Thắc mắc một số tiêu chuẩn thiết kế hệ thống Sprinkler & Drencher

phan van dương

Thành Viên [LV 0]
Mình có đọc TVCN 7336-2003 về hệ thống chữa cháy tự động, nhưng không thấy tiêu chuẩn nói rõ về số lượng đầu phun sprinkler tối đa có thể lắp được trên tuyến ống theo các size : Dn50; 65; 80;100... Bác nào rõ về tiêu chuẩn này giải đáp giúp em được không?

Thêm nữa em có lắp hệ thống chữa cháy bằng khí FM200, IG55 nhưng ko biết tiêu chuẩn về chiều cao của đầu phun đối với trần bê tông và đôi với phòng có trần giả thạch cao, bác nào rõ cái này giúp em nhé.

Cám ơn nhiều.
 
-TCVN-7336 không quy định các đếm size theo số đầu phun chỉ quy định: "Cho phép lắp đặt tối đa 6 sprinkler với đường kính trong lỗ phun 12mm trở xuống hoặc 4 sprinkler với đường kính lỗ phun trên 12mm trên đường ống phân phối của hệ thống sprinkler bằng nước và bằng bọt."
Bạn phải kết hợp với quy định là vận tốc nước trong ống không quá 10m/s, và tổn thất trong ống đễ xác định size ống. (size ống không nhỏ hơn d20)
* Thông thường mình đếm size đầu tiên lớn hơn size đầu phun 1 cấp.
-Phần khí bạn nên đọc kỹ lại tiêu chuẩn, phần lắp cách bao nhiêu không thấy nói thì phải (vì khí nó khếch tán nhanh theo mọi hướng chứ không như nước), riêng CO2 vì thằng này nó nặng hơn không khí thì phải nên có quy định chiều cao bao nhiêu thì phải bố trí 1 lớp, cao hơn phải bố trí thêm lớp đầu phun nữa. Các khí khác chưa gặp phòng cao nên mình cũng chưa tìm hiểu.
 
-TCVN-7336 không quy định các đếm size theo số đầu phun chỉ quy định: "Cho phép lắp đặt tối đa 6 sprinkler với đường kính trong lỗ phun 12mm trở xuống hoặc 4 sprinkler với đường kính lỗ phun trên 12mm trên đường ống phân phối của hệ thống sprinkler bằng nước và bằng bọt."
Bạn phải kết hợp với quy định là vận tốc nước trong ống không quá 10m/s, và tổn thất trong ống đễ xác định size ống. (size ống không nhỏ hơn d20)
* Thông thường mình đếm size đầu tiên lớn hơn size đầu phun 1 cấp.
-Phần khí bạn nên đọc kỹ lại tiêu chuẩn, phần lắp cách bao nhiêu không thấy nói thì phải (vì khí nó khếch tán nhanh theo mọi hướng chứ không như nước), riêng CO2 vì thằng này nó nặng hơn không khí thì phải nên có quy định chiều cao bao nhiêu thì phải bố trí 1 lớp, cao hơn phải bố trí thêm lớp đầu phun nữa. Các khí khác chưa gặp phòng cao nên mình cũng chưa tìm hiểu.

Cám ơn bác nhiều. Bác giải thích rõ hơn câu này được không Thông thường mình đếm size đầu tiên lớn hơn size đầu phun 1 cấp. Em không hiểu.
 
Thường mình sẽ chọn đầu phun theo nguy cơ cháy:
VD nguy cơ cháy trung bình nhóm 2:
- lưu lượng 0.24l/s.m2
- S tính toán 240m2
- Diện tích bảo vệ 1 đầu phun 12m2 => chọn bố trí 3,3mx3,3m ~= 11m2 < 12m2
=> 240 có khoảng 240/11= 22 đầu phun
=> lưu lượng tối thiểu tại đầu phun = 0.24*240/22=2.62l/s=157l/min=>chọn đầu phun K=8.0 (115) với áp tối thiểu 1.87Bar loại này có đầu ren D20 do đó đoạn ống với nó phải tối thiểu D25. Size tiếp theo D32-D40-D40-D50 (đây chỉ là ví dụ bạn có thể tham khảo NFPA13 về quy định size ống nào thì lắp được bao nhiêu đầu phun-tuy nhiên cần xem nguy cơ cháy của họ có bao nhiêu đầu phun phun đồng thời, và lưu lượng, mình nhớ thì họ yêu cầu thấp hơn TCVN nên khi đếm bạn có thể phải tăng size ống lên).
 
