Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Bác BMSman cũng chơi Siemens nưa àh, trúng hệ rồi!Bây giờ mình bắt tay vào chọn thiết bị và phương án thiết kế cho bài viết của bác Herot \" Tổng quan các Hệ thống Bơm trong Điều hòa Không khí Trung tâm dùng Chiller\" ( Ở trang chính ) Mình sẽ thiết kế 2 hệ thống: Lưu lượng không đổi bằng cách điều chỉnh val Bypass; lưu lượng không đổi sử dụng biến tần + val bypass đảm bảo lưu lượng qua Chiller.

Nếu bác BMSman thuận Siemens thì ta sẽ bắt đầu bằng Sie, chọn thiết bị cụ thể, vị trí đặt cảm biến luôn luôn. Theo em thì chọn HVAC Control ( chứ DDC BMS thì dính cả hệ thống, mà bài viết này chỉ là ví dụ)

Các bác khác thuận hãng khác thì cứ tham gia.

Chúc vui!
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Ủa hổng ai ý kiến hết vậy ta!!!
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Mình sẽ thiết kế 2 hệ thống: Lưu lượng không đổi bằng cách điều chỉnh val Bypass; lưu lượng không đổi sử dụng biến tần + val bypass đảm bảo lưu lượng qua Chiller.
Ủa sao cả 2 hệ thống đều là lưu lượng k đổi hết vậy pác Canon LBM?
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Mọi người bàn luận về HVAC Control rôm rả quả. Mình cũng xin đóng góp một số ý kiến.
Về khối lượng công việc thì HVAC chiếm tới 80% khối lượng công việc trong một hệ thống BMS. Nếu đã làm tốt HVAC Control thì việc xây dựng một hệ thống BMS sẽ rất đơn giản. Hiện tại HVAC Control được sử dụng rất nhiều trong các khu công nghiệp, xí nghiệp dược phẩm.
Đặc điểm của hệ thống HVAC trong khu công nghiệp là:
- Sử dụng Chiller giải nhiệt gió
- Các máy điều hoà AHU hoạt động độc lập, không cần hệ thống BMS
Phần HVAC Control đối với các thiết bị này như sau:
- Sử dụng bộ điều khiển Van Bypass giữa đường nước cấp và nước hồi. Bộ điều khiển này có 02 input là tín hiệu nhiệt độ để giám sát luôn nhiệt độ đường ống cấp và hồi
- Sử dụng bộ điều khiển van nước lạnh cho mỗi AHU để duy trì nhiệt độ (25 độ C). Bộ điều khiển này có 01 input để đo giá trị nhiệt độ thực tế; 01 input để nhận tín hiệu báo fin lọc bẩn.
Chi tiết mọi người có thể lấy trong file gửi kèm theo. Trong đó sử dụng RWD45 làm bộ điều khiển với 02 ứng dụng: Ứng dụng số 77 để điều khiển van Bypass và ứng dụng số 70 để điều khiển độ mở van nước lạnh. Giá của bộ điều khiển này rẻ giật mình: 180 USD
http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2008_08/1253410.pdf
http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2008_08/1253417.pdf
http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2008_08/RWD45U.pdf
Hiện tại đã có dự án Sumitomo giai đoạn 2 và 3 (khu công nghiệp Nam Thăng Long Hà Nội) đã sử dụng phương án điều khiển sử dụng RWD45 và đem lại hiệu quả tương đối tốt.
Mọi người tiếp tục thảo luận chủ đề này nhé.
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

iamtieens viết:
Mình sẽ thiết kế 2 hệ thống: Lưu lượng không đổi bằng cách điều chỉnh val Bypass; lưu lượng không đổi sử dụng biến tần + val bypass đảm bảo lưu lượng qua Chiller.
Ủa sao cả 2 hệ thống đều là lưu lượng k đổi hết vậy pác Canon LBM?
Bác Canon viết đúng đó. Cả hai hệ thống này đều nhằm đảm bảo áp suất đường ống đủ lớn để đưa nước lạnh tới mọi vị trí trong toà nhà.
Ở hệ thống thứ nhất (sử dụng van bypass) thì cấu hình phần điều khiển như sau:
- 01 bộ điều khiển cấu hình tối thiểu 1AI/1AO
- 01 cảm biến chênh áp đường ống
- 01 van bypass kèm actuator loại modulating
Thông thường người ta sẽ tính trước giá trị đặt cho chênh áp giữa đường cấp và hồi. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh độ mở van khi có biến động về chênh áp đường ống. Chênh áp đường ống tăng -> mở van bypass để nước đi tắt qua van -> chênh áp giảm xuống.
Giá của bộ cảm biến chênh áp này rất đắt. Của Honeywell giá khoảng 750USD. Của Siemens khoảng 700USD. Có một phương án kinh tế hơn là sử dụng 02 cảm biến áp suất lắp trên đường cấp và hồi. Hai tín hiệu này đưa về bộ điều khiển. Lấy hiệu hai giá trị này cũng ra được chênh áp đường ống. Giá của cảm biến áp suất này rẻ hơn nhiều. Khoảng 160USD một cái.
Ở hệ thống thứ 2 sử dụng biến tần và Van Bypass để duy trì áp suất đường ống. Thực ra, van bypass trong trường hợp này là không cần thiết. Tuy nhiên, van bypass lại phát huy tác dụng khi biến tần lăn ra...chết!
Biến tần điều khiển tốc độ bơm để duy trì chênh áp hệ thống. Nếu có BMS thì tín hiệu chênh áp sẽ đưa về bộ điều khiển sau đó bộ điều khiển sẽ tính toán để đưa tín hiệu điều tốc biến tần. Nếu dùng HVAC Control thì chỉ cần biee biến tần là đủ! Giá trị chênh áp này đưa trực tiếp vào input của biến tần. Biến tần sẽ điều khiển tốc độ bơm (luật PI) để duy trì giá trị chênh áp đặt trước.
Gavrotte nói như thế có đúng ý bác Canon không?
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Hoan hô có người ủng hộ rồi!

