Cần giúp Nhờ giúp cách tính lưu lượng gió cấp, gió hồi và gió thải cho phòng sạch từ AHU

Bạn đang nhầm chức năng PRD. Nguyên tắc tạo áp dương là cấp dư khí, mà khí dư này phải xả đi đâu đó (qua PRD ra phòng đệm, hành lang, khác) chứ sao đủ rò lọt qua khe cưả. Nhất phòng sạch lại rất kín. Nên PRD xả thường xuyên chứ khong phải xả nhanh hay chậm. Lượng khí qua prd cũng bảo vệ phòng khi mở cưa đi lại, khi không có phòng đệm như phòng mổ bệnh viện. Khi cửa mở, van prd đóng lại, khí xả theo cửa mở.
Mình xin trình bày theo cách của mình nhé.
Về Lý thuyết thì Kiến thức, cũng như là Chân lý, là như nhau. Nhưng tùy theo cách đặt và giải quyết Vấn đề mà Giải pháp và cách làm sẽ khác nhau mà thôi. Lý thuyết mình đề cập ở đây là Phương trình cân bằng Lưu lượng cho 1 Khu vực Zone i: GSA (+GINFILTRATION if available)= GRA + (GEA if needed) + (+GLEAKAGE if available) hay là ∆G= (GSA - GRA) - (GEA if needed) = (GLEAK - GINFIL) chính là Định lượng Lưu lượng để tạo nên Áp Phòng yêu cầu.
Về nguyên tắc, không có Phòng nào là kín tuyệt đối. Thế nào cũng có Khe Kẽ hở Bề mặt bao che (lớn hoặc bé) của Zone do lỗi hay giới hạn Công nghệ Xây dựng không mong muốn, hoặc giả còn bất khả kháng có khi buộc phải làm những Lỗ thông Công nghệ phục vụ Công việc. Đương nhiên, Lỗ càng lớn thì phải tốn Lưu lượng tạo áp (lấy qua AHU) càng nhiều và càng tốn kém (ban đầu và vận hành) và càng hạn chế càng tốt
Cái hạn chế hiệu quả nhất là ngay từ ý tưởng TK là giảm Tiết diện lỗ A. Mình quan điểm là, Giải pháp dùng cái PRD chẳng qua là để chữa cháy, và dự phòng cho Thực tế Thiết kế không thể chính xác được Lượng gió tạo áp (do rò lọt), cho dù là rất nhỏ, hay để giảm sự Dao động của Áp Phòng khi có biến động do đóng mở cửa chẳng hạn. Về nguyên tắc, giả sử nếu Bạn có thể tính toán đúng và chính xác (ở Chế độ TK) lượng gió Tạo áp (rò lọt) qua các Khe hở của Phòng thì có lẽ chẳng cần dùng cái PRD nữa (hay là chọn size nó nhỏ hơn), và đương nhiên cái lợi là không phải đưa thêm Lưu lượng của PRD vào tính Yêu cầu Lưu lượng gió cấp cho Phòng nữa! Hoặc giả, thay cho nó, bạn có thể dùng Bộ Điều tiết VAV cho Phòng chẳng hạn. Tất nhiên là sẽ tốn tiền Đầu tư ban đầu, nhưng việc giảm bớt đi Lưu lượng gió thất thoát thường xuyên (kèm với Chi phí lạnh đi theo) quả là cũng đáng để suy nghĩ phải k bạn?
Xin phép có vài ý đáp lại thiện chí của bạn.
Bạn có thể cho ý kiến a
 
Trạng thái SA có đc tính toán ban đầu để chọn thiết bị. Nhưng khi vận hành thì trạng thái SA này sẽ được điều khiển chứ không fixed để đảm bảo ít zone nhất thậm chí không zone nào yêu cầu reheat ( do phụ tải thực tế biến đổi). Gọi là reset setpoint. Đây thuộc giải pháp đkh để tối ưu năng lượng.
Bạn vui lòng cho hỏi: Mình đang bàn về Hệ Phòng sạch dạng Multi-zone với Trạng thái Phòng TK (t,d) không giống nhau. Như vây, trong Bài viết, Bạn đang nói tới Trạng thái SA TK ban đầu là Trạng thái KK đi vào từng Zone hay là Trạng thái gió ra Off-coil của AHU vậy?
 
Mình xin trình bày theo cách của mình nhé.
Về Lý thuyết thì Kiến thức, cũng như là Chân lý, là như nhau. Nhưng tùy theo cách đặt và giải quyết Vấn đề mà Giải pháp và cách làm sẽ khác nhau mà thôi. Lý thuyết mình đề cập ở đây là Phương trình cân bằng Lưu lượng cho 1 Khu vực Zone i: GSA (+GINFILTRATION if available)= GRA + (GEA if needed) + (+GLEAKAGE if available) hay là ∆G= (GSA - GRA) - (GEA if needed) = (GLEAK - GINFIL) chính là Định lượng Lưu lượng để tạo nên Áp Phòng yêu cầu.
Về nguyên tắc, không có Phòng nào là kín tuyệt đối. Thế nào cũng có Khe Kẽ hở Bề mặt bao che (lớn hoặc bé) của Zone do lỗi hay giới hạn Công nghệ Xây dựng không mong muốn, hoặc giả còn bất khả kháng có khi buộc phải làm những Lỗ thông Công nghệ phục vụ Công việc. Đương nhiên, Lỗ càng lớn thì phải tốn Lưu lượng tạo áp (lấy qua AHU) càng nhiều và càng tốn kém (ban đầu và vận hành) và càng hạn chế càng tốt
Cái hạn chế hiệu quả nhất là ngay từ ý tưởng TK là giảm Tiết diện lỗ A. Mình quan điểm là, Giải pháp dùng cái PRD chẳng qua là để chữa cháy, và dự phòng cho Thực tế Thiết kế không thể chính xác được Lượng gió tạo áp (do rò lọt), cho dù là rất nhỏ, hay để giảm sự Dao động của Áp Phòng khi có biến động do đóng mở cửa chẳng hạn. Về nguyên tắc, giả sử nếu Bạn có thể tính toán đúng và chính xác (ở Chế độ TK) lượng gió Tạo áp (rò lọt) qua các Khe hở của Phòng thì có lẽ chẳng cần dùng cái PRD nữa (hay là chọn size nó nhỏ hơn), và đương nhiên cái lợi là không phải đưa thêm Lưu lượng của PRD vào tính Yêu cầu Lưu lượng gió cấp cho Phòng nữa! Hoặc giả, thay cho nó, bạn có thể dùng Bộ Điều tiết VAV cho Phòng chẳng hạn. Tất nhiên là sẽ tốn tiền Đầu tư ban đầu, nhưng việc giảm bớt đi Lưu lượng gió thất thoát thường xuyên (kèm với Chi phí lạnh đi theo) quả là cũng đáng để suy nghĩ phải k bạn?
Xin phép có vài ý đáp lại thiện chí của bạn.
Bạn có thể cho ý kiến a
Công thức của bạn đưa Lý tưởng và Lý thuyết quá, k dự án nào làm được đâu. Còn cái prd là phần Leak hay Ẽxhaust trong công thức của bạn đấy. Nên bạn không cần tính Leak, Ìnfil nhu thế để giữ gió để tránh thất thoát lạnh. Vì bạn cũng không làm được việc tính leak đó. Hơn nữa vẫn luôn cần thải đi 1 lượng để cấp khí tươi vào. Và ngta thải qua PRD.
 
Bạn vui lòng cho hỏi: Mình đang bàn về Hệ Phòng sạch dạng Multi-zone với Trạng thái Phòng TK (t,d) không giống nhau. Như vây, trong Bài viết, Bạn đang nói tới Trạng thái SA TK ban đầu là Trạng thái KK đi vào từng Zone hay là Trạng thái gió ra Off-coil của AHU vậy?
Trạng thái SA là gió ra AHU ( ASHRAE gọi là Primary Supply Air, cũng k phải offcoil, vì sau coil còn có thể có reheat). Các dự án bạn biết, tham gia, thi công hoặc vận hành (t, d)SA của hệ thong Multizone VAV này thực tế vận hành là cố định hay thay đổi?
 
