qua dàn bay hơi(dàn trao đổi nhiệt) và tùy các bác có thể + 1/2 tổn thất đường cấp (đường cấp có sự chênh lệch độ cao)
-Cụm chiller (bơm, chiller..) đạt trên cao thì tổn thất sẽ bao gồm: tổn thất trên đường ống cấp (co, giảm , van, tê...) + tổn thất qua dàn lạnh xa nhất + tổn thất qua dàn bay hơi(dàn trao đổi nhiệt) và tùy các bác có thể + 1/2 tổn thất đường hồi (đường hồi có sự chênh lệch độ cao)
2> Nếu hệ thống chiller sử dụng cho một nhà xưởng thì tổng thất bao gồm đường cấp và đường hồi + tổn thất qua dàn lạnh xa nhất + tổn thất qua dàn bay hơi(dàn trao đổi nhiệt)
:laugh: cách này thì không chính qui lắm các Bác nào có cách chính qui hơn xin chỉ giáo thêm cho các em mới ra trường học hỏi thêm nhá
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

yore viết:
VD: Tổng trở lực trên đường nước cấp là 150 Pa thì theo lý thuyết sẽ chọn bơm có cột áp 150 Pa (với điều kiện bơm và dàn lạnh nằm cùng mặt phẳng, nếu khác mặt phẳng bạn phải cộng thêm áp lực nước do chênh lệch độ cao), chứ ko thể tính P=150Pa*2= 300Pa ----> chạy đủ thứ phần mềm, tìm tất cả các catalogue cũng ko tìm đc cái bơm có cột áp 300Pa !!![/quote]

Theo mình côt áp bơm được xác định như sau:
H>/=+/-Hoh+/-Hod+hoh+hod+hf ,m
Trong đó:
Khi bơm đặt cao hơn mực nước trong bể hút: Hoh mang dấu +, ngược lại mang dấu -
............thấp...vòi fun: Hod mang dấu +, ngược lại mang dấu -
hf: trở lực voi fun(vd: tháp giải nhiệt)
hoh: tổng trở lực trên đường ống hút(gồm tổn thức cục bộ + tổn thức ma sát)
hod: tổng trở lực trên đường ống đẩy(gồm tổn thức cục bộ + tổn thức cục ma sát)
Khi hệ thống kín (vd: như nước lạnh trong hệ thống chiller ) Hoh=Hod=hf=0.
Vậy: H>/= hoh+hod.
Cột áp trong trưòng hợp này là tổng tổn thất trên cả hút và đẩy(chứ không phải chỉ đường hút hoặc đẩy. Các bạn chú ý hệ thống kín thi Hoh và Hod chúng tự khử lẫn nhau rồi(giống như nguyên tắc bình thông nhau. Còn nước nó phải đi hết 1 vòng, tức nó phải thắng được tất cả những gì mà nó đi qua(H=hoh+hod)????. Rất mong mọi người góp ý. Than ái và đoàn kết, Chúc diễn đàn thành công
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Chao cac ban.

Theo minh thi khi tinh toan thiet ke ra thi ta phai chon thiet bi va quyet dinh theo y cua minh chu ko phu thuoc vao cac thong so cua supplier.

Nhu ve vu chon bom theo luu luong nao? thi theo minh la chon theo chiller va cac FCU cua ban tinh ra bao nhieu thi ta cu de nhu vay de tinh toan, chu ta chon theo supplier roi sau do chon bom theo tong cua no thi se co 2van de:

THu nhat la neu ta van de nguyen tai cua chiller theo tai tinh toan thi luong nuoc dau co du de ma cung cap cho cac FCU.

Hai la khi chon chiller theo tong FCU ma ta da chon theo supplier thi khi do tai se rat lon va du, dan den chi ohi rat la cao.

Noi chung la van de nay minh chi noi den do, chu de noi het va hieu thi phai noi chuyen truc tiep moi het duoc.