Bác Gavrotte nói cụ thể quá, có giá nữa rất tốt. Tuy nhiên về phương án 2 thì ý của bác khác em một tí.
Ý em xài val Bypass là khi giá lưu lượng giảm đến một giá trị mà Chiller không chấp nhận được thì sẽ mở val này ( em né val modulating, xài On/off cho rẽ. Bởi vậy mới cần phân tích). Nếu như hệ thống chỉ mở 1 AHU thì biến tần sẽ cho bơm chạy với lưu lựong rất nhỏ đủ cho AHU này. Đặt trường hợp lưu lựong này đã đủ cho AHU nhưng không đủ cho Chiller thì sao. Lúc này val Bypass sẽ có tác dụng đấy.

Tại sao mình không vẽ hệ thống này luôn hả bác Gavrotte!!!!!!
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Hi iamtieens !!

Chúng ta đang phân tích lợi hại của 2 hệ thống này đây bác. Phương án 1 không tiết kiệm điện của bơm. Phương án 2 tiết kiệm và hệ thống chạy chính xác hơn (nếu lở tay chon bơm dư sẽ tiết kiệm điện khá đấy )

Một ý nữa là tùy dự án, mà nên chọn phương án nào. Cân đong tiền bạc nữa.
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Nhất trí là vẽ lại phần sơ đồ nguyên lý điều khiển!
Chiller_Bypass_Control.JPG
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

- Sao em chả biết cái X2 của bác nó nhận tín hiệu gì nữa, nhiệt độ đường cấp hả bác?
- Cái F ( Flow Switch ?) đưa về bộ RWD45 chi vậy bác
- Còn DP đưa vào X3>>>điều khiển val bypass thì chả có gì phải bàn.

Em mạn phép bàn với các bác về bộ contact dòng chảy trong bơm chiller
- FS này gắn vào để bảo vệ bơm khi mất nước. Giải sử đường ống khô ran thì khi bơm chạy không đóng được contact này bơm tắt. Do đó việc bác đưa FS này về bộ RWD em thắc mắc quá.
- Bình thường em làm việc với bộ FS này là: Cho nó một cái timer ( hệ thống điều khiển cục bộ không dùng controller) timer này được setup khoảng 5s. Tức là khi có lệnh chạy thì timer này đóng tiếp điểm lại bơm chạy sau đó hết thời gian timer nhả tiếp điểm. Nếu lúc này có nước tốt FS sẽ đóng lại duy trì tiếp điểm. Như thế bất kì lý do gì nước trong ống không chuyển động bơm đều tắt.
- Quan niệm của em nếu dùng cả BMS thì mặc dù đưa các tín hiệu bảo vệ ( contact dòng chảy, quá nhiệt, quá tải.....) về trung tâm thì vẫn cho nó điều khiển độc lập được. Như trường hợp trên có thể đưa tìn hiệu FS về DDC thì cũng xài timer tắt liền cho chắc. Sau đó máy tính muốn xem gì thì xem.
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

