Phương án hút mùi bếp cho căn hộ chung cư cao tầng

tukekt

Thành Viên [LV 2]
Chào các bạn, Hiện nay phần hút thải khói bếp thông thường thì có 2 phương án xả khói
1 - đẩy ra logia, ban công
2 - đẩy vào HKT lên mái
Mình thì mình thấy nếu đẩy ra ban công, logia thì ko thẩm mỹ, mùi vẫn bay vào nhà mình, nhà người khác. Nếu đẩy vào HKT thì tính thẩm mỹ cao hơn, nhưng mình sợ HKT ko kín khít, các lỗ thoát nước, thông gió ko kín, mình sợ lọt mùi, khí sang khu vệ sinh các nhà khác.
Các bạn có kinh nghiệm gì tư vấn cho mình vấn đề này với, xem thực tế đang làm phương án nào?
Thanks các bạn.
 
Về mặt kỹ thuật, mình nghiêng về phương án đẩy vào HKT lên mái nhưng không phải trực tiếp vào HKT mà cần phải thông qua hệ thống ống gió, quạt hút thải trên mái. Đương nhiên giải pháp này sẽ tốn kém chi phí đầu tư nên đa phần các CĐT nhà ta sẽ không thích.
 
Có bác nào thiết kế và đưa vào thực tế phương án gom vào trục hút chung lên quạt mái chưa? Phương pháp điều khiển quạt là như thế nào vậy? Vì số lượng bếp sử dụng tại mỗi thời điểm là khác nhau. Thanks
 
Theo mình dùng hút chung lên mái thì mỗi bếp cũng cần có 1 quạt riêng chứ, quạt đó thì khi nào ngta nấu thì bật, còn quạt chung chắc chỉ bật giờ cao điểm như 7h tối thôi. Theo mình là thế.
 
Chào các bạn, Hiện nay phần hút thải khói bếp thông thường thì có 2 phương án xả khói
1 - đẩy ra logia, ban công
2 - đẩy vào HKT lên mái
Mình thì mình thấy nếu đẩy ra ban công, logia thì ko thẩm mỹ, mùi vẫn bay vào nhà mình, nhà người khác. Nếu đẩy vào HKT thì tính thẩm mỹ cao hơn, nhưng mình sợ HKT ko kín khít, các lỗ thoát nước, thông gió ko kín, mình sợ lọt mùi, khí sang khu vệ sinh các nhà khác.
Các bạn có kinh nghiệm gì tư vấn cho mình vấn đề này với, xem thực tế đang làm phương án nào?
Thanks các bạn.

Về giá thành thì phương án 2 có giá gần như = 1.8 - 2 lần phương án 1.

Về kỹ thuật thì phương án 2 mang lại tiện nghi cao nhất.

Thế nên, chung cư cao cấp thường dùng phương án 2, chung cư bình thường thì dùng phương án 1 (dùng louver) , chung cư thấp cấp thì dùng ống uPVC class 0 đi men tường ra ban công thêm 1 cái co 90 quay xuống tránh mưa
 
Về mặt kỹ thuật, mình nghiêng về phương án đẩy vào HKT lên mái nhưng không phải trực tiếp vào HKT mà cần phải thông qua hệ thống ống gió, quạt hút thải trên mái. Đương nhiên giải pháp này sẽ tốn kém chi phí đầu tư nên đa phần các CĐT nhà ta sẽ không thích.
Hiện có công trình đẩy mùi bếp vào HKT vệ sinh ?
Theo bạn thì có đẩy chung như vậy dc ko ? hay phải đẩy riêng.
Công trình mình đang vướng là nhà ở xã hội.
 
Về giá thành thì phương án 2 có giá gần như = 1.8 - 2 lần phương án 1.

Về kỹ thuật thì phương án 2 mang lại tiện nghi cao nhất.

Thế nên, chung cư cao cấp thường dùng phương án 2, chung cư bình thường thì dùng phương án 1 (dùng louver) , chung cư thấp cấp thì dùng ống uPVC class 0 đi men tường ra ban công thêm 1 cái co 90 quay xuống tránh mưa
cảm ơn a đã chia sẻ. Nếu dùng p.a 2 thì quạt trung tâm khi nào chạy khi nào dừng vậy a? Có cần dùng biến tần không ạ?
 
cảm ơn a đã chia sẻ. Nếu dùng p.a 2 thì quạt trung tâm khi nào chạy khi nào dừng vậy a? Có cần dùng biến tần không ạ?
Cái này phụ thuộc vào người thiết kế thôi (tính toán quạt chạy liên tục hay theo giờ).
Thường thì sử quạt quạt chạy 24/7. Đôi khi người ta cũng chỉ cho quạt chạy theo giờ (sáng, trưa, tối).
 