Công thức của bạn đưa Lý tưởng và Lý thuyết quá, k dự án nào làm được đâu. Còn cái prd là phần Leak hay Ẽxhaust trong công thức của bạn đấy. Nên bạn không cần tính Leak, Ìnfil nhu thế để giữ gió để tránh thất thoát lạnh. Vì bạn cũng không làm được việc tính leak đó. Hơn nữa vẫn luôn cần thải đi 1 lượng để cấp khí tươi vào. Và ngta thải qua PRD.
Mình không hề có ý thiên hướng về Lý tưởng, hay Lý thuyết hóa tức là theo Giải pháp cầu toàn và cực đoan. Bởi vì yêu cầu của Kỹ thuật là phải hiểu rõ và đặt vấn đề đúng để đưa ra giải phải hài hóa, "vừa đủ xài". Vừa đủ xài ở đây là định hướng, từ khi TK, phải giảm nhỏ Định lượng tính toán Lưu luộng Tao áp, trong đó có Lưu lượng cho PRD, đi càng nhiều càng tốt - trong khi chưa bó nó đi được. Hoặc giả, nếu không dùng PRD thì chuyển qua dùng Bộ điều chỉnh VAV đi kèm với PRD (nhưng với size thật nhỏ để làm Công cụ xả áp dự phòng quá áp thôi).
Còn vấn đề thải Khí tươi FA cấp vào thì là chuyện khác. Lưu lượng Khí tươi CẦN THIẾT cho Phòng hay Zone GOZ-i đã được tính toán cẩn thận theo Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1, và nó nằm ẩn ở trong Trạng thái Gió cấp vào Phòng GSA-i rồi. Nếu Bạn tính toán hợp lý về Mô hình cân bằng Lưu lượng gió cho Phòng (Tổng Gió vào= Tổng Gió ra, xét cả tới các Lưu lượng rò lọt) thì Thành phần Gió tươi FA, cũng như cả Gió cấp SA (bao hàm nó) với nhu cầu Gió Tạo áp (rò lọt)...đã tự được cân bằng với Gió hồi và Gió hút thải Phòng rồi. Về bản chất thì PRD cũng chỉ là Giải pháp Thải gió cục bộ (trong Cân bằng Lưu lượng) của Phòng. Chỉ nên dùng như Là giải pháp (dự phòng) về Điều khiển, Bảo vệ nhất thời khi có Qúa áp Phòng. Chứ không nên đưa vào (hoặc chỉ đưa vào với Định lượng nhỏ hơn) làm Giải pháp Thiết kế thường xuyên sẽ làm tăng Tổn thất tính toán về Lưu lượng và Năng lượng cho Phòng.
Vấn đề ở đây ta phải nhận định cho đúng vị trí và góc độ đánh giá của mình đang ở trong Bài toán nào: Bài toán tính toán TK ở Điều kiện Danh định (Design Condition) hay Bài toán lập Mô hình Điều khiển (với Mô hình và Giải thuật hợp lý) cho ổn định và mau kéo Điểm Trạng thái của Qúa trình (t,d,p) nhanh về Điểm cài đặt Set Point SP, mỗi khi có biến động Trạng thái.
Xin có vài ý trao đổi với bạn a
 
Trạng thái SA là gió ra AHU ( ASHRAE gọi là Primary Supply Air, cũng k phải offcoil, vì sau coil còn có thể có reheat). Các dự án bạn biết, tham gia, thi công hoặc vận hành (t, d)SA của hệ thong Multizone VAV này thực tế vận hành là cố định hay thay đổi?
Cũng xin trao đổi với Bạn theo 2 góc độ: Bài toán lập Mô hinh Thiết bị và Tính toán TK và Bài toán Cơ chế Giải thuật ĐK.
1- Bài toán Mô hình Thiết bị (Central Multi-zone AHU) và Tính toán Năng lượng:
Ý mình muốn nói ở đây khi TK ở Điều kiện TK trong bất cứ Mô hình Multi-zone nào, thì ĐK tiên quyết Trạng thái KK (t,d)SA ra khỏi AHU (có thể có hay không có Bộ Reheat nội bộ) cấp vào Hệ gió chung, phải "thấp" hơn Trạng thái KK (t,d) của Phòng có Trạng thái thấp nhất.
Trạng thái (để) tính toán TK gió ra của AHU này là không đổi và Hệ ĐK của AHU duy trì ổn định cho toàn bộ Hệ thống gió (cấp cho các Phòng) của nó. Ở Điều kiện Thiết kế này.
Với nền tảng (phải bắt buộc) này, với Lưu lượng gió cấp vào Phòng đã ấn định (theo Cấp độ sạch yêu cầu) thì CS lạnh nền tính toán cho các Phòng, nói chung, là sẽ dư và cần hiệu chỉnh linh hoạt Công suất với Định lượng phù hợp (với Phụ tải Phòng tức thời) ngay tại từng Phòng. Đây là Lý do phải hình thành các Mô hình Hệ thống Multi-zone với các Thiết bị hiệu chỉnh Reheat hay VAV cục bộ (nói chung là cấp thêm Nhiệt, hay giảm Lưu lượng để giảm CS lạnh đã cấp dư vào). Vấn đề hạn chế được Tổn thất Năng lượng của chúng nhiều hay ít sẽ nằm ở (cách đặt và giải quyết vấn đề của) Bài toán về Điều khiển
2- Bài toán Cơ chế Giải thuật ĐK:
Phần ĐK ở đây, nói cụ thể, là ĐK cho TB AHU trung tâm (chung cho các Phòng) và TB điều chỉnh riêng cho từng Phòng, với Mô hình TB đã định. Các Mô hình ĐK có nhiều loại mình không thể kể hết ở đây, nhưng mình chỉ xin nói về phần bạn đề cập là Thuật toán ĐK liên quan đến Thông số cài đặt Set Point SP (t,d) cho Biến ĐK mà TB đang xử lý.
Có 2 dạng Lập trình chọn Thông số cài đặt Set Point SP: tĩnh (không đổi), và động (có thể lập trình thay đổi theo 1 số Tham số ngoại vi Qúa trình khác). Dạng Set Point SP động giúp Tiết kiệm Năng lượng nhưng phải cẩn trọng khi chọn dạng SP động (nếu có) Tham số ngoại vi liên quan vì nó ảnh hưởng đến Chất lượng Hệ thống. Vì vậy, không phải Nhà SX TB nào cũng TK Phần mềm ĐK có SP động và phân quyền truy cập cho phép Người dùng vận hành, thay đổi nó. Mô hình SP động ta gặp hàng ngày với Máy ĐH Gia dụng Inverter với SP Nhiệt độ là động đó, mà mình có được quyền điều chỉnh gì ở nó đâu?!
Trở lại Bài toán ĐK Multi-zone của ta.
Biến Trạng thái ĐK cơ bản của Thiết bị xử lý trong Hệ Multi-zone chúng ta thường là: với AHU là Trạng thái (t,d), nhất là t của Gió cấp SA; với Terminal Unit TU Trạng thái (t,d) của KK Phòng RA
Tham số ngoại vi chi phối, nếu có thể chọn cho dạng SPDYNAMIC động (của các Biến ĐK SA hay RA đó) thường lấy theo CS vận hành (tương đố %) tức thời Q% của Thiết bị (AHU hoặc TU), thể hiện qua Góc độ mở % của Cơ cấu Năng lượng (Van nước AHU chẳng hạn) của TB. Tùy vào đặc điểm của Qúa trình, Hệ thống và Mục đích ĐK mà Nhà SX TB sẽ đưa ra Thuật toán Hàm phù hợp cho Thông số SPDYNAMIC theo Q% và Tham số khác như thế nào phù hợp
Việc chọn Gía trị cài đặt SP của Trạng thái (t,d) Gió cấp vào SA (SA cấp vào Hệ thống của AHU, hay SA cấp vào Phòng của TB hiệu chỉnh Terminal Unit) theo kiểu tĩnh hay động là thuộc về Nhà TK Hệ thống, nhưng việc cho phép có hay không, và điều khiển như thế nào thì phải hỏi Nhà cung cấp TB (AHU trung tâm hay Terminal Unit)!
Cho nên, ở đây thực sự mình không muốn mổ sẻ nhiều về Đề tài này a.
 
