Công Nghiệp Khi nào thì thay lọc HEPA

vvbon

Thành Viên [LV 1]
Lọc HEPA, khi nào thì phải thay?

Sau hơn 10 làm lĩnh vực lọc không khí tôi gặp rất nhiều cân hỏi khi nào thì thay lọc không khí và dựa và thông số nào để thay lọc thô-pre -filter, lọc thứ cấp -fine filter và lọc HEPA filter. Nhân diễn đàn này tôi xin gởi một số thông tin cần thiết về yếu tố nào cần xem xét khi ta thay lọc không khí. Hy vọng nó giúp ích nhiều trong quá trình bảo trì phòng sạch clean room.

Khi nào thay lọc HEPA?

Khi thay lọc ta không căn cứ quá nhiều vào thời gian. Bụi nhiều thì lọc mau hư và ngược lại, thì thời gian không phải là yếu tố cần thiết để thay lọc. Ta cần dựa vào chênh áp của lọc để thay trên mỗi catalogue lọc đền ghi "Recommend hay maximum finnal pressure drop" khi lọc đạt tới chênh áp hay độ nghẹt ghi trong catalogue thì thay được.

Theo tiêu chuẩn EN 779 & EN 1822 thì maximum pressure drop của lọc như sau:

  1. Lọc thô: 250 Pa (inch) (G1-G4 hay EU1- EU4
  2. Lọc thứ câp (medium or fine filter) là 450 Pa (chênh áp đạt 250Pa thì thay tốt hơn đối với lọc túi, vì khi đó tiền điện quá tiền lọc (giá lọc túi rất rẻ). Lọc loại bằng giấy glass fiber do xếp minipleat nên diện tích rất lớn giá cao, hoạt động rất tốt nên thường khuyến cáo là 350 Pa hoặc có thể dùng được 450 Pa. Các công ty nước ngoài như Intel, Nestle họ quy định mức này, hoặc trên cataloguue nhà SX có ghi khuyến cáo là 250 Pa. Tuy nhiên cho phép vẫn là 450 Pa)
  3. Lọc HEPA là 600 Pa.
Nếu muốn dễ nhớ thì là con số 2-4-600 Pa.



Cách khác theo đình kỳ trung bình của các hãng nước ngoài dùng tại VN thì:
  • Lọc thô (G1-G4) là 3 tháng thay 1 lần,
  • Lọc thứ cấp (F5-F9) 6- tháng hay 1 năm thay 1 lần đối với lọc túi và lọc minipleat giấy glass fiber paper.
  • HEPA thì từ 1-2 năm thay 1 lần.
Cách đo chênh áp lọc:

Đo áp trước lọc và sau lọc bằng đồng hồ đo Dwyer Mỹ, Model 2000 thang đo 0-750 Pa. Bên mình có bán cái này và hướng dẫn đo.

Nhân đây mình cũng xin gởi một số tiêu chuẩn thông dụng và quy đổi các tiêu chuẩn để anh em tham khảo theo file đính kèm

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về kỹ thuật qua trang web sau:

http://27mec.com.vn (góc kỹ thuật).


http://viewer.zmags.com/publication/814d872b#/814d872b/1 (having quick link to search product)

http://www.camfilfarr.com/Documents-/ (filter & clean room document for many industries)



Vu Van Bon
27 MEC Co., Ltd
Cell: + 84- 90 88 44 666
Tel: + 84 - 8 - 6.2568451-extension 105
Fax: + 84 - 8 - 3.5924473
Email: [email protected]
website: www.27mec.com.vn
clean air solution
Quý khách có vào website mục "góc kỹ thuật " hoặc "sản phẩm" để tìm hiểu thêm về SP

 

Đính kèm

  • Camfil_Farr_Asia_Catalogue_2011.pdf
    17 MB · Xem: 95
  • Health care facilities segment brochure_Eng.pdf
    2.1 MB · Xem: 107
  • Quick Selection guide.pdf
    170.6 KB · Xem: 91
  • Cleanroom Layout.rar
    3.5 MB · Xem: 127
  • Microelectronics-print.pdf
    948.8 KB · Xem: 104
Xin chào anh Bốn.
Cảm ơn anh vì thông tin rất hữu ích cho mọi người. Tiện thể cho em hỏi có handbook hay tiêu chuẩn nào nói về sự không đồng thời khi lọc bẩn. Chẳng hạn như lọc Hepa, G4, F8 cùng lắp trên một hệ thống. Nếu cái nào cũng chọn thông số "maximum final pressure drop" thì cột áp quạt khá lớn. Nhưng mà trường hợp cả 3 lọc cùng bẩn ít khi xảy ra.
 
Dear bác thamphong,

Em là An bên 27MEE CORP chỗ anh Bốn, hiện tại bên em đang cung cấp độc quyền lọc CAMFIL ở Việt Nam dùng cho phòng sạch và lĩnh vực liên quan.

Trước hết, cám ơn bác đã quan tâm đến thông tin bên em cũng như sản phẩm CAMFIL, qua đó mong rằng có dịp được hợp tác cùng bác.

Về vấn đề lọc bụi 3 cấp nghẹt đồng thời 1 lúc, hiện tại em cũng chưa thấy có tài liệu nào nói (có thể em ko tìm thấy), đồng thời nếu có em sẽ gửi bác sau.