Anh em xem va gop y.
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Hỏi thêm các bác một ý nữa. Em đang phân vân giữa các thiết kế sau trong hệ chiller dùng nước:
1. Chọn van tại các AHU là 2 ngã, điều khiển vô cấp dùng biến tần cho bơm để điều chỉnh cột áp ( có relay áp suất bảo vệ đường ống, không dùng van bypass)
2. Chọn van tại các AHU là 2 ngã, điều khiển vô cấp. Điều chỉnh cột áp thông qua van bypass ( điều khiển vô cấp theo thông số cảm biến áp suất).
3. Chọn van tại AHU là 3 ngã điều khiển vô cấp ( có relay áp suất bảo vệ đường ống, không dùng van bypass)

Các bác phân tích hộ em ưu nhược điểm từng cách nha. Và còn cách nào khác không.

Thêm một ý nữa trong hệ BMS thường dùng bộ tính toán công suất lạnh. Cái này để xem chơi thôi chứ đâu điều khiển ai ( chiller, bơm ) đúng không các bác.

Chúc vui.
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Cho mình hỏi các bác tính chọn như trên là theo chu trình 1 cấp hay chu trình 2 cấp vậy

Cho gà phát biểu cái nghen,:cheer: tình trạng thường thấy là khi chọn lưu lượng theo chiller thì nước không đủ cấp cho chiller ( khi ta trừ đi lưu lượng qua các nhánh thì khi lên đến các tầng trên cùng thì empty.

Nhưng nếu chọn theo lưu lượng fcu thì tải quá lớn => khi tính ống chính sẽ rất lớn, và khi nếu không chạy full tải thì ống đâm ra dư. Thầy hướng dẫn mình là lúc nào cũng phải chọn theo chiller ( nó là trùm mà ) phải đạt lưu lượng cho chiller cho nó chạy ổn định và bền.

Lúc làm đồ án các bạn mình cùng thảo luận và đưa ra 1 giải pháp thế này các bác liếc coi thử. :lol:

Khi tính ra Q0 , ở đây mình tính hệ số không đồng thời nữa, ở đây ví dụ mình chọn 80% đi , rồi sau đó mình chọn máy có công suất lạnh lớn hơn, khi đó mình tính ngược lại để ra hệ số không đồng thời thật sự. ví dụ chỉ là 83%= 0.083

Lưu lượng là mình lấy lưu lượng chiller ( lúc nào cũng vậy)
Mình lấy tổng lưu lượng các chiller chia cho tổng công suất lạnh chiller ta có được lưu lưu cần cho 1 w lạnh ( ? l/w)

Từ đó ta lấy lưu lượng của mỗi tầng x ( ? l/w) x 0.083 thì ta sẽ có được lưu lượng của tầng đó ứng với hệ số không đồng thời.

Khi chọn ống chính ta chọn theo lưu lượng chiller vì vậy kích thướt ống sẽ không quá lớn, tiết kiệm được chi phí

Lưu ý là khi ta có được lưu lượng của mỗi tầng, lưu lượng này chỉ để tính ống chính, ta cứ dùng lưu lượng chiller trừ cho lưu lượng mỗi tầng (đã gồm hệ số đồng thời ) bảo đảm tới tầng cuối cùng cũng đảm bảo lưu lượng. vậy là ống chính đã giải quyết xong.

Đối với ống rẽ vào mỗi tầng thì mình tính dựa theo fcu, tính ngược về ống chính ( để khi cần fcu chạy được full tải ), khi tính như vậy thì cho dù tầng đó có chạy đầy tải thì cũng đạt, vì ống tính theo fcu.

Theo cách này mình đã giả quyết được việc thiếu lưu lượng tới tầng cuối, hệ số không đồng thời chỉ được dùng để tính ống chính.

Còn đối hệ chiller dùng 2 hệ bơm thì mình chưa làm qua.

Diễn đàn là nơi chia sẽ, các bác đứng có sẽ không, phải chia nữa chứ, có 1 bác nói rất hay “cơm nguội nhà này biết đâu là đặt sản nhà kia”

Herot đâu òi :S
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Sao không ai trả lời em mấy vụ bơm 2 ngã, 3 ngã hết vậy ta
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

canon viết:
2 ngã, 3 ngã hết vậy ta
Tui nghĩ vấn đề ở xoay quanh vấn chi phí hơn là vấn đề kỹ thuật giữa van 2 ngã &3 ngã.
+ van 2 ngã, dung cảm biến áp suất( hoặc diference pressure thì chính xác hơn,không dung relay áp ) để điều khiển biến tần thay đổi lưu lượng bơm đem lại hiệu quả về chi phí vận hành đặc biệt là đối với nhưng công trình lớn. Khi đó tiền để đầu tư cho 1 con biến tần tương đối lớn nhưng đem so với chi phí để vận hành thì nó vẫn kinh tế hơn. Cảm biến áp suất có thể làm được điều bảo vệ đường ống cho bạn(thiết đặt được). Nếu bạn có ý định bảo vệ đường ống thì tốt hơn bạn nên bảo vệ bơm hay là cái gì đó vì tất cả đường ống và phụ kiện khi thiết kế cũng như testing đều >/=1.5 lần áp suất làm việc. Trong trường hợp này đôi lúc bạn phải dung đến van bypass đấy, để bảo vệ lưu lượng.
+ van 2 ngã, dung cảm biến áp suất để điều khiển van bypass đem lại chi phí đầu tư thấp nhất.
+ van 3 ngã, không van bypass nếu dung số lượng nhiều thì chi phí đầu tư v à lắp đặt cao hơn nhiều so với van 2 ngã
+ Bộ tính toán công suất lạnh ( gồm Flow metter và 2 cảm biến nhiệt độ gắn ở đường cấp và đường hồi) để từ đó ta tính được công suất lạnh delta l ớn hay nói cách khác tải lớn và người ta dùng nó để on/ off chiller, bơm cũng như tháp…Tuy nhien không phỉa chờ đến lúc công suất lớn hơn 1 chiiler thì chiller kia mới chạy mà chỉ cần tải có nhu cầu tăng vọt thì lúc kia phải chạy ngay để đáp ưng đủ tải
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Thank bác khai.tqme nhiều.

Em đồng ý với các ý kiến phân tích của bác. Việc bây giờ cần cân nhắc là sự đáp ứng của các cơ cấu chấp hành. Như là cơ cấu ấy đáp ứng đúng không, nhanh không. Em thấy việc chọn biến tần là hay nhất. Biến tần đáp ứng nhanh, thay tốc độ, lưu lượng bơm nhanh. Và nó giải quyết được tận gốc vấn đề.
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Canon nói đúng quá .ha ha
Xu hướng hiện nay tất cả đều dùng công nghệ biến tần
Giá thành đắt, vận hành dễ dàng nhưng khí sửa chữa thì phải gọi máy anh bên TDH sang sửa chư không gọi máy anh điều hoà đâu
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Điều khiển tự động là nghề của em mà. Sẳn đây hỏi thêm các bác, trong các công trình HVAC ở VN mình thường dùng bơm nước tải lạnh và bơm tháp giải nhiệt hiệu gì thế. Em mới tham khảo mấy bơm của Grundfos. Nào giờ chơi Teco, Ebara, Pentax không hà. Nếu có thể các bác cung cấp cho em địa chỉ luôn. Em mới chỉ có địa chỉ của Grundfos thôi.

Có vài ý kiến chuyên môn của em trao đổi thêm với các bác. Không phải biến tần nào cũng điều khiển tốt hết cho tất cả các loại động cơ. Phải chọn loại biến tần phù hợp với chức năng của động cơ thì mới tối ưu ( BT cho bơm thì nên chọn dòng sp chuyên bơm ) Và không phải động cơ nào cũng có thể đáp ứng được hết sự điều khiển của biến tần. Cuối cùng là động cơ phải đủ tốt ( mắc ke ke). Biến tần phải phù hợp.
 