Cũng xin trao đổi với Bạn theo 2 góc độ: Bài toán lập Mô hinh Thiết bị và Tính toán TK và Bài toán Cơ chế Giải thuật ĐK.
1- Bài toán Mô hình Thiết bị (Central Multi-zone AHU) và Tính toán Năng lượng:
Ý mình muốn nói ở đây khi TK ở Điều kiện TK trong bất cứ Mô hình Multi-zone nào, thì ĐK tiên quyết Trạng thái KK (t,d)SA ra khỏi AHU (có thể có hay không có Bộ Reheat nội bộ) cấp vào Hệ gió chung, phải "thấp" hơn Trạng thái KK (t,d) của Phòng có Trạng thái thấp nhất.
Trạng thái (để) tính toán TK gió ra của AHU này là không đổi và Hệ ĐK của AHU duy trì ổn định cho toàn bộ Hệ thống gió (cấp cho các Phòng) của nó. Ở Điều kiện Thiết kế này.
Với nền tảng (phải bắt buộc) này, với Lưu lượng gió cấp vào Phòng đã ấn định (theo Cấp độ sạch yêu cầu) thì CS lạnh nền tính toán cho các Phòng, nói chung, là sẽ dư và cần hiệu chỉnh linh hoạt Công suất với Định lượng phù hợp (với Phụ tải Phòng tức thời) ngay tại từng Phòng. Đây là Lý do phải hình thành các Mô hình Hệ thống Multi-zone với các Thiết bị hiệu chỉnh Reheat hay VAV cục bộ (nói chung là cấp thêm Nhiệt, hay giảm Lưu lượng để giảm CS lạnh đã cấp dư vào). Vấn đề hạn chế được Tổn thất Năng lượng của chúng nhiều hay ít sẽ nằm ở (cách đặt và giải quyết vấn đề của) Bài toán về Điều khiển
2- Bài toán Cơ chế Giải thuật ĐK:
Phần ĐK ở đây, nói cụ thể, là ĐK cho TB AHU trung tâm (chung cho các Phòng) và TB điều chỉnh riêng cho từng Phòng, với Mô hình TB đã định. Các Mô hình ĐK có nhiều loại mình không thể kể hết ở đây, nhưng mình chỉ xin nói về phần bạn đề cập là Thuật toán ĐK liên quan đến Thông số cài đặt Set Point SP (t,d) cho Biến ĐK mà TB đang xử lý.
Có 2 dạng Lập trình chọn Thông số cài đặt Set Point SP: tĩnh (không đổi), và động (có thể lập trình thay đổi theo 1 số Tham số ngoại vi Qúa trình khác). Dạng Set Point SP động giúp Tiết kiệm Năng lượng nhưng phải cẩn trọng khi chọn dạng SP động (nếu có) Tham số ngoại vi liên quan vì nó ảnh hưởng đến Chất lượng Hệ thống. Vì vậy, không phải Nhà SX TB nào cũng TK Phần mềm ĐK có SP động và phân quyền truy cập cho phép Người dùng vận hành, thay đổi nó. Mô hình SP động ta gặp hàng ngày với Máy ĐH Gia dụng Inverter với SP Nhiệt độ là động đó, mà mình có được quyền điều chỉnh gì ở nó đâu?!
Trở lại Bài toán ĐK Multi-zone của ta.
Biến Trạng thái ĐK cơ bản của Thiết bị xử lý trong Hệ Multi-zone chúng ta thường là: với AHU là Trạng thái (t,d), nhất là t của Gió cấp SA; với Terminal Unit TU Trạng thái (t,d) của KK Phòng RA
Tham số ngoại vi chi phối, nếu có thể chọn cho dạng SPDYNAMIC động (của các Biến ĐK SA hay RA đó) thường lấy theo CS vận hành (tương đố %) tức thời Q% của Thiết bị (AHU hoặc TU), thể hiện qua Góc độ mở % của Cơ cấu Năng lượng (Van nước AHU chẳng hạn) của TB. Tùy vào đặc điểm của Qúa trình, Hệ thống và Mục đích ĐK mà Nhà SX TB sẽ đưa ra Thuật toán Hàm phù hợp cho Thông số SPDYNAMIC theo Q% và Tham số khác như thế nào phù hợp
Việc chọn Gía trị cài đặt SP của Trạng thái (t,d) Gió cấp vào SA (SA cấp vào Hệ thống của AHU, hay SA cấp vào Phòng của TB hiệu chỉnh Terminal Unit) theo kiểu tĩnh hay động là thuộc về Nhà TK Hệ thống, nhưng việc cho phép có hay không, và điều khiển như thế nào thì phải hỏi Nhà cung cấp TB (AHU trung tâm hay Terminal Unit)!
Cho nên, ở đây thực sự mình không muốn mổ sẻ nhiều về Đề tài này a.
Đồng ý với bạn khi tính toán SA thì tính theo zone có yêu cầu thấp nhất. Nhưng khí vận hành thì SA không fixed đâu. Đây là giải pháp đkh tối ưu năng lượng. Nó thuộc phần đkh chứ không phải phần thbi AHU.
Chắc bạn thường làm fix setpoint (tiết kiệm chi phí ban đầu) nhưng tốn năng lượng, ví dụ đkhien fix áp suất tĩnh ống gió hệ VAV, fix DB, WB khí SA, FIX chênh áp hệ nước chiller, như ở các dự án Viet nam hay làm. Nên mình không thảo luận thêm đc.
 
Mình không hề có ý thiên hướng về Lý tưởng, hay Lý thuyết hóa tức là theo Giải pháp cầu toàn và cực đoan. Bởi vì yêu cầu của Kỹ thuật là phải hiểu rõ và đặt vấn đề đúng để đưa ra giải phải hài hóa, "vừa đủ xài". Vừa đủ xài ở đây là định hướng, từ khi TK, phải giảm nhỏ Định lượng tính toán Lưu luộng Tao áp, trong đó có Lưu lượng cho PRD, đi càng nhiều càng tốt - trong khi chưa bó nó đi được. Hoặc giả, nếu không dùng PRD thì chuyển qua dùng Bộ điều chỉnh VAV đi kèm với PRD (nhưng với size thật nhỏ để làm Công cụ xả áp dự phòng quá áp thôi).
Còn vấn đề thải Khí tươi FA cấp vào thì là chuyện khác. Lưu lượng Khí tươi CẦN THIẾT cho Phòng hay Zone GOZ-i đã được tính toán cẩn thận theo Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1, và nó nằm ẩn ở trong Trạng thái Gió cấp vào Phòng GSA-i rồi. Nếu Bạn tính toán hợp lý về Mô hình cân bằng Lưu lượng gió cho Phòng (Tổng Gió vào= Tổng Gió ra, xét cả tới các Lưu lượng rò lọt) thì Thành phần Gió tươi FA, cũng như cả Gió cấp SA (bao hàm nó) với nhu cầu Gió Tạo áp (rò lọt)...đã tự được cân bằng với Gió hồi và Gió hút thải Phòng rồi. Về bản chất thì PRD cũng chỉ là Giải pháp Thải gió cục bộ (trong Cân bằng Lưu lượng) của Phòng. Chỉ nên dùng như Là giải pháp (dự phòng) về Điều khiển, Bảo vệ nhất thời khi có Qúa áp Phòng. Chứ không nên đưa vào (hoặc chỉ đưa vào với Định lượng nhỏ hơn) làm Giải pháp Thiết kế thường xuyên sẽ làm tăng Tổn thất tính toán về Lưu lượng và Năng lượng cho Phòng.
Vấn đề ở đây ta phải nhận định cho đúng vị trí và góc độ đánh giá của mình đang ở trong Bài toán nào: Bài toán tính toán TK ở Điều kiện Danh định (Design Condition) hay Bài toán lập Mô hình Điều khiển (với Mô hình và Giải thuật hợp lý) cho ổn định và mau kéo Điểm Trạng thái của Qúa trình (t,d,p) nhanh về Điểm cài đặt Set Point SP, mỗi khi có biến động Trạng thái.
Xin có vài ý trao đổi với bạn a

Mình không hề có ý thiên hướng về Lý tưởng, hay Lý thuyết hóa tức là theo Giải pháp cầu toàn và cực đoan. Bởi vì yêu cầu của Kỹ thuật là phải hiểu rõ và đặt vấn đề đúng để đưa ra giải phải hài hóa, "vừa đủ xài". Vừa đủ xài ở đây là định hướng, từ khi TK, phải giảm nhỏ Định lượng tính toán Lưu luộng Tao áp, trong đó có Lưu lượng cho PRD, đi càng nhiều càng tốt - trong khi chưa bó nó đi được. Hoặc giả, nếu không dùng PRD thì chuyển qua dùng Bộ điều chỉnh VAV đi kèm với PRD (nhưng với size thật nhỏ để làm Công cụ xả áp dự phòng quá áp thôi).
Còn vấn đề thải Khí tươi FA cấp vào thì là chuyện khác. Lưu lượng Khí tươi CẦN THIẾT cho Phòng hay Zone GOZ-i đã được tính toán cẩn thận theo Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1, và nó nằm ẩn ở trong Trạng thái Gió cấp vào Phòng GSA-i rồi. Nếu Bạn tính toán hợp lý về Mô hình cân bằng Lưu lượng gió cho Phòng (Tổng Gió vào= Tổng Gió ra, xét cả tới các Lưu lượng rò lọt) thì Thành phần Gió tươi FA, cũng như cả Gió cấp SA (bao hàm nó) với nhu cầu Gió Tạo áp (rò lọt)...đã tự được cân bằng với Gió hồi và Gió hút thải Phòng rồi. Về bản chất thì PRD cũng chỉ là Giải pháp Thải gió cục bộ (trong Cân bằng Lưu lượng) của Phòng. Chỉ nên dùng như Là giải pháp (dự phòng) về Điều khiển, Bảo vệ nhất thời khi có Qúa áp Phòng. Chứ không nên đưa vào (hoặc chỉ đưa vào với Định lượng nhỏ hơn) làm Giải pháp Thiết kế thường xuyên sẽ làm tăng Tổn thất tính toán về Lưu lượng và Năng lượng cho Phòng.
Vấn đề ở đây ta phải nhận định cho đúng vị trí và góc độ đánh giá của mình đang ở trong Bài toán nào: Bài toán tính toán TK ở Điều kiện Danh định (Design Condition) hay Bài toán lập Mô hình Điều khiển (với Mô hình và Giải thuật hợp lý) cho ổn định và mau kéo Điểm Trạng thái của Qúa trình (t,d,p) nhanh về Điểm cài đặt Set Point SP, mỗi khi có biến động Trạng thái.
Xin có vài ý trao đổi với bạn a
Để tạo và duy trì áp phòng sao bạn bảo PRD dự phòng xả quá áp nhỉ. Không prd không rõ bạn tạo ra và duy trì áp suất mong muốn như nào? Qua leak rò rỉ? Lưu lượng này quá nhỏ, cũng không đo lường hay kiểm soát được để mà điều khiển LL qua VAV. Gío qua PRD gọi chính xác nó là transfer air từ phòng áp dương ra phòng khác. Nó tương tự xả áp cầu thang tăng áp ấy. Gọi xả quá áp cũng đuoc, nhưng nó dùng thường xuyên để duy trì áp suất chứ không phải là dự phòng (tức là không có cũng đc). Cân bằng gió phòng áp dương khong thể là : tổng SA - tổng RA - tổng EA = tổng Leak được, mà = tổng Transfer Out (PRD, transfer air grille, opening, by pass duct ...) + Tổng leak (bỏ qua vì quá nhỏ).
 