Hiện có công trình đẩy mùi bếp vào HKT vệ sinh ?
Theo bạn thì có đẩy chung như vậy dc ko ? hay phải đẩy riêng.
Công trình mình đang vướng là nhà ở xã hội.
Đẩy chung cũng được! chỉnh cần mỗi nhánh lắp thêm van 1 chiều là được
Nhưng mà nói chung thực tế thì có trục kỹ thuật để hút là đc rồi bạn! nhiều tòa xả thẳng ban công luôn tiết kiệm bao xiền của CDT
 
Anh Tưởng hiểu nhầm ý bạn ấy rồi, ý bạn ấy là thổi vào hộp kỹ thuật của bên nước ấy. Em cũng gặp 1 dự án như này rồi. Họ không có trục riêng để hút mùi WC và bếp, thay vào đó họ thổi thẳng vào trục kỹ thuật của bên nước, sau đó mùi tự thoát đi đâu thì thoát :)) tuy nhiên 100% sẽ gây ô nhiễm mùi
 
Về giá thành thì phương án 2 có giá gần như = 1.8 - 2 lần phương án 1.

Về kỹ thuật thì phương án 2 mang lại tiện nghi cao nhất.

Thế nên, chung cư cao cấp thường dùng phương án 2, chung cư bình thường thì dùng phương án 1 (dùng louver) , chung cư thấp cấp thì dùng ống uPVC class 0 đi men tường ra ban công thêm 1 cái co 90 quay xuống tránh mưa
Cái co 90 độ thường được thay thế bằng cái Ventcap là đảm bảo thẩm mĩ nhất
 
upload_2018-12-8_10-22-9.png
 
Chung cư thấp cấp thì tiết kiệm chi phí là được ưu tiên nhất mà anh. Cái Ventcap DN120 giá tầm 120k, trong khi cái co 90 uPVC D125 thì giá tầm 64k, chi phí lắp đặt cũng đắt hơn chút.

Làm cái nhà chung cư, lúc nào cđt cũng quảng cáo là " 5 sao, cao cấp, tiêu chuẩn châu Âu". Thực chất là như này đây. haiz.
 
Anh Tưởng hiểu nhầm ý bạn ấy rồi, ý bạn ấy là thổi vào hộp kỹ thuật của bên nước ấy. Em cũng gặp 1 dự án như này rồi. Họ không có trục riêng để hút mùi WC và bếp, thay vào đó họ thổi thẳng vào trục kỹ thuật của bên nước, sau đó mùi tự thoát đi đâu thì thoát :)) tuy nhiên 100% sẽ gây ô nhiễm mùi
Thế thì thua! về cách thiết kế & thì công này thì cần phải học hỏi thêm ở các anh em
 
Có bác nào thiết kế và đưa vào thực tế phương án gom vào trục hút chung lên quạt mái chưa? Phương pháp điều khiển quạt là như thế nào vậy? Vì số lượng bếp sử dụng tại mỗi thời điểm là khác nhau. Thanks
Về phương pháp điều khiển quạt bác có thể tham khảo:
Là bác cho lập trình chạy bằng timer hoặc bằng BMS. Chạy ở đây nghĩa là quạt hút trên mái chạy. Có thể ví dụ thời gian chạy như sau: Trưa từ 10h-1h30. Tối từ: 4h30-7h30 -> Tập trung vào thời điểm cư dân nấu nướng nhiều.
Hoặc bằng thủ công theo giờ trong ngày.
Với thiết kế dạng hút tập trung cho chung cư: Sơ đồ hút cần thiết phải có quạt hút hỗ trợ trên mái và mỗi bếp/wc cần có quạt hút cục bộ.
 
cảm ơn a đã chia sẻ. Nếu dùng p.a 2 thì quạt trung tâm khi nào chạy khi nào dừng vậy a? Có cần dùng biến tần không ạ?
Khi chạy hoặc dừng là do thời điểm người thiết kế đặt ra phù hợp với vận hành của chung cư (thủ công hoặc tự động). Chưa có tiêu chuẩn hay quy định về vấn đề này.
Tối ưu nhất về tiện nghi vệ sinh (là quạt trung tâm luôn phải duy trì áp suất âm trong đường ống/ hệ thống mà quạt phục vụ). Tức là bạn có thể sử dụng quạt biến tần với kịch bản chạy: Chạy 100% công suất vào giờ cao điểm nấu nướng như mình đã ví dụ ở trên,sau giờ cao điểm, quạt có thể chạy ở 50% hoặc 30% để giảm công suất điện tiêu thụ nhưng vẫn duy trì áp suất âm trong hệ thống. Tuy nhiên nó gây tốn kém (về vận hành và chi phí đầu tư cho CĐT) cũng như người thuê/ mua nhà và việc xác định áp suất âm tối thiểu là bao nhiêu cũng chưa có quy định.
Do vậy, giải pháp sử dụng quạt không biến tần, chạy on/off với timer là phù hợp với mức độ đầu tư hiện tại của hầu hết CĐT (với dự án là chung cư, condotel)
 
Back
Bên trên