Thảo luận Nguy cơ thiếu điện kéo dài trong tương lai năm 2020? Giải pháp nào thay thế

vrsolar247

Thành Viên [LV 0]
Trước tình hình biến đổi khí hậu và các dự án nhà máy điện chưa kịp tiến độ khai thác sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng tỷ kWh điện kéo dài ở Miền Nam.

Nguy cơ thiếu điện kéo dài
Theo nhận định của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện cao giai đoạn 2019 – 2020 và kéo dài tới 2022 – 2023.Tương lai sẽ không có vùng phụ tải dự phòng lớn ở Tây Nam Bộ.

Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ điều kiện thời tiết tiêu cực dẫn đến các thủy điện không đủ tích nước và nhiều dự án chậm tiến độ. Các nguồn điện từ năng lượng truyền thống suy giảm mạnh. Dự kiến sẽ phải nhập 20 triệu tấn than vào năm 2020 và tăng lên 35 triệu tấn thân vào năm 2035 để đáp ứng phần nào điện cho phía Đông Nam Bộ.

Năm 2021 – 2025, EVN đã huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, hệ thống điện vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại Miền Nam. Với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022).

Mức thiếu hụt sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh năm 2024 và 3,5 tỷ kWh năm 2025.

Hướng giải pháp hiện tại
Thúc đẩy tiến độ các dự án
Đầu tiên là rà soát lại các dự án, tìm biện pháp xử lý khắc phục kịp thời đối với các dự án chậm tiến độ. Nếu trường hợp không đáp ứng về mặt tiến độ thì phải tìm giải pháp thay thế – Nhập khẩu điện từ Trung Quốc & Lào.

Bộ trưởng cho biết hằng tháng sẽ có chương trình làm việc để rà soát và thống nhất giải pháp thực hiện liên quan tới các dự án chưa hoàn thành. Và có kịch bản cho từng tình huống… “Như vậy mới có thể hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu không được thiếu điện của Thủ tướng” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Thứ hai là nguồn điện thay thế – điện gió và điện mặt trời. Theo TS. Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng, việc thiếu điện trong tương lai là do nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoặc điện gió có ưu điểm là đầu tư nhanh, là nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên các nguồn năng lượng này cũng có mặt hạn chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. nhưng đây là yếu tố cứu nguy trong bối cảnh thiếu điện hiện hữu.

“Nếu sử dụng năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió để thay thế thì khả năng đáp ứng được đến đâu, có vướng mắc khó khăn hay cần phải điều chỉnh cơ chế, chính sách gì?”, ông Trần Tuấn Anh nói.

(Dựa trên thông tin của các trang báo biên soạn lại)
 
ADB tài trợ thử nghiệm 400 MW điện mặt trời nổi
Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB đang hỗ trợ Bộ Công thương trong kế hoạch phát triển nhà máy điện mặt trời nổi. Nhà tài trợ đang gọi mời thầu tư vấn giúp Bộ Công thương xây dựng thí điểm hai nhà máy điện mặt trời nổi với tổng công suất 400 MW, trong đó 100 MW triển khai trong năm 2020 và 300 MW trong năm tiếp theo 2021. Cả hai dự án đều được triển khai tại hồ chứa nước Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Mi, thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.
http://vtcomtech.com/tin-tuc/14-tin-cong-nghe/1805-tintuc-thu-nghiem-dien-mat-troi-noi
 
Back
Bên trên