Đồng ý với bạn khi tính toán SA thì tính theo zone có yêu cầu thấp nhất. Nhưng khí vận hành thì SA không fixed đâu. Đây là giải pháp đkh tối ưu năng lượng. Nó thuộc phần đkh chứ không phải phần thbi AHU.
Chắc bạn thường làm fix setpoint (tiết kiệm chi phí ban đầu) nhưng tốn năng lượng, ví dụ đkhien fix áp suất tĩnh ống gió hệ VAV, fix DB, WB khí SA, FIX chênh áp hệ nước chiller, như ở các dự án Viet nam hay làm. Nên mình không thảo luận thêm đc.
Ý tưởng Ban đầu ở Topic này mà mình đang focus là đang nói về Bài toán Thiết kế mà Trạng thái TK rõ ràng phải Fix Điểm Set Point SP thì mới tính toán chọn Thiết bị được. Còn khi Vận hành thì rõ ràng là Bài toán ĐK Qúa trình rồi, lúc bấy giờ mới nói đến việc chọn Biến ĐK quá trình và Giải thuật ĐK liên quan tới SP (chọn là tĩnh hay động). Không phải là không bàn tới, mà Ý mình nói là việc Lập trình và Can thiệp vào Giải thuật ĐK (cho SP động) của những Thiết bị Quan trong như AHU, Chiller là điều mà Nhà chế tạo không cho phép nên mình có bàn thì là chỉ để hiểu với nhau mà thôi, chứ không can thiệp được.
Đối với một số Hệ con có cấu hình Thiết bị đơn giản như AS tĩnh Hệ gió VAV, Chênh áp nước Chiller... thì Nhà SX Quạt, Bơm không bắt buộc nên có thể chủ động yêu cầu Phía đơn vị làm ĐK BMS lập trình được (chủ yếu cũng chỉ với vài Thuật toán đơn giản như PID mà thôi), chứ còn với Thiết bị quan trọng như AHU, CHILLER... thì theo mình e rằng không! Nếu bạn có nhiều Kinh nghiệm về các Thuật toán xử lý ĐK với SP động (giúp Tiết kiệm NL) này, mình xin được chỉ giáo và chia sẻ a.
Thêm nữa, ý Bạn nói làm fixed SP sẽ tiết kiệm chi phí ban đầu là sao? là bớt được phần Điều khiển (Phần cứng và mềm) phức tạp chăng?
 
Ý tưởng Ban đầu ở Topic này mà mình đang focus là đang nói về Bài toán Thiết kế mà Trạng thái TK rõ ràng phải Fix Điểm Set Point SP thì mới tính toán chọn Thiết bị được. Còn khi Vận hành thì rõ ràng là Bài toán ĐK Qúa trình rồi, lúc bấy giờ mới nói đến việc chọn Biến ĐK quá trình và Giải thuật ĐK liên quan tới SP (chọn là tĩnh hay động). Không phải là không bàn tới, mà Ý mình nói là việc Lập trình và Can thiệp vào Giải thuật ĐK (cho SP động) của những Thiết bị Quan trong như AHU, Chiller là điều mà Nhà chế tạo không cho phép nên mình có bàn thì là chỉ để hiểu với nhau mà thôi, chứ không can thiệp được.
Đối với một số Hệ con có cấu hình Thiết bị đơn giản như AS tĩnh Hệ gió VAV, Chênh áp nước Chiller... thì Nhà SX Quạt, Bơm không bắt buộc nên có thể chủ động yêu cầu Phía đơn vị làm ĐK BMS lập trình được (chủ yếu cũng chỉ với vài Thuật toán đơn giản như PID mà thôi), chứ còn với Thiết bị quan trọng như AHU, CHILLER... thì theo mình e rằng không! Nếu bạn có nhiều Kinh nghiệm về các Thuật toán xử lý ĐK với SP động (giúp Tiết kiệm NL) này, mình xin được chỉ giáo và chia sẻ a.
Thêm nữa, ý Bạn nói làm fixed SP sẽ tiết kiệm chi phí ban đầu là sao? là bớt được phần Điều khiển (Phần cứng và mềm) phức tạp chăng?
Điều khiển reset setpoint ở đây tức là setpoint sẽ được tăng giảm theo thuật toán, sau đó dựa theo phản ứng của hệ thống để điều chỉnh setpoint đó. Nên sẽ phát sinh thêm chức năng thiết bị chấp hành (actuator, motorized damper, motorized valve, ...), tăng point hệ điều khiên chi phí ban đầu sẽ tăng lên. Bù lại hệ thống bám rất sát nhu cầu nên tối ưu năng lượng. Các setpoint có thể áp suất tĩnh ống gió, chênh áp suất ống nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ, độ ẩm khí cấp, v...v.... Giải pháp điều khiển này ko hề cần hãng thiết bị cho phép hay không, cũng như không làm thay đổi gì thiết bị ahu, chiller, vẫn là các thiết bị đó. Ví dụ vẫn ahu đó thay vì fix setpoint áp suất tĩnh ống gió (t,d SA) như các dự án thì ở đây các thông số này tự động thay đổi. Nên Ashrae giờ gọi hth BAS (hầu hết các thông số được điều khiển tự động mà không fix cố định) chứ họ không gọi BMS như ở ta.
Vì thấy bạn có nhắc hệ ahu vav phòng sạch cần reheat, vav box zone nên mình trao đổi về giải pháp đkh này để đạt được hiệu quả năng lượng ( tức rất ít zone thậm chí không có zone nào càn reheat gió SA khi tải nhiệt xuống thấp, so với fix cố định các thông số thì nhiều zone, thậm chí có lúc toàn bộ zone lại cần reheat).
 
Để tạo và duy trì áp phòng sao bạn bảo PRD dự phòng xả quá áp nhỉ. Không prd không rõ bạn tạo ra và duy trì áp suất mong muốn như nào? Qua leak rò rỉ? Lưu lượng này quá nhỏ, cũng không đo lường hay kiểm soát được để mà điều khiển LL qua VAV. Gío qua PRD gọi chính xác nó là transfer air từ phòng áp dương ra phòng khác. Nó tương tự xả áp cầu thang tăng áp ấy. Gọi xả quá áp cũng đuoc, nhưng nó dùng thường xuyên để duy trì áp suất chứ không phải là dự phòng (tức là không có cũng đc). Cân bằng gió phòng áp dương khong thể là : tổng SA - tổng RA - tổng EA = tổng Leak được, mà = tổng Transfer Out (PRD, transfer air grille, opening, by pass duct ...) + Tổng leak (bỏ qua vì quá nhỏ).
Theo mình Điều mấu chốt là ở Cách thức nhìn nhận vấn đề thôi. Mình đã nói về Quan điểm của mình, là có 2 Bài toán: 1- TK tính toán Danh định và 2- Bài toán ĐK Vận hành và phải xem xét trong từng Trường hợp.
1- Phần "tạo" áp phòng được Thiết lập mấu chốt nằm ở chỗ Tính toán cân đối Cân bằng gió Phòng để có được (Cơ chế Động lực là) Chênh lệch Lưu lượng tạo áp (Gió vào - Gió ra) chứ không phải là nằm ở Sự tồn tại của Dụng cụ Van PRD (để xả áp ra ngoài sang Phòng đệm chẳng hạn, khi có biến động áp Phòng tăng cao quá). Nếu không có sự Cân đối về Lưu lượng này, thì có lắp đến 10 cái Van PRD cũng chả tạo được cáp áp nào cả!
Về mặt Cấu hình thì có thể ví PRD giống như Thành phần Gió thải cục bộ (Công nghệ) GEA của Phòng, mà là không thường xuyên. Với Lưu lượng tính toán nền Gió cấp SA không đổi, thì Cơ cấu Áp phòng P sẽ được điều chỉnh (tay) thông qua Van gió hồi (nếu có) hay qua Thiết bị Điều chỉnh VAV của Phòng. Nên coi Van PRD mang ý nghĩa như là 1 Công cụ bảo đảm dự phòng cấp 2 (do không thể tính chính xác Lưu lượng chênh áp rò lọt) chứ không nên đưa hẳn Lưu lượng tính toán của nó (hay chỉ đưa 1 phần thôi) vào trong tính toán Cân bằng gió ban đầu. Hãy thử tưởng tượng nếu làm Phòng có tạo áp Âm, thì lấy chỗ đâu mà lắp Van PRD, và rồi chẳng phải thiết lập Áp âm bằng cách tự cân đối Lưu lượng cho Gió hút lớn hơn Gió cấp hay sao?!.
Với Hệ thống tạo áp Cầu thang cũng vậy thôi. Van xả áp PRD được dùng vì là nó đơn giản và rẻ tiền nhất, không cần điều khiển áp quá ổn định và chính xác làm cái gì cả (cho cả 1 dải rộng tới mấy chục Pa mà)!
2- Phần "duy trì" áp Phòng được thực hiện nhờ các Cơ cấu Điều khiển vận hành với Mô hình và Thuật toán thích hợp. Thích hợp thứ nhất là việc chọn Cơ cấu thừa hành phù hợp: như nói mục 1, cơ cấu để tự động điều chỉnh Áp Phòng là Van gió hồi: Van tay để Cân chỉnh TC ban đầu cho đạt Trạng thái TK, hay thêm Van điện để tinh chỉnh tự động duy trì chính xác áp Phòng. Cũng có 1 dạng nữa là Cơ cấu hiệu chỉnh VAV của Phòng (điều chỉnh trong 1 mức độ giới hạn). Trong trường hợp tiết kiệm đầu tư hay không đặt cao yêu cầu ĐK thì ta mới nghĩa tới Giải pháp dùng Van PRD. Nó chỉ có thể làm giàm (chứ không thể tăng) áp phòng xuống 1 mức ngưỡng mong muốn mà thôi! Xin gửi Bạn 1 Sơ đồ nguyên lý Điều khiển Phòng sạch Hệ Multi-zone để minh họa thêm ạ.
 

Đính kèm

  • Multi-zone Central System with Reheat TU.png
    Multi-zone Central System with Reheat TU.png
    53.8 KB · Xem: 133
Điều khiển reset setpoint ở đây tức là setpoint sẽ được tăng giảm theo thuật toán, sau đó dựa theo phản ứng của hệ thống để điều chỉnh setpoint đó. Nên sẽ phát sinh thêm chức năng thiết bị chấp hành (actuator, motorized damper, motorized valve, ...), tăng point hệ điều khiên chi phí ban đầu sẽ tăng lên. Bù lại hệ thống bám rất sát nhu cầu nên tối ưu năng lượng. Các setpoint có thể áp suất tĩnh ống gió, chênh áp suất ống nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ, độ ẩm khí cấp, v...v.... Giải pháp điều khiển này ko hề cần hãng thiết bị cho phép hay không, cũng như không làm thay đổi gì thiết bị ahu, chiller, vẫn là các thiết bị đó. Ví dụ vẫn ahu đó thay vì fix setpoint áp suất tĩnh ống gió (t,d SA) như các dự án thì ở đây các thông số này tự động thay đổi. Nên Ashrae giờ gọi hth BAS (hầu hết các thông số được điều khiển tự động mà không fix cố định) chứ họ không gọi BMS như ở ta.
Vì thấy bạn có nhắc hệ ahu vav phòng sạch cần reheat, vav box zone nên mình trao đổi về giải pháp đkh này để đạt được hiệu quả năng lượng ( tức rất ít zone thậm chí không có zone nào càn reheat gió SA khi tải nhiệt xuống thấp, so với fix cố định các thông số thì nhiều zone, thậm chí có lúc toàn bộ zone lại cần reheat).
Cho phép mình đính chính lại cách dùng từ của Bạn 1 chút, vì mình vốn là bên điện. Các Khái niệm như Áp suất tĩnh ống gió, Chênh áp nước lạnh phân phối, Nhiệt độ nước lạnh cấp/hồi...trong Lãnh vực ĐK gọi là Biến ĐK Qúa trình PV Process Variable (luôn thay đổi theo Qúa trình Vận hành). Còn Gíá trị Cài đặt của chúng PV mới gọi là Điểm cài đặt SV (Set Value) hay SP (Set Point), là Đích Target cho Biến ĐK. Chứ không phải tự thân các Đại lượng Biến Vật lý đó là Điểm SP.
Nhiệm vụ của Hệ thống ĐK là phải xác lập Hàm thuật toán ĐK đặt lên các Thiết bị chấp hành (Executive Device) sao cho có thể kéo Biến ĐK PV quay trở về (gọi là đeo bám như bạn nói) Gía trị cài đặt SP 1 cách nhanh nhất và ổn định nhất, tránh bị làm dao động Qúa trình. Để hoàn thành Nhiệm vụ này, Hệ ĐK phải có cơ cấu Vòng ĐK hồi tiếp (Feedback) Trạng thái Qúa trình, mà bạn gọi là "dựa theo Phản ứng của Hệ thống". Như vậy Cấu hình Hệ thống ĐK là buộc phải có các Thiết bị chấp hành (cùng với các Point ĐK của chúng) cho dù ta dùng Giải pháp ĐK là cố định fixed SP hay là động Reset SP. Cho nên không thể nói là vì Yêu cầu ĐK phải dùng kiểu SP động mà làm tăng Chi phì Thiết bị. Có làm tăng chăng là làm phức tạp hơn trong việc lập trình, cài đặt Thuật toán cho SP động trong Phần mềm ĐK!
Điều rõ ràng, như bạn nói, là với cách làm mới với Giải pháp Thiết lập Điểm SP động (reset SP) mang lại Hiệu quả về Tối ưu, Tiết kiệm NL. Tuy nhiên mình chưa rõ về Quy luật Thuật toán tính Điểm cài đặt SP động phụ thuộc vào các Thông số khác (theo mình nghĩ đó là Chỉ số Phân tải Partload%) của Hệ thống như thế nào? Và những Biến Qúa trình nào, của Thiết bị nào có thể cho phép được sử dụng Điểm cài đặt SP động? Nếu bạn rành rẽ, xin hướng dẫn cho mình học hỏi thêm.
Ngoài ra, việc thiết lập ý tưởng SP động đòi hỏi Thiết bị ĐK phải là loại Lập trình được (Programable). Nếu Bộ ĐK này được tích hợp vài Thiết bị quan trọng (như Chiller) thì không phải Nhà SX nào cũng cho phép Người dùng được phân quyền đủ mạnh để Can thiệp vào ĐK nội bộ của Chiller.
Trên Phạm vi ĐK của cả Hệ thống Chiller Plant, bạn có thể được phép yêu cầu Nhà thầu HT BMS cài đặt Điểm SP động cho Biến Nhiệt độ nước cấp LW chung Hệ thống để ĐK gọi chạy tắt cho từng Chiller trong Cụm Chiller, chứ bạn không được phép truy cập để cài đặt Điểm SP động Nhiệt độ nước lạnh để DK Công suất tức thời của Nội bộ Chiller.
Quay trở lại Hệ gió Multi-zone của chúng ta. Nếu Bạn có thể chia sẻ Kinh nghiệm cụ thể về cách chọn Điểm SP động (Reset SP) (t,d) cho Thiết bị Điều chỉnh VAV/Reheat của Phòng và Điểm SP động (Reset SP) (t,d) cho Thiết bị AHU trung tâm (cũng như liên hệ giữa chúng) để điều phối hoạt động giữa AHU với các Phòng cùng hệ sao cho Tối ưu Năng lượng như bạn nói (hầu như không còn Zone nào phải Reheat Gió cấp SA)! thì mình cảm ơn rất nhiều.
Trân trọng
 
Theo mình Điều mấu chốt là ở Cách thức nhìn nhận vấn đề thôi. Mình đã nói về Quan điểm của mình, là có 2 Bài toán: 1- TK tính toán Danh định và 2- Bài toán ĐK Vận hành và phải xem xét trong từng Trường hợp.
1- Phần "tạo" áp phòng được Thiết lập mấu chốt nằm ở chỗ Tính toán cân đối Cân bằng gió Phòng để có được (Cơ chế Động lực là) Chênh lệch Lưu lượng tạo áp (Gió vào - Gió ra) chứ không phải là nằm ở Sự tồn tại của Dụng cụ Van PRD (để xả áp ra ngoài sang Phòng đệm chẳng hạn, khi có biến động áp Phòng tăng cao quá). Nếu không có sự Cân đối về Lưu lượng này, thì có lắp đến 10 cái Van PRD cũng chả tạo được cáp áp nào cả!
Về mặt Cấu hình thì có thể ví PRD giống như Thành phần Gió thải cục bộ (Công nghệ) GEA của Phòng, mà là không thường xuyên. Với Lưu lượng tính toán nền Gió cấp SA không đổi, thì Cơ cấu Áp phòng P sẽ được điều chỉnh (tay) thông qua Van gió hồi (nếu có) hay qua Thiết bị Điều chỉnh VAV của Phòng. Nên coi Van PRD mang ý nghĩa như là 1 Công cụ bảo đảm dự phòng cấp 2 (do không thể tính chính xác Lưu lượng chênh áp rò lọt) chứ không nên đưa hẳn Lưu lượng tính toán của nó (hay chỉ đưa 1 phần thôi) vào trong tính toán Cân bằng gió ban đầu. Hãy thử tưởng tượng nếu làm Phòng có tạo áp Âm, thì lấy chỗ đâu mà lắp Van PRD, và rồi chẳng phải thiết lập Áp âm bằng cách tự cân đối Lưu lượng cho Gió hút lớn hơn Gió cấp hay sao?!.
Với Hệ thống tạo áp Cầu thang cũng vậy thôi. Van xả áp PRD được dùng vì là nó đơn giản và rẻ tiền nhất, không cần điều khiển áp quá ổn định và chính xác làm cái gì cả (cho cả 1 dải rộng tới mấy chục Pa mà)!
2- Phần "duy trì" áp Phòng được thực hiện nhờ các Cơ cấu Điều khiển vận hành với Mô hình và Thuật toán thích hợp. Thích hợp thứ nhất là việc chọn Cơ cấu thừa hành phù hợp: như nói mục 1, cơ cấu để tự động điều chỉnh Áp Phòng là Van gió hồi: Van tay để Cân chỉnh TC ban đầu cho đạt Trạng thái TK, hay thêm Van điện để tinh chỉnh tự động duy trì chính xác áp Phòng. Cũng có 1 dạng nữa là Cơ cấu hiệu chỉnh VAV của Phòng (điều chỉnh trong 1 mức độ giới hạn). Trong trường hợp tiết kiệm đầu tư hay không đặt cao yêu cầu ĐK thì ta mới nghĩa tới Giải pháp dùng Van PRD. Nó chỉ có thể làm giàm (chứ không thể tăng) áp phòng xuống 1 mức ngưỡng mong muốn mà thôi! Xin gửi Bạn 1 Sơ đồ nguyên lý Điều khiển Phòng sạch Hệ Multi-zone để minh họa thêm ạ.
 

Đính kèm

  • Multi-zone System with Reheat.png
    Multi-zone System with Reheat.png
    53.8 KB · Xem: 140
Cho phép mình đính chính lại cách dùng từ của Bạn 1 chút, vì mình vốn là bên điện. Các Khái niệm như Áp suất tĩnh ống gió, Chênh áp nước lạnh phân phối, Nhiệt độ nước lạnh cấp/hồi...trong Lãnh vực ĐK gọi là Biến ĐK Qúa trình PV Process Variable (luôn thay đổi theo Qúa trình Vận hành). Còn Gíá trị Cài đặt của chúng PV mới gọi là Điểm cài đặt SV (Set Value) hay SP (Set Point), là Đích Target cho Biến ĐK. Chứ không phải tự thân các Đại lượng Biến Vật lý đó là Điểm SP.
Nhiệm vụ của Hệ thống ĐK là phải xác lập Hàm thuật toán ĐK đặt lên các Thiết bị chấp hành (Executive Device) sao cho có thể kéo Biến ĐK PV quay trở về (gọi là đeo bám như bạn nói) Gía trị cài đặt SP 1 cách nhanh nhất và ổn định nhất, tránh bị làm dao động Qúa trình. Để hoàn thành Nhiệm vụ này, Hệ ĐK phải có cơ cấu Vòng ĐK hồi tiếp (Feedback) Trạng thái Qúa trình, mà bạn gọi là "dựa theo Phản ứng của Hệ thống". Như vậy Cấu hình Hệ thống ĐK là buộc phải có các Thiết bị chấp hành (cùng với các Point ĐK của chúng) cho dù ta dùng Giải pháp ĐK là cố định fixed SP hay là động Reset SP. Cho nên không thể nói là vì Yêu cầu ĐK phải dùng kiểu SP động mà làm tăng Chi phì Thiết bị. Có làm tăng chăng là làm phức tạp hơn trong việc lập trình, cài đặt Thuật toán cho SP động trong Phần mềm ĐK!
Điều rõ ràng, như bạn nói, là với cách làm mới với Giải pháp Thiết lập Điểm SP động (reset SP) mang lại Hiệu quả về Tối ưu, Tiết kiệm NL. Tuy nhiên mình chưa rõ về Quy luật Thuật toán tính Điểm cài đặt SP động phụ thuộc vào các Thông số khác (theo mình nghĩ đó là Chỉ số Phân tải Partload%) của Hệ thống như thế nào? Và những Biến Qúa trình nào, của Thiết bị nào có thể cho phép được sử dụng Điểm cài đặt SP động? Nếu bạn rành rẽ, xin hướng dẫn cho mình học hỏi thêm.
Ngoài ra, việc thiết lập ý tưởng SP động đòi hỏi Thiết bị ĐK phải là loại Lập trình được (Programable). Nếu Bộ ĐK này được tích hợp vài Thiết bị quan trọng (như Chiller) thì không phải Nhà SX nào cũng cho phép Người dùng được phân quyền đủ mạnh để Can thiệp vào ĐK nội bộ của Chiller.
Trên Phạm vi ĐK của cả Hệ thống Chiller Plant, bạn có thể được phép yêu cầu Nhà thầu HT BMS cài đặt Điểm SP động cho Biến Nhiệt độ nước cấp LW chung Hệ thống để ĐK gọi chạy tắt cho từng Chiller trong Cụm Chiller, chứ bạn không được phép truy cập để cài đặt Điểm SP động Nhiệt độ nước lạnh để DK Công suất tức thời của Nội bộ Chiller.
Quay trở lại Hệ gió Multi-zone của chúng ta. Nếu Bạn có thể chia sẻ Kinh nghiệm cụ thể về cách chọn Điểm SP động (Reset SP) (t,d) cho Thiết bị Điều chỉnh VAV/Reheat của Phòng và Điểm SP động (Reset SP) (t,d) cho Thiết bị AHU trung tâm (cũng như liên hệ giữa chúng) để điều phối hoạt động giữa AHU với các Phòng cùng hệ sao cho Tối ưu Năng lượng như bạn nói (hầu như không còn Zone nào phải Reheat Gió cấp SA)! thì mình cảm ơn rất nhiều.
Trân trọng
Mình không nói về "control loop", hay "feedback" của biến PV bạn nói. Mà mình nói tới cái setpoint của biến PV. Các hệ thống điều khiển hiện đại giờ tất nhiên phải điều khiển số Programable rồi (không nói tới pneumatic, electric, non-digital electronic control).
Mình hỏi lại câu hỏi cũ (cụ thể hơn) với Multizone VAV AHU, giả sử tính toán, TnC ra áp suất tĩnh tại điểm điều khiển trên ống gió chính là 250 Pa. Thì khi bạn điều khiển vận hành hệ thống quạt AHU luôn luôn duy trì áp suất này là 250 Pa theo setpoint = 250 (fixed setpoint) hay setpoint này sẽ tự động thay đổi (gọi là reset setpoint, tức setpoint được hệ thống tự động gán giá trị) ?
 
Theo mình biết, về Giải pháp Điều khiển liên quan đến Đại lượng Điểm cài đặt SetPoint SP, người ta có 3 Giải pháp sau:
1- Tùy vào Yêu cầu ĐK chọn Gía trị cố định Fixed SP. Đây là Giải pháp xưa nhất.
2- Thuật toán ĐK sử dụng Chọn Điểm SP động với Độ lệch Deviation -SP thay đổi, xác định theo Thuật toán PID với các Hệ số Hồi tiếp k chọn thích hợp với Kênh ĐK cụ thể.
3- Thuật toán ĐK thay đổi liên tục Điểm cài đặt Reset SP theo Trạng thái tức thời của Hệ thống để đạt được Tói ưu hóa về Năng lượng. Thuật toán này thường gọi nôm na theo tiếng Anh là Trim&Respond (mình không biết dịch thế nào - xin tạm gọi nôm na như là: thấy mặt-đặt tên: ĐK SP theo Đáp ứng của Qúa trình). Đây là xu hướng ĐK mới cho Lãnh vực HVAC.
Mình xin gửi Trích Bài viết về Đề tài này: Impact of the Duct Static Pressure Reset Control Strategy... để Bạn tham khảo.
Trả lời cho câu hỏi của Bạn về Gía trị SetPoint Áp tĩnh tính toán ban đầu sau khi T&C có Kết quả là 250Pa cũng có 3 Giải pháp ĐK tùy chọn làm 123 như trên, tùy vào Đặc điểm yêu cầu cũng như Ngân sách của Hệ thống.
Đây là Định hướng chung cho Điều khiển Qúa trình. Tuy nhiên, Giải pháp cụ thể (sau khi đã chọn Thuật toán 1/2/3 để áp dụng) cho từng Mô hình Hệ thống ĐHKK lại phải chọn Biến ĐK, phối hợp các Biến ĐK như thế nào cho phù hợp... lại là cả 1 Qúa trình nữa, cần phải xem xét chọn thêm cho phù hợp.
Ví dụ như trong Hệ thống ĐK cho Hệ AHU trung tâm VAV Multi-zone ở đây sẽ cùng lúc phải xử lý nhiều Kênh ĐK với nhiều Biến ĐK và Thiết bị thừa hành khác nhau như: Biến Áp suất tĩnh Hệ thống (Thiết bị Quạt AHU), Biến Thông số (t,d,) Phòng-Zone (Thiết bị là Bộ điều chỉnh VAV/Reheat cục bộ), Biến Áp suất tạo áp Phòng p (Thiết bị là MD gió hồi)... Mỗi Biến ĐK lại phải chọn Gía trị cài đặt SP của nó.
Mình muốn hỏi, nếu Bạn có nhiều những Kinh nghiệm cụ thể khi Setup phối hợp những cái này, - khi áp dụng Phương pháp ĐK hiện đại nhất bây giờ là Reset SP, để đạt được Mục tiêu như Bạn nói là: không có hay có rất ít Phòng phải chạy Chế độ Điềuchỉnh CS Reheat tốnphí Nănglượng, xin được chiasẻ ạ.
Lưu ý là Hệ Multi-zone là Hệ thống phức hợp cần phối hợp ĐK rất nhiều nhóm Thiết bị ở nhiều vị trí các nhau: AHU trung tâm cần phải phối hợp với nhóm các Thiết bị ở nhiều Phòng riêng nữa... Một điều nguy hiểm nếu chọn Biến ĐK không hợp lý hay chọn Thuật toán ĐK chi phối các Biến không đúng sẽ làm cho Hệ thống bị dao động và mất ổn định. Lý thuyết ĐK tự động đã nghiên cứu đưa ra 1 số Tiêu chuẩn về Điều kiện ổn định Hệ thống để tránh Tình trạng này.
Xin cụthể hóa với Mô hình Hệthống VAV Multi-zone với Tiêuchí ĐK Reset SP:
1) về kênh ĐK áp suất thì với nhiều Vị trí kiểm soát ta sẽ phải có nhiều Biến ĐK (PV) và tương ứng là nhiều Điểm cài đặt SP khác nhau: Áp suất tĩnh tại điểm ĐK cho AHU (SPP-AHU), Áp suất tại từng Phòng (SPp-i), cần phối hợp như thế nào?
2) Tương tự như vậy nhưng với kênh ĐK về Nhiệt độ với Nhiệt độ Gió cấp ra của AHU (SPT-AHU), với Nhiệt độ KK tại các Phòng (SPt-i). Phối hợp điều chỉnh Điểm cài đặt SP reset (của AHU và các Phòng) như thế nào khi mà các Phòng i đều nhận cùng 1 Trạng thái gió cấp có Điểm (SPT-AHU) trong khi lại có Yêu cầu Trạng thái KK có Điểm cài đặt (SPt-i) là khác với nhau cũng như biến thiên Hàm Phụ tải QLOAD-i khác với nhau?.
Vấn đề này mình nghĩ chưa ra. Từ việc Ý tưởng đến Thực hiện là cả 1 Khoảng cách và Nỗ lực không hề nhỏ. Hy vọng được học hỏi thêm từ Bạn.
Xin cảm ơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo mình biết, về Giải pháp Điều khiển liên quan đến Đại lượng Điểm cài đặt SetPoint SP, người ta có 3 Giải pháp sau:
1- Tùy vào Yêu cầu ĐK chọn Gía trị cố định Fixed SP. Đây là Giải pháp xưa nhất. 2- Thuật toán ĐK sử dụng Chọn Điểm SP động với Độ lệch Deviation -SP xác định theo Thuật toán PID.
3- Thuật toán ĐK thay đổi liên tục Điểm cài đạt Reset SP theo Trạng thái tức thời của Hệ thống để đạt được Tói ưu hóa về Năng lượng. Thuật toán này thường gọi nôm na theo tiếng Anh là Trim@Respond. Đây là xu hướng ĐK mới cho Lãnh vực HVAC.
Mình xin gửi Trích Bài viết về Đề tài này: Impact of the Duct Static Pressure Reset Control Strategy... để Bạn tham khảo.
Trả lời cho câu hỏi của Bạn về Gía trị SetPoint Áp tĩnh tính toán ban đầu sau khi TC là 250Pa cũng có 3 Giải pháp làm 123 như trên, tùy vào Đặc điểm yêu cầu cũng như Ngân sách của Hệ thống.
Đây là Định hướng chung cho Điều khiển Qúa trình. Tuy nhiên, Giải pháp cụ thể chọn áp dụng cho từng Mô hình lại phải chọn Biến ĐK, phối hợp các Biến ĐK như thế nào cho phù hợp... lại phải xem xét cho phù hợp.
Ví dụ như trong Hệ thống ĐK cho Hệ AHU trung tâm VAV Multi-zone ở đây sẽ phải xử lý nhiều Kênh ĐK với nhiều Biến ĐK và Thiết bị thừa hành khác nhau như: Áp tĩnh Hệ thống (Quạt AHU), Thông số (t,d,) Phòng-Zone (Bộ điều chỉnh VAV/Reheat cục bộ), Áp suất tạo áp Phòng p (MD gió hồi)...
Mình muốn hỏi, nếu Bạn có nhiều những Kinh nghiệm cụ thể khi Setup phối hợp những cái này- khi áp dụng Phương pháp ĐK hiện đại nhất bây giờ là Reset SP, để đạt được Mục tiêu như Bạn nói là: không có hay có rất ít Phòng phải chạy Chế độ Điều chỉnh CS Reheat tốn phí Năng lượng. Chú ý là Hệ Multi-zone là Hệ thống phức hợp cần phối hợp ĐK rất nhiều nhóm Thiết bị ở nhiều vị trí các nhau: AHU trung tâm, nhóm các Thiết bị ở nhiều Phòng riêng...
Thí dụ như, về kênh ĐK áp suất thì với nhiều Vị trí kiểm soát ta sẽ phải có nhiều Biến ĐK (PV) và tương ứng là nhiều Điểm cài đặt SP khác nhau: Áp suất tĩnh tại điểm ĐK cho AHU (SPP-AHU), Áp suất tại từng Phòng (SPp-i), cần phối hợp như thế nào? Tương tự như vậy nhưng với kênh ĐK về Nhiệt độ với Nhiệt độ Gió cấp ra của AHU (SPT-AHU), với Nhiệt độ KK tại các Phòng (SPt-i). Phối hợp điều chỉnh Điểm SP thế nào khi mà các Phòng i đều nhận cùng 1 Trạng thái gió cấp có Điểm (SPT-AHU) trong khi lại có Yêu cầu Trạng thái KK có Điểm (SPt-i). Vấn đề này mình nghĩ chưa ra. Hy vọng được học hỏi thêm từ Bạn
1. Về giải pháp ĐK đúng như bạn nói. Hiện nay với các Tiêu chuẩn về năng lượng của nước ngoài và sự phát triển của công nghệ thì họ hướng tới tối thiểu các SP fix. Và giải pháp là kỹ thuật Trim and Respond (T&R) như bạn cũng biết.
Kỹ thuật T&R thì không gây khó khăn cho người làm điều khiển cũng như thiết bị điều khiển. Vì hệ thống chỉ cần theo dõi phản hồi vị trí của các Actuators (như Damper Act., Valve, ...) để bám theo nhu cầu tải của hệ thống. Các Actuators này cần bổ sung thêm 1 đường feedback vị trí (liên quan đến First Cost, cần đánh giá nếu SL nhiều).
Tuy nhiên thực hiện T&R lại cần sự hiểu biết hệ thống của người thiết kế, người làm HVAC để quyết định chọn các thông số SP min, SP max, SP initial, Ignored Number (I), Request Number (R). Vấn đề này thì cũng có thể được điều chỉnh khi TnC hoặc khi vận hành ban đầu.
Ngoài ra cũng lưu ý áp dụng T&R: đây là giải pháp near-optimum (tức dạng "thăm dò" để phán đoán nhu cầu phụ tải của hệ thống, vì hiện không có biện pháp nào xác định được nhu cầu tải) nên sẽ có thời điểm 1 số zone, room bị "thiếu" (gió, lạnh, sưởi) trong khoảng thời gian ngắn khi T&R phản ứng để bù. Với ứng dụng HVAC tiện nghi thì vấn đề này thực sự không "đáng" quan tâm (thời gian quá ngắn). Nhưng với 1 số ứng dụng HVAC công nghệ thì lại "đáng" quan tâm hơn.

2. T&R có thể áp dụng cho nhiều thông số: áp suất, nhiệt độ, lưu lượng (cả airside và water side).
Ví dụ với hệ Multizone AHU thì có thể T&R cho áp suất tĩnh, nhiệt độ khí cấp (lấy tín hiệu feedback từ các Damper, lưu lượng VAV). Thuận lợi là đa số phòng sạch sự biến động về tải nhiệt không đột ngột (độ trễ lớn, hệ số đồng thời, thời gian hoạt động), sự biến động về gió ít (nếu có airlock). Nên áp dụng T&R độ ổn định cao.
Nên như mình nói, áp dụng T&R cho thông số nhiệt độ SA thì nếu tải nhiệt đồng đều các zone thì thậm chí không bị reheat lãng phí năng lượng. Hoặc ít nhất giảm tối thiểu số VAV box reheat. Đó cũng là "near-optimum" rồi. Còn lại điều khiển áp suất, nhiệt độ phòng/zone thì vẫn do VAV box, không có gì thay đổi.
Mà hầu hết các tải nhiệt của HVAC đều biến động chậm nên phản ứng của T&R không làm dao động lớn nhiệt độ.

3. 1 dự án mình đang hoàn thiện giải pháp thiết kế, muốn áp dụng T&R cho hệ DOAS (dùng Central PAU trên mái) cấp khí tươi xuống 12 tầng, mỗi tầng lại cấp đi tới vài chục phòng. Với hệ phức tạp như này thì lại thực sự là thách thức. Giám sát nhiều VAV, CAV box, tăng nhiều control points.
Nhất là khi nhu cầu biến động lớn về đêm (dự kiến từ 30%-100%) nên nếu không áp dụng điều khiển T&R vào thì lại rất lãng phí năng lượng.
Nếu bạn có kinh nghiệm, hoặc đã gặp giải pháp của 1 hệ thống như vậy hy vọng được chia sẻ để học hỏi thêm.
Trân trọng cảm ơn!
 
1. Về giải pháp ĐK đúng như bạn nói. Hiện nay với các Tiêu chuẩn về năng lượng của nước ngoài và sự phát triển của công nghệ thì họ hướng tới tối thiểu các SP fix. Và giải pháp là kỹ thuật Trim and Respond (T&R) như bạn cũng biết.
Kỹ thuật T&R thì không gây khó khăn cho người làm điều khiển cũng như thiết bị điều khiển. Vì hệ thống chỉ cần theo dõi phản hồi vị trí của các Actuators (như Damper Act., Valve, ...) để bám theo nhu cầu tải của hệ thống. Các Actuators này cần bổ sung thêm 1 đường feedback vị trí (liên quan đến First Cost, cần đánh giá nếu SL nhiều).
Tuy nhiên thực hiện T&R lại cần sự hiểu biết hệ thống của người thiết kế, người làm HVAC để quyết định chọn các thông số SP min, SP max, SP initial, Ignored Number (I), Request Number (R). Vấn đề này thì cũng có thể được điều chỉnh khi TnC hoặc khi vận hành ban đầu.
Ngoài ra cũng lưu ý áp dụng T&R: đây là giải pháp near-optimum (tức dạng "thăm dò" để phán đoán nhu cầu phụ tải của hệ thống, vì hiện không có biện pháp nào xác định được nhu cầu tải) nên sẽ có thời điểm 1 số zone, room bị "thiếu" (gió, lạnh, sưởi) trong khoảng thời gian ngắn khi T&R phản ứng để bù. Với ứng dụng HVAC tiện nghi thì vấn đề này thực sự không "đáng" quan tâm (thời gian quá ngắn). Nhưng với 1 số ứng dụng HVAC công nghệ thì lại "đáng" quan tâm hơn.

2. T&R có thể áp dụng cho nhiều thông số: áp suất, nhiệt độ, lưu lượng (cả airside và water side).
Ví dụ với hệ Multizone AHU thì có thể T&R cho áp suất tĩnh, nhiệt độ khí cấp (lấy tín hiệu feedback từ các Damper, lưu lượng VAV). Thuận lợi là đa số phòng sạch sự biến động về tải nhiệt không đột ngột (độ trễ lớn, hệ số đồng thời, thời gian hoạt động), sự biến động về gió ít (nếu có airlock). Nên áp dụng T&R độ ổn định cao.
Nên như mình nói, áp dụng T&R cho thông số nhiệt độ SA thì nếu tải nhiệt đồng đều các zone thì thậm chí không bị reheat lãng phí năng lượng. Hoặc ít nhất giảm tối thiểu số VAV box reheat. Đó cũng là "near-optimum" rồi. Còn lại điều khiển áp suất, nhiệt độ phòng/zone thì vẫn do VAV box, không có gì thay đổi.
Mà hầu hết các tải nhiệt của HVAC đều biến động chậm nên phản ứng của T&R không làm dao động lớn nhiệt độ.

3. 1 dự án mình đang hoàn thiện giải pháp thiết kế, muốn áp dụng T&R cho hệ DOAS (dùng Central PAU trên mái) cấp khí tươi xuống 12 tầng, mỗi tầng lại cấp đi tới vài chục phòng. Với hệ phức tạp như này thì lại thực sự là thách thức. Giám sát nhiều VAV, CAV box, tăng nhiều control points.
Nhất là khi nhu cầu biến động lớn về đêm (dự kiến từ 30%-100%) nên nếu không áp dụng điều khiển T&R vào thì lại rất lãng phí năng lượng.
Nếu bạn có kinh nghiệm, hoặc đã gặp giải pháp của 1 hệ thống như vậy hy vọng được chia sẻ để học hỏi thêm.
Trân trọng cảm ơn!
Mình chưa Trả lời Bạn được ngay, 1 phần vì còn Công việc, phần nữa chưa có Tìm hiểu được sâu hơn về Đề tài Chuyên đề Phương pháp ĐK T&R này. Mà phát biểu về Kỹ thuật phải thật cẩn trọng
Thôi thì, xin đáp lời Bạn theo Tinh thần đóng góp Thông tin và trên Tinh thần Suy nghĩ Cá nhân chưa chín chắn lắm, có thể có đôi chỗ sai sót hoặc chưa chuẩn xác. May ra có chút gì đó hữu ích cho Bạn.
Mình có coi lại 1 số Tư liệu về Chủ đề ĐK T&R ứng dụng trong ĐK quá trình ĐHKK. Thấy có Tài liệu liên quan. Nếu Bạn quan tâm có thể tham khảo:
- ASHRAE Journal - Resetting SetPoint using Trim and Respond Logics
- Impact of the duct static pressure reset control strategy on the Enery Consumption by the HVAC System
Mình mới chỉ đọc sơ lướt qua thôi. Thấy có nhiều Thông tin thú vị.
Nếu Bạn quan tâm đến chủ đề này, xin hãy đọc qua rồi mình trao đổi thêm
Còn nếu Bạn đã rành rẽ và có Kinhnghiệm áp dụng, thì mình xin học hỏi Bạn.
Tài liệu thứ nhất là Tiêu chuẩn ASHRAE có thể kiếm được. Tài liệu thứ hai mình đã Post lên hôm trước rồi.
Trân trọng
 
Minh nhờ mọi người một chút ạ
Mình cần mua khung nhôm cầu cách nhiệt lắp cho AHU
Bác nào có thông tin hoặc cung cấp cho mình xin thông tin ạ
 
Back
Bên trên