- X2 là giá trị nhiệt độ ngoài trời. Giá trị này dùng để set chế độ làm việc mùa đông và mùa hè.
- Riêng cài Flow Switch thì Canon phát hiện đúng rồi đấy. Mạch này mình đã giản lược đi phần tín hiệu Q1,Q2,Q3,Q4 để điều khiển máy nén của Chiller. Còn đây mới đúng là ứng dụng Application số 77 điều khiển Van Bypass:
untitled-2d15e87af505ae05170a4f3eb86c2cc1.JPG
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Bác nào biết hiện trạng HVAC control trong các khu nhà máy, nhà xưởng tiền chế trong các khu công nghiệp như thế nào không? Các khu đó sử dụng máy điều hòa package (PAC) nhiều hơn hay sử dụng Chiller giải nhiệt gió nhiều hơn? Vấn đề điều khiển để duy trì nhiệt độ đặt thực hiện bằng cách nào?
Thanks,
Gavrotte
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Em là new member,học Điện BK, em chỉ làm sales thôi, đang loay hoay với việc xài BMS cho các khu resort, hotel, em cũng muốn tập thiết kế để nhiều khi hỗ trợ kỹ thuật cho em đi vắng thì mình vẫn có thể xoay sở được. Có bác nào am hiểu về cái nì làm ơn chỉ giùm em đi, em xin vô cùng hậu tạ. Skype của em là: camlucbinh111:lol:
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Chào lucbinh,
Vấn đề của bạn có gì khó đâu nè. Bạn cứ việc liên hệ trực tiếp văn phòng các hãng có BMS trình bày ý tưởng họ sẽ cung cấp tài liệu và hổ trợ cho bạn. Trong BMS có rất nhiều mãng mỗi hãng có thế mạnh riêng.
Câu hỏi của bạn quá chung chung. Không hiểu là bạn thiết kế BMS cho mãng nào ( HVAC, Camera, lighting.....)
Chúc vui.
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

bác canon cho em hỏi cái này:
Để điều khiển cái van 2-Way trước FCU (AHU), thì
- Biến tần dựa vào chênh áp mà điều lưu lượng qua valve, mà cái Valve này phải đóng mở trước mới có độ chênh áp. vậy để điều khiển cái valve này thì ta lấy tín hiệu từ sensor nhiệt độ, nhưng cơ cấu để đóng mở cái valve ra seo.
Em thì thật sự chưa hiểu tường tận cái vụ này, mong bác giúp nhé
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Chào các bác!
Nói đến BMS hay BCMS thì rộng lắm giống như ngành điện vậy. Vậy bác muốn thảo luận là phải đề cập cụ thể đề tài gì chứ! Hiện nay tại VN có rất nhiều hãng bán thiết bị cho hệ thống này, nhưng tiền nào của nấy bác ơi! Quan trọng là theo Spec. của chủ đầu tư và tư vấn thiết kế yêu cầu loại đặc tính nào, mà chọn dòng sản phảm cho phù hợp, còn chuyện mắc rẽ khó nói lắm. Mong có điều kiện thảo luận thêm để được mở mang tầm nhìn!
Thân!
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Các bác ơi!
Nói đến hệ thống BMS to đùng vậy mà chỉ bàn đến các bộ dk nhiệt độ RWD cho máy lạnh... đấy thôi thì e rằng hơi phí...Vậy có bác nào có kinh nghiệm về các chuẩn tích hợp cấp cao (profibus, modbus, EIB bus, LON, BAC..)không, có thể đưa ra cho anh em mổ xẻ để học tập lẫn nhau với!
Thân!
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Chào atinh,
Biến tần duy trì độ chênh áp giữa đường nước cấp và nước hồi của toàn hệ thống bằng cách điều khiển tốc độ bơm. Chứ biến tần không dùng để điều khiển độ chênh áp giữa đường cấp và đường hồi qua một AHU đơn lẻ nào cả. AHU sử dụng biến tần với hệ sử dụng các VAV Box(Variable Air Volume). Biến tần sẽ điều chỉnh quạt gió AHU để duy trì áp suất ống gió (áp suất đặt).
Còn việc điều khiển nhiệt độ bằng đóng mở van nước lạnh qua AHU thì thông qua bộ điều khiển.
Thân.
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

cái vụ dùng van ON/OFF cho bypass, atinh có ý kiến thế này:
Giả sử khi flow vựot ngữong min, thì van lập tức mở open, khi này đủ flow qua chiller, van lập tức đóng, trong khi tải thì vẫn như cũ, khi đó flow lại thiếu, van lại mở. Nó lòng vòng vậy hoài bác nghĩ có die bơm kông.
Chỉ là ý kiến thui, các bác có kinh ngiệm góp ý nhé
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Chào atinh.
Áp suất nước trong đường ống là đối tượng biến thiên rất nhanh nếu atinh định dùng van on/off thì e là van sẽ quay mòng mòng cả ngày mất thôi. Bơm thì chắc là ko hỏng đâu nhưng mà phải mua dự phòng van bypass hàng năm.:unsure:
Nếu atinh dùng controller để điều khiển van bypass (van modulating) thì van đứng im phăng phắc. Chỉ khi có thay đổi áp suất nó mới trở mình di chuyển đến vị trí mới rồi lại mắc màn ngủ ở đó khi có thay đổi mới. Để làm được điều này thì phải chọn tham số PID phù hợp.
Thân,
 
Trả lời: Sao không ai bàn về BMS cho HVAC vậy, một xu hướng mới.

Trời ơi bác ko hiểu ý tui rùi, ý hỏi là để đóng mở cái van 2-way này thì cơ cấu như nào đó bác
 
Back
Bên trên