Kỹ năng Scanning, Skimming và Ứng dụng trong bài thi Toeic Reading

ngominhan

Thành Viên [LV 0]

ScanningSkimming là 2 kỹ năng rất hay được nhắc đến như một cách làm bài Reading hiệu quả trong những kỳ thi năng lực ngôn ngữ với tác dụng giúp người làm Reading tiết kiệm thời gian làm bài, tăng tốc độ tìm kiếm từ khóa giúp nâng cao hiệu quả đọc hiểu.​

Vì bài thi TOEIC chỉ giới hạn cho thí sinh 75 phút để trả lời 100 câu hỏi ở phần Reading, do đó, việc kết hợp cả hai kỹ năng skimming và scanning là vô cùng cần thiết để có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng trong quá trình làm bài, tiết kiệm thời gian và đạt số điểm hiệu quả trong thời gian hạn chế của bài thi.
Scanning là gì?
Scanning là kỹ năng đọc lướt nhanh chóng, để tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể, mà không cần hiểu nội dung bài đọc.
Các bước thực hiện kỹ năng Skimming
B1: Đọc qua tiêu đề chính và tiêu đề phụ của bài văn.
B2: Đọc kỹ đoạn văn đầu (bởi đây là phần dẫn dắt của tác giả vào chủ đề chính)
B3: Đọc câu mở đầu của từng đoạn và đọc lướt phần sau để lấy ý chính
Skimming là gì?
Skimming là kỹ năng đọc lướt nhanh chóng, để tìm nội dung chính để có cái nhìn tổng thể nhưng không đi sâu vào nội dung của đoạn văn.
Các bước thực hiện kỹ năng Scanning
B1: Xác định và ghi nhớ thông tin cần tìm kiếm, dựa vào những từ khóa trong câu hỏi
B2: Phân loại từ khóa cần tìm thành từ khóa khó thay thế và từ khóa dễ thay thế (*)
B3: Đọc lướt bài văn và tìm những từ khóa đó
Note (*): Cách phân loại các loại từ khóa như sau:
Từ khóa khó thay thế gồm: các tên riêng, con số,… → Sử dụng loại từ khóa này để tìm kiếm thông tin.
Từ khóa dễ thay thế gồm: các danh từ và những từ có thể bị thay thế bằng cách diễn đạt khác → Sử dụng loại từ khóa này để tìm kiếm thông tin khi đề bài không chứa Từ khóa khó thay thế.
⇒ Cả hai kỹ năng đọc này giúp người đọc không cần đi sâu vào chi tiết nội dung của bài vì vậy tốc độ đọc và nắm bắt ý chính, thu thập thông tin được đẩy nhanh hơn.
⇒ Sự khác nhau lớn nhất khi thực hiện 2 kỹ năng này, đó là cách đọc và thứ tự đọc. Có thể thấy, kỹ năng Skimming yêu cầu người đọc phải thực hiện các bước theo trình tự từ trên xuống dưới. Còn đối với kỹ năng Scanning, người đọc không cần thực hiện theo trình tự từ trên xuống mà có thể “nhảy cóc”.
Cách áp dụng cả 2 kỹ năng Skimming và Scanning vào phần Reading TOEIC
B1
: Xác định loại câu hỏi mà đề bài đưa ra trước khi bắt đầu làm bài. Đọc câu hỏi trước, gạch chân những keyword quan trọng mà bạn thấy xuất hiện ở câu hỏi.
B2: Skim – đọc lướt nhanh
Sau khi đã xác định được keyword quan trọng xuất hiện trong câu hỏi, tiếp theo hãy tìm những keyword đó trong bài đọc.
Lúc này, áp dụng kỹ năng Skim – đọc lướt nhanh văn bản để tìm nội dung chính của bài và khoanh vùng câu trả lời.
Khi đọc cần tập trung câu chủ đề đầu tiên còn các phần còn lại đọc lướt. Như thế, bạn xác định được đáp án theo từng câu hỏi có ở đoạn văn nào.
B3: Scan quét tìm từ khóa, câu trả lời
Chú ý những từ khóa đã gạch chân ở câu hỏi và đáp án được cho, kết hợp gạch chân các từ khóa quan trọng mà bạn thấy ở bài đọc ở lần đọc Skim đầu tiên. Thấy từ khóa ở đâu thì thực hiện gạch chân lại để xác định khoanh vùng câu hỏi. Lưu ý: ngoài những từ khóa, tên thì còn có ngày tháng, số, từ khóa đặc biệt…có tầm quan trọng với toàn văn bản.
B4: Đọc chi tiết
Dạng câu hỏi trắc nghiệm này sẽ theo thứ tự nên các bạn khi tìm được câu trả lời số 1 ở đâu thì cứ thế mà tiếp tục đọc đoạn sau, không cần chú ý đoạn trước nữa. Đây là bước khó vì bạn cần đọc và hiểu chi tiết để tìm được câu trả lời đúng cho phần trắc nghiệm.
Lưu ý: Vì câu hỏi sẽ không phải là chính xác như trong câu trả lời mà sẽ sử dụng từ đồng nghĩa, hỏi tương tự thôi, câu đáp án cũng vậy.
---------------

Trung tâm Tiếng Anh Thầy Quý - Số 1 TOEIC Online
Nhiệt tình - Dạy kỹ - Trọng tâm
Chuyên dạy TOEIC Online Toàn Quốc từ 2015
 
⇒ Cả hai kỹ năng đọc này giúp người đọc không cần đi sâu vào chi tiết nội dung của bài vì vậy tốc độ đọc và nắm bắt ý chính, thu thập thông tin được đẩy nhanh hơn.
⇒ Sự khác nhau lớn nhất khi thực hiện 2 kỹ năng này, đó là cách đọc và thứ tự đọc. Có thể thấy, kỹ năng Skimming yêu cầu người đọc phải thực hiện các bước theo trình tự từ trên xuống dưới. Còn đối với kỹ năng Scanning, người đọc không cần thực hiện theo trình tự từ trên xuống mà có thể “nhảy cóc”.
 
Back
Bên trên