Trả lời: Thiết kế hệ thống ống nước trong HVAC

Sẵn đây Canon cho luôn một bài hay hay một chút về Biến tần Bơm, động cơ đi. Nói chung chung như vậy làm anh em tò mò quá. Mình biết điều đó nằm trong tầm của Canon mà keke.
 
Trả lời: Nhận dịp đây em muốn hỏi, cách chọn lưu lượng cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt?

Herot viết:
Thực ra để quyết định cuối cùng là chọn lưu lượng Bơm theo CHiller hay theo FCU cũng phải chia ra nhiều trường hợp ý tưởng của người thiết kế nữa, ví dụ như người thiết kế đó tính toán tải có dự phòng ko, có sử dụng hệ số đồng thời không, và hệ số đồng thời cũng có mấy loại khác nhau như là hệ số sử dụng đồng thời hay là hệ số đồng thời theo thời điểm... cũng hơi phức tạp khi tranh cãi mấy vấn đề này. Nếu chọn theo Chiller mà khi cân bằng hệ thống có thể sẽ gặp trục trặc vì thiếu lưu lượng cho FCU khi tính tải dùng hệ số cân bằng, khi này lại cần phải chọn theo tổng lưu lượng thiết kế các FCU, AHU.
Tuy nhiên có cách đơn giản thì chọn theo Chiller là đơn giản nhưng khi tính cột áp thì dự phòng khoảng 15-20%, sau đó cân bằng hệ thống cho đạt được đúng điểm thiết kế để chọn bơm tối ưu nhất.

Các bác có thể bàn luận thêm nhé

Theo tôi, Hùng trả lời chưa chính xác vấn đề này.

Các bạn cần phân biệt cách lựa chọn của từng thiết bị như sau:

1) Tải AHU/FCU cho từng vùng (zone/space/room ...): được chọn dựa trên công suất cực đại của vùng đó

2) Tải của Chiller không bao giờ là tổng tải của các AHU/FCU ... mà luôn thấp hơn do:
(a) Hệ số sử dụng đồng thời giữa các vùng (schedule ...): VD lúc 12h00 khu nhà hàng tải rất lớn, nhưng khu giải trí (karaoke) hoạt động buổi tối thì tải lại nhỏ ...
(b) Tác động không đồng thời do điều kiện bên ngoài: VD: buối sáng khu vực A tiếp xúc trực tiếp với mặt trời nên tải rất lớn, nhưng khu vực B ở đối diện lại nằm trong bóng râm nên tải nhỏ hơn ...
...

Các bạn cứ đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng các phần mềm tính tải nhiệt để hiểu chi tiết hơn vấn đề này. Nhưng mình đưa ra ví dụ đơn giản như sau:

Khu A đạt tải nhiệt cực đại lúc 11h00 là 10kW
Khu B đạt tải nhiệt cực đại lúc 12h00 là 15kW
Khu C đạt tải nhiệt cực đại lúc 13h00 là 20 kW

Tổng tải nhiệt cực đại (nếu sử dụng HT trung tâm) tại thời điểm 11h30 là 35 kW (VD: lúc ấy khu A : 9kW, khu B: 14kW, khu C: 12 kW)

Khi ấy cần chọn AHU/FCU cho khu A là 10kW, khu B là 15kW, khu C là 20 kW, nhưng chọn Chiller chỉ cần chọn 35 kW là đủ.

Do đó, nếu bạn đã hiểu vấn đề đơn giản trên thì hiển nhiên là bơm hệ thống trung tâm chỉ cần chọn theo tổng lưu lượng lớn nhất có thể xảy ra và không gì khác hơn chính là lưu lượng của Chiller. Trên thực tế không thể xảy ra trường hợp thiếu lưu lượng cho AHU/FCU trừ phi bạn chọn tải CHiller không đủ hoặc lắp đặt thiết bị như van ... không phù hợp. Vấn đề cột áp không liên quan đến vấn đề lưu lượng như bạn gì đã hỏi trừ khi bạn muốn bàn sâu hơn về chuyện đường đặc tính bơm (Pump Curve)
 
Back
Bên trên