Cho mình hỏi một chút, vẫn đề bài như vd a Tranvan đưa ra
Như ở cty mình đang làm thì sẽ tính toán như sau
-lưu lượng 0.24l/s.m2
-S tính toán 240m2
-Diện tích bảo vệ 1 đầu phun 12m2
-Chọn đầu phun K=8, tra lưu lượng theo bàng A.6.2.3.1 (NFPA 13-2013) bằng 115, đó coi như lưu lượng 1 đầu bằng 115 l/min (Áp lực đầu phun coi bằng 1bar) => Số đầu = (0,24*240*60)/115=30 đầu
=> diện tích thực 1 đầu = 240/30=8 => Có thể bố trí 3mx2,67m
Cho mình hỏi tính như vậy có đúng không?
 
Dùng đầu phun hở + deluge valve + báo cháy.
Tham khảo cách làm của người Nhật.
 

Đính kèm

  • 放水型スプリンクラー設備 (HSP).doc.pdf
    267.5 KB · Xem: 388
  • TH1000型.PDF
    168.2 KB · Xem: 268
  • TH500型.PDF
    167 KB · Xem: 242
Thường mình sẽ chọn đầu phun theo nguy cơ cháy:
VD nguy cơ cháy trung bình nhóm 2:
- lưu lượng 0.24l/s.m2
- S tính toán 240m2
- Diện tích bảo vệ 1 đầu phun 12m2 => chọn bố trí 3,3mx3,3m ~= 11m2 < 12m2
=> 240 có khoảng 240/11= 22 đầu phun
=> lưu lượng tối thiểu tại đầu phun = 0.24*240/22=2.62l/s=157l/min=>chọn đầu phun K=8.0 (115) với áp tối thiểu 1.87Bar loại này có đầu ren D20 do đó đoạn ống với nó phải tối thiểu D25. Size tiếp theo D32-D40-D40-D50 (đây chỉ là ví dụ bạn có thể tham khảo NFPA13 về quy định size ống nào thì lắp được bao nhiêu đầu phun-tuy nhiên cần xem nguy cơ cháy của họ có bao nhiêu đầu phun phun đồng thời, và lưu lượng, mình nhớ thì họ yêu cầu thấp hơn TCVN nên khi đếm bạn có thể phải tăng size ống lên).[/QUOTE
Cám ơn bác pccc.tranvan nhưng em vẫn chưa hiểu cách chọn đầu phun K=8.0 dựa theo lưu lượng tối thiểu. bác hướng dẫn em cụ thể hơn không? thanks.
 
Khi bạn xác định được khu vực thiết kế thuộc nguy cơ cháy nào thì bạn sẽ chọn được đầu Sprinkler với "K" thích hợp.
Bạn có được size của đầu phun theo caterlog. chọn ĐK ống trước đầu phun số 1 đảm bảo không nhỏ hơn 15A.
Chọn size ông cho các sprinkler tiếp theo thì Bạn chọn như tính toán thủy lực thôi (biết lưu lượng, bạn chọn vận tốc cho pccc <= 10m/s --> size ống hợp lý)
 
Các bác cho em hỏi là về HT đầu phun sprinkler có qui chuẩn hay yêu cầu gì độ cao lắp đặt ko? Vì em đọc trong tiêu chuẩn là khoảng cách tối đa giữa các đầu sprinkler là 4m, nhưng áp dụng với chiều cao bao nhiêu chứ đầu treo 3m thì độ phủ khác, trèo cao 10m thì độ bảo vệ khác chứ nhỉ? Bác nào thông não em phát.
Thanks bros.
 
Các bác cho em hỏi là về HT đầu phun sprinkler có qui chuẩn hay yêu cầu gì độ cao lắp đặt ko? Vì em đọc trong tiêu chuẩn là khoảng cách tối đa giữa các đầu sprinkler là 4m, nhưng áp dụng với chiều cao bao nhiêu chứ đầu treo 3m thì độ phủ khác, trèo cao 10m thì độ bảo vệ khác chứ nhỉ? Bác nào thông não em phát.
Thanks bros.
Bạn đọc tiêu chuẩn 7336 về HT CC tự động là có nhé.
 
Back
Bên trên