Thực chất, chúng ta cũng có thể hình dung được vấn đề này là bởi vì 3 cấp độ lọc này ứng dụng lọc các kích cỡ hạt bụi khác nhau, cụ thể:

- Lọc thô (G2-G4): lọc bụi từ 4 - 10 micromet
- Lọc thứ cấp (F5-F9): lọc bụi 0.4 micromet
- Lọc HEPA, ULPA: lọc bụi từ 0.1 - 0.3 micromet

Thêm vào đó, chênh áp khuyến cáo thay thế giữa các cấp độ lọc cũng khác nhau: Lọc thô (250Pa), lọc thứ cấp (450Pa), lọc EPA, HEPA & ULPA (600Pa). Từ 2 sự không đồng nhất này dẫn tới khả năng nghẹt áp của 3 cấp cùng 1 lúc là rất ít.

Còn không, để kiểm chứng thực thế, bác chịu khó để cổng chờ test áp cho từng cấp độ lọc, dùng 1 thời gian lấy đồng hồ đo từng cái là sẽ rõ nhất. :D:D:D

Cần bên em hỗ trợ hay cung cấp bất kỳ thông tin gì về lọc CAMFIL, bác liên hệ lại cho em hoặc tham khảo qua website: www.27mee.com.vn

Thanks & best regards,
--
Bùi Xuân An (Mr.)
Phụ trách kinh doanh | 27MEE CORP
Mobile: 0909 04 58 59
Email: [email protected]
Website: www.27mee.com.vn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn a An nhiều.
Những con số không đồng thời thì không có công thức thực sự. Bởi vậy mới có chuyện có các bảng tra nhiệt động và người ta đưa ra công thức để" tiến về" thực nghiệm hay khác hơn đo là các phương trình cho khí lý tưởng mà lại áp dụng để tính cho khí thực..

Để kiểm chứng thực tế như anh nói thì rất khó cho những người thiết kế. Vì muốn kiểm như vậy thì cần có thời gian và tiến hành hàng loạt mới estimate chứ một kiểm tra một hệ thống mà rút ra rằng kinh nghiệm như thế này hay thế kia thì không ai dám làm. Và người thiết kế thì chưa đi vào lắp đặt nên trước tiên lấy các thông số của tiêu chuẩn, hay handbook. Sau khi vận hành thì có thể điều chỉnh lại.

Câu hỏi của mình thì cũng chung chung thật sự để trả lời một con số. Nhưng điều mình muốn là phía nhà cung cấp đã ứng dụng nhiều nên có thể có những recommendation đi kèm.

Như anh cũng đã xác định nghẹt 3 cái lúc là rất hiếm. Trong khi lọc thô thì thời gian thay thế hay làm sạch rất ngắn (Mình đang nói về thời gian cho tổng quát, chứ nói đến thay lọc chỉ phụ thuộc vào đọ bẩn của lọc). Điều này lại xảy ra là chọn con số nào từ 600Pa đến 600+250+450. Một khoảng khá xa. Giả sử lấy con số 600+(450+250)/2 thì lại không có cơ sở nên dễ gây tranh cãi.

Nói chung mình là mới nên có nhiều điều chưa nắm, nếu có gì không đúng trên đây thì anh chia sẽ giúp nha.
 
Hi bác thamphong,

Em đồng ý với bác, vấn đề kiểm chứng theo cách em nói thì không ai làm cả vì khi bắt đầu thiết kế thì lấy gì mà đo, em nói cho vui đấy (3 cái mặt cười).

Thực tế thì nếu bác để ý, các AHU thường hay gắn kèm đồng hồ đo áp luôn, có khi đo cả cho 3 cấp lọc (trường hợp này tối ưu nên ít thấy). Thường thấy là gắn đo cho 2 cấp: lọc tinh và HEPA hoặc chỉ mình HEPA. Khi đó, các lọc thô và lọc tinh sẽ được xem bằng mắt thường về độ dơ bẩn kết hợp với thời gian định kỳ sử dụng để thay thế. Vd: lọc thô trung bình 3 tháng, lọc tinh 6 tháng đến 1 năm.

Song vấn đề ở đây bác đang băn khoăn về chọn quạt cho 3 cấp lọc, đúng ra nếu để chắc chắn ta sẽ chọn áp bằng áp cuối 3 cấp cộng lại, tức là ~1300Pa (600+450+250). Tất nhiên, đây là phương án tối ưu. Nhưng với 2 điểm không đồng nhất về 3 loại lọc này mà bên trên em đã nói thì vấn đề nghẹt đồng thời ít gặp (vẫn có xảy ra, chẳng hạn dùng lâu hay môi trường quá bẩn).

Theo kinh nghiệm thực tế các nhà thiết kế, thi công, áp quạt nên chọn cho 3 cấp lọc từ 800-1000Pa là ổn. Chưa kể, dù áp tối đa lần lượt 3 cấp lọc cho phép lên tới 600-450-250 song để tiết kiệm chi phí điện năng, nhà sản xuất lọc khuyến cáo nên thay lọc khi áp thấp hơn mức đó. Vd: lọc tinh 250Pa là thay. Như vậy càng làm cho tổng áp giảm đi.

Nói chung, đó là ý kiến riêng của em về những gì em biết, có thể không được chính xác do mới vào nghề còn non nớt, vả lại bên em chỉ chuyên về thương mại, cần học hỏi & tiếp thu nhiều hơn nữa.

Thanks & best regards,
--
Bùi Xuân An (Mr.)
Phụ trách kinh doanh | 27MEE CORP
Mobile: 0909 04 58 59
Email: [email protected]
Website: www.27mee.com.vn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên