Nguyên lý và cấu tạo đồng hồ đo nhiệt độ lưỡng kim (Bimetal thermometer)

Phamhuutam

Thành Viên [LV 1]
Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim (Bimetal thermometer) được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đo nhiệt độ trong công nghiệp, dãi thang đo có thể đo được từ -30 đến 600 oC

Trong bài viết này, Tâm muốn chia sẻ đến bạn nguyên lý hoạt động của loại đồng hồ đo nhiệt độ này

Xem Video trong 2 phút:

Cấu tạo đồng hồ đo nhiệt độ lưỡng kim​

cau-tao-dong-ho-do-nhiet-do.jpg

Gồm các bộ phận chính sau:

  • Bimetal: miếng lưỡng kim
  • ống bảo vệ cảm biến
  • Socket: bộ phận kết nối đồng hồ với vị trí cần đo nhiệt độ
  • Movement: Bộ truyền động
  • Dial: Mặt hiển thị
  • Pointer: Kim đồng hồ
  • Case: Vỏ đồng hồ
  • Window: Kính quan sát
Tâm mô tả thêm đặc điểm của miếng lưỡng kim (bimetal) Miếng lưỡng kim có cấu tạo gồm 2 kim loại khác vật liệu được ép vào nhau, khi gặp nhiệt độ, miếng lưỡng kim giãn ra và tạo thành chuyển động xoay của ty truyền động (mời bạn xem phần nguyên lý để hiểu rõ hơn)

bo-phan-cam-bien.jpg

Nguyên lý hoạt động​

nguyen-li-dong-ho-do-nhiet-do.jpg

Khi đầu cảm biến gặp nhiệt độ nóng lên, tấm lưỡng kim sẽ giãn ra và xoắn theo chiều mũi tên số 2

Thông qua ty truyền động làm cho kim đồng hồ xoay theo chiều mũi tên số 3, thông qua mặt hiển thị giúp người vận hành biết được nhiệt độ tại đầu cảm biến là bao nhiêu

Tùy theo thang đo nhiệt độ của đồng hồ mà chiều dài của miếng lưỡng kim (miếng bị xoắn trên hình) có sự khác nhau

Do miếng lưỡng kim là bộ phận cảm biến chính, chiều dài chỉ chiếm 1 phần của đầu dò nhiệt độ, do đó, khi lắp đặt đầu dò nhiệt độ cần để phần chiều dài này tiếp xúc với lưu chất cần đo để phép đo được chính xác hơn

Xem thêm các bài viết khác trên Blog: https://drgauges.net/


Cảm ơn Bạn đã đọc bài chia sẻ

Chúc Bạn thành công!
 
Back
Bên trên