Thảo luận Những yếu tố cần cho một kỹ sư nhiệt lạnh mới ra Trường

letiet.bkdn

Thành Viên [LV 0]
Kiến thức đã học ở trường mang tính giáo khoa là chính vì giáo trình nó thế bao nhiêu đời nay các thầy dạy mình thế phải học để ra trường, có nhiều môn học nhưng chẳng bao giờ dùng . Ai cũng biết đến những môn khó chịu như "Nhiệt lạnh cơ bản" "truyền nhiệt" "Cơ lưu chất" "Sức bền vật liệu".... đến những môn chuyên ngành như "nhà máy nhiệt điện " xây dựng trạm lạnh " và những môn lên lớp chơi là chính như "đo lường" .Những môn đó không học không được vì nó là "cơ bản" rồi có thể với những sinh viên không học lên nữa thì nó không cần thiết lắm nhưng với những sinh viên học lên nữa thì nó khá cần thiết.

Vậy ngoài những thứ bắt buộc phải học ở trên thì cần phải học thêm những gì nữa để khi đi làm có thể làm luôn và trở thành vũ khí khác biệt so với những người khác.

1. Hiểu biết về phần Mềm Autocad và các phần mềm liên quan

Cái này có thể đã đào tạo ở trường nhưng có khoá bỏ quên luôn môn này và có nhiều người kỹ sư ra trường không biết vẽ Autocad thì nói gì đến làm việc khác. Cái Autocad này không phải là bắt buộc phải biết mà là phải thành thạo .

Ngoài ra phải biết cách kết hợp với những phần mềm khác để triển khai bản vẽ thiết kế điều hoà không khí , thông gió và khác. Phần mềm vẽ ống gió ( Listnam hay SAVAME-LISP ) cái này cũng giống như Autocad là cái rất cần thiết phải biết vẽ ống gió bằng phần mềm này. Bạn nào chưa biết cái này có thể seach trên google hoặc Dowload phần mềm tại đây và xem hướng dẫn tại đây.

Thư viện Block Cad xây dụng và Block Cad điều hoà không khí cái này đã vẽ sẵn theo mẫu cần download về máy tính để dùng khi vẽ nó giúp quá trình vẽ nhanh hơn rất nhiều vì có gần như đầy đủ các hình vẽ sẵn rất bổ ích.

2. Chuyển đổi từ PDF sang Cad

Khi mới đi làm có cái bản vẽ PDF mà chủ đầu tư gửi không cho bản CAD vì lí do nào đó ,nếu ngồi vẽ lại thì mất thời gian vì vậy kiếm cách nào chuyển từ PDF sang CAD hiệu quả. Với kinh nghiệm sử dụng phần mềm nhiều năm tôi khuyên nên sử dụng phần mềm Aide PDF to DXF vì nó có key và sử dụng rất tốt .Chỉ cần nhập file pdf vào nó sẽ chuyển sang Cad và hiệu chỉnh lại một chút tỉ lệ sẽ có 1 file Autocad.

Trường hợp làm ngược lại thì như thế nào . Cái này còn đơn giản hơn cái trên nhiều vì nó tích hợp sẵn trong Autocad.

yeu-to-cho-sinh-vien-nhiet-lanh-moi-ra-truong.jpg

File/Plot hoặc Ctrl+P sẽ xuất hiện khung điều chỉnh in, chọn DWG to PDF.pc3 --> OK là xong .

3. Phần mềm tính tải lạnh.

Phần mềm tính tải lạnh thì có nhiều sự lựa chọn nhưng phổ biến hiện nay đó là Trace 700 khá mạnh và phần mềm đơn giản hơn làHeatload Daikin mình chỉ sài mỗi Heat load Daikin và kết hợp với bảng tính tải lạnh theo kinh nghiệm theo tiêu chuẩn AS để kiểm tra tải lạnh. Download phần mềm Heatload Daikin tại đây và xem hướng dẫn sử dụng tại đây .

4. Phần Mềm Tính Khối Lượng Ống Gió , Đường Ống Gas , Dây Điện.
  • Phần mềm tính khối lượng ống gió nhanh chóng ( File excel ) ---> Download
  • Phần mềm tính chọn thiết bị, kích thước ống ga, dây điện Daikin Express.---> Download
  • Phần mềm tính kích thước ống gió Ductchecker
5. Project Office

Công dụng của cái này chỉ để dùng lập tiến độ và quản lý tiến độ thi công . Nó rất quan trọng với ai làm giám sát thi công và thi công .Không biết cái này thì không được.

Trên đây là một số thứ mà sinh viên hay kỹ sư mới ra trường cần phải nắm được kỹ trước khi nghĩ đến việc lựa chọn cho mình một lĩnh lực hợp lý .Ngoài ra nếu bạn nào có kỹ năng ngoại ngữ tốt sẽ xin được việc ở những công ty lớn và có mức lương cao hơn nhiều các bạn khác.


6. Đọc Bản Vẽ Và Catalogue

Theo ý kiến bạn Nguyễn Phúc Thịnh sinh viên khoá 5 ĐH Công Nghiệp HCM thì kỹ nẵng đọc được catalogue máy lạnh và quạt nắm bắt thông số kỹ thuật là rất quan trọng. Ví dụ như khi chọn quạt thì phải biết đọc hiểu đường đặc tuyến của quạt để biết chọn lưu lượng và cột áp cho phù hợp . Hay khi cần thông số về máy lạnh như điện năng tiêu thụ, lưu lượng gió, thông số đường ống , khiển chúng ta biết tìm ở đâu và đọc nó như thế nào.

Khi làm khoá luận tốt nghiệp và đi thực tập chắc chắn chúng ta sẽ phải tiếp xúc với bản vẽ kiến trúc, thiết kế M&E vì vậy phải tận dụng cơ hội học hỏi các đọc bản vẽ và triển khai nó như thế nào cho đúng và hợp lý.

Photoshop , Corel nghe thì chẳng liên quan gì đến ngành nhiệt lạnh nhưng nó lại rất giúp ích cho những bạn có xu hướng làm kinh doanh bán hàng ,nó thuộc kỹ năng mềm giống như kỹ năng thuyết trình trước đám đông.

Sinh viên ngành Nhiệt Lạnh ra trường có thể chọn cho mình các lĩnh vực sau :

- Điều hoà không khí và thông gió , đa số là làm ở lĩnh vực này nhưng trong lĩnh vực này lại chia ra nhiều công việc khác nhau như sau :
  • Sale Engineer ( kỹ sư bán hàng ) chuyên lĩnh vực kinh doanh tìm kiếm dự án dành cho các bạn đam mê kinh doanh .
  • Kỹ sư giám sát công trình ,
  • Kỹ sư lắp đặt nhưng trước tiên cũng phải bắt đầu từ thằng culi đi vác ống vì mới ra trường không biết gì cả , đừng nản vì mọi người ai cũng bắt đầu như vậy kể cả bản thân tôi.
  • Kỹ sư thiết kế chuyên làm ở văn phòng hay còn gọi là thầy vẽ nhiệm vụ tính toán thiết kế, bốc tách khối lượng để chào giá.
- Kho lạnh : hiện nay nhu cầu kho lạnh không còn nhiều nên cũng ít bạn chọn theo lĩnh vực này.
- Nhiệt điện - Lò hơi : Lĩnh vực dành cho mấy bạn có học lực tốt và tìm cho mình một sự trải nghiệm một cơ hội học hỏi nhiều hơn.
- M&E ( Điện - Nước- PCCC ..) có rất nhiều bạn chọn lĩnh vực này vì nó khá rộng và sự trải nghiệm sẽ lớn hơn , kiến thức tích luỹ sẽ nhiều hơn.

Ngoài những lĩnh vực trên còn có một số lĩnh vực khác tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện của từng người . Theo nghề nào đôi lúc nó cũng là cái duyên số quan trọng là biết sống với đam mê để làm việc hết mình luôn luôn thấy hạnh phúc trong công việc.
-st-
 
Back
